Published on
Miền Bắc nước ta vốn là một vùng đất có văn hóa lâu đời, được hình thành qua nhiều thế hệ, đặc biệt, còn trải qua nhiều triều đại phong kiến khiến hình thành nhiều lối sống, tính cách chuẩn mực. Và một trong những hệ quả của quá trình này chính là một nền ẩm thực đặc sắc, độc đáo và phong phú. Trong bài viết này, cùng khám phá nền ẩm thực miền Bắc qua góc nhìn văn hóa.
1. Khám phá ẩm thực miền Bắc qua góc nhìn văn hóa Miền Bắc nước ta vốn là một vùng đất có văn hóa lâu đời, được hình thành qua nhiều thế hệ, đặc biệt, còn trải qua nhiều triều đại phong kiến khiến hình thành nhiều lối sống, tính cách chuẩn mực. Và một trong những hệ quả của quá trình này chính là một nền ẩm thực đặc sắc, độc đáo và phong phú. Trong bài viết này, cùng khám phá nền ẩm thực miền Bắc qua góc nhìn văn hóa. Ẩm thực Việt Nam cực kì đa dạng và có một đặc trưng khá rõ rệt là tính vùng miền. Từ Bắc, tới Trung, vào Nam, mỗi vùng miền lại có một nền ẩm thực riêng biệt tạo nên sự sinh động cho bức tranh ẩm thực của Việt Nam. Và không thể phủ nhận được rằng chính những thói quen, văn hóa sống của người dân mỗi vùng miền đã góp phần lớn để tạo ra sự khác biệt ấy. Đặc biệt, đối với ẩm thực miền Bắc, một vùng đất đã từng kinh qua bao biến động của lịch sử thì ẩm thực cũng giống như con người vậy, cũng có nhiều nét riêng cần được khám phá. Ẩm thực miền Bắc – nền ẩm thực đặc sắc (Ảnh: Internet) Để nói về ẩm thực Bắc Bộ qua góc nhìn văn hóa, có thể thấy rõ nét nhất qua 2 khía cạnh: Về phong tục ăn uống Phong tục ăn uống trong bữa ăn hàng ngày của người miền Bắc chính là một biểu hiện rõ nhất cho sự lễ nghi, gia giáo cũng như cầu kì trong lối sống của họ. Đối với họ, bữa cơm cũng là dịp để cả nhà quây quần, ngồi lại với nhau nên luôn phải có mặt đầy đủ các thành viên, không ai được ăn trước, ăn sau (trừ khi vắng nhà hoặc về quá trễ). Trước khi bữa ăn bắt đầu, con cháu trong nhà phải mời đầy đủ ông bà, bố mẹ, anh chị và những người lớn hơn mình và khi người lớn chưa ăn thì bữa ăn cũng chưa được phép bắt đầu.
2. Bữa cơm của người miền Bắc phải đầy đủ thành viên trong nhà (Ảnh: Internet) Bên cạnh đó, khi ăn cũng cần phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, phải luôn để ý đến lượng cơm cũng như thức ăn để có thể chia đều cho cả nhà, không ai được ăn hết phần của người khác. Trong bữa ăn, người phụ nữ (bà, mẹ hoặc con gái lớn) thường ngồi đầu nồi để lấy cơm cũng như đồ ăn cho cả gia đình. Về cách chế biến, trang trí và hương vị của món ăn Trước đây, có thể nói rằng miền Bắc không phải là nơi có nền ẩm thực phong phú, các món ăn khá hạn chế do truyền thống nông nghiệp nghèo nàn cũng như bảo thủ trong văn hóa ở giai đoạn trước. Nhưng càng về sau này, khi giao lưu văn hóa cùng với các vùng miền khác được đẩy mạnh, số lượng món ăn đã cải thiện rất nhiều, mặc dù vẫn chưa thể phong phú bằng món ăn miền Nam và miền Trung. Các món ăn của người miền Bắc cũng thể hiện được sự tinh tế, sâu sắc của con người vùng đất này. Món ăn luôn có hương vị rất vừa phải, không béo hay ngọt như các món miền Nam, cũng không mặn và cay nồng như món miền Trung, món ăn thường không đa vị, món nào món đó. Ẩm thực miền Bắc thường hướng đến sự thanh đạm, tôn lên hương vị tự nhiên nhất của các loại nguyên liệu, hướng đến sự thanh đạm cho người tưởng thức. Ví dụ điển hình nhất có thể nhắc đến các món miến, bún, phở, nước dùng thường được lấy từ nước ninh xương, chính vì vậy mà món ăn có được vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương chứ không cần phải bỏ đường hay một số gia vị để hỗ trợ như ở các vùng miền khác.
3. Phở – món ăn đặc trưng cho ẩm thực miền Bắc (Ảnh: Internet) Cách sử dụng gia vị trong ẩm thực miền Bắc cũng được coi như một nghệ thuật và được đánh giá rất cao do luôn tạo ra sự hài hòa, hợp lý nhất định cho món ăn. Mỗi món phải đi với một gia vị riêng mà thiếu đi một chút thôi cũng không thể có được hương vị hoàn hảo. Rau thơm hay các gia vị lên men như mẻ, giấm thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn. Trong cách trang trí, bày biện món ăn, ẩm thực miền Bắc cũng một lần nữa thể hiện được sự cầu kì, tinh tế của con người nơi đây. Các món ăn thường rất chú trọng vào màu sắc cũng như phải được bày biện thật bắt mắt. Đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết hay cưới hỏi thì luôn phải “mâm cao cỗ đầy” thể hiện sự mến khách của gia chủ. Không quá lời khi nói rằng ẩm thực miền Bắc luôn được xem như một thỏi nam châm thu hút rất nhiều người mong muốn khám phá. Cùng với ẩm thực miền Trung và miền Nam, đây là một phần không thể thiếu để tạo nên sự đa dạng, độc đáo và hoàn chỉnh của văn hóa ẩm thực Việt. Được đăng bởi : Ẩm thực Việt Nam http://amthucvietnam.zohosites.com/blogs/post/am-thuc- mien-bac-qua-goc-nhin-van-hoa/