Top 8 # Xem Nhiều Nhất Món Nấu Cỗ Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Đám Giỗ Nấu Món Gì? Nấu Cỗ 29

“Uống nước nhớ nguồn” là một nét đẹp văn hóa đáng tự hào của người dân Việt Nam. Cho nên, đám giỗ là dịp để tưởng nhớ người đã mất, là việc trọng đại trong mỗi gia đình. Mỗi khi gần tới ngày đám giỗ thì những người phụ nữ trong gia đình lại đau đầu vì suy nghĩ nên nấu món gì cho sang trọng, ngon miệng và nhất là không quá tốn kém. Trong bài viết hôm nay sẽ gợi ý cho bạn biết đám giỗ nấu món gì để bạn có được mâm cỗ ngon thiết đãi mọi người.

Đám giỗ nấu món gì? Nem rán là một món ăn truyền thống của người Bắc, xuất hiện khá thường xuyên trong các mâm cỗ. Món này được chế biến từ các nguyên liệu như thịt xay, mộc nhĩ, khoai môn, cà rốt… hòa trộn cùng với gia vị, sau cùng là được gói ghém cẩn thận và mang đi chiên giòn.

Trong mâm cỗ giỗ phải có món canh, phổ biến là canh măng, canh khoai. Bạn có thể đổi mới bằng canh gà hạt sen, là món dễ nấu và giàu dinh dưỡng. Bạn chỉ cần chuẩn bị hạt sen, ngâm đến khi mềm rồi cho nó vào nồi nước ninh gà. Món canh này có vị thanh mát, ăn vào mùa hè thì càng tuyệt.

Thay vì luộc, bạn nên thêm chút thời gian để chuyển sang món nướng. Từ các nguyên liệu như gà, heo, bò, hải sản bạn đều có thể nướng với mật ong, sốt mayonnaise, thậm chí là muối ớt. Đảm bảo các thực khách của bạn sẽ thích, nhất là thực khách “nhí”.

Đám giỗ nấu món gì? Theo như người xưa thì xôi là linh hồn của những buổi tiệc tại Bắc. Có rất nhiều loại xôi được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên như xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi đậu phộng. Mỗi loại đều mang một màu sắc và hương vị riêng.

Đây là món cuối cùng của buổi tiệc. Nếu bạn thích đơn giản thì có thể chọn trái cây theo mùa. Bạn có thể thêm chút cầu kỳ cho món tráng miệng bằng những món: chè, bánh flan, rau câu trái cây, sữa chua trái cây.

7. Dịch vụ nấu cỗ tại nhà – Giải pháp cho người bận rộn

Chuẩn bị được một mâm cỗ đám giỗ không hề đơn giản, tốn kém rất nhiều thời gian còn chưa kể đến bạn phải là người nấu ăn ngon nữa, chính vì thế sự ra đời của dịch vụ nấu cỗ tại nhà như một sự tất yếu.

Có nhiều người nghĩ rằng 1 mâm cỗ giỗ sẽ bằng với giá 1 mâm cỗ cưới nên họ còn ngần ngại không dám thuê nấu. Thực tế thì 1 mâm cỗ cưới giá bao nhiêu hay giá mâm cỗ giỗ sẽ tùy thuộc vào món ăn mà bạn đặt.

Nhiều người chê giá 1 mâm cỗ cưới ở Hà Nội khá mắc nhưng thật sự thì không phải thế. Nếu bạn tự nấu tại nhà và tính thêm các chi phí như gia vị, tiền xăng đi lại, tiền thuê người phụ thì chi phí 1 mâm cỗ cưới ở Hà Nội của dịch vụ là không cao. Không chỉ tiết kiệm chi phí mà thuê dịch vụ còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều, với những thợ đầu bếp chuyên nghiệp chắc chắn sẽ nấu ra những món ăn ngon làm hài lòng thực khách của gia đình bạn.

Nấu Cỗ Tại Nhà Ngon Bổ Rẻ

Thay vì tự nấu cỗ như trước đây, nhiều đám cưới ở Hà Nội đã chọn dịch vụ nấu cỗ thuê với giá cả khá phù hợp, tiện lợi và gọn gàng…

Cũng như đám cưới của cậu con cả cách đây hơn 1 năm, đám cưới lần này của cậu con trai thứ 2, cô Nguyễn Thị Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chọn dịch vụ nấu cỗ thuê tại nhà để tiết kiệm thời gian và đỡ phải nhờ vả họ hàng ở quê lên.

