Top 14 # Xem Nhiều Nhất Nấu Canh Sa Kê Ngon Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Nấu Món Canh Sa Kê Sườn Non Đơn Giản Mà Ngon

08/12/2016 12:09

Với cách làm thật đơn giản, chỉ cần trải qua vài bước cơ bạn là bạn đã có một món canh sườn non nấu quả sa kê vô cùng ngon miệng

Với cách làm thật đơn giản, chỉ cần trải qua vài bước cơ bạn là bạn đã có một món canh sườn non nấu quả sa kê vô cùng ngon miệng

Nguyên liệu nấu sa kê sườn non:

– Sa-kê khoảng 1 trái khoảng 600gr

– Sườn non 400gr

– Hành ngò

– Gia vị: đường, muối, nước mắm, tiêu xay

Thực hiện:

– Sa-kê chọn trái chín già, kích cỡ lớn sẽ có vị ngọt bùi hơn.

– Sa-kê gọt vỏ, bỏ cùi, cắt lát, ngâm nước muối loãng để không bị đen. Sau đó rửa sạch, để ráo.

Cắt sa kê thành từng miếng vừa ăn, ngâm sa kê vào nước muối pha loãng

Sườn non chặt nhỏ, đun nồi nước sôi, chần sơ sườn qua nồi nước trong vòng 3 phút, rửa lại sườn cho thật sạch để khử hết mùi hôi, khi ăn sẽ ngon hơn rất nhiều

– Sườn non rửa sạch, trụng qua nước sôi có pha chút xíu muối khoảng 2 phút. Vớt ra rửa lại lần nữa với nước lạnh, để ráo. Bước này cần thiết để miếng sườn được trắng và nước canh trong.

– Cho sườn non vô nồi với 1l nước lọc nấu lửa lớn, nước sôi vớt bỏ bọt. Bớt lửa, giữ cho nước sôi nhẹ trong khoảng 30-40 phút để sườn mềm và ra vị ngọt. Nêm nếm vừa ăn, nếu thích canh dậy mùi thì nêm thêm chút nước mắm.

Cho sa-kê vào nồi chừng 5 phút tắt bếp, sa-kê rất nhanh mềm.

Vị bùi bùi của sa kê quyện lẫn với vị ngọt từ nước hầm sườn non, có tác dụng giải nhiệt rất tốt, vừa rất dễ ăn mà còn lại tốt cho sức khỏe, đảm bảo ăn một lần là sẽ nhớ mãi, đậm đà đưa cơm. Canh sa kê sườn non đem đến cho người ăn một món canh thanh mát, vị ngọt tự nhiên rất dễ chịu.

Hai Món Ăn Chay Từ Sa Kê

Sa kê còn có tên gọi là cây bánh mì; trái có hình quả trứng, lớn cỡ miệng tô, vỏ màu xanh, có nhiều gai như trái mít. Trái sa kê không có hạt, cơm thịt màu trắng. Khi chế biến chỉ cần gọt bỏ phần vỏ, phần xốp (giống như xơ mít) và cùi bên trong, giữ lại phần thịt. Trái sa kê chế biến món ăn nào cũng ngon. Nếu có dịp thưởng thức một lần thì sẽ nhớ mãi.

Chính cái vị bùi bùi, nhàn nhạt, deo dẻo của sa kê làm say đắm khẩu vị biết bao thực khách. Theo phân tích của các nhà khoa học, trái sa kê chứa 25% tinh bột, 3% protein, 0,5% lipid, và nhiều chất bổ khác như vitamin C (20mg/100gram), kali, kẽm, thiamin… Không những trái sa kê bổ dưỡng, mà cây sa kê cũng lắm hữu dụng. Theo đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ sa kê có tác dụng sát trùng; lá sa kê có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu…

Theo chúng tôi Nguyễn Văn Luật, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Nam bộ (nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long), trước áp lực của tình trạng “biến đổi khí hậu” và “hiểm họa nước biển dâng cao” làm giảm diện tích trồng lúa ở ĐBSCL, ông đề nghị các nhà khoa học phải có trách nhiệm sưu tầm và phát triển loại cây lương thực có ích nầy.

