Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kiến Thức Về Nấu Ăn Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Những Kiến Thức Về Mực Khô Không Thể Thiếu

Mực khô thì ai cũng biết nhưng thưởng thức mực khô ngon đúng kiểu thì khá ít người biết tới. Lý do đơn giản là mực khô ngon ở vùng biển thì thì nhiều mà người dân vùng khác thì không có mực khô tới tay.

Hiện giờ mực khô là một trong những món quà tặng được ưa chuộng hiện nay. Mực khô tặng xếp, tặng bạn bè hay người thân gia đình. Nhưng thực sự để mua được mực tốt để sử dụng hay tặng đều rất là khó khăn.

Bài viết này sẽ chia sẻ một số kiến thức về mực khô để các bạn hiểu hơn về mực.

Phân loại mực khô hiện nay.

Ngoài phân loại kích cỡ để xác định giá mực khô ra thì mực khô có phân loại rõ ràng bởi cách làm mực khô.

Xem phân loại mực khô ở việt nam hiện nay để tránh mua phải mực kém chất lượng

I. Mực khô giả với giá thành rẻ kém chất lượng.

Vì món mực khô thông dụng và được tiêu thụ nhiều nên trên thị trường ở Việt Nam. Gần đây xuất hiện nhiều món mực khô giả để đánh lừa người tiêu dùng, mực khô giả có thể ở nhiều dạng như cùng là loại mực nhưng kém chất lượng hơn, hoặc sử dụng một loại mực khác thậm chí là sử dụng nguyên liệu khác có hại cho sức khỏe như cao su để chế biến thành món mực khô.

Mực khô giả nguyên con.

Làm từ bột cá xay hoặc tinh bột không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kèm nhiều hóa chất độc hại.

Mực khô loại này để ngoài điều kiện thường 4-5 tháng cũng không bị hỏng trong khi mực khô tự nhiên để điều kiện bình thường 10-15 ngày rất dễ bị ẩm mốc.

Khi nướng mực không cong tự nhiên mà không thay đổi hình dạng. Cũng không có mùi tự nhiên

Tuy nhiên loại mực này để ý kỹ thì dễ nhận ra:

Thường mực giả nguyên con sẽ không có mắt mực.

Râu mực không có răng mực và màu đều như nhau.

Phần thân mực và phần đầu rất dễ rời ra hoặc không thể tách rời vì có thể bị dán bằng keo hay nguyên khối.

Độ dai của mực giả nguyên con thường khá đồng đều, có thể xé cả 2 chiều dọc và ngang.

Mực khô giả xé sẵn bằng cao su.

Được nhập về từ Trung Quốc với giá thành siêu rẻ. đã được chế biến sẵn. Khi ăn thì đủ kiểu có lúc ngậm vào miệng là tan ngay như bột cũng có loại dai như cao su khi đốt lên cháy khét thành than hoặc cháy có mùi nhựa và cháy rất nhanh chảy dài và cháy đen thành than.

Còn loại tương tự cũng xuất xứ từ trung quốc rất dai trông như mực thật và hiện nay nhiều chuyên gia chưa khẳng định được nguyên liệu tạo thành.

II. Mực khô thật từ tự nhiên.

Mực khô bình thường tại các quán nhậu vỉa hè thường nhỏ bởi phù hợp với giá thành mồi nhậu thường có chất lượng thấp hơn bởi không được bảo quản đúng quy cách mà phải trưng bày trực tiếp tại quán. khiến vị và hương mực bị giảm sút. Khi đó mực chỉ đơn thuần là một món nhậu giá rẻ chứ không mang đầy đủ hương vị đặc trưng.

Mực khô cào và mực khô câu.

Là 2 phân loại mực khô hiện nay tại vùng biển. ngoài ra còn phân loại cụ thể về kích thước để xác định giá thành.

Vậy sự khác nhau về 2 loại mực này như thế nào?

Cách đánh bắt: Mực sinh sống ở gần bờ hoặc xa bờ. Đối với những con mực xa bờ hay đi linh tinh không chịu ở yên 1 chỗ thì phương pháp đánh bắt hay dùng là câu nên được gọi đó là mực câu sau khi phơi được gọi là mực khô câu. Còn những con mực chủ yếu sống một chỗ sâu dưới nước ít bơi lội thì người ta hay dùng cào để đánh bắt được gọi là mực khô cào. Do cào chung với các loại hải sản khác và mỗi lần bỏ cào xuống biển đi khoảng 5 – 6h thì kéo cào lên, nên con mực cào sẽ không được tươi, da mực dễ trầy xước và thân mỏng hơn mực câu.

