--- Bài mới hơn ---
Ăn Dặm Kiểu Nhật Bắt Đầu Khi Nào Là Tốt Nhất?
Các Mẹ Cần Lưu Ý Trước Khi Áp Dụng Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật
Cho Con Ăn Dặm Kiểu Nhật, Blw Hay Kiểu Truyền Thống?
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 10 Tháng Tuổi Cho Bé
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Theo Kiểu Nhật Con Tăng Cân Vù Vù
Bé yêu chào đời, 6 tháng đầu bé được ăn hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức, từ 6 tháng tuổi (độ tuổi khuyến nghị), bé sẽ bắt đầu giai đoạn mới: giai đoạn ăn dặm, bé bắt đầu được ăn những loại thực phẩm đầu tiên ngoài sữa. Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến được các mẹ ưa chuộng: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.
Ăn dặm tự chỉ huy ngày nay đã không còn là một phương pháp ăn dặm mới lạ, và rất được các mẹ và các bé yêu thích.
1. Thời điểm bắt đầu
Độ tuổi khuyến nghị bắt đầu ăn dặm cho bé là 6 tháng tuổi. Trước đó bé được ăn hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
2. Lợi ích của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
2.1. Uống sữa lâu, sức đề kháng tốt:
Dưới 1 tuổi, sữa vẫn là thực phẩm chính của trẻ, sữa là nguồn dinh dướng dễ hấp thụ nhất. Ở giai đoạn này bé chưa thể hấp thu được hoàn toàn dinh dưỡng từ thức ăn.
Vì vậy trẻ ăn dặm tự chỉ huy thường sẽ được giảm dần dần cữ sữa, và tiếp tục uống sữa nhiều và lâu hơn, nhờ đó bé có thể hấp thụ dinh dưỡng cả từ sữa và từ thức ăn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ có thức đề kháng tốt hơn.
2.2. Rất tự nhiên dùng bản năng tự cho mình ăn:
Bé được tự thử nghiệm và khám phá, đó là cách giúp bé học hỏi.
Bé ở giai đoạn này dùng tay và miệng để khám phá các đồ vật, vật thể, trong đó có cả đồ ăn. Bé sẽ khám phá đồ ăn theo nhịp độ riêng, lắng nghe bản năng để ăn khi đã sẵn sàng.
2.3.Rất hào hứng trong ăn uống, thái độ tích cực với đồ ăn:
Trải nghiệm từ ban đầu rất vui thú, lành mạnh thì sẽ giảm được vấn đề từ chối thức ăn. Bé luôn cảm thấy vui vẻ với mỗi bữa ăn của mình.
2.4.Khám phá thức ăn:
Học về hình dáng, mùi vị, hương vị, độ thô, mịn của thức ăn, các vị kết hợp với nhau thì như thế nào, tự khám phá hương vị mà mình ưa thích.
2.5. Học hỏi thế giới xung quanh:
Các bé luôn học hỏi, 1 trong đó là học hỏi qua đồ ăn.
Học cách cầm đồ mềm mà ko bóp nát, trơn mà ko rơi, học khái niệm ít nhiều, kích thước, hình dạng, trọng lượng, độ thô mịn. Vận dụng tất cả các giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác.
2.6. Học cách ăn an toàn:
Bé tự cầm thức ăn cảm nhận, đưa vào miệng, tự đánh giá mẩu thức ăn, dễ dàng nhai, đưa đẩy bằng lưỡi trong miệng, học cách xử lý thức ăn có hình dáng, độ thô khác nhau, giúp bé ít có nguy cơ bị nghẹn.
Giai đoạn đầu bé chưa quen sẽ có thể có tình trạng nghẹn, hóc, nhưng mẹ hãy yên tâm, bé sẽ tự biết rút kinh nghiệm, tự đưa ra đánh giá nên ăn với độ thô như thế nào để không gặp tình trạng hóc, nghẹn nữa.
2.7. Phát huy tiềm năng:
Phối hợp tay mắt: đánh giá độ thô mịn bằng mắt rồi quyết định lực cầm bằng tay. Kĩ năng nhai thức ăn thay vì chỉ nuốt chửng khi xay nhuyễn, phát triển cơ mặt.
Ở giai đoạn sau khi kĩ năng tay phát triển, bé có thể nâng cao khả năng vận động tinh, tập và sử dụng thành thạo thìa, nĩa.
Bé hứng thú khám phá ăn uống, tìm được niềm vui trong ăn uống, tự kết hợp ra hương vị yêu thích, giảm biếng ăn, kén ăn.
- Thưc đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6-8 tháng
- Thưc đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9-11 tháng
- Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé từ 12 tháng
2.9. Tin tưởng vào đồ ăn:
Bé vận dụng bản năng để quyết định món ăn mình thích, nên ăn, từ chối món bé không thích hay thấy không an toàn (quá xanh, ôi…), sẵn sàng nếm thử món mới, vì bé biết bé được quyền tự quyết định những gì mình sẽ ăn.