Thật thích thú trong những ngày lễ hội, hay ngày rằm được thưởng thức những món chay để bồi dưỡng tốt sức khỏe và giữ tâm hồn thanh tịnh. Nhân ngày rằm tháng Bảy, xin giới thiệu với các bạn về hai món ăn chay từ trái sa kê.

Sa kê lăn bột chiên

Ruột trái sa kê cắt lát trước khi lăn bột chiên. Ảnh: Tương Tâm

Sa kê mua ở chợ (hiện nay tại Cần Thơ giá 20.000đ/kg) lựa trái thẳng da, gai nở, còn độ cứng, có màu xanh ngả vàng (trái đã già) đem về gọt vỏ. Xắt sa kê thành từng khoanh dầy cỡ 2 – 3 phân, bỏ cùi và phần xốp bên trong rồi cắt làm tư, rửa sạch, để ráo. Nên nhớ sa kê có nhiều mủ (nhựa), vì thế trong quá trình rửa phải cho một ít muối vào nước để sa kê không bị sẫm màu.

Pha hỗn hợp bột gạo + bột mì ngang + gia vị (muối + đường + bột ngọt) cho vừa khẩu vị + một ít nước lạnh quậy cho bột hơi sền sệt rồi nhúng từng miếng sa kê vào trộn đều. Có thể dùng loại bột chiên giòn đóng gói sẵn.

Bắc chảo dầu lên bếp (nhiều dầu), tăng độ lửa lớn cho dầu sôi, rồi thả từng miếng sa kê tẩm bột vào. Giảm độ lửa liu riu cho đến khi miếng sa kê chín vàng. Vớt ra cho vào giấy thấm dầu và cuối cùng dùng đũa gắp ra dĩa là xong. Cho một miếng sa kê chiên bột cho vào miệng nhấn nhá nhai… Mùi thơm, vị béo bùi, giòn của sa kê len vào trong miệng thật tuyệt! Món nầy phải ăn nóng mới ngon.

Sa kê nấu kiểm

Đây là món chè thập cẩm nấu toàn bằng trái cây (củ, quả…) được người dân miền Tây rất ưa chuộng trong các ngày các ngày giỗ, chạp hay ăn chay.

Món chè kiểm. Ảnh: Tương Tâm

Muốn có nồi kiểm ngon không thể thiếu nguyên liệu cơ bản là dừa (dừa khô, dừa nạo). Dừa nạo lấy nước và lấy cái nạo thành sợi như con bánh canh. Dừa khô nạo lấy nước cốt và lấy nước dão. Thêm vào đó là các nguyên liêu khác như đậu đũa (cắt khúc), mướp khía (gọt vỏ, xắt lát), khoai lang, bí rợ, sa kê (gọt vỏ, xắt hình hạt lựu), nấm mèo (ngâm nước rửa sạch, xắt sợi), bột khoai, bột báng, táo đỏ, đậu phộng, hạt sen, tàu hũ ky… (ngâm nước cho mềm, bẻ đôi hoặc cắt khúc ngắn).

Lưu ý: Phân loại các nguyên liệu (rau, củ quả…) nào có thời gian nấu chín ngang nhau để nấu chung một nồi trước (tránh thứ mềm trước, thứ mềm sau, mất ngon).

