Top 4 # Xem Nhiều Nhất Làm Sao Để Yến Mạch Dễ Ăn Hơn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Làm Sao Để Ăn Yến Mạch Nguyên Chất Không Bị Ngán

In bản tin

Phần lớn những người có ý định ăn cháo yến mạch nguyên chất giảm cân đều có một lo lắng chung đó là không biết có ăn được không vì sợ ngán, bởi trước đó họ đã đọc được những thông tin ăn cháo yến mạch khó ăn, ngán thậm chí buồn nôn v.v…

Làm sao để ăn yến mạch hàng ngày mà không bị ngán? Bởi chế độ ăn giảm cân phải tuân thủ theo quy trình ăn nhạt, không mắm muối gia vị, không đường sữa. Ăn hoàn toàn bằng yến mạch trong vòng một tuần, không được ăn thịt, cá , cơm, bánh, kẹo …

Thường thì những món ăn khoái khẩu của chúng ta ăn nhiều rồi cũng sẽ ngán huống chi chúng ta phải ăn sáng, trưa, tối một tuần hoàn toàn bằng yến mạch nguyên chất vì thế việc gây ngán khi ăn yến mạch giảm cân là hoàn toàn bình thường và dễ hiểu, tuy nhiên hiện tượng buồn nôn khi ăn yến mạch chúng ta cũng cần phải xem xét như yếu tố tâm lý, người quá mẫn cảm với thức ăn lạ, hoặc có thể do yến mạch để lâu chất lượng không đảm bảo.

Cách ăn cháo yến mạch giảm cân không bị ngán.

Nấu cháo yến mạch nguyên chất không nên nấu đặc như cháo bình thường vì cháo yến mạch có tỉnh dẻo sẽ đặc quánh lại khi nguội như vậy sẽ gây ngán khó ăn hơn.

Vào những ngày cuối của liệu trình sau nhiều bữa ăn cháo bột yến mạch liên tiếp cảm giác ngán sẽ càng tăng, để khắc phục tình trạng này thì chúng ta nên cho một nắm đậu xanh đun chín với nước rồi cho yến mạch vào nấu cùng như thế ăn sẽ thơm và ngon hơn mà vẫn giữ nguyên được giá trị giảm cân .

uy nhiên bên cạnh những người sợ ngán khi dùng yến mạch giảm cân thì có rất nhiều người thích thú với món ăn ngon và bổ dưỡng này, rất nhiều khách hàng đã khen ngợi giảm cân bằng bột yến mạch thật đơn giản và cảm thấy rất hài lòng về hiệu quả của nó mang lại.

Yến Mạch Có Tốt Hơn Gạo Không ?

Gạo là nguồn lương thực chính của nhiều nước châu Á trong bữa cơm hàng ngày. Giá trị dinh dưỡng gạo đem lại rất lớn, chiếm tới hơn 20% tổng năng lượng cơ thể cần cung cấp mỗi ngày. Gạo không những cung cấp năng lượng để hoạt động mà còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vậy khi so sánh với yến mạch, thì loại thực phẩm nào sẽ tốt hơn?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tìm hiểu những thông tin được cung cấp từ hai trang web Boldsky và Quora. Từ đó, chúng tôi đã tổng hợp và xin trình bày lại để mọi người cùng hiểu rõ hơn.

YẾN MẠCH ÚC NGUYÊN CHẤT OATMEAL PURE

Gạo chứa nhiều năng lượng hơn so với yến mạch, giúp cung cấp dư dả năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày. Trong khi đó, năng lượng có trong yến mạch ít hơn gạo khá nhiều, 1 chén cơm chứa 216 calo, còn yến mạch là 145 Calo, do đó, yến mạch rất phù hợp cho những bạn đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân.

GẠO CUNG CẤP RẤT NHIỀU CALORIES CHO CƠ THỂ

HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG

YẾN MẠCH CHỨA ÍT HƠN GẦN 50% LƯỢNG GLUCOSE SO VỚI GẠO

HÀM LƯỢNG VITAMIN B

Như các bạn đã biết, vitamin nhóm B nói riêng và các nhóm vitamin khác đều rất cần thiết cho cơ thể, trong đó đặc tính của vitamin nhóm B là có thể tan trong nước, khác với các nhóm vitamin A, D, E, … là chỉ tan trong dầu. Do vitamin B không dự trữ được nên cần phải bổ sung thường xuyên cho cơ thể. Vitamin B có đem lại rất nhiều lợi ích, ta có thể kể đến như khả năng tăng sức đề kháng, cải thiện hoạt động não bộ, làm đẹp da, …

