--- Bài mới hơn ---
Cách Làm Bánh Gato Bằng Nồi Cơm Điện Ngon Như Ngoài Tiệm Hướng Dẫn Làm Bánh Gato Bằng Nồi Cơm Điện Ngon Như Ngoài Tiệm Trổ Tài Làm Yaourt Bằng Nồi Cơm Điện Ngay Cho Cả Gia Đình Thưởng Thức 4 Nhóm Thực Phẩm Tuyệt Đối Không Làm Nóng Bằng Lò Vi Sóng Những Thực Phẩm Không Hâm Nóng Bằng Lò Vi Sóng Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần thiết
Nồi cơm điện là một loại dụng cụ bếp cực phù hợp với các loại cốt bánh có tỉ lệ bột cao hơn chất lỏng. Bánh cho ra có tỉ lệ thành công cao, nguyên liệu đơn giản, phồng và ẩm hơn so với một số loại lò nướng. Cũng bởi thế mà mỗi lần nướng bánh gato bằng nồi cơm, mình thấy rất nhàn.
Bánh gato theo công thức truyền thống nhất chỉ gồm 3 nguyên liệu bột mì – đường – trứng. Và công thức mình hướng dẫn sau đây cũng chỉ gồm 3 nguyên liệu đó.
Mình biết là có rất nhiều công thức bánh gato khác nhau với nguyên liệu phong phú, đa dạng hơn. Nhưng mình vẫn trung thành và yêu thích công thức bánh gato cơ bản nhất. Bởi nó sẽ giúp chị em thoải mái hơn trong những lần đầu tiếp xúc với công việc làm bánh.
Đến đây thì chắc bạn đang thấy thiếu một nguyên liệu rất phổ biến trong các công thức bánh là bột nở phải không nào? Vậy thì mình xin được trả lời rằng: Bánh có thể nở ngon lành mà không cần bột nở. Bởi chúng ta đã có một nguyên liệu hết sức kỳ diệu rồi ^^. Cụ thể hơn mình xin được nói rõ trong phần các bước làm bánh nha.
- 7 quả trứng gà (khoảng 60gram 1 quả cả vỏ)
- 180 gram đường
- 210 gram bột mì đa dụng
Lưu ý: Bột mì và đường cần rây mịn để tránh vón cục và khó tan trong quá trình trộn bột.
Dụng cụ làm bánh gato bằng nồi cơm cũng đơn giản lắm. Chúng ta cần nồi cơm điện – cân – dụng cụ rây bột – phới lồng – phới dẹt – máy đánh trứng – giấy lót (giấy nướng bánh, giấy nến). Giờ thì bắt tay vào làm ngay thôi!!!
Các bước làm bánh gato bằng nồi cơm điện
Nồi cơm điện khuyên dùng là những dòng nồi cơm chống dính. Trước khi bạn đổ hỗn hợp bột bánh vào nồi thì chỉ cần lót 1,2 lớp giấy nến để giảm tác động nhiệt lên đế bánh là được.
Còn nếu nhà bạn không có nồi chống dính thì bạn có thể “chữa cháy” bằng cách phết một lớp bơ mỏng lên đáy và thành trong của nồi. Sau đó, rắc chút bột mì đa dụng lên bề mặt bơ. Cách này sẽ hạn chế việc dính bánh vào nồi khá hiệu quả đấy.
Mình phải lưu ý rằng đây là bước quan trọng nhất – bước quyết định thành bại của mẻ bánh. Chỉ cần vượt qua bước này, bạn có thể tự tin rằng mẻ bánh chắc chắn sẽ thành công, hoặc ít nhất thì cũng trong phạm vi chấp nhận được ^^
Trứng nên đánh ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm để đảm bảo việc đánh bông đơn giản hơn và các bọt khí luôn ổn định. Để làm ấm trứng, bạn có thể làm theo phương pháp cách thủy.
Bạn chỉ cần đập trứng và rây đường vào âu. Khi nước trong nồi sôi thì dùng phới lồng khuấy đều, liên tục để trứng không bị nóng quá. Khi trứng đạt tầm 60 độ thì bắc âu ra khỏi nồi và tiến hành đánh trứng bằng máy.
Trong quá trình đánh trứng với đường (nếu đã cho đường vào trong lúc cách thủy rồi thì lúc đánh trứng không cần cho đường nữa), bạn cần đặt máy tăng dần từ tốc độ thấp đến cao. Theo thời gian, trứng sẽ biến đổi như sau:
- Trứng loãng, có bọt khí to.
- Tăng tốc độ đánh, trứng đặc dần, bông hơn và xuất hiện các bọt khí li ti.
- Bọt khí nhỏ hơn, ít bọt, trứng bắt đầu mịn – hạ máy xuống mức vừa.
- Bọt khí hầu như biến mất, hỗn hợp trứng bông màu vàng nhạt.
