Top 10 # Xem Nhiều Nhất Món Móng Giò Nấu Măng Khô Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Nấu Canh Măng Khô Giò Heo Ngon

Canh măng khô hầm xương là món ăn rất phổ biến trong những mâm cơm ngày tết.

Nguyên liệu làm món canh măng khô giò heo đơn giản

Măng khô: 300 gram.

1 móng giò, 2 khúc sườn vai.

Hành khô, hành tươi, dầu ăn, gia vị, mì chính, nước mắm.

Cách làm canh măng khô với giò heo ngày Tết

Bước 1: Bạn lấy măng khô cho ngâm nước trong 3 ngày và mỗi ngày đều phải thay nước mới. Ngày cuối cùng lấy măng ra và ngâm tiếp vào trong nước gạo từ 3 – 4 giờ.

Bước 2: Lấy măng đã ngâm ra và đem luộc cho tới khi chín. Sau đó, bạn vớt măng ra rồi xé nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Bước 3: Bạn ướp măng với ½ thìa gia vị, ½ thìa mì chính, trộn đều và để trong 30 phút cho măng ngấm gia vị.

Bước 4: Bạn cho măng vào chảo xào với hành khô và dầu phi thơm đến khi măng săn lại.

Bước 5: Bạn tiến hành chặt nhỏ móng giò và xương sườn đem bỏ vào nồi nước sôi để rửa xương. Sau đó, bạn vớt giò ra và đem rửa dưới vòi nước lạnh cho hết vụn xương. Tiếp đến, bạn cho giò vào nồi và thêm chút gia vị xào thơm.

Bước 6: Bạn đổ nước ngập thịt, vặn lửa nhỏ và hầm cho đến khi mềm xương, sau bạn đổ lượng măng vừa xào vào nồi thịt và đun sôi thêm 10 – 15 phút. Bạn cũng nên nêm thêm một thìa mắm vào cho món canh thêm ngon.

Bước 7: Đến lúc này thì coi như món canh măng của bạn đã được nấu xong. Bạn múc canh ra bát và cho thêm hành lên trên để tăng thêm độ thẩm mỹ cho món ăn.

Món canh măng khô móng giò có độ thơm, ngọt, và hơi beo béo. Măng có độ mềm vừa phải, không dai, khô hay bị cứng. Móng giò béo ngọt nhưng không hề ngấy

Canh măng là món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết. Vì nấu món ăn này khá kỳ công nên bạn có thể nấu nhiều, để trong nồi cất tủ lạnh và lấy ra ăn dần. Như vậy là bạn đã có sẵn một nồi canh măng thơm ngon sẵn dùng cho 3 ngày Tết rồi.

Với món măng khô hầm xương này bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là có thể nấu một món ngon cho ngày Tết để mọi người cùng được thưởng thức.

Bí Quyết Làm Món Măng Khô Hầm Chân Giò Trong Veo, Thơm Nức

Món măng khô hầm chân giò cũng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình bởi nguyên liệu gần gũi và cách nấu không quá khó. Món ăn giản dị này có mùi thơm của măng khô kết hợp với vị béo ngậy của chân giò tạo nên hương vị đặc trưng.

Ngâm măng và luộc thật kỹ.

Nguyên liệu làm món măng khô hầm chân giò:

– Măng nứa hương: 250gr

– Móng giò: 2 cái chặt vừa miếng (nếu bạn thích ăn thịt thì mua 1 móng giò và 300gr thịt chân giò )

– Sườn: 400gr chặt vừa ăn

– Mộc nhĩ: 15gr ngâm mềm rửa sạch bỏ gốc, cắt miếng vừa ăn

– Nấm hương: 10gr ngâm mềm cắt bỏ chân rửa sạch

– Hành khô: 2 củ

– Nước mắm ngon: 3 thìa

– Hành tươi, rau mùi

– Muối hạt

Cách nấu măng khô hầm chân giò:

– Món ăn này quan trọng nhất là khâu làm sạch măng. Ngâm trước khi luộc 2 ngày, thay nước và rửa măng 3 lần/ngày sau đó cho vào nồi to luộc nhiều nước.