VITAMIN B1 CÓ TRONG YẾN MẠCH GIÚP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NÃO BỘ

Trong đó, vitamin B3 (Niacin) – chứa nhiều trong gạo, có tác dụng bảo vệ làn da, tham gia quá trình trao đổi chất, rất tốt cho cơ thể. Còn lại có tác dụng cải thiện hoạt động não bộ, chống sạm da, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa mụn trứng cá, … vitamin B1 (Thiamin) – chứa nhiều trong yến mạch

HÀM LƯỢNG SẮT

do thiếu sắt (Iron Deficiency Anemia) – đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới, thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu máu do thiếu sắt gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong hệ tuần hoàn, nó khiến cho nồng độ oxy trong máu bị giảm, khiến cho cơ thể mệt mỏi, giảm sinh lực, suy yếu hệ miễn dịch. Do đó ngoài việc uống thêm viên bổ sung sắt thì Yến mạch chứa lượng sắt gấp đôi so với gạo, nên yến mạch là lựa chọn hoàn hảo cho những người bị bệnh thiếu máu dùng yến mạch hằng ngày cũng góp phần giúp bạn tránh xa căn bệnh này.

t

YẾN MẠCH RẤT THÍCH HỢP CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

HÀM LƯỢNG CHẤT XƠ

Trong 100 g yến mạch có khoảng 5,7 g chất xơ , trong khi đó, con số này trong gạo ít hơn rất nhiều, chỉ có khoảng 0,7 g chất xơ trong 100 g gạo.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì mỗi người trung bình cần khoảng 30 g chất xơ hàng ngày để đảm bảo cho sức khỏe. Chất xơ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu được bổ sung chất xơ đầy đủ hằng ngày thì sẽ giúp bạn giảm lượng đường và nồng độ cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ bị ung thư ruột già và tránh được bệnh trĩ. Do đó, nếu bạn cần bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày thì yến mạch thực sự là một lựa chọn hợp lý.

YẾN MẠCH NGUYÊN CHẤT RẤT GIÀU CHẤT XƠ

THỜI GIAN CHẾ BIẾN

Thường để có một nồi cơm nóng hổi thì bạn phải nấu khoảng 30 – 45 phút, nhưng với yến mạch thì thời gian nấu nướng sẽ được rút ngắn lại còn khoảng 7 – 10 phút . Nhờ đặc tính có thể nấu chín nhanh gọn lẹ, mà tại các nước phương Tây, người ta thường dùng yến mạch trong bữa ăn sáng. Ăn bữa sáng với yến mạch sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn so với gạo, hạn chế việc ăn vặt, góp phần hỗ trợ cho quá trình giảm cân thành công.

THAM KHẢO THÊM:

Yến Mạch Là Gì? 3 Công Thức Làm Yến Mạch Ăn Sáng Ngon

Châu Bùi không chỉ là một cô nàng fashionista đầy sáng tạo bất ngờ. Cô gái trẻ này còn luôn muốn truyền bá một lối sống lành mạnh hơn đến các fan của mình.

Vừa qua, Châu Bùi giới thiệu món ăn sáng ưa thích của mình: yến mạch. Đây là một món ăn sáng kiểu Tây được nhiều người ăn kiêng, ăn chay yêu thích. Nhưng có thể nó còn xa lạ với công chúng Việt Nam, khi chúng ta quen ăn sáng với các món bún, phở hay bánh mì. Châu Bùi cho biết, ban đầu mình cũng rất lạ lẫm với món ăn này. Nhưng rồi ăn riết thì thành quen, thấy ngon, lại cảm giác da dẻ đẹp ra hẳn.

Yến mạch là gì?

Món ngũ cốc lấy hạt này có tên khoa học là Avena Sativa. Loài thực vật này sinh trưởng ở những vùng ôn đới. Đặc biệt, nó là loài cây chịu được cả hạn hán lẫn mưa rào, nên mau chóng trở thành một món lương thực rẻ và giàu dinh dưỡng. Yến mạch được cho là lần đầu tiên được cày cấy tại vùng Trung Đông, từ đó lan rộng sang châu Âu và châu Mỹ.

Vì sao yến mạch có giá trị dưỡng nhan, chăm dáng?

