Top 12 # Xem Nhiều Nhất Làm Sao Cho Bà Bầu Dễ Ngủ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối Phải Làm Sao?

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc khó chịu, người mệt mỏi kéo dài là tình trạng mà các mẹ bầu thường hay gặp phải vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thế nhưng mẹ lại không biết rằng, bà bầu mất ngủ tháng cuối thai kỳ cực kỳ bất lợi cho thai nhi, bé sinh ra sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình trạng này của mẹ.

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ cơ thể mẹ đã có sự thay đổi rất lớn, điều này khiến chu trình giấc ngủ của mẹ cũng thay đổi thay nhất là với các chị em lần đầu làm mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở 3 tháng cuối thai kỳ như sau:

Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Để phù hợp với sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ, lúc này cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tốt và tâm sinh lý. Từ đó ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mẹ khiến mẹ bầu mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Do tư thế nằm không thoải mái: 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi tăng trưởng vượt bậc về kích thước, bụng mẹ cũng to hơn. Tha vì thoải mái nằm nghiêng, sấp, nằm ngửa như trước đây thì bây giờ chỉ cần xoay người là đã khiến mẹ đau nhức khó chịu.

Do thai nhi ảnh hưởng: Sự phát triển của em bé khiến dạ dày, bàng quang bị chèn ép gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, tiểu nhiều về đêm khiến mẹ mất ngủ, khó ngủ.

Ảnh hưởng của việc mang thai: Mang thai có thể gây ra các hiện tượng như chuột rút nửa đêm, thiếu máu lên não gây đau đầu, em bé hoạt động huých mạnh vào bụng mẹ khiến mẹ khó ngủ.

Do tâm lý: Rối loạn tâm lý, mệt mỏi căng thẳng, hay mê sảng, lo lắng trước khi sinh cũng là nguyên nhân gây xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối trẻ có sao không?

Mẹ bầu mất ngủ thì thai nhi vẫn ngủ bình thường, giấc ngủ của bé hoàn toàn độc lập với chu kỳ của người mẹ. Thế nhưng mẹ bầu mất ngủ thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu có thể khiến bé:

Chậm phát triển về trí não: Mẹ thường xuyên thức khuya, đồng hồ sinh học bị rối loạn sẽ khiến hormon thùy trước tuyến yên tăng trưởng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Nếu mẹ thường xuyên ngủ muộn, trẻ sinh ra sẽ dễ bị nhẹ cân, chậm phát triển.

Trẻ bị thiếu máu: Từ 23h – 3h sáng là thời điểm tạo máu thuận lợi, lúc này, gan là cơ quan có mức năng lượng cao nhất, có khả năng làm sạch máu tối đa. Do đó, nếu mẹ không thể ngủ sâu trong khoảng thời gian này thì tự nhiên trẻ sinh ra sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu dưỡng chất để phát triển.

Hay quấy khóc, khó chịu: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến bé, nếu mẹ thường xuyên mệt mỏi khó chịu, trẻ sinh ra cũng hay khóc, luôn tức giận và khó dỗ.

Mất ngủ 3 tháng cuối ảnh hưởng gì đến mẹ?

Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của mẹ bầu từ đó gây ra những tình trạng như:

Thiếu tỉnh táo, kiệt sức: Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng. Việc mất ngủ thường xuyên khiến mẹ bầu mất tập trung, người uể oải, thiếu tỉnh táo, dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi lái xe. Đặc biệt, mẹ còn dễ kiệt sức, vấp ngã, ngất xỉu lúc này sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thai nhi, thậm chí có thể gây sinh non.

Gây khó sinh: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối thai kỳ sẽ khiến mẹ khó sinh phải sinh mổ. Hơn nữa, quá trình sinh cũng diễn ra lâu hơn bình thường, do đó càng vào những tháng cuối thai kỳ mẹ càng nên ngủ sớm, đủ giấc để đảm bảo sức khỏe chuẩn bị vượt cạn.