“Họ hàng chủ yếu ở quê cả mà nhà cũng chật chội nên đứa lớn mấy cô cùng xóm bảo nên thuê nấu cỗ, thấy giá cả phải chăng, tiện hơn, chu đáo mà cỗ ăn ngon. Mình cũng có nhiều thời gian lo cho đám cưới chu toàn nên đứa thứ 2 này, cô chú tiếp tục thuê nấu luôn”, cô Hoa cho biết.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện dịch vụ nấu cỗ thuê đang bắt đầu phát triển mạnh vào mùa cưới, với lượng khách đến đặt khá đông. Để đặt cỗ dưới 10 mâm thì bạn chỉ cần đặt trước vài ba ngày, nếu đặt từ vài chục hay cả trăm mâm thì đặt trước từ 10 – 15 ngày, vào những tháng cao điểm của mùa cưới thì có khi phải đặt trước cả tháng. Tuy chỉ là hợp đồng miệng nhưng các gia đình cũng phải đặt cọc trước từ 20 – 30% giá trị của cỗ.

Dịch vụ nấu cỗ thuê đang được nhiều cặp đôi lựa chọn…

Cô Vân, chủ một cơ sở nấu cỗ thuê trên đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, vào những ngày cao điểm, lượng đặt hàng của các đám cưới cao nên chuyện phải đặt trước từ một đến vài tháng là bình thường.”Như mùa cưới năm trước nhiều khách đặt mà người làm thì ít, chỉ phục vụ được có 2 đám to vào trưa và tối nên có nhiều gia đình đặt cỗ với số lượng lớn về sau này chúng tôi cũng không dám nhận nữa”, cô Vân cho hay.

Cũng theo cô Vân, với các đám đặt nhiều cỗ thì việc vận chuyển, rửa bát đĩa được miễn phí còn với các đám ít từ 2 – 5 mâm thì chủ nhà phải trả thêm phí vận chuyển, rửa bát.

Giá của các mâm cỗ đặt kiểu này ở thời điểm hiện tại đang phổ biến ở mức từ 900 ngàn đến 1,5 triệu đồng/mâm. Tuy nhiên mức giá này vẫn còn phải tùy theo số lượng mâm, số lượng món trên thực đơn, đồ uống, địa chỉ nhà chủ.

Theo cô Thao, chủ một cơ sở nấu cỗ thuê ở Hà Đông, thì thông thường các mâm cỗ hiện có từ 9 – 11 món chính, chưa bao gồm đồ uống và hoa quả tráng miệng. Một số món như gà hấp, tôm, cá, các món hầm sẽ được chế biến trước ở nhà sau đó mới chuyển đến nhà chủ:

“Tất cả đều được rửa sạch sẽ ở nhà. Chỉ một số món cần phải làm trước thì sẽ làm trước thôi còn đa phần là mang đến đấy chế biến, nấu nướng. Tùy theo diện tích nhà chủ, nếu có chỗ rộng rãi thì chúng tôi sẽ mang bếp gas đến để đun nấu lại, đảm bảo đồ ăn lúc nào cũng nóng sốt cả, còn nhà nào mà chật quá thì phải nấu tất ở nhà”.

Giá một mâm cỗ gồm nửa con gà ta hấp lá chanh, tôm chiên loại 12 con/đĩa, cá diêu hồng chiên giòn, bò hầm bánh bao, nộm su hào bò khô, rau cải xào nấm hương, canh bóng hoặc canh măng, xôi, ngô chiên bơ, cơm gạo tám… có giá khoảng 1 – 1,1 triệu/ mâm. So với việc tự mua nguyên liệu về nấu cỗ lấy thì mức giá này đắt hơn khoảng 20 – 30%.

Một mâm cỗ cưới đơn giản được đặt.

Tuy nhiên, theo nhiều người có kinh nghiệm cho biết, để tự nấu được cỗ thì gia đình phải có nhiều thời gian, tốn nhiều người làm và diện tích phải rộng. Trong khi đó, mâm cỗ thuê nấu cũng rất đầy đặn và so với đặt ở nhà hàng, khách sạn thì mức giá này chỉ rẻ bằng 40 – 50%.