Là loại ngũ cốc nguyên hạt nên yến mạch giàu chất xơ, vitamin B, phốt-pho, magiê và kẽm. Một khẩu phần yến mạch chứa 13% đạm, 7.5% chất béo và 79.5% loại carbohydrate có chỉ số glycemic thấp. Đồng thời không chứa gluten, một chất gây dị ứng ở người mắc bệnh Celiac.

Ngoài ra, yến mạch chứa một loại chất xơ hoà tan trong nước gọi là beta-glucan, có khả năng kiềm hàm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ các động mạch trong hệ tuần hoàn khỏi các loại cholesterol xấu (LDL). Beta-glucan còn có gây cảm giác mau no, giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy, yến mạch là thực phẩm tốt cho người béo phì, cần giảm cân.

*Lưu ý: do yến mạch vẫn là carbohydrate, việc dùng quá nhiều vẫn có khả năng gây tăng cân. Đồng thời, khẩu vị nhạt của yến mạch dễ khiến người dùng muốn thêm nhiều đường vào món ăn này.

Các loại yến mạch có trên thị trường

Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy yến mạch tại các siêu thị hoặc website bán hàng nhập khẩu. Yến mạch được phân loại tuỳ thuộc vào mức độ xử lý ngũ cốc.

Instant/Quick Oats (yến mạch ăn liền) là loại dễ nấu, ít xơ hơn nhưng phù hợp với người bận rộn không có nhiều thời gian cho bữa sáng.

Old-Fashioned/Rolled Oats (yến mạch cán) giàu xơ và vitamin hơn khi so với loại ăn liền, nhưng hơi tốn công trong khâu chuẩn bị bữa sáng.

Steel Cut/Irish Oats (yến mạch nguyên hạt) là loại giàu dinh dưỡng nhất. Bạn có thể dùng loại yến mạch nguyên hạt này để nấu cháo hoặc thay thế cơm.

Công thức làm yến mạch ăn sáng của Châu Bùi

1. YẾN MẠCH CA CAO & TRÁI CÂY

Món ăn này mềm, dẻo như cháo, nên còn gọi là cháo yến mạch. Vị ngọt của ca cao được cần bằng với vị chua của các loại dâu. Đây là món yến mạch ăn sáng phù hợp cho những người thích ăn sáng hơi ngọt.

Nguyên liệu

Yến mạch cán (rolled oats) Sữa tươi. Có thể dùng sữa tươi hoặc sữa hạt. Nhưng sữa hạt không đường có hiệu quả giảm cân và dưỡng nhan nhất. Chuối Bột cacao Dâu tây và hạt (như hạt chia, óc chó, hồ đào, hạt dẻ) tuỳ thích

Thực hiện

1: Đun sôi sữa trong nồi cho đến khi sôi liu riu.

2: Thêm yến mạch, đảo đều cho đến khi hơi cạn sữa.

3: Nghiền chuối ra bằng nĩa, thêm vào hỗn hợp yến mạch và sữa trên bếp. Cho một muỗng cacao vào (gia giảm tuỳ khẩu vị). Tăng cường vị đậm đà của món ăn với chút muối.

4: Giảm nhỏ lửa. Nấu cho đến khi nào hỗn hợp dẻo quánh, yến mạch mềm hẳn.

5: Đổ ra chén. Trang trí với dâu tây và các loại hạt ưa thích. Nếu muốn món yến mạch nấu thêm mềm mại, bạn có thể thêm sữa trước khi dùng.

***

2. YẾN MẠCH ĂN SÁNG TRỘN BỘT QUẾ VÀ MẬT ONG

Quế, mật ong và táo đều có giá trị dưỡng nhan, tăng cường sức đề kháng. Ba nguyên liệu này thường được kết hợp trong các món ăn mùa thu của nước Mỹ, đậm hương vị đồng quê và ấm áp.

Nguyên liệu

Yến mạch cán (rolled oats) Sữa tươi. Có thể dùng sữa tươi hoặc sữa hạt không đường. Bột quế Siro lá phong (maple syrup) hoặc mật ong Táo và hạt (như hạt chia, óc chó, hồ đào, hạt dẻ) tuỳ thích

Thực hiện

1: Đun sôi sữa trong nồi cho đến khi sôi liu riu.

2: Thêm yến mạch, đảo đều cho đến khi hơi cạn sữa.

3: Rắc bột quế, thêm mật ong vào hỗn hợp. Gia giảm cho tùy thích với khẩu vị cá nhân.

4: Giảm nhỏ lửa. Nấu cho đến khi nào hỗn hợp dẻo quánh, yến mạch mềm hẳn.