- Chuyển máy xuống chế độ chậm, đánh tiếp tầm 3 đến 5 phút đến khi hoàn toàn không thấy bọt khí, hỗn hợp đặc. Nhấc que lên thấy trứng rơi xuống đều và chậm, không hòa tan ngay vào hỗn hợp trong âu là được.
Ở bước này, bạn cần rây bột thật mịn, chia làm từng phần nhỏ để rây vào âu trứng. Cả khi làm bánh gato bằng nồi cơm điện hay bằng lò nướng thì mình đều trộn bột theo kỹ thuật fold. Bạn có thể xem kỹ hơn về kỹ thuật này trên Google, có rất nhiều hướng dẫn cụ thể.
Sơ sơ qua thì mình dùng phới dẹt đảo theo chiều ngang. Cho phới lún sâu vào trứng rồi đảo lên cho trứng phủ lên bột. Chú ý làm nhanh và nhẹ tay. Tuyệt đối không quấy đảo nhiều và quấy vòng tròn vì sẽ làm vỡ bọt trứng, bánh không nở được!
Bước 4: Đổ hỗn hợp bột vào nồi và nướng bánh
Sắp xong rồi! Sau khi đã có hỗn hợp bột mịn, bạn đổ từ từ vào nồi và bật nút cook. Nồi của mình chỉ có 2 mức là cook (nấu) và warm (giữ ấm). Do đó, mình cần luân phiên điều chỉnh giữa 2 mức này để đảm bảo nhiệt trong nồi vừa đủ cho bánh chín mà không bị cháy.
Lưu ý không mở nồi ra trong 20 – 25 phút đầu. Việc này sẽ dẫn đến thay đổi nhiệt độ đột ngột làm bánh bị xẹp nhanh.
Bước 5: Kiểm tra và lấy bánh ra khỏi nồi
Tèn ten, thành quả đây rồi ^^.
Cốt bánh đạt chuẩn là có độ mềm, xốp, ấm vừa phải. Khi làm bánh gato bằng nồi cơm thì có thể lúc lấy bánh ra khỏi nồi bạn vẫn sẽ ngửi thấy mùi tanh, nhưng yên tâm là sau khi để nguội bánh sẽ hết hẳn mùi này!
Một số thất bại thường gặp – Nguyên nhân và cách giải quyết
Tại sao tôi đã lót giấy và canh đúng thời gian chuyển giữa các chế độ rồi nhưng bánh vẫn bị cháy?
Như mình đã nói ở trên, việc canh chỉnh các chế độ nồi cơm sẽ còn phụ thuộc vào loại nồi, công suất nồi… Do đó, nếu bánh bị cháy thì bạn có thể giãn thời gian chuyển chế độ ra một chút. Ví dụ như để nồi ở chế độ warm lâu hơn.
Mình đã thử làm bánh gato bằng nồi cơm nhưng bánh luôn bị xẹp. Vậy mình có thể đã bị làm sai ở bước nào ạ?
Bánh xẹp là hiện tượng thường thấy khi làm bánh gato. Nó có thể do các nguyên nhân như:
- Mở nồi cơm quá sớm. Bạn chỉ nên mở nồi sau khi đã nướng khoảng 30 phút.
- Do sai công thức (có thể là do tỉ lệ bột và chất lỏng không đúng).
- Quá trình đánh bông trứng và trộn bột chưa đúng (hỗn hợp bột quá đặc hoặc quá lỏng).
- Nhiệt độ trong nồi quá cao và liên tục. Hiện tượng này thường gặp ở các dòng nồi cơm điện có cả chế độ nướng bánh. Do đó, bạn cần giảm thời gian nướng cho phù hợp.
- Lấy bánh ra khi bánh chưa chín hẳn. Để khắc phục, bạn hãy thử ấn vào mặt bánh, nếu mặt bánh lõm xuống và đàn hồi phồng lên luôn, các mặt bánh róc ra khỏi nồi cơm thì là bánh đã chín hoàn toàn.
Thời gian đánh trứng bao lâu là phù hợp? Nếu mình đánh trứng lâu hơn thời gian quy định thì có làm hỏng bánh không?
Bên trên mình không ghi cụ thể thời gian đánh trứng, bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng trứng, công suất máy và cách đánh trứng của mỗi người. Ví dụ với máy đánh trứng công suất 500W thì mình đánh mất khoảng 13 – 15 phút. Còn nếu dùng máy để bàn công suất 900W thì thời gian có thể giảm xuống khoảng 8 – 10 phút thôi.
--- Bài cũ hơn ---
Làm Bánh Mì Bằng Nồi Cơm Điện Sharp Ks Cách Ủ Sữa Chua Bằng Nồi Cơm Điện Tại Nhà Ngon Mà Đơn Giản Cách Làm Sữa Chua Bằng Nồi Cơm Điện Tại Nhà Vô Cùng Đơn Giản Cách Làm Tỏi Đen Không Ướt, Ngon Tại Nhà Đơn Giản Nhất Hướng Dẫn Cách Làm Tỏi Đen Bằng Nồi Cơm Điện