Không những vậy, khi tổ chức ăn uống, các cơ sở nấu cỗ thuê đều có sẵn đội ngũ bê cỗ, thu dọn và rửa bát đũa nên chủ nhà rất “thảnh thơi” lo chuyện đón tiếp khách.

“Thực ra mà nói thì giá cũng có đắt hơn nhưng mà chỉ đôi chút thôi còn mình làm thì cũng còn mất công, mất việc, chả hơn là mấy đâu. Đặt thế này mâm cỗ đầy đặn mà người ta cũng nấu đảm bảo thức ăn nóng sốt nên mình cũng yên tâm”, cô Yến, vừa chọn đặt cỗ cưới cho cô con gái thứ 2 ở Hà Cầu (Q. Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Còn chú Cương, ở Từ Liêm (Hà Nội) cũng vừa tổ chức đám cưới cho cậu con trai đầu và sử dụng dịch vụ nấu cỗ thuê thì cho rằng: “Trước làm đám cưới là cả nhà, cả họ nhốn nháo hết cả lên vì chuyện làm cỗ, mất việc, mất công chạy đi, chạy lại còn giờ dùng dịch vụ nấu cỗ này tiện hơn bao nhiêu. Sáng chỉ việc ra kiểm tra một chút đến trưa khách đến là cứ thế mình tiếp khách, mời khách vào thôi còn mọi thứ từ bê cỗ, dọn cỗ, dọn dẹp, rửa bát đĩa là họ làm tất cả. Tiền tuy hơi cao một chút nhưng cũng đâu vào đấy cả thôi”.

Kinh nghiệm đặt cỗ cho đám cưới đảm bảo chất lượng

Cỗ đám cưới thường đông người đến dự nên khi đặt cỗ vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Theo cô Tuyết (Từ Liêm, Hà Nội), người đã có kinh nghiệm đặt cỗ cho 3 người con trai và gái thì yếu tố quan trọng nhất trong đặt cỗ là phải biết rõ về cơ sở nấu cỗ đó như thế nào và xem xét chất lượng thực phẩm, cách họ chế biến thực phẩm.

“Cỗ đám cưới thường có đông người đến dự vì vậy đảm bảo chất lượng, sạch sẽ là điều quan trọng nhất. Vì vậy khi đặt cỗ nên tham khảo ý kiến của bạn bè đã từng sử dụng dịch vụ này của cơ sở nào an toàn thì đặt chứ không nên đặt bừa. Thêm nữa là mình cũng nên giám sát, xem xét chỗ làm, cách họ nấu nướng ngay tại đám cỗ nhà mình. Chỉ có mắt thấy thì mới dám đảm bảo được”, cô Tuyết chia sẻ.

Cần lưu tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi đặt cỗ thuê.

Cô Nhàn (Cầu Giấy, Hà Nội) vừa cưới cho cô con gái lớn và sử dụng dịch vụ nấu cỗ thuê thì cho rằng, cô chọn được cơ sở nấu cỗ đảm bảo chính là nhờ những lần đi ăn cỗ cưới.

“Tôi đặt cỗ này là từ chính những lần mình đi ăn cỗ các nhà mà họ cũng sử dụng dịch vụ nấu cỗ thuê này. Mình đi ăn, mình trực tiếp nếm rồi đảo qua chỗ họ làm là có thể biết ngay được là có đảm bảo không và từ đó mình có thể yên tâm để đặt cho gia đình nhà mình khi có việc”, cô Nhàn bảo.

Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc

Tết là dịp để con cháu trong gia đình sum họp đầy đủ, hội tụ, vây quần bên nhau. Vào những ngày này, chúng ta thường thấy những mâm cỗ được bày biện rất công phu, linh đình với những món ăn mang đậm tính chất vùng miền. Đối với miền Bắc, đây là nơi quy tụ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam và cũng là nơi có nhiều món ăn đặc biệt. Tết ở đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đậm chất Bắc mà không nơi nào có được như ở nơi này. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc mà không thể thiếu mỗi dịp xuân về.

Những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc đậm đà chất xuân

1. Bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh xuất hiện từ rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực dân tộc Việt Nam, đây là món bánh tượng trưng cho tinh hoa của đất trời. Bánh chưng được làm ra từ chính đôi bàn tay khéo léo của con người bằng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có. Một chiếc bánh chưng thơm phức, hấp dẫn là món không thể thiếu trong mâm cỗ vào mỗi dịp tết của người Bắc.