– Luộc sôi để 10 phút thì đổ ra rổ xả kĩ hết nước vàng (làm 5,6 lần cho đến khi xả thấy nước trong là được). Xóc qua măng với chút nước mắm và muối cho ngấm.

– Đun nồi nước cho vào 1 thìa canh muối, nước sôi cho sườn chần trước, sau đó là chần móng giò bỏ ra rửa thật sạch sườn và móng (chú ý: cạo thật sạch lông và màng ở kẽ móng …)

– Cho sườn và móng vào nồi áp suất cùng hành bóc sạch vỏ, nước mắm, 1 thìa canh muối, 1,5 lít nước. Đặt lên bếp sôi 10 phút, để 15 phút cho nồi xả hết hơi. Mở nắp cho măng vào đun sôi tiếp 15 phút, canh nồi xả hết hơi thì mở ra cho mộc nhĩ nấm hương vào đun sôi lại là được.

– Nấu kiểu truyền thống phải đun 4-5 tiếng mới được 1 nồi măng thì hầm nồi áp suất là một lựa chọn thông minh. Nước hầm trong, măng ngấm gia vị và nước thịt nên rất đậm đà.

Măng khô hầm chân giò thơm nức không thể thiếu trong mân cỗ Tết.

Với lượng măng và móng, sườn trên có thể múc được 4 bát như hình.

Lưu ý khi làm măng khô hầm chân giò:

Với món măng hầm chân giò và sườn này, nước ninh xương đã rất béo rồi nên không cần phải xào qua măng, sẽ dư thừa lượng dầu mỡ và nước canh bị đục.

Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.

Lọ dưa hành muối sẽ giúp chống ngấy những bữa ăn ngày tết với nhiều thịt và đồ nếp.

Món chân giò ngâm sả ớt là món ăn ngày Tết ưa thích, chinh phục mọi người bằng vị đậm đà chua ngọt, chống ngán.

Theo Dân Việt

Măng Khô Làm Món Gì Ngon? Cách Sơ Chế Măng Khô?

Măng khô làm như thế nào? Cách chọn mua măng khô không hóa chất

Măng khô được làm như thế nào?

Với vị dai, ngọt thanh đậm đà, măng khô luôn cuốn hút mọi thực khách. Tuy nhiên, để biết chính xác khâu chế biến để măng tươi trở thành măng khô thì không phải ai cũng biết.

Măng tươi được chế biến thành măng khô không chỉ là để bảo quản mà còn chế biến những món ăn mới. Măng tươi đầu tiên sẽ được tách bỏ lớp vỏ ngoài. Rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già và thái mỏng khoảng 0.3 – 0.5 mm.

Luộc thật kĩ, khi nào thấy măng mềm, vàng nhạt là được. Sau đó vớt ra, để qua đêm đảm bảo cho măng thật ráo.Cuối cùng là đem phơi. Măng được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nếu nắng tốt thì 3 ngày là măng khô không thì mất 5 -7 ngày. Công đoạn này đòi hỏi sự tinh ý của người phơi, phải canh nắng để trở, cho măng khô đều. Một trong những khâu quyết định đến vị, độ giai của măng khô sau thành phẩm.

Lưu ý: Trong quá trình phơi tuyệt đối không để dính nước mưa.

Cách chọn măng không tẩm hóa chất

Măng khô thường được được mua sẵn bởi không phải măng khô tự làm đều ngon như ở các vùng miền cao như Điện Biên, Sơn La, các vùng Tây Bắc. Vì vậy, phương án chọn mua măng khô là phương án tốt nhất.

Một tình trạng đáng báo động trong dịp Tết này khi nhu cầu măng khô tăng cao, trong khi mùa đông, rất ít có nắng để phơi khô măng tự nhiên, nhiều người đã tẩm hóa chất để măng nhanh khô, màu đẹp và không bị mốc. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Măng khô ngon có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Trong khi đó, măng khô tẩm hóa chất có màu sắc quá bóng loáng hoặc quá xỉ màu.