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu

Muốn con khỏe mạnh, mẹ bầu nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh tình trạng thức đêm ngủ ban ngày. Đặc biệt, nên dành khoảng từ 30 phút để ngủ trưa. Đồng thời, để có giấc ngủ ngon, sâu trở lại, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Uống ít nước vào buổi tối

Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu uống nhiều nước vào buổi tối sẽ khiến mẹ phải thường xuyên tiểu đêm. Vào những tháng cuối thai kỳ, bàng quang bị chèn ép nghiêm trọng nên không thể chứa nước tiểu, nếu nhịn thì sẽ rất nguy hiểm. Ngược lại nếu đi tiểu thì sẽ khiến mẹ phải thức giấc, khó ngủ lại, nếu lặp lại nhiều lần có thể gây ra chứng mất ngủ triền miên. Vì thế, mẹ nên hạn chế uống nước sau 8 giờ tối không phải đi tiểu về đêm gây mất ngủ.

Nằm nghiêng về bên trái

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng về phía trái, chân phải co lại, chân trái duỗi ra. Để thoải mái hơn thì đặt một chiếc gối ôm phía trước chân cho thoải mái, đồng thời chèn thêm một chiếc gối mềm, mỏng ở bụng. Tư thế này sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn do sức nặng của thai nhi được giảm bớt giúp việc vận chuyển máu từ chân về tim trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, việc nghiêng người qua trái còn giúp máu dễ lưu thông đến dạ con, thận và bầu thai. Từ đó giúp bé con cử động thoải mái, mẹ cũng ít bị sưng phù mắt cá chân tay. Đồng thời, việc kê cao gối cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, giảm bớt tình trạng khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, tức ngực, đau bụng để có giấc ngủ ngon.

Tắt hết thiết bị điện tử

Khi gặp phải tình trạng khó ngủ, mẹ bầu nên bỏ thói quen xem tivi, lướt web bằng máy tính hoặc điện thoại trước khi đi ngủ. Tốt nhất là nên tắt hết các thiết bị này trước 8 giờ tối. Bên cạnh đó, điện thoại phát ra bức xạ điện tử, tivi có tia cực tím rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của mẹ. Xem tivi, điện thoại máy tính trên giường trước khi đi ngủ tuy có thể khiến mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ nhưng cũng khiến cơn buồn ngủ nhanh hết làm mẹ tỉnh táo cực kỳ.

Massage, ngâm chân trước khi đi ngủ

Ngâm chân với nước ấm hoặc massage có thể giúp khắc phục chứng chuột rút đồng thời cải thiện giấc ngủ cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể ngâm chân với nước ấm cùng các thảo dược như gừng, chanh, muối, trà, sả. Các thành trong nước ngâm sẽ kích thích các mút thần kinh, nếu được kết hợp với massage, xoa bóp nhẹ nhàng thì sẽ kích thích các huyệt vị ở chân từ đó nâng cao tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết cân bằng cân bằng cơ thể và cải thiện giấc ngủ.

Những thói quen tốt giúp mẹ bầu 3 tháng cuối có giấc ngủ ngon

Để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu nên xây dựng các thói quen sau:

Cần cố định thời gian ngủ một cách nghiêm túc để tạo nhịp đồng hồ sinh học ổn định, khung giờ vàng để ngủ tốt nhất là từ 9h tối hôm trước đến 6h snags hôm sau.

Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp máu lưu thông, dậy sớm đi bộ thư giãn hoặc đi dạo để hít thở không khí nhằm xua tan mệt mỏi.

Giữ tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ, tránh làm việc nặng, tránh căng thẳng mệt mỏi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh nên bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như quả anh đào, chuối, sữa, hạt sen, dưa bở, khoai lang, khoai tây, cá hồi, cá basa vào bữa ăn hàng ngày.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng để tránh ợ nóng, táo bón, không ăn tối quá no.