Qui cách làm khô của mực câu và mực cào:

Mực câu được câu từng con nên được anh em ngư phủ săn sóc rất đặc biệt. Mực bắt lên còn sống, được xẻ bụng, bỏ hết phủ tạng đem đi phơi từng con tại ghe .

Có 2 cách phơi mực: phơi xào hoặc phơi phiên.

Phơi xào là mốc phần đuôi mực vào sợi dây đem cột trên xào.

Phơi phiên là trải mực trên vỉ lưới. Đối với loại mực này người ta thường chọn phương pháp phơi trên xào.

Thông thường Mực cào chết trước khi được kép lên mặt nước vài giờ nên không còn tươi ngon như mực câu. Sau đó người ta đem xẻ bụng và đem trải phơi trên phiên với số lượng nhiều. Sau khi phơi mực thường khô và cứng khi bị ẩm dễ bị tanh hơn.

Về chất lượng: Do tính chất đặc thù việc đánh bắt và qui cách làm mực khô nên mực khô câu trông sẽ thẳng đẹp và mình dày hơn mực cào. Khi nướng mực câu ăn có vị ngon ngọt, đậm đà hơn mực cào. Do đó mà thị trường ưa chuộng mực câu hơn mực cào và giá cả cũng chênh lệch nhiều khoảng 70 – 120k tùy nơi bán

So sánh nhận biết bề ngoài của mực khô câu và mực khô cào.

Mực khô câu được phơi theo kiểu treo tự do nên da mực tự nhiên hơn và thẳng. Mực được phơi ngay khi câu lên nên thân mực dày hơn, và đẹp hơn.

Mực khô cào phơi số lượng nhiều trên các phiên hay lưới nên thân mực hay có các vết lưới hay bị cong.

Xét về chất lượng hay hình thức thì mực khô câu đều tốt hơn mực khô cào nên sử dụng hay đi biếu người dùng thường chọn mực câu.

Chế biến mực khô – thưởng thức mực khô.

Mực khô là một trong những nguyên liệu cho các món ăn ngon đơn giản đặc biệt thơm và hấp dẫn.

Về phần chế biến và thưởng thức chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn tại phần các món ăn về mực của website chúng tôi với nhiều món mực khô hấp dẫn. Đồng thời chia sẻ bên web site: https://nhungmonanngon.com chuyên mục các món ngon về mực.

Bảo quản mực khô tốt nhất.

Chất lượng của mực khô sẽ giảm rất nhanh nếu như không biết cách bảo quản.

Sau khi chọn mực khô ngon , bạn dùng giấy báo gói mực lại với số lượng ít hoặc cho mực vào thùng catong với số lượng nhiều rồi cho vào bao nilon sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ từ âm 10 tới âm 17 độ C.

Trường hợp không có tủ lạnh chúng ta cũng nên dùng giấy báo bao kín mực khô lại cho vào bì nilon, 2 -3 ngày bỏ mực ra phơi 1 lần tùy độ ẩm

Nếu như để mực khô bên ngoài tiếp xúc với không khí thì màu mực sẽ xấu đi, ngày càng khô cứng, bị mốc (nếu như mực không được khô) và không thể giữ được lâu.

Bảo quản mực khô đúng cách sẽ giữ được hương vị mực khô ngon nhất cho bạn thưởng thức.

Những Kiến Thức Quan Trọng Về Thịt Bò Dành Cho Đầu Bếp ?

Beefsteak (bít tết) có lẽ là món ăn từ thịt bò nổi tiếng nhất thế giới

Chất dinh dưỡng có trong thịt bò

Trong thịt bò có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất, trong đó đáng kể nhất phải nhắc đến protein và sắt.

Protein có cả trong các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật (đặc biệt là các loại đậu) và động vật. Tuy nhiên so với các thức ăn khác, thịt bò được chứng minh là có nhiều protein hơn cả, đến 30% hàm lượng protein trong tất cả các loại thịt. Với hàm lượng giàu có như thế, dễ hiểu vì sao trong chế độ ăn uống của người cần phục hồi sức khỏe hay vận động viên luôn ưu tiên cho thịt bò.

