Top 11 # Xem Nhiều Nhất Làm Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rây Cháo Cho Bé Ăn Dặm

Những mẹ bỉm sữa khi mới nhập môn nuôi con ăn dặm theo phương pháp kiểu Nhật thường cảm thấy bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu. Theo kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước thì việc đầu tiên mẹ phải học là cách rây cháo cho bé ăn dặm, cách kết hợp các nguyên liệu như thế nào để trẻ hứng thú với bữa ăn và biết chọn thời điểm chuyển tiếp thích hợp trong các giai đoạn ăn dặm của bé.

Nên cho trẻ ăn cháo rây vào thời điểm nào?

Rây cháo cho bé ăn dặm là bước khởi động đầu tiên trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy cách ăn này đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ từ việc lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn đến cách chế biến từng món riêng biệt nhưng nếu mẹ kiên trì và có thời gian biểu phù hợp, các bé sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị của từng món ăn, kỹ năng nhai nuốt cũng ngày càng trở nên thuần thục và mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, dù lựa chọn cho bé ăn uống theo phương pháp nào thì thời điểm bắt đầu nên là lúc con sẵn sàng nhất, không quá sớm trước 5 tháng và không quá muộn sau 6 tháng vì đều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Học cách rây cháo cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật

Khác biệt lớn nhất trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là bé sẽ tập ăn thô ngay từ đầu với cháo và các loại rau, củ, thịt, cá riêng biệt thay vì ăn bột từ gạo nghiền nhuyễn mịn hoặc các sản phẩm bột dinh dưỡng ăn liền. Vì vậy, mẹ không phải sử dụng đến các loại máy xay mà sẽ cần dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé.

Cháo ăn dặm kiểu Nhật sẽ được nấu với độ đặc nhuyễn, to nhỏ phù hợp theo từng thời kỳ phát triển và kỹ năng nhai nuốt ở trẻ. Những tuần đầu trong giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, bé chỉ hoàn toàn ăn cháo trắng lỏng, không nêm gia vị. Cháo sẽ được làm mịn bằng rây với định lượng khoảng từ 5 – 10ml, tương đương với 1 muỗng cháo mỗi ngày nhằm mục đích cho bé quen dần với việc tập ăn bằng thìa và hình thành phản xạ đóng lưỡi để nuốt thức ăn.

Với những dụng cụ hỗ trợ chế biến, cách nấu và rây cháo cho bé ăn dặm hoàn toàn đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi

Cháo nấu theo tỷ lệ 1:10 tức là 10g gạo được nấu với 100ml nước

Để cháo nhanh nhừ, mẹ nên ngâm gạo vào nước trong khoảng 20 phút và cho vào cốc nấu cháo nấu cùng nồi cơm điện

Cơm chín thì ủ thêm 30 – 40 phút nữa. Sau đó cho cháo vào lưới rây chuyên dụng, dùng thìa miết mạnh tay để hạt cháo thật nhuyễn. Nên rây từ 2 – 3 lần để có được thành phẩm mịn, mượt, dễ nuốt.

Nên rây cháo trong thời gian bao lâu?

1 trong những lưu ý quan trọng khi áp dụng theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là mẹ phải nắm rõ được cấu trúc thức ăn đúng với từng độ tuổi. Nói cách khác, nếu không tăng độ thô để phát triển kỹ năng nhai nuốt, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn. Chính vì vậy thời kỳ bé 5 – 6 tháng tuổi là giai đoạn mẹ phải rây cháo cho bé ăn dặm nhiều nhất vì lúc này cử động của lưỡi mới chỉ đưa ra phía trước và phía sau nên thức ăn cần được chế biến dưới dạng lỏng, trơn, mịn để con dễ nuốt và không bị nghẹn.

Bước sang giai đoạn 7 – 8 tháng, hầu hết các bé ăn dặm kiểu Nhật đúng phương pháp đã biết cách điều khiển lưỡi đẩy thức ăn vào sâu trong miệng và nhai nghiền trệu trạo bằng hàm trên. Khi đó, các dụng cụ hỗ trợ mẹ rây cháo cho bé ăn dặm không còn cần phải sử dụng nữa vì con đã có thể ăn đặc và thô hơn.