Mặc đồ ngủ thoải mái, nên chọn những loại được làm từ chất liệu vải cotton để thoáng khí giúp cơ thể dễ chịu và nhanh đi vào giấc ngủ hơn.

Mách Bạn Cách Kê Gối Cho Bà Bầu Dễ Ngủ Không Thể Bỏ Qua

1. Làm sao để kê gối cho bà bầu dễ ngủ

1.1. Chọn tư thế ngủ tốt nhất

Trong từng giai đoạn phát triển, mỗi tư thế ngủ khác nhau có lợi rất lớn cho cả mẹ và bé.

Trong ba tháng đầu, thai nhi còn nhỏ cần ít sự tác động lên cơ thể của mẹ. Do đó, bạn có thể thỏa sức nằm ngủ với nhiều tư thế như ngửa hay nghiêng đều được. Tuy nhiên, tuyệt đối không được nằm sấp bởi đây là tư thế hoàn toàn không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Giai đoạn giữa thai kỳ, mặc dù đã dần biến mất sự mệt mỏi do hormone progesterone liên tục gia tăng trong cơ thể. Tuy nhiên nhiều phụ nữ mang thai vẫn bị khó ngủ kèm theo đó là một số triệu chứng như ợ hơi, trào ngược dạ dày… Theo chuyên gia nghiên cứu, tư thế tốt nhất cho bà bầu nên nằm nghiêng trái, gối đầu cao. Đồng thời việc sử dụng kiểu chèn gối cho bà bầu tốt cho thai nhi nhưng chỉ nên kê gối dưới bụng hay sau lưng. Điều này nhằm giảm bớt sự nặng nề, mang lại sự thoải mái nhất và không gây áp lực lên bào thai.

Giai đoạn cuối thai kỳ được coi là giai đoạn có ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi. Vì vậy các mẹ bầu đặc biệt chú ý, quan tâm đến sức khỏe cho những ngày cuối này. Tư thế ngủ nên được áp dụng cho bà bầu là nghiêng bên trái giúp tuần hoàn máu lưu thông đều đặn trong cơ thể. Đồng thời tư thế này còn dễ dàng chăm sóc cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

1.2. Cách kê gối ngủ

Quy trình hướng dẫn 2 cách kê gối cho bà bầu dễ ngủ và luôn cảm thấy thoải mái các bà bầu nên áp dụng

Cách 1: Tư thế nằm nghiêng bên trái:

Bước 1: Lót 1 tấm chăn mỏng dưới bụng của bà bầu tạo cảm giác êm ái, dịu nhẹ.

Bước 2: Đặt vào giữa 2 đầu gối

Bước 3: Tiếp đến là kê phía sau lưng một chiếc gối

Ngoài ra, bà bầu có thể ôm một thêm một chiếc gối phía trước cho dễ ngủ hoặc kê xuống dưới cổ để nâng cao đầu…

Cách 2: Tư thế nằm chạm lưng xuống giường

Hướng dẫn kê gối ngủ cho bà bầu ngủ ngon giấc

Bước 1: Kê 2 chiếc gối để đỡ đầu và lưng.

Bước 2: Đặt 2 chiếc gối dưới đầu gối để gót chân chạm giường.

Bước 3: Mỗi cánh tay nên đặt một chiếc gối.

2. Kiểu tư thế kê gối chữ U cho mẹ bầu thoải mái

2.1. Cách kê gối chữ U khi nằm

Với gối ôm dành cho bà bầu hình chữ U bạn có thể áp dụng nhiều cách làm sao mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất.

Đối với bụng bầu còn nhỏ, chưa gây áp lực lên cơ thể của người mẹ thì bạn lựa chọn tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa theo tư thế gối đầu lên phần đáy sau đó gác hai chân lên hai nhánh của chữ U.