Sắt trong thịt bò là ở dạng Heme-Iron. Ngoài việc bổ sung khoáng chất sắt cho cơ thể thì loại chất này còn giúp cho chúng ta hấp thu sắt ở những thức ăn khác tốt hơn. Thậm chí, việc ăn thịt bò còn giúp trau dồi lượng sắt tốt hơn là uống thuốc bổ. Với tình trạng thiếu máu của rất nhiều người hiện nay thì bổ sung các món ăn có thịt bò chính là một biện pháp hiệu quả và an toàn.

Có rất nhiều dinh dưỡng trong thực phẩm này

Nên ăn bao nhiêu thịt bò mỗi ngày?

Ai cũng biết, thịt bò là nguồn thực phẩm tốt. Nó có tác dụng hỗ trợ cải thiện thiếu máu, tăng cơ bắp rất hiệu quả. Song, bạn đã từng nghe đến những căn bệnh như Alzheimer (mất trí nhớ), sán giải bò, sán lá gan hay thậm chí là nguy cơ cao mắc căn bệnh ung thư đại tràng? Khoa học đã chứng minh, ai cũng có khả năng mắc những căn bệnh này nếu tiêu thụ quá nhiều thịt bò.

Vậy, dùng thịt bò bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Câu trả lời chính là chúng ta chỉ nên tiêu thụ không quá 200gram thịt/ngày và tốt nhất là dưới 150gram/ngày, dù đó là bất cứ loại thịt nào. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chỉ nên ăn thịt đỏ (thịt gia súc) tối đa 3 ngày/tuần, còn lại là sử dụng thịt trắng (gia cầm hoặc cá, hải sản).

→ Cách Ướp Gia Vị Trong Món Ăn

→ Tìm Hiểu Cua Hoàng Đế Là Gì? Cách Làm Cua Hoàng Đế

7 cấp độ chín khi chế biến thịt bò và thời gian chế biến

Không chỉ riêng gì beefsteak, thịt bò trong nhiều món ăn khác nhau cũng có các cấp độ chín khác nhau. Bạn đã từng nghe qua món ăn nào chỉ làm chín thịt bằng chanh hay thậm chí chỉ ướp muối và trộn với trứng gà chưa? Đó chính là cấp độ chín thấp nhất của thịt bò bò – chế biến không qua gia nhiệt.

Cấp 1 – Raw: sống hoàn toàn

Cấp 2 – Blue rare: chín 10%, thời gian áp chảo cho mỗi mặt thịt bò là 30s

Cấp 3 – Rare: chín 25%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 60s

Cấp 4 – Medium rare: chín 50%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 2 phút

Cấp 5 – Medium: chín 70%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 3 phút

Cấp 6 – Medium well: chín 90%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 4 phút

Cấp 7 – Well done: chín 100%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 5 phút.

Các mức độ chín của thịt bò

Những thực phẩm không nấu cùng với thịt bò

Và đây chính là điều mà bạn nên khắc cốt ghi tâm để có một bữa ăn an toàn.

Nguyên tắc khi kết hợp các thực phẩm trong một món ăn hoặc giữa các món trong một bữa ăn là gì? Đó là không nấu chung những thực phẩm có cùng hàm lượng dinh dưỡng quá nhiều (dễ dẫn đến dư thừa), không nấu chung những thực phẩm có chứa các chất dễ phản ứng với nhau tạo thành các chất gây khó tiêu. Đối với thịt bò, bạn không nên ăn cùng với các thực phẩm như sau:

Lươn: gây khó tiêu

Hải sản: các chất phản ứng với nhau tạo kết tủa, cản trở sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể

Đậu nành: tăng nguy cơ gây ra bệnh gút

Hạt dẻ: làm cho thịt bò mất đi chất dinh dưỡng vốn có

Nước chè: dễ dẫn đến triệu chứng táo bón

Đậu đen: trong đậu đen cũng rất giàu sắt và bạn không nên kết hợp cả 2 thực phẩm cùng giàu sắt với nhau, sẽ gây ra phản ứng không tốt hoặc dẫn đến thừa chất trong cơ thể

Thịt heo: thịt bò có tính ôn, thịt heo có tính hàn. Sự kết hợp của 2 thực phẩm này làm cho các chất dinh dưỡng trong món ăn không còn hiệu quả cao nữa.