Nếu nấu cháo 1:7, ban đầu, mẹ vẫn có thể rây 1 lần nữa để đảm bảo độ sánh mịn, sau đó chuyển sang dùng chày để nghiền nhẹ nhưng không cần lọc qua rây. Tiếp đến nghiền ½ lượng cháo rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt cho bé ăn trực tiếp cùng với các loại thức ăn khác. Mẹ không cần phải quá lo lắng sợ trẻ hóc nghẹn vì nếu biết chọn đúng cấu trúc thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi, bé sẽ ngày càng hoàn thiện các kỹ năng vào hào hứng hơn với bữa ăn.

Những lưu ý về sự thay đổi cấu trúc thức ăn theo độ tuổi dành cho các bé ăn dặm kiểu Nhật

Nên cho trẻ tập ăn dặm theo độ thô tăng dần từ loãng đến đặc với tỉ lệ phù hợp với giai đoạn con đang lớn

Thời điểm chuyển sang cấu trúc thức ăn mới, bé cần ít nhất 2 tuần để thích nghi nên mẹ đừng cố ép trẻ ăn nhiều

Khi độ thô tăng lên, con sẽ ăn ít hơn nên cần điều chỉnh lại lượng ăn phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ. Khi bé đã ăn thành thạo mới tăng dần khẩu phần

Để trẻ cảm nhận được rõ ràng về cấu trúc của thức ăn mới và hiểu rõ về hương vị của thực phẩm, các món ăn nên được giới thiệu riêng.

Lời kết

Rây cháo xuất phát từ cách ăn dặm khoa học của các mẹ Nhật và được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là phù hợp với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Hiện nay, với các dụng cụ hỗ trợ nhỏ gọn, tiện lợi, mẹ hoàn toàn có thể rây cháo cho bé ăn dặm 1 cách dễ dàng, tạo bước khởi đầu thuận lợi giúp bé được ăn ngon mỗi ngày!

Mẹ Phải Quan Tâm Gì Đến Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm

Dụng cụ cần thiết hỗ trợ mẹ trong lần đầu ăn dặm của trẻ

Bộ dụng cụ chế biến thức ăn

Một bộ dụng cụ nấu ăn cho bé gồm: Bàn vắt ( dùng trong chế biến hoa quả), lưới rây, bàn mài, chày gỗ ( dùng để nghiền chứ không giã như các loại chày thường), chén nghiền nhiều rãnh.

Trong thời gian khi bé bắt đầu ăn dặm đến hơn 1 tuổi, loại cân này rất cần thiết. Mức cân chỉ khoảng 0,5kg hoặc 1kg định lượng nguyên liệu và khẩu phần của bé rất chính xác.

Vì lượng cháo cho trẻ ăn mỗi lần tương đối ít. Nếu mẹ sử dụng nồi ninh thì phải nấu lượng nhiều mới phù hợp. Vì vậy, chỉ cần lon nấu cháo thì sẽ phù hợp hơn. Mẹ có thể căn chỉnh được tỉ lệ 1:10, 1:7, 1:5, 1:3 hỗ trợ bé ăn dặm từ loãng đến sệt hiệu quả.

Tuy nhiên, điều kiện để nấu cháo được chín nhừ, thì bạn phải ninh khoảng 45 phút.

Bên cạnh cân định lượng thì cốc và muỗng cũng rất cần thiết hỗ trợ mẹ trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con. Mẹ không cần lo lắng về thừa hay thiếu nguyên liệu. Vì cốc và muỗng đều có phân vạch rõ ràng và chính xác.

Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm

Cách rây cháo cho bé ăn dặm

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, cháo sẽ được nấu theo tỉ lệ 1 gạo :10 nước. Để cháo được nhừ nhanh hơn, trước hết mẹ nên ngâm vào nước khoảng 20 phút. Và cho vào cốc nấu cháo ninh khoảng 45 phút. Sau đó cho cháo vào lưới rây và dùng thìa miết đến khi mượt là được.

Cách rây rau củ cho bé ăn dặm

Những loại rau củ phù hợp với hệ tiêu hóa của bé ăn dặm bao gồm: “bí xanh, cà rốt, khoai tây, đậu hà lan”. Trước khi rây, mẹ cần rửa sạch, dùng bàn mài để miết nhỏ rau củ rồi đem luộc hoặc hấp chín mềm. Sau đó có thể kết hợp với nhau, vớt ra lưới rây dùng thìa miết kĩ là được.