Theo lời khuyên của các bác sĩ khi bụng bầu lớn dần các bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, oxi tốt nhất cho quá trình phát triển của thai nhi. Bạn vẫn có thể gối đầu lên phần đáy của chữ U rồi kẹp một nhánh của gối vào giữa 2 chân để tạo cảm giác êm ái nhất. Hoặc có thể quay ngược gối chữ U lại để gác chân lên phần đáy của gối và sử dụng thêm các gối khác hỗ trợ.

2.2. Cách kê cho mẹ bầu ngồi tựa lưng

Để thư giãn nghỉ ngơi, xem tivi hay đọc sách… mẹ bầu nên kê gối chữ U theo tư thế dựng đứng một nửa vào thành tường rồi tựa lưng vào. Điều này không những giúp mẹ bầu không lo mỏi lưng hông vì đã có chiếc gối êm hơn nệm. Bên cạnh đó các bà bầu còn có thể kê gối theo kiểu nửa nằm nửa ngồi, nâng cao phần đầu hơn để giảm thiểu chứng ợ hơi, ợ nóng hay trào ngược dạ dày…

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ, Ngủ Không Sâu Giấc? Ăn Gì Dễ Ngủ?

Trẻ sơ sinh gần như dành hết thời gian để ngủ, cả ngày lẫn đêm. Điều này tưởng chừng như sẽ khiến các mẹ bỉm sữa nhàn hơn, chỉ nằm ôm con ngoan ngoãn cả ngày nhưng thực tế lại không phải. Rất nhiều bà mẹ thường phàn nàn về tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy nguyên nhân vì sao lại như vậy?

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định nên dễ bị giật mình, khó ngủ, tỉnh giấc và khóc. Bé thiếu canxi, còi xương. Khi bị thiếu canxi trẻ sẽ có dấu hiệu chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, tỉnh liên tục cũng có thể do đói. Bé thức dậy đòi bú và chỉ khi ăn no mới có thể ngủ say.

Trẻ chưa sẵn sàng để ngủ hoặc vẫn muốn thức để chơi đùa, dù mẹ có tìm đủ cách, ru ngủ hoặc tạo không gian yên tĩnh thì bé cũng vẫn không chịu ngủ.

Bé cảm thấy khó chịu do tã ướt, tã bị lệch hoặc cảm thấy bí bách, không thoải mái với loại tã mà mẹ đang đóng.

Trẻ sơ sinh gặp ác mộng nên khó ngủ, ngủ hay bị giật mình, thậm chí bé bị hoảng sợ và có thể chảy nước mắt.

Tâm trạng bé bị xáo động, quá phấn khích, đơn giản như việc mẹ trêu đùa với bé lúc tắm, cho bé nghe nhạc vui nhộn… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc vì bé sẽ nghĩ việc đi ngủ có thể làm lỡ những trò chơi vui.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể do 1 số yếu tố khách quan như: không gian ồn ào, phòng quá sáng, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, không khí có mùi khó chịu, ẩm thấp….

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng gì không?

Thực tế, trẻ sơ sinh, dưới 2 tháng tuổi, khi ngủ thường hay vặn mình, ngọ nguậy, dễ bị giật mình, ngủ không sâu giấc cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không có các biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này có thể sẽ tự hết sau 2 đến 3 tháng, khi bé đã quen dần với môi trường bên ngoài, giờ giấc ăn ngủ, hệ thần kinh cũng dần ổn định hơn.

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị giật mình, ngủ không sâu giấc, kèm các biểu hiện hay quấy khóc, gắt ngủ do thiếu ngủ (ngủ không đủ 15 – 17 tiếng mỗi ngày) thì mẹ cũng cần kiểm tra lại xem bé có đang gặp vấn đề gì khó chịu không: tã bỉm, môi trường xung quanh, bé có bị đói không…

Ngoài ra, bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như: nôn ói, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp xử trí kịp thời.