Xôi gấc được làm từ những hạt nếp mềm dẻo hòa cùng hương vị của quả gấc chín đỏ rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn nên xôi gấc trở thành một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Bắc. Đây là một món ăn vừa bổ dưỡng vừa đem lại may mắn cho gia đình vì thế tết năm nào cũng được nhà nhà chế biến và bày biện trong mâm cỗ, trong những bữa cơm đầm ấm bên gia đình.

3. Thịt nấu đông

Đây là một món ăn quen thuộc của miền Bắc mỗi độ xuân về. Món thịt nấu đông được chế biến với nguyên liệu chính là thịt heo, người ta thường sử dụng chân giò heo hoặc có nhiều nơi biến tấu sử dụng thịt gà hay thịt bò. Người ta sẽ trộn mộc nhĩ, tiêu và bị lợn vào chung với giò heo đã được luộc nhừ sau đó để tủ lạnh cho đông lại.

Đây là món ăn đặc trưng vào mùa đông ở ngoài Bắc, khi thưởng thức món ăn này cùng với thời tiết se lạnh thì cảm giác sẽ thật tuyệt, khó có thể diễn tả được, đậm chất Bắc.

Canh măng là món ăn đặc trưng của miền Bắc và được nấu nhiều vào những ngày tết nguyên đán để bày biện trên các mâm cỗ trong bữa cơm gia đình sum họp. Vào những ngày này, các gia đình sẽ sum vầy bên mâm cỗ cùng bát canh măng thơm lừng, béo ngậy được nấu từ măng khô với xương sườn hoặc móng giò. Bạn có thể nấu kèm với miếng hoặc lưỡi lợn tạo ra một món canh măng nóng hổi vô cùng hấp dẫn, mùi măng thoang thoảng không thể cưỡng lại được.

5. Canh bóng thả

Canh bóng thả là một món ăn đặc trưng của người Hà Nội ngày xưa, mặc dù hiện nay món này ít xuất hiện nhưng vào những dịp tết nguyên đán thì chúng ta sẽ thấy món này trên những mâm cỗ được bày trí bắt mắt ở những gia đình truyền thống. Sở dĩ hiện nay món canh bóng ít được xuất hiện là vì để thực hiện được món này đòi hỏi phải cầu kỳ và tỉ mỉ, đặc biệt đòi hỏi người ăn cũng phải biết cách thưởng thức món ăn mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn này.

Món canh bóng này được làm từ bì lợn đem nướng phồng lên như những chiếc bong bóng để thả trên mặt canh. Bóng dẻo, dai, mềm mượt hòa quyện cùng các nguyên liệu khác làm người ăn khi dùng chỉ muốn ăn thêm.

6. Hành tím ngâm chua ngọt

Đây là một món ăn đặc trưng của người Bắc không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền. Món ăn này nhìn bên ngoài tuy rất đơn giản nhưng khi ăn bạn sẽ cảm nhận được một hương vị vô cùng đặc sắc, khó tả. Để có thể chế biến được món ăn này thì cực kỳ đơn giản, tuy nhiên để làm cho hành giòn ngọt mà không bị hăng thì cũng là cả một trời nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Món hành tím ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với những món ăn tết để chống ngán.

Gà luộc có thể nói là một món không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt nói chung và người Bắc nói riêng. Để có được những miếng thịt gà ngon dai người ta chọn gà vườn (gà ta) để cúng kiến và chế biến món ăn. Khi cúng gà luộc, có thể đê nguyên con hoặc chặt xếp ra dĩa. Gà luộc là một món ăn quen thuộc và có lẽ bạn không thể nào quên được vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt khiến cho người ăn không bao giờ cảm thấy ngán với món ăn đơn giản mà hấp dẫn này.

Chè kho là một món ăn quen thuộc của người Bắc đặc biệt trong những ngày tết. Cách nấu món này rất đơn giản mà lại cho ra thành phẩm rất ngon. Khi thưởng thức món này, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị thơm lừng của đỗ xanh, thoang thoảng mùi thơm của hương hoa bưởi vừa mát vừa mềm mịn.

Đây là những món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc. Mỗi vùng miền có một quan niệm và thực phẩm riêng đặc thù của nơi đó. Nếu bạn từ Nam ra Bắc và thưởng thức những món ăn trước giờ mình chưa từng được ăn thì chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút bởi những đặc sản đặc trưng của nơi đó mang lại. Tết là lúc chúng ta có cơ hội sum họp với gia đình và vây quần bên mâm cỗ với những món ăn mà chỉ có về nhà nơi xứ mình mới có thì còn gì tuyệt hơn thế nữa.