5: Đổ ra chén. Trang trí với trái cây tươi và các loại hạt ưa thích. Đừng quên thêm hạt chia, giàu omega-3 thực vật cần thiết cho bữa ăn hàng ngày.

***

3. GRANOLA KHÔNG CẦN LÒ NƯỚNG

Granola là một loại ngũ cốc ăn sáng được nướng lên. Đây là công thức làm yến mạch ăn sáng giòn tan cho những người không thích vị nhão nhão của cháo yến mạch. Cân bằng hương vị ngọt của yến mạch nướng với sữa chua. Sau khi nướng yến mạch xong thì bảo quản trong lọ thủy tinh, dùng trong vòng một tuần.

Nguyên liệu

Yến mạch cán (rolled oats) Dầu dừa Các loại hạt ưa thích (óc chó, hạnh nhân, hồ đào, mắc-ca) Bột quế Mật ong hoặc siro lá phong (maple syrup) Muối Các loại trái cây khô hoặc mứt Sữa chua không đường. Ưu tiên loại sữa chua Hy Lạp vì có hàm lượng protein cao.

Thực hiện

1: Nướng yến mạch trên chảo khô. Dùng lửa nhỏ và đảo đều để tránh bị cháy yến mạch.

2: Khi yến mạch đã bắt đầu nâu vàng, thêm dầu dừa vào. Trộn đều để dầu dừa thấm đều khắp hỗn hợp yến mạch.

3: Dùng chày cối giã nhỏ các loại hạt muốn sử dụng. Sau đó đổ các loại hạt này vào chảo, nướng cùng với yến mạch và dầu dừa.

4: Thêm các loại trái cây khô hoặc mứt tuỳ thích. Châu Bùi cho rằng đây là cơ hội tốt để bạn dùng hết mớ mứt Tết còn đang nằm lăn lóc ở góc bếp.

5: Dùng cùng với sữa chua. Có thể thêm topping như trái cây khô, trái cây tươi và hạt chia.

Harper’s Bazaar Việt Nam

Làm Sao Để Chưng Yến Với Gừng Vừa Thơm Ngon Lại Bổ Dưỡng?

Làm sao để chưng yến với gừng vừa thơm ngon lại bổ dưỡng đảm bảo được thành phần cũng như hương vị là vấn đề được nhiều người quan tâm. Là loại thực phẩm lành tính, thường xuất hiện trong các yến tiệc của vua chúa, yến sào những năm gần đây đã gần gũi với người tiêu dùng Việt, trở thành thực phẩm chức năng chăm sóc sức khoẻ hiệu quả.

Nguyên liệu

Tổ yến sào đã sơ chế sạch lông và tạp chất 20g

Đường phèn 30g

Gừng tươi cắt sợi

Cách chế biến

– Bước 1: Ngâm tổ yến đã sơ chế vào 1 cái tô hay thố trong nước sạch trong 30 phút. Sau khi yến đã nở mềm, đổ nước bẩn cũ trong tô ra thay bằng nước mới. Nước này sẽ dùng để chưng yến nên cần dùng nước sạch. Mực nước trong thố ngập hết tai yến và không quá đầy phòng khi sôi yến bị trào.

– Bước 2: Bật bếp và chưng cách thuỷ yến, lúc đầu chỉnh to lửa đến khi sôi hạ nhỏ lửa và chưng trong khoảng 20 phút .

Tại sao nên chưng yến với gừng?

Gừng được xem là loại củ gia vị độc đáo có mùi thơm nhẹ, cay nồng, tính ấm. Trong y học cổ truyền gừng được áp dụng làm dược liệu rất hiệu quả. Khi kết hợp yến sào với gừng tươi không chỉ làm giảm bớt mùi tanh đặc trưng của yến mà còn đem lại hiệu quả chăm sóc sức khoẻ tuyệt vời.

Ngoài ra, gừng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến. Khi chưng yến với gừng bạn không mất nhiều thời gian mà vẫn có được món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Có thể tự chế biến thường xuyên để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Tổ yến có vị ngọt, tính bình, kết hợp với gừng vị cay nồng, tính ấm giúp người sử dụng không còn cảm thấy lạnh bụng hay khó khăn trong việc tiêu hoá. Đồng thời gừng cũng là nguyên liệu dẫn vị tốt, mang đến khả năng hấp thu dinh dưỡng cao cho hệ tiêu hoá nhiều đối tượng.