Mẹ nên ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể chậm tăng cân, còi cọc. Vì vậy, mẹ cần chú ý tìm cách cải thiện, đặc biệt là chế độ ăn uống. 1 số thực phẩm mẹ ăn sẽ chứa các dưỡng chất giúp bé ngủ ngon có thể kể đến như tryptophan, melatonin, và serotonin… Đây là những chất rất tốt tạo giấc ngủ ngon cho bé.

Quả chuối: Thành phần giàu magie, đây là nguyên tốt vi lượng có tác dụng giãn cơ, giúp thư giãn cơ thể. Chuối cũng rất giàu các hormone gây ngủ kể trên như melatonin, serotonin, từ đó giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Yến mạch: Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh nhờ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Yến mạch còn giàu melatonin giúp cho bé sơ sinh dễ ngủ, giàu carbohydrate giúp sữa mẹ đậm đặc hơn, giàu dinh dưỡng hơn, bé bú sẽ no lâu hơn, không bị tỉnh giấc giữa chừng vì đói.

Sữa và các thực phẩm từ sữa: Nếu trẻ sơ sinh hay bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa, đặc biệt là sữa động vật (sữa bò), giàu vitamin, khoáng chất, quan trọng nhất là hợp chất tryptophan. Đây là chất giúp ổn định hệ thần kinh, làm dịu hệ thần kinh, giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ.

Các loại đậu (đỗ): Đậu bắp, đỗ xanh, đỗ đen có chứa hàm lượng lớn tryptophan, một chất giúp bé ngủ ngon, khắc phục tình trạng bé ngủ ít, khó ngủ. Đồng thời, mẹ ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất này cũng giảm thiểu bị kích thích thần kinh, giảm tình trạng stress và cáu gắt.

Các loại cá: Cá giàu omega 3, đặc biệt là cá hồi, hay các loại cá biển như: cá chích, cá ngừ… giúp phát triển não bộ của trẻ và giúp trẻ ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn. Đồng thời, mẹ ăn cá cũng giúp bổ sung vitamin B, đặc biệt là B6, tăng cường serotonin và melatonin, 2 loại hormone giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Nguồn: chúng tôi

30 Món Ngon Với Tim Heo Cho Bà Bầu, Trẻ Nhỏ Ngủ Ngon, Cải Thiện Trí Nhớ

Nếu bạn đang thắc mắc tim heo làm món gì ngon thì có thể tham khảo món ăn này. Đây là món ăn dinh dưỡng và tràn đầy năng lượng mà bạn có thể chuẩn bị cho bản thân mình. Tim heo nên sơ chế sạch rồi đem đi luộc 15 phút, vớt ra để nguội rồi cắt miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Hạt sen bạn nên bóc vỏ lấy sạch tim, rửa sạch đem hầm trong nồi nước luộc tim ban đầu. Xào sơ qua phần tim heo đã cắt miếng vừa ăn rồi cho vào hầm cùng với hạt sen. Khi món ăn gần chín thì cho tiếp cà rồi vào hầm và cho các gia vị để nêm nếm món ăn. Khi ăn, bạn múc ra tô hay chén thêm hành ngò và hạt tiêu giúp vị đậm đà lên trên. Món ăn ngon khi ăn không hoặc bạn còn có thể ăn kèm với cơm, hoặc bún tươi đều được.

Tim heo cần làm sạch bằng muối cho bảo đảm rồi cắt miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch cắt miếng vừa. Bạn cho cà rốt vào hầm cùng cháo trắng cho ngọt nước. Phi hành khô với dầu ăn cho thật thơm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho vào nồi cháo cà rốt đã hầm gần chín. Nấu thêm 5 -10 phút thì bạn nêm nếm lại lần nữa.

Khi ăn, bạn múc ra tô và cho thêm hành ngò, hạt tiêu lên trên món ăn để gia tăng hương vị. Đây sẽ là món ăn bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi nên bổ sung vào thực đơn khoa học của quá trình thai kỳ.