Các bộ phận của bò có thể nấu món gì ngon?

Đây cũng là phần quan trọng nên tìm hiểu. Bởi với mỗi món ăn, chúng ta nên chọn những bộ phận phù hợp để có được những món ăn ngon.

Các bộ phận ăn được lấy từ bò

Thịt cổ bò: ít mỡ, nhiều thớ, khá cứng và dai, thích hợp để nấu súp hoặc hầm thịt.

Thịt vai: mỡ vừa phải, nhiều thịt, thích hợp để làm món quay nướng hoặc beefsteak, nhúng lẩu cũng khá lý tưởng.

Thịt sườn: có nhiều vân mỡ nên dùng làm món nướng là lý tưởng, ngoài ra còn thái mỏng dùng để nhúng lẩu.

Thăn ngoại: nhiều mỡ, mềm, được xem là thịt ngon nhất của con bò và lý tưởng nhất chính là làm beefsteak.

Thăn nội: mỡ khá ít, mềm thịt, cũng phù hợp làm beefsteak.

Nạm: thịt nạm khá cứng, chủ yếu dùng để nướng hoặc xào, ở Việt Nam có món phở nạm cũng rất ngon.

Diềm thăn: khá nhiều mỡ nhưng lại khá cứng, phù hợp để nấu các món hầm.

Bắp bò: phần này thịt cứng, nhiều gân, hay được dùng để hầm cho nước dùng ngọt tự nhiên.

Thịt mông: Phần thịt mongo chủ yếu để nấu súp và hầm. Ở một số nước phương Tây, người ta thường thái mỏng phần thịt này để ăn tái hoặc ăn sống.

Thịt bò là một nguyên liệu khá đắt, giàu dinh dưỡng và nấu được nhiều món ngon. Hiểu về thịt bò không chỉ là biết các công thức nấu sao cho hấp dẫn mà còn là hiểu nguyên liệu đó tốt ra sao, nên chế biến như thế nào là tốt để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Với một vài thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm một số kiến thức nấu ăn về loại thực phẩm ngon và bổ này!

Kiến Thức Cơ Bản Về Đăng Ký Nhãn Hiệu Logo Nước Hoa

Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cũng không ngừng cải thiện. Các sản phẩm chuyên dùng trong lĩnh vực này phải được nhắc đến trước tiên chính là nước hoa.

Do đó, số lượng các sản phẩm nước hoa xuất hiện cũng ngày càng nhiều trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cũng như mang lại lợi nhuận cho đơn vị sản xuất kinh doanh.

Đối với những nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này nếu muốn tăng sức cạnh tranh với những đối thủ tầm cỡ khác thì cần thực hiện đăng ký nhãn hiệu logo cho chính sản phẩm nước hoa của mình.

Thành phần trong hồ sơ đăng ký logo

Một mẫu hồ sơ đăng ký nhãn hiệu logo phổ biến nhất sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:

– Mẫu nhãn hiệu logo với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

– Giấy ủy quyền cho đại diện

– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

*** Lưu ý: Nếu chọn hình thức đăng ký thông qua đại diện thì hồ sơ này sẽ do bên nhận ủy quyền trực tiếp đảm nhận và hoàn thiện.

Phân loại danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký

Trong thành phần hồ sơ kể trên có sự xuất hiện của danh mục phân loại hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký cho logo nước hoa muốn đăng ký. Việc phân loại này buộc phải dựa trên cơ sở của bảng phân loại Nice 11 đã được quy định chứ không dựa trên những cơ sở thông thường.

Theo bảng phân loại Nice này thì sản phẩm nước hoa được phân vào nhóm 03, cụ thể bao gồm: hổ phách, chất nền dùng cho nước hoa, chiết xuất của hoa (nước hoa), chế phẩm xông hơi (nước hoa), bạc hà để sản xuất nước hoa,…

Quy trình xử lý đơn đăng ký logo nước nước hoa

Đây là hình thức bảo hộ logo nước hoa dưới dạng một nhãn hiệu đại diện nên quy trình của nó cũng sẽ dựa trên cơ chế xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường. Quy trình này bao gồm:

– Thẩm định hình thức đơn (1 – 2 tháng): Sau khi đơn đăng ký được tiếp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công đoạn kiểm tra về tính hình thức của đơn đăng ký. Một đơn đăng ký được xem là đảm bảo được mặt hình thức là có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, cách thức trình bày đúng quy chuẩn và từng thành phần trong đơn đảm bảo các điều kiện đã đề ra.