Cách rây thịt cho bé ăn dặm

Trước hết, mẹ thái thịt thật mỏng, đem luộc chín tới. Lúc thịt còn nóng dùng miết làm tơi. Và mẹ dùng rây lọc qua một lần nữa để loại bỏ phần lặn cặn rồi cho vào nồi cháo ninh cùng là được.

Các loại thịt bé có thể ăn được bắt đầu từ thời điểm cuối tháng 6 tuổi như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, bồ câu.

Đối với cá mẹ lọc lấy phần thịt cho vào tủ cấp đông cứng rồi đem ra mài sẽ mịn tơi. Khi đem nấu thì mẹ nhớ hòa với nước cho không vón cục và khuấy đều tay.

Hướng Dẫn Nấu Cháo Rây Kiểu Nhật Bản Cho Bé Từ 5 Tới 11 Tháng Tuổi

Theo phương pháp ăn dặm của người Nhật, quá trình ăn dặm của bé bắt đầu từ rất sớm từ lúc bé 5 tháng tuổi. Đặc thù của phương pháp này là không cho bé ăn bột mà sẽ tâp cho ăn thô ngay từ đầu bằng cách nấu cháo rây cho bé và các loại rau củ, thịt cá.

Cháo ăn dặm kiểu nhật sẽ đươc nấu với độ đặc nhuyễn, to nhỏ phù hợp theo từng thời kì, cụ thể như sau:

Cách nấu cháo ăn dăm kiểu nhật từ 5-6 tháng: Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:10. ý là 1 phần gạo sẽ được nấu với 10 phần nước để cho cháo rất loãng.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ 7-8 tháng: Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:7. Ý một phần gạo sẽ được nấu với 7 phần nước.

cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ 9-11 tháng: Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:5. Ý là 1 phần gạo sẽ nấu với 5 phần nước. Lúc này cháo hơi đặc đặc gần giống cơm rồi.

Theo hướng dẫn của các bác sĩ ở nhật, trong tuần đầu tiên của tháng thứ 5 thì bạn chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày một muỗng cháo,khoảng 5-10ml. Lí do là chỉ dể cho bé tập ăn và tập đóng lưỡi để nuốt trước, chứ không phải để cho bé ăn no.

Có bé sẽ ăn giỏi, tén lưỡi gọn gàng, nhưng cũng có bé chưa ăn giỏi được ngay. Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ không cần vội vàng lo lắng . Trường hợp của bé gấu con nhà Mira bé thì ăn rất giỏi nhưng bé không thích ăn cháo ăn dặm nên ăn vài miếng thì không chịu ăn nữa. Mà cũng phải thôi , cháo loãng thì có gì ngon đâu .Vì thế tuần đầu tiên bạn thấy bé biết bé biết nuốt và đóng lưỡi gọn gàng thì yên tâm rồi. Đừng nên ép bé ăn nhiều vì bữa ăn mà chỉ có cháo thì cũng dễ khiến bé mắc táo bón.

Đến tuần thứ 2, khi bé đã quen với viêc ăn thì bạn có thể chế biến bữa ăn của bé cho đa dạng hơn với nhiều loại rau củ carốt, bí đỏ, rau lang… Lúc này bữa ăn dặm cuẩ bé sẽ đủ chất hơn với nhiều rau cải sẽ khiến bé đủ chất giúp tiêu hoá tốt hơn, không bị táo bón.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật bằng nồi cơm điện.

Để nấu cháo ăn dặm kiểu nhật, bạn có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện. Rất đơn giản và dễ nấu như sau:

Đem gạo vo sạch

Cho vào chén sứ hay ly có khả năng cách nhiệt. Mira sử dụng cốc nấu cháo ăn dặm của Pigeon có muỗng đong gạo nên rất tiện lợi.

Cho thêm vào chén lượng nước tỉ lệ tương ứng với gạo. Ví dụ muốn nấu cháo tỉ lệ 1:10 thì cho thêm lượng nước gấp 10 lần lượng gạo.

Cho chén gạo có nước vào nồi cơm điện , đặt giữa nồi cơm và bấm nút nồi cơm điện như bình thường.

Khi cơm chín cũng là lúc cháo chín.

Nếu trong giai đoạn 5 – 6 tháng thì sau khi đợi cháo nguội, bạn cho rây để ray mịn như trong hình.

Phần cháo còn dư bạn có thể cho vào khuôn nhỏ để làm đá và cho vào tủ đông lạnh.