Trong khi sơ chế các nguyên liệu thì bạn cần nấu cháo đậu xanh trước bằng cách vo gạo và đậu cùng nhau rồi cho ngập nước đặt lên bếp nấu cho nhừ. Phần tiếp theo là sơ chế tim heo thật sạch với muối và nước sạch rồi thái nhỏ thành miếng vừa ăn. Bạn có thể ướp phần tim heo này với hành tỏi băm nhuyễn cùng chút gia vị rồi để 10 phút cho thấm.

Phi thơm hành tỏi với dầu ăn trước rồi cho tim heo đã ướp vào xào chín. Khi tim heo chín bạn cho vào nồi cháo đậu xanh đã nấu nhừ. Nêm nếm lại để vừa ăn rồi đun sôi lại thì tắt bếp. Món ăn ngon hơn khi còn nóng. Bạn múc cháo ra tô trước rồi cho thêm các loại rau thơm gia vị như hành ngò và tiêu lên trên để tăng hương vị cho món ăn.

Sơ chế phần tim heo thật sạch với muối rồi cắt miếng vừa ăn. Bạn sẽ ướp phần tim heo này cùng tỏi hành băm nhuyễn, mắm muối đường hạt tiêu vừa ăn từ 15 phút. Lá ngải cứu nhặt bỏ phần lá vàng héo úa rồi mới cắt khúc rửa sạch để cho ráo nước. Món ăn nấu khá đơn giản.

Bạn xếp lá ngải cứu một lớp rồi bỏ phần tim heo lên trên, phủ lại bằng lớp ngải cứu và đổ sấp nước rồi nấu trên bếp từ 30 phút. Món ăn chín có vị ngải cứu thơm kích thích vị giác. Khi ăn bạn có thể cho thêm ít hạt tiêu cho thơm.

Đây là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và bé. Mẹ có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn hàng ngày của mình. Phần tim heo sơ chế với muối ăn khử khuẩn cho sạch rồi cắt miếng vừa để xào. Poro hành bỏ chân cắt khúc vừa phải. Bạn có thể ướp phần tim heo trước với gia vị rồi đến 10-15 phút cho thấm.

Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi rồi cho tim heo vào xào. Khi tim heo se lại bạn cho tiếp phần hành poro đã sơ chế vào xào chung. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi mới tắt bếp. Lưu ý của món ăn này là bạn không nên xào quá lửa. Vì hành poro chín quá sẽ ăn không ngon.

Bạn sẽ cần sơ chế phần tim heo trước rồi mới cắt miếng vừa ăn. Ướp phần tim heo này với gia vị rồi để 10 -15 phút cho thấm. Phần mì bạn sẽ trụng hoặc luộc sơ qua nước nóng cho nở. Chọn mua rau cải ngọt tươi, nhặt sạch cắt khúc vừa ăn. Bắt đầu chế biến món ăn bằng việc xào phần tim heo trước, rồi cho rau cải ngọt vào xào cùng. Cuối cùng mới cho mì vào. Bạn nêm nếm lại cho vừa ăn là hoàn thành món ăn.

Nếu mẹ bầu thích vị hơi the the của sa tế thì có thể thực hiện món ngon với tim heo này cho thực đơn của mình. Món ăn có phần nguyên liệu đơn giản lại dễ tìm. Bạn sẽ chuẩn bị một phần tim heo vừa ăn. Rửa sạch với muối trước rồi hãy cắt miếng vừa ăn. Ướp phần tim heo với gia vị cùng tương sốt sa tế thơm ngon rồi để cho thấm từ 10 -15 phút.

Hành tây, hành lá lột vỏ rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Phi thơm hành tỏi với dầu ăn rồi cho tim heo vào xào. Khi tim heo gần chín bạn cho tiếp hành tây và hành lá vào xào cùng. Nêm nếm lại món ăn cho vừa miệng rồi tắt bếp.

29. Mướp hương xào tim heo