Nếu như măng khô sạch có mùi hương đặc trưng thì măng tẩm hóa chất có mùi hắc.

Tuyệt đối không mua măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc, măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được. Măng khô ngon nữa là bề thịt rộng dày, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được.

Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Và nhớ xem hạn sử dụng khi mua.

Măng khô trước khi ngâm nước nên được rửa sạch. Trong quá trình ngâm, măng sẽ tiết ra nước màu vàng, bạn cần phải thường xuyên thay nước và rửa lại măng để loại bỏ những hợp chất gây đắng. Thời gian ngâm măng ít nhất 5- 6h.

Một mẹo nhỏ giúp rút ngắn thời gian là bạn có thể ngâm măng khô bằng nước vo gạo, cách này vừa giúp măng nhanh nở vừa sạch và mềm hơn.

Măng khô sau khi ngâm mềm cần phải được rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi. Mở vung để khí độc bay ra ngoài. Khi nước sôi, tiếp tục nấu nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Trong quá trình nấu, nếu nước trong nồi cạn thì cần cho thêm nước để măng luôn ngập trong nước.

Sau khi nấu xong cần đổ măng ra rổ và tiếp tục rửa cho hết nước màu vàng đậm. Rồi lại tiếp tục cho măng vào nấu thêm vài lần cho đến khi chín mềm.Sau khi măng đã mềm, đổ ra rổ, rửa sạch lại với nước rồi để ráo. Sau đó cắt bỏ phần măng già và tước nhỏ hoặc thái miếng để chế biến các món ăn.

Món ngon từ măng khô có rất nhiều, nếu chỉ biết nấu món canh măng với xương thì thật thiếu xót.

Măng khô xé sợi xào thập cẩm

Nếu có hỏi măng khô xé sợi làm món gì thì đây chắc chắn sẽ là món xào ngon dễ làm. Ngày Tết món này vừa dễ ăn và lại không bị ngấy.

Nguyên liệu cho món này rất đơn giản gồm: Măng khô xé sợi, mộc nhĩ, nấm hương, miến dong, cà rốt, giò nạc và thêm ít thịt luộc xé nhỏ.

Bạn phi thơm hành mỡ cho măng vào xào rồi tiếp đến cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào cùng. Sau khoảng 5 phút bạn cho miến dong, cà rốt vào xào cùng. Cuối cùng bạn cho giò lụa thái sợ và thịt luộc xé vào xào cùng. Nhớ nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn bày ra đĩa và thêm chút rau mùi cho hấp dẫn.

Măng khô làm món gì ngon? – Măng khô kho thịt

Món măng khô xào đậu hũ, với nguyên liệu chính măng khô kết hợp với một nguyên liệu chay quen thuộc như đậu hũ sẽ là một món xào chay dễ ăn, lạ miệng và cũng không kém phần hấp dẫn.

Măng khô xào đậu hũ chính là một gợi ý không tồi dành cho gia đình bạn vào ngày Tết quá ngấy với giò tai, thịt mỡ. Vừa dễ làm mà lại dễ ăn. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn ngon cho ngày Tết.

Cách Nấu Bún Mọc Móng Giò No Bụng, Ngon Miệng Hấp Dẫn

Cách nấu bún mọc móng giò với chân giò, dọc mùng không chỉ hấp dẫn, ngon miệng mà còn giúp bạn khởi đầu ngày mới với đầy đủ năng lượng cần thiết. Để nấu chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước làm của kênh cẩm nang chúng tôi như sau.

Nguyên liệu nấu bún mọc móng giò

Chân giò (cả thịt cả móng): 0,8 – 1 kg

Giò sống: 200 gram

Cà chua: 3 quả

Bún rối: 700 gram

Mộc nhĩ: 3 – 4 cái

Dọc mùng: 2 cây

Nguyên liệu khác: hành tím (1 củ), hành tươi, rau thơm, me chua (1 quả)

Gia vị cần có: Dấm, bột nêm, bột canh, mì chính, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn…

Cách nấu bún mọc móng giò

Bước 1: Chuẩn bị chân giò

Rửa sạch chân giò rồi chặt đôi là hai phần thịt và sú. Phần thịt chân giò, bạn dùng dao lọc và rút xương khỏi thịt. Rút xương xong, dùng chỉ thực phẩm bó chân giò lại thành miếng thịt tròn – dài.