Dịch Vụ Nấu Cỗ Tại Nhà Ở An Dương Hải Phòng Làm 15 Mâm Cỗ ~ Nấu Cỗ Tại Nhà Ở Hải Phòng

Ngày 25/08/2019 chúng tôi phục vụ tiệc liên hoan mừng sinh nhật cho nhà chị Hà với số lượng 15 mâm mừng bé Nhật Linh đầy tháng. Cảm ơn chị và gia đình đã tin tưởng nấu cỗ ở an dương hải phòng của Tiệc Hưng Thịnh cho bữa tiệc liên hoan của gia đinh

Ảnh; Tiệc liên hoan 15 mâm tại nhà chị Hà – Hải Phòng

Tiệc Hưng Thịnh là địa chỉ nhận Nấu Cỗ tại nhà ở Hải Phòng nói riêng và ở Hà Nội cùng các tỉnh thành miền bắc nói chung được khách hàng tin tưởng yêu mến sử dụng. Với hệ thống cơ sở lớn mạnh cùng đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp đã chiếm được thiện cảm của đông đảo khách hàng

Thông tin khách hàng đặt tiệc:

Thời gian: 18h00, 25/08/2019

Địa chỉ: Xã Đại Bản, huyện An Dương, Tp.Hải Phòng

Huyện An Dương giáp với tỉnh Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp với huyện An Lão ở phía Tây Nam, giáp với quận Kiến An ở phía Nam, huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam.

Huyện An Dương là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Từ đời Lê về trước, huyện có 7 người đỗ đại khoa. Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá như: đình Tràng Duệ, đình Dụ Nghĩa, đình Hà Đậu, chùa Vân Tra, đình Tri Yếu, đình Đồng Dụ, đình Nhu Thượng, đình Vĩnh Khê….

Từ xa xưa huyện An Dương đã có tên trong cuốn lịch sử địa lý đầu tiên của nước ta. Thời đó huyện có 63 xã, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Ngày 11/9/1887, thực dân Pháp lập ra tỉnh Hải Phòng bao gồm 3 huyện Nghi Dương, An Lão và An Dương. Huyện An Dương bị thu hẹp lại với diện tích 11.245 ha.

Ảnh: Khu vực tổ chức tiệc liên hoan

Huyện An Dương cho biết, thực hiện Phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ 3 năm trở lại đây, mỗi khi kết thúc các đợt huấn luyện, lực lượng vũ trang huyện đều tổ chức ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, trong đó tập trung vào những nơi công cộng, như trường học, nghĩa trang liệt sĩ, nhà văn hóa thôn, các tuyến đường, sông ngòi và trồng cây xanh, trồng hoa ở một số tuyến đường, khu dân cư và dịch vụ nấu cỗ ở an dương tích cực tham gia cũng như đóng góp cho sự phát triển chung trong huyện

Một số hình ảnh trong buổi tiệc liên hoan được chúng tôi lưu lại:

Ảnh: Chọc tiết lợn tại nhà chị Hà

Ảnh: Khò sơ chế bên ngoài lợn

Ảnh: Nhân viên bếp lọc thịt lợn

Ảnh: Món thịt nướng than hoa đã chuẩn bị sẵn sàng

Ảnh: Khách mời có mặt đông đủ

Ảnh: Thanh niên chúc rượu nhau

Ảnh:Khách mời công ty đi chúc rượu các bạn trong họ

Ảnh: Mâm tiệc các bác trong họ

Ảnh: Các anh chị em trong họ dùng tiệc

Ảnh: Khu tổ chức tiệc tại sân vườn biệt thự nhà chị Hà

– CS1: 29/87 Phú Đô, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

– CS2: Tầng 4 Tòa nhà bưu điện, Nguyễn Cảnh Dị, Hoàng Mai, Hà Nội

– CS3: LK 4- KĐT Mơi Đường 32, Hoài Đức, Hà Nội

– CS4: Số 5/18 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

– CS5: Ỷ Lan, Dương Nội, Hà Đông

– CS6 : TT Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội

– CS7: 235 An Dương, Lê Chân, Hải Phòng