--- Bài mới hơn ---
Top 5 Loại Nấm Nhúng Lẩu Thơm Ngon Chuẩn Vị
50 Món Ăn Vặt Giảm Cân Nhanh Nhưng Đủ Chất Cho Chế Độ Eat Clean – Hoa Mộc Lâm
25 Món Ăn Vặt Giảm Cân Đúng Chuẩn Eat Clean Chị Em Thoải Mái Ăn Hoài Mà Vóc Dáng Vẫn Thon Gọn – Tinh Tinh
Xếp Hạng 14 Loại Dầu Ăn. Bạn Nên Mua Loại Dầu Ăn Nào?
Thực Đơn 7 Ngày Ăn Gạo Lứt Giảm Cân Ngon Và Hiệu Quả
Tên các loại nấm ăn lẩu
1. Nấm hương
Nấm hương còn gọi là nấm đông cô, trong 100g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác). Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
2. Nấm mộc nhĩ
Mộc nhĩ còn có tên gọi khác là nấm tai mèo, là loại nấm phổ biến nhất ở Việt Nam, đây cũng là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn. Trong các loại mộc nhĩ thì loại mộc nhĩ đen còn được dùng để làm thuốc, có tác dụng lớn trong việc cải thiện tuần hoàn não, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.
Nấm mèo được dùng nhiều trong các bữa ăn của người Hoa, khi ăn cho cảm giác giòn, nhai sật sật rất ngon miệng.
3. Nấm rơm
Tên gọi của loại nấm này xuất phát từ việc chúng được sản xuất ở rơm. Đây là loại nấm lành tính, có vị ngọt, tính mát, đối với sức khỏe thì nấm rơm có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, bổ tỳ. Ngoài được sử dụng trong ẩm thực thì nấm rơm cũng được dùng trong việc chế biến một số bài thuốc dưới dạng các món ăn.
Nấm rơm được sử dụng nhiều trong các ngày rằm hoặc đầu tháng, khi ăn cảm thấy vi ngọt của nấm (nấm chưa nở còn búp), khi cắn vào nước trong nấm sẽ chảy ra cho cảm giác thơm ngon tuyệt vời
4. Nấm mỡ
Nấm mỡ có màu trắng nhìn rất sạch sẽ và đẹp mắt. Nấm mỡ giàu chất đạm và chứa nhiều loại axit amin tốt cho sức khỏe. Đây là loại nấm dễ ăn, khá mềm, khi ăn cho giảm giác bùi như cắn vô cục thịt mỡ nhưng rất ngọt và béo.
5. Nấm mối
Nấm mối là loại nấm cũng rất quen thuộc nhưng chỉ có khoảng thời gian tháng 6 – 8 khi thời tiết lúc ẩm, lúc nóng, lúc mưa xen kẽ nhau. Và tất nhiên hiện nay nấm mối vẫn chưa trồng được nên được liệt vào danh sách các loại thực phẩm quý hiếm.
Loại nấm này được dùng để nấu lẩu thì quá tuyệt vời rồi, nhưng không phải khi nào cũng có. Chỉ cần xào lên và ăn bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt ở cuống nấm và cảm giai khi nhai rất giòn và dai.
6. Nấm kim châm
Loại nấm này chắc không còn lạ gì với mọi người, gần như trong món lẩu nào chúng ta cũng đều thấy sự xuất hiện của kim châm. Nấm kim châm giàu chất xơ, các loại vitamin B, magie, sắt và kẽm, Loại nấm này rất ngon miệng và thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn như lẩu, canh hầm, salad và súp.
7. Nấm sò
Nấm sò hay còn được gọi là nấm bào ngư, có thể dễ dàng mua tại chợ gần nơi bạn sống. Nấm sò được xem là một nấm dược liệu do nó có chứa các statin như lovastatin có tác dụng giảm cholesterol.
Hiện nay nấm bào ngư được dùng chế biến trong các món xào, nấu canh đặc biệt là lẩu nấm
8. Nấm đùi gà
Nấm đùi gà hay còn gọi là nấm Lục Bình, là loại nấm ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, với hàm lượng protein gấp 4 – 6 lần loại rau thông thường khác. Đây cũng là loại nấm được dùng trong các món lẩu cực kỳ phổ biến ở nước ta.
9. Nấm vị cua
Hay còn được gọi là nấm Ngọc Tẩm, bên trong nấm có chứa chất arginine, lysine, dextran rất tốt cho trí não, đặc biệt là rất tốt với thanh thiếu niên. Ngoài ra, nấm vị cua còn tăng sức để kháng, chống xơ gan, nâng cao thể trạng của cơ thể. Khi ăn nấm sẽ cho mùi vị đặc trưng của cua.
10. Nấm linh chi
Đây là loại nấm đã quá nổi tiếng không chỉ riêng ở nước ta mà ngay cả trên thế giới, trong nấm có chứa hơn 119 hoạt chất là những dược chất mà con người cần thiết như germanium hữu cơ, crom, vanadium, polysaccharides hay triterpenoids… Những hoạt chất này chính là nhân tố quan trọng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức. Mà còn có tác dụng phòng ngừa được nhiều căn bệnh mà con người thường gặp như: tim mạch, xơ vữa động mạch, giúp điều hòa huyết áo và bảo vệ các cấu trúc của tế bào trong cơ thể.
Ở Việt Nam có thể chúng ta ít được sử dụng để nấu lẩu, nhưng ở Trung Hoa họ thường dùng nấm linh chi đỏ để nấu lấy nước lẩu và tăng thêm phần dược chất trong món ăn của mình
11. Nấm đông trùng hạ thảo
Đây được xem là thảo dược nổi tiếng thế giới từ ngàn xưa đến thời nay. Hiện nay loại nấm này đã được trồng phổ biến tại Việt Nam có 17 axít amin khác nhau, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..), axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin.
Có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Nấm khi cho vào lẩu sẽ cho ra màu vàng rất đẹp, ăn sật sật giòn dai và có vị ngọt nhẹ
--- Bài cũ hơn ---
Top 11 Loại Nấm Ăn Lẩu Cực Ngon Không Thể Thiếu Trong Các Món Ăn
Mua Chảo Nấu Ăn Ngon, Bền, An Toàn
Top Những Thức Ăn Khuya Giúp Tăng Cân, Người Gầy Muốn Tăng Cân Phải Biết
Chế Độ Ăn Thực Dưỡng: Lợi Ích Và Tác Hại
Ăn Thực Dưỡng Là Như Thế Nào?