– Công bố đơn (2 tháng): Sau quá trình thẩm định trên, nếu đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để người thực hiện có thể trực tiếp theo dõi tiến trình.

– Thẩm định nội dung (9 – 12 tháng): Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu logo. Ở giai đoạn này sẽ thực hiện các công tác kiểm tra, giám định và đánh giá khả năng được bảo hộ của logo nước hoa trên cơ sở các điều kiện bảo hộ, phạm vi, bản chất và các yếu tố tạo nên logo cần đăng ký.

– Cấp và công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1 – 2 tháng): Sau khi có kết quả thẩm định nội dung, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì người thực hiện sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục còn lại để được cấp giấy chứng nhận cho logo của mình.

Bất cứ một sản phẩm, một đơn vị kinh doanh nào cũng cần cho mình một logo đại diện chứ không chỉ riêng nước hoa. Và nếu đã là một logo đại diện thì tuyệt đối đừng nên thờ ơ với việc đăng ký nhãn hiệu logo.

Đây là phương thức duy nhất để doanh nghiệp dù có hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có thể trụ vững trên thị trường. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ về công tác này và áp dụng nó một cách hiệu quả nhất cho trường hợp của mình.

Tổng Hợp Kiến Thức Ăn Dặm Kiểu Nhật 5

1. Khi nào thì bé bắt đầu ăn dặm?

Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm là khi bé đủ 6 tháng. Nhưng có bé sẽ có những dấu hiệu ăn dặm sớm hơn hoặc trễ hơn. Các mẹ có thể quan sát bé qua các dấu hiệu sau:

Bé thích thú với bữa ăn của người lớn, nhìn theo và chép miệng, tay chân cử động loạn xạ.

Bé nhanh đói, phản xạ bú của bé giảm đi nhưng lại rất thích gặm và mút đồ chơi ngấu nghiến.

Bé cứng cổ, có thể giữ đầu thẳng (Đây là dấu hiệu rất quan trọng).

Bé có thể tự ngồi tốt hoặc ngồi vững và cần rất ít sự trợ giúp từ mẹ.

Có thể tự cầm và đưa đồ vật vào mồm một cách chính xác.

Đủ 5 tháng tuổi trở lên.

Tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và dị ứng cho bé.

Mẹ nên cẩn trọng đối với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), thực phẩm chứa gluten, các loại hạt, cá và thủy hải sản có vỏ, trứng, đậu nành, và các loại bánh mì,…

2. Bé bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng nên ăn gì và ăn bao nhiêu?

Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé, ngoài việc tránh các thực phẩm dị ứng, mẹ cần lưu ý cân bằng đủ 3 nhóm thực phẩm: Tinh Bột – Vitamin – Chất Đạm (Tiêu chuẩn Vàng – Xanh – Đỏ):

– Tinh bột (Thực phẩm chính): có trong cơm, bánh mì, các loại mì, các loại khoai, v.v… là nguồn năng lượng chính để bé có thể vận động khỏe mạnh.

– Vitamin và khoáng chất (Rau, canh, súp): Vitamin có trong rau củ quả giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Khoáng chất có trong các loại rau xanh hay tảo biển, có chức năng giúp xương chắc khỏe.

– Chất Đạm: có trong thịt, cá, trứng, thực phẩm từ đậu tương, sữa, v.v…

Các bé ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng mới tập ăn dặm sẽ được cho ăn 1 thìa/1 bữa/ngày với thực đơn đầu tiên là cháo, tỉ lệ 1:10 (Lượng đong tương đương 1 thìa = 5ml).

Giai đoạn này bé chưa thể nghiền nát được thức ăn trong miệng nên mẹ nên chế biến thức ăn thật nhuyễn và dễ nuốt. Lúc này thức ăn chỉ nên đặc hơn so với sữa mẹ/SCT một chút để bé làm quen dần.

Sau khi làm quen với việc ăn dặm rồi có thể tăng dần lên 2 thìa/1 bữa/ngày tùy theo nhu cầu và sự hợp tác của bé.