2.10. Kiểm soát cơn đói tốt:
Bé được tự quyết định sẽ ăn khi đói, sẽ dừng khi đã no, tránh được nguy cơ ăn quá nhiều. Bé sẽ nhận ra nếu bé không ăn thì sẽ bị đói, từ đó tự mình tập trung ăn, tránh được tình trạng ăn lâu, bỏ bữa.
2.11. Dinh dưỡng tốt:
Bé được tham gia bữa ăn của gia đình thường có xu hướng bắt chước ăn những gì người lớn ăn, bé thích khám phá đồ ăn, thường có xu hướng ít chọn các món ăn không có lợi cho sức khỏe.
2.12. Đỡ tốn thời gian, dễ dàng chế biến, chuẩn bị bữa ăn cho trẻ
Chế biến đồ ăn nhanh chóng cũng là 1 trong những ưu điểm lớn của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.
Mẹ hoàn toàn có thể nấu đồ ăn cho bé cùng đồ ăn của bố mẹ, lưu ý lấy riêng phần bé trước khi nêm gia vị. Không cần các công đoạn xay, băm cầu kì mất thời gian.
2.13. Bé được tham gia bữa ăn cùng gia đình:
Nâng cao sự gắn kết cho cả gia đình, bé có cơ hội được cùng tham gia bữa ăn, có thể nhìn bố mẹ, anh chị ăn để học hỏi.
Khi bạn để bé tự được quyết định, bé sẽ trở nên tự tin hơn vào khả năng và sự đánh giá của mình.
2.15. Ra ngoài ăn tiện lợi:
Với phương pháp ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ cần chuẩn bị sẵn đồ ăn cho bé trước khi đi ra ngoài.
Tuy nhiên với ăn dặm tự chỉ huy, khi gia đình đi chơi, đi du lịch, mẹ có thể cho bé cùng ăn với mình, chú ý chọn món không có hoặc có rất ít gia vị là được. Mẹ sẽ không cần lo lắng nhiều về việc ăn uống của trẻ khi đi chơi.
2.16. Rất hào hứng:
Mỗi bữa ăn không phải là trận chiến mà bố mẹ ông bà phải bày trò, lừa bé ăn từng miếng nữa. Bé được chủ động ăn, vui vẻ ăn.
3. Một số chú ý khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
3.1. Chú ý an toàn khi ăn
– Mẹ hãy chuẩn bị cho bé ghế ăn. Bé cần được ngồi nghiêm chỉnh trong ghế, ngồi thẳng lưng, đây sẽ là 1 bước giúp giảm tình trạng hóc, nghẹn cho trẻ.
– Hãy luôn luôn ngồi bên cạnh để mắt tới bé, can thiệp giúp bé khi cần.
3.2. Mẹ hãy học cách sơ cứu khi xảy ra tình trạng hóc ở trẻ
Trong phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, việc ăn phụ thuộc hoàn toàn vào nhịp điệu, quyền quyết định ở trẻ. Do đó có thể xảy ra tình trạng hóc, nghẹn thức ăn.
Mẹ hãy chú ý học cách sơ cứu khi xảy ra tình trạng hóc nghẹn, hỗ trợ bé khi cần. Nếu trẻ bị nghẹn và ọe ra miếng thức ăn những vẫn tiếp tục vui vẻ ăn tiếp thì hãy để bé tiếp tục ăn và không can thiệp.
3.3. Hãy tôn trọng trẻ
“Phương pháp Ăn dặm tự chỉ huy” ngay từ cái tên đã thể hiện được bé chính là chủ thể điều khiển và quyết định toàn bộ quá trình ăn.
Nếu bé ăn ít, bé không ăn món nào đó, thì hãy tôn trọng trẻ, vì đó là nhu cầu và quyết định của trẻ. Việc ép trẻ ăn về lâu dài có thể gây nên tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ, làm trẻ cảm thấy sợ việc ăn, không hứng thú với ăn uống.
Nếu bé gặp tình trạng chỉ chơi chứ không ăn, thì hãy áp dụng kỷ luật bàn ăn, giới hạn thời gian ăn mỗi bữa trong 30-40 phút ở giai đoạn nhận thức của bé đã phát triển (khoảng từ 10 tháng trở đi).
3.4. Luôn luôn thể hiện thái độ vui vẻ với trẻ
Giai đoạn đầu khi mới bắt đầu ăn, bé sẽ làm rơi vãi, bừa bộn, ăn được ít. Mẹ có thể lo lắng vì lượng thức ăn bé nạp vào quá ít. Nhưng hãy luôn thể hiện thái độ tích cực vui vẻ với bé, tránh gây áp lực cho bé.
--- Bài cũ hơn ---
Ăn Dặm Tự Chỉ Huy Là Gì?
Có Thể Kết Hợp Cho Bé Ăn Dặm Tự Chỉ Huy Và Ăn Dặm Kiểu Nhật Hay Không?
Tổng Hợp Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Sau 1 Tuổi
Chia Sẻ Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Kết Hợp Truyền Thống
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Kết Hợp Blw Đơn Giản, Đủ Dinh Dưỡng Cho Bé