Mỗi lần ăn bạn có thể cho ra 1 hay 2 viên cháo đem rã đông. Cách rã đông bằng lò mircowave hay bằng cách trưng cách trưng cách thuỷ. Chưng cách thuỷ là cho viên cháo vào chén rồi cho chén vào nồi nước để hấp cho cháo chín.

Còn từ 7 tháng trở nên, ta chỉ cần lấy chày nghiền nhẹ, hay để nguyên hạt cho bé ăn luôn.

Cách Làm Cháo Yến Mạch Măng Tây Cho Bé Ăn Dặm

Món cháo yến mạch măng tây với vị ngon ngọt của măng tây và mùi thơm hấp dẫn từ yến mạch, giàu chất dinh dưỡng rất thích hợp cho bé ăn dặm và người bị ốm. Quá trình chế biến món cháo này không quá cầu kỳ bạn có thể tham khảo trong bài viết sau.

1.Nguyên liệu chuẩn bị nấu cháo yến mạch măng tây

Măng tây: 200g

Yến mạch: 300g

Thịt bò: 100g

Phô mai Belcube: 1 viên

Gia vị: dầu ăn, dầu oliu, dầu hào, mì chính, hạt nêm.

Nguyên liệu chính của món cháo đó là măng tây, yến mạch và thịt bò nên trong khâu chọn lựa nguyên liệu bạn nên chú ý chọn thật cẩn thận giúp món ăn ngon, hấp dẫn hơn.

Yến mạch: chọn những loại yến mạch cán dẹt vì những loại yến mạch này ít bị pha tạp chất, đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng bên trong yến mạch.

Thịt bò: lấy miếng thịt bò có màu đỏ tươi, mềm, gân trắng nhỏ, mỡ có màu vàng tươi. Không nên mua thịt bò cắt nhỏ mỏng để bán vì có nguy cơ bên trong thịt có sán.

2. Cách nấu cháo yến mạch măng tây

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu bạn sẽ bắt tay vào chế biến món cháo yến mạch măng tây theo các bước sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Măng tây rửa sạch gọt vỏ đi phần gốc bị già, nếu thân của măng tây to và mập thì nên gọt bỏ phần vỏ bên ngoài. Bạn có thể cắt nhỏ hoặc là băm nhuyễn tuỳ vào người ăn.

Yến mạch cho vào nước ngâm trong khoảng 30 phút rồi rửa lại 1 – 2 lần với để giảm đi độ nhớt. Sau đó để yến mạch cho róc nước.

Thịt bò rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Bước 2: Xào măng tây và thịt bò

Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu oliu vào đảo cho đến khi măng chín tới. Lúc này cho thịt bò đã băm nhuyễn vào xào chung cho hạt nêm, mì chính, nước mắm cho vừa vặn, đảo đều tay cho đến khi thịt bò săn lại.

Bước 3: Cho yến mạch vào nấu cháo

Cho nước lọc vào nồi đun sôi rồi cho yến mạch đã ngâm vào nồi, để cho cháo sôi đều. Khi yến mạch nở đều và mềm cho phần măng tây, thịt bò đã xào ở bước 2 vào khuấy đều rồi cho các nguyên liệu hoà với nhau.

3. Lợi ích của cháo yến mạch măng tây với sức khỏe

Cháo yến mạch măng tây được rất nhiều người yêu thích với hương vị mới lạ cũng như có lợi cho sức khỏe, điển hình như:

Bên trong măng tây giàu protein, chất xơ tăng cường hệ miễn dịch một cách tối đa, giảm lượng cholesterol bên trong máu. Vitamin K giúp xương chắc khoẻ, quá trình đông máu nhanh hơn. Hơn nữa, măng tây giàu potassium điều hoà huyết áp rất tốt giúp tim mạch luôn khỏe mạnh. Ăn măng tây còn chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ vào chất glutathione.

Yến mạch chứa các hạt nhiều vitamin B rất tốt cho hệ thần kinh. Giàu chất xơ và acide linéique làm giảm nồng độ cholesterol bên trong máy, làm sạch các chất mỡ lắng đọng ở thành động mạch hạn chế nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, đau tim. Ngoài ra, yến mạch còn tăng cường khả năng hấp thụ đường tiêu hoá, phát triển trí não và thể chất cho người sử dụng.