Trước hết, ướp muối + đường vào sa kê, khoai lang và bí rợ vào nồi cho ngấm. Cho nước dừa, nước cốt dão ngập xâm xấp vào khoai lang, bí rợ, sa kê nấu chín để sẵn ra nồi thứ nhất. Kế đến, cho những nguyên liệu (đã sơ chế) như đậu đũa, đậu phộng, hạt sen, …(đã ướp muối + đường) vào nồi thứ hai nấu chín. Đổ hai thứ cho vào chung một nồi. Thả cái dừa nạo, tàu hũ ky, bột khoai, bột báng, táo đỏ,… vào sau rốt. Cuối cùng, cho nước cốt đậm đặc vào. Nêm nếm lần cuối cho vừa khẩu vị, nhắc xuống. Nhớ thêm vào nhúm đậu phộng rang giã giập khi múc ra tô là xong.

Dùng muỗng múc một miếng kiểm cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị béo, ngọt, của nước cốt dừa, của khoai lang, bí rợ; hòa lẫn vị bùi bùi, nhạt nhạt của sa kê lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản… tạo thành một “hợp khúc rau quả thiên nhiên thuần khiết”, vô cùng hấp dẫn…

Theo Thesaigontimes – Ngày 12/08/2011

7 Món Ngon Từ Trái Sa Kê

Sa kê hay còn gọi là cây bánh mỳ la loại cây đặc thù ở miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm cây thu hoạch quả 2 lần vào mùa xuân và mùa thu.

Sa kê hay còn gọi là cây bánh mỳ la loại cây đặc thù ở miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm cây thu hoạch quả 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. Những năm gần đây, cây Sa Kê được trồng rất nhiều để lấy trái, lấy bóng mát, hay trang trí cảnh quan ở những khu chung cư, biệt thự.

Quả sa kê có hình quả trứng, vỏ màu xanh, có nhiều gai như trái mít, không có hạt, thịt quả màu tráng. Quả Sa Kê được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Theo phân tích, trái sa kê chứa 25% tinh bột, 3% protein, 0,5 % lipid, và nhiều chất bổ khác như: vitamin C (20mg/100gram), kali, kẽm, thiamin… Không những trái sa kê bổ dưỡng, mà cây sa kê cũng lắm hữu dụng.

Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ sa kê có tác dụng sát trùng; lá sa kê có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu…

1. Sa kê bột chiên

– Cách chế biến rất đơn giản. sa-kê gọt vỏ, chẻ làm tư, bỏ ruột. Thái sa-kê thành từng miếng vừa, ngâm vào nước muối pha loãng.

– Pha bột chiên giòn với nước cho vừa sánh, đập vào một quả trứng, đánh đều.

– Cho dầu ngập chảo, đun sôi. Nhúng sa-kê vào hỗn hợp bột, cho vào chảo dầu nóng chiên vàng, vớt ra, để ráo dầu.

2. Bánh sa kê chiên mè

Món sa kê chiên mà thơm ngon, ăn giòn thực sự thích hợp cho tiết trời mùa thu se lạnh, vừa xem phim vừa nhâm nhi món bánh sa kê chiên mà thì còn gì hấp dẫn hơn.

Cách chế biến cũng thật đơn giản:

– Sa-kê gọt vỏ thái miếng vừa ăn. Bột chiên giòn hòa tan với chút nước cho sền sệt, cho mè vào trộn đều.

– Nhúng miếng sa-kê vào bột rồi thả vào chảo dầu nóng, chiên vàng.

– Vớt ra để ráo dầu. Dọn ra đĩa, dùng kèm với sốt mayonnaise sẽ ngon hơn.

Sa kê được nấu cùng với khoai lang, đậu đỏ, đậu phộng rang, nước cốt dừa,… thơm ngon, thanh mát.

Gọt vỏ sa kê, khoai lang, cắt miếng hình quân cờ.

– Ngâm nở nấm mèo, thái sợi.

– Ngâm bột báng, bột khoai.

– Cho nước dừa dão, lá dứa, khoai lang, sa kê, đậu phộng vào nồi đun gần chín, cho táo đỏ, bột báng, bột khoai, nấm mèo vào.

– Cho nước cốt dừa, đường vừa ăn, nấu 5 phút, nhấc xuống.