Khi bé đã quen với cháo trắng tỉ lệ 1:10, dần dần mẹ sẽ thêm các loại thực phẩm như rau, củ, đậu phụ, cá trắng, v.v….

Thời gian này mẹ đừng nên quá lo lắng về việc bé ăn quá ít vì lúc này bé vẫn nhận được hầu hết các dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ/SCT.

Cần tập trung cho bé làm quen với việc thử nhiều loại thực phẩm và để bé trải nghiệm được nhiều hương vị khác nhau bằng cách chế biến riêng biệt và không trộn lẫn.

Nếu bé không hứng thú mẹ không nên ép bé ăn. Thay ào đó chỉ cần tiếp tục mời lại món đó vào ngày hôm sau. Hoặc có thể tạm ngưng và thử lại sau 2 đến 3 ngày đến khi bé quan tâm.

Sau một tháng và dựa theo nhu cầu của bé, mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Lúc này độ thô của thức ăn tương đương với cháo tỉ lệ 1:7.

3. Ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng nên cho ăn thời gian nào trong ngày?

Mẹ nên chọn thời gian ăn dặm cho bé vào buổi sáng để nếu bé có bị dị ứng với thức ăn nào đó thì sẽ dễ dàng xử lý hơn. Thời điểm tốt nhất là tầm 10 giờ sáng.

– Nguyên tắc thử dị ứng: Trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mới, mẹ nhớ cho bé làm quen từ ít đến nhiều trong vòng 3 ngày để thử phản ứng dị ứng của bé rồi mới tiếp tục cho ăn với lượng bình thường.

Lượng thức ăn cho bé lần đầu tương đương với ½ thìa (2,5ml). Nên cho bé thử món mới sau ít nhất 2 ngày vì nếu cơ thể bé phản ứng, dị ứng thì mẹ sẽ biết được do thức ăn nào gây nên.

4. Có nên nêm gia vị?

Vị giác của bé lúc này đang ở giai đoạn sơ khai, tất cả đều mới mẻ đối với bé. Nên việc ăn riêng từng loại thức ăn đã đủ cho bé cảm nhận được hương vị tự nhiên của thức ăn. Hơn nữa ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé.

4.1. Tư thế ăn dặm và cách đút thìa:

Mẹ cần cho bé ngồi vào ghế ăn dặm ngay khi cho bé tập ăn dặm. Vừa tạo thói quen ăn uống tập trung, vừa tạo nếp ăn, không ăn rong, không vừa chơi vừa ăn, và không TV, ipad khi ăn uống.

Khi bé có tư thế ngồi chuẩn (hơi nghiêng người về phía sau một chút). Mẹ để thìa chạm vào môi dưới của bé, lúc này bé sẽ có phản xạ đưa thức ăn vào miệng bằng môi trên.

Trong trường hợp bé không ngậm miệng lại mẹ sử dụng tay còn lại ấn nhẹ cằm dưới của bé để đưa hàm dưới lên để bé ngậm được miệng. Khi thức ăn vào miệng và bé đã ngậm phần thức ăn đó trong miệng, mẹ lập tức rút thìa ra.

Việc bé chưa nuốt được và đùn thức ăn ra ngoài là chuyện bình thường, lúc này mẹ vét thức ăn lại vào miệng bé lần nữa và cứ thế.

Mẹ lưu ý không nên đút thìa quá sâu, bé sẽ dễ bị ọe.

Giới thiệu một số thực đơn ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi.

Gợi ý mẹ các dụng cụ cần thiết trước khi chuẩn bị ăn gặm.

4.2. Khi bé không hợp tác và ngưng ăn dặm:

Đây là dấu hiệu nhận biết rằng thức ăn mẹ chuẩn bị cho bé có thể loãng quá hoặc thô quá. Thậm chí lúc này vị giác của bé đã phát triển một bậc và bé đã phân biệt được vị của thức ăn và biểu hiện “không thích” một món nào đó và chỉ thích một số món nhất định.

Lúc này mẹ cứ cho bé ăn món bé thích, có thể lặp lại từ bữa này sang bữa khác với nhiều cách chế biến khác nhau.

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng là mẹ phải vui vẻ khi cho bé ăn vào tất cả các bữa bé sẽ thấy hào hứng hơn, và quan tâm hơn đến bữa ăn.