Phần sú giò, bạn đem rửa kỹ, đập bỏ phần móng cho long hẳn ra ngoài. Làm xong, rửa kỹ sú giò với nước muối pha loãng và một chút dấm để loại bỏ mùi hôi. Cuối cùng, bạn chặt chân giò và xương rút ở thịt thành các miếng vừa ăn.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Mộc nhĩ: Đem ngâm nở rồi rửa sạch lớp bột trắng bám ở các tai. Cắt bỏ chân mộc nhĩ sau đó thái sợi rồi băm thật nhỏ.

Giò sống: Trộn đều với mộc nhĩ đã băm + ½ thìa cafe hạt tiêu + ½ thìa cafe hạt nêm. Phết kỹ để các nguyên liệu được quện và giò mịn. Làm xong, bạn viên giò thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.

Bún rối: Đun một nồi nước sôi sau đó cho bún vào chần. Chần bún xong, bạn vớt bún ra rổ sạch và vẩy cho tới khi bún ráo nước. Để riêng bún đã chần ra đĩa.

Các loại rau khác: Cà chua đem rửa sạch rồi bổ múi cau. Hành tươi nhặt bỏ bẹ úa, cắt rễ rồi thái nhỏ. Hành tím đập dập băm nhỏ. Rau thơm rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ trứng, sâu.

Dọc mùng: Tước bỏ lớp vỏ xanh thẫm bên ngoài. Tước đến đâu, bạn thái vát thành khúc dài từ 5 – 7 cm rồi ngâm vào chậu nước muối loãng. Tiếp đến, đun sôi khoảng 300 ml nước lọc có pha chút muối. Nước sôi, thả dọc mùng vào chần khoảng 2 – 3 phút cho chín rồi nhanh chóng vớt ra, để ráo.

Bước 3: Nấu nước dùng bún mọc

Cho sú giò và xương vào nồi và đổ chừng 2 lít nước. Bắc nồi lên bếp và ninh sú với ngọn lửa vừa phải. Khi ninh, bạn thường xuyên hớt bọt để nước được trong. Ninh sú giò trong thời gian từ 30 – 45 phút.

Khi nồi nước xương bắt đầu sôi, bạn thả phần thịt chân giò vào luộc cùng. Thịt chân giò chín, nhanh chóng vớt ra và nhúng vào tô nước lạnh để thịt được trắng, ngon hơn. Cuối cùng chờ cho thịt nguội, bạn thái thịt thành các lát mỏng.

Phi thơm hành khô cùng 1 – 2 thìa cafe dầu ăn. Khi hành khô đã thơm vàng, cho tiếp cà chua vào xào chung rồi đến me đã cạo vỏ. Chờ cho tới khi nước dùng được, bạn trút toàn bộ hỗn hợp này vào nồi nước dùng.

Đun sôi trở lại nồi nước dùng. Nước sôi, thả các viên mọc đã viên vào nồi. Đun nồi nước dùng cho tới khi các viên mọc bắt đầu nổi lên trên mặt nước tức là mọc đã chín, nước dùng của bạn đã được. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Thưởng thức bún mọc

Gắp một lượng bún vừa phải ra tô. Bày lên trên bát bún hành lá + thịt chân giò + dọc mùng. Tiếp theo, bạn múc vừa phải mọc + sú rồi chế nước dùng vào bát.

Thưởng thức bún mọc chân giò, bạn có thể ăn kèm với tương ớt, mắm tôm, các loại rau thơm, rau sống… để làm tăng mùi vị. Bún mọc chân giò nên được thưởng thức nóng hổi, nếu để nguội sẽ không còn ngon nữa.