4. Sa kê nấu kiểm

– Món sa kê nấu kiểm vô cùng hấp dẫn nhưng hơi mất công 1 chút. Muốn có nồi kiểm ngon phải có dừa nạo lấy nước và lấy cùi dừa cắt thành sợi như con bánh canh. Dừa khô nạo lấy nước cốt và nước dão. Ngoài sa kê còn có thêm khoai lang, bí rợ, đậu đũa, mướp khía, nấm mèo, bột khoai, bột báng, táo đỏ, đậu phộng, hạt sen, tàu hũ ky…

– Uớp muối, đường vào sa kê, khoai lang và bí rợ vào nồi cho ngấm. Cho nước dừa, nước cốt dão ngập xâm xấp vào sa kê, khoai lang, bí rợ nấu chín để sẵn ra nồi thứ nhất. Kế đến, cho đậu đũa, đậu phộng, hạt sen… đã sơ chế vào nồi thứ hai nấu chín. Đổ hai thứ cho vào chung một nồi rồi đổ cùi dừa nạo, tàu hũ ky, bột khoai, bột báng, táo đỏ… vào sau chót.

– Cuối cùng, cho nước cốt đậm đặc vào. Nêm nếm lần cuối cho vừa khẩu vị, nhắc xuống. Múc ra tô dùng, thêm vào nhúm đậu phộng rang giã giập là xong.

– Sa kê gọt vỏ, xắt sợi, ngâm nước muối loãng có pha chút chanh, sau đó luộc chín.

– Jambon xắt chỉ. Xà lách rửa sạch, cắt đôi hoặc ba

– Ớt chuông, hành tây rửa sạch. Dưa leo lạng lấy thịt, bỏ ruột. Tất cả xắt sợi. Trái ô-liu cắt từng khoanh mỏng

– Trộn đều tất cả các nguyên liệu với giấm trộn pha sẵn, dọn ra dùng lạnh.

Ngoài ra sa kê dùng để nấu canh cũng rất ngon, mát, làm cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.

– Sa kê gọt bỏ vỏ, cắt làm bốn rồi bỏ lõi. Cắt miếng vừa ăn

– Hành lá nhặt rửa sạch, xắt xéo

– Ngâm sakê trong nước muối cho trắng Tôm bóc nõn vỏ, đập giập

– Đun sôi nước dùng. Nêm gia vị vừa ăn rồi cho tôm vào nấu sôi

– Cho tiếp sa kê vào nấu khoảng 10 phút cho chín, trút ra tô. Rắc hành lá và tiêu lên.

7. Canh lá sa kê

Không chỉ quả sa kê, lá sa kê cũng chế biến được món canh rất hấp dẫn.

– Lá sa kê, đậu bắp, đọt ổi non rửa sạch. Lá sa kê thái sợi, đậu bắp xắt khúc.

– Đậu phụ bóp nát hoặc cắt miếng vuông vừa ăn

– Bắt nồi nước lên bếp, đợi nước sôi già cho đậu phụ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho tiếp lá sa kê, đọt ổi vào, nêm muối, hạt nêm cho vừa ăn, nhắc xuống ngay

– Dùng nóng với cơm.

Theo Viettime

Gửi bài viết

7 Món Chay Từ Sa Kê Hấp Dẫn Và Dễ Thực Hiện

Ở miền bắc ắt hẳn nhiều người chưa biết đến quả sa kê. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Người dân nơi đây đã chế biến được vô vàn món chay từ sa kê hấp dẫn.

Trước khi thực hiện cần sơ chế sa kê bằng cách gọt vỏ, bỏ phần lõi và ngâm nước lạnh pha ít cốt chanh để sa kê không thâm và sạch nhựa.

1. Snack sa kê

Nguyên liệu: 1 quả sa kê, 50gr bột phô mai

Cắt sa kê thành miếng mỏng vừa

Chiên sa kê trong dầu sôi đến khi vàng cánh gián thì với ra

Lắc với bột phô mai

2. Chè sa kê

Nguyên liệu: 1 quả sa kê, 50gr đậu phộng, 50gr đậu đỏ, 1 củ khoai lang vừa, 1 nắm lá dứa. Thêm ít đường và nước cốt dừa

Đun sôi nước dừa rồi cho đậu phộng, đậu đỏ vào hầm mềm

Cho tiếp lá dứa; khoai môn, sa kê và khoai lang cắt miếng vuông vừa ăn vào đun mềm

Cho đường và nước cốt dừa vào đến khi sôi lại sền sệt thì tắt bếp

Các nguyên liệu nấu chè có thể biến tấu tùy vào sở thích mỗi người. Món chè này ăn nóng hay cho vào tủ lạnh đều ngon, vô cùng ngọt bùi và bổ dưỡng.

3. Sa kê nhúng mè

Nguyên liệu: 1 quả sa kê, một gói bột chiên giòn, mè đen

Trộn hỗn hợp bột chiên giòn, ít muối, đường và nước vừa đủ loãng

Nhúng miếng sa kê đã cắt thành miếng mỏng vừa vào bát bột và rắc mè đen lên

Chiên trong chảo dầu sôi đến khi bánh vàng ruộm

Bánh sa kê nhúng mè nếu chấm cùng tương ớt thì sẽ ngon hơn rất nhiều.

4. Sa kê hấp lá dứa

Nguyên liệu: 1 quả sa kê và một vài lá dứa

Cho vào nồi nước mấy nhánh lá dứa rửa sạch. Xếp sake cắt miếng to vào vỉ hấp

Hấp sau khi nước sôi 20 phút thì tắt bếp.

Sa kê hấp lá dứa thơm bùi này là một món chay từ sa kê nữa vô cùng lại rất mộc mạc ngon lành, có thể chấm đường hoặc muối lạc đều rất hấp dẫn.

5. Sa kê hầm

Nguyên liệu: 1 quả sa kê, 200gr nấm rơm, 2 miếng đậu phụ, 1 cây hành boa rô và gia vị

Sa kê cắt miếng vừa ăn, nấm rơm cắt đôi, cùng với một gốc hành boa rô, cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi.

Cho thêm nước tương, muối, ít đường. Đun trong vòng 10 phút.

Sau đó cho các miếng đậu phụ đã chiên vàng vào, để thêm 1 phút và tắt bếp.

Món sa kê hầm màu sắc nhã nhặn và thanh mát, phù hợp cho bữa cơm nhẹ nhàng ấm cúng của gia đình bạn.

6. Sa kê kho tộ

Nguyên liệu: 1 quả sa kê, hành lá, ớt, tiêu xay và gia vị

Cho sa kê bổ miếng vuông vừa ăn vào chiên sơ với dầu thực vật.

Phi thơm hành trong niêu, sau đó cho sa kê đã chiên sơ vào.

Thêm mật mía, muối, nước tương, và ít nước vào nồi.

Kho đến khi nào cạn nước thì cho hành hoa và tiêu xay lên trên.

Đây là một món chay từ sa kê, loại quả thơm bùi ngọt dịu, nhưng rất đậm đà và hao cơm lắm đấy.

7. Sa kê kho tiêu

Nguyên liệu: 1 quả sa kê, tiêu xanh, tiêu xay và gia vị

Sa kê cắt miếng to để kho, cho sa kê chiên sơ trong chảo dầu nóng, sau khi sa kê săn lại thì vớt ra.

Chuẩn bị nước sốt để kho bao gồm nước tương, muối, đường, tiêu xanh đập dập và một ít nước.

Sau khi sốt sôi lên thì cho sa kê đã chiên vào đảo đến khi sốt sệt lại.

Múc ra đĩa và rắc tiêu xay lên trên. Món này ăn kèm với cơm nóng rất ngon.

HAPI Vegan – Sống để yêu thương!