Top 3 # Xem Nhiều Nhất Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé Dưới 1 Tuổi

Trong nấu cháo ăn dặm cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý 4 điểm sau: nguyên liệu nấu cháo, tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo, cách nêm nếm và cách bảo quản cháo.

Một số sai lầm thường gặp của mẹ trong nấu cháo

Quan sát nấu cháo cho con của một số bà mẹ, Bác sĩ Nguyễn Minh Đức( bệnh viện Việt Pháp) thấy có nhiều sai lầm tai hại.

Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương

Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao mà đổ nước lạnh thì các chất đó sẽ bị kết tủa.

Nó làm cho thịt, xương cũng khó nhừ, giảm chất lượng, mùi vị bị biến đổi.

Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục

Khuấy đảo liên tục cháo không những làm đồ ăn nát mà món ăn kém hấp dẫn. Làm bé chán ghét với món ăn, gây bất lợi cho sức khỏe. Đồ ăn nát, nhũn còn gây mất dinh dưỡng.

Nêm nhiều gia vị khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ con dưới 1 tuổi thận còn non, nếu nhiều gia vị trong cháo không tốt cho trẻ. Trong các thực phẩm tự nhiên như rau, cá, thịt,…đã có sẵn vị ngọt, mặn. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể thêm chút gia vị vào cháo.

Những giai đoạn đầu của trẻ, thêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến cho thận của trẻ làm việc quá sức. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Cho sữa vào nấu cùng thức ăn khác

Các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo để đồ ăn dặm của bé thêm béo ngậy, giàu dinh dưỡng. Hãy nhớ không nên nấu sữa quá lâu, nấu sôi nhiều lần. Làm như vậy, sữa bị mất chất dinh dưỡng, vitamin bị phá hủy.

Cách tốt nhất là nấu các thực phẩm khác trong nước trước. Sau đó, đổ sữa vào và tiếp tục đun đến khi sôi thì bắc ra. Như vậy, bảo toàn chất dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Các nguyên liệu nấu cháo cho bé trong từng giai đoạn

Từng giai đoạn phát triển của trẻ, việc lựa chọn nguyên liệu cũng khác nhau.

Nguyên liệu ăn dặm cho bé chủ yếu là các loại rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa.

Các mẹ nên chọn rau lá xanh thẫm, chỉ dùng lá không nên dùng thân, cọng. Các loại thực phẩm mềm như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,… phù hợp với trẻ.

Với một số loại thực phẩm có thể bị gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, bắp. Nếu muốn nấu những nguyên liệu này, các mẹ nên thử để theo dõi xem bé có phản ứng dị ứng không.

Nên nấu riêng các loại thức ăn, theo dõi phản ứng của trẻ sau 3 lần ăn

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, khó thở, ngứa,.. loại bỏ ngay thực phẩm này.

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi

Bé có ăn thêm các loại nguyên liệu từ động vật như cá, tôm, thịt, trứng hay cháo gà cho bé.

Mẹ hạn chế chọn các loại hải sản như trai, sò, hào,…chưa thích hợp cho bé. Không nên ăn các quá 3 lần/ tuần. Nếu bé nhà bạn bị dị ứng thì không nên ăn trứng với tôm.

Mẹ nên chọn các loại thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Lượng thịt trong bữa ăn của bé khoảng 15g/ phần ăn.

Tùy vào lượng gạo-nước, món cháo được nấu ra sẽ đặc hay loãng. Trong giai đoạn đầu của trẻ, mẹ nên nấu cháo loãng cho bé.

Trong giai đoạn 6-7 tháng, tỷ lệ gạo-nước là 1:12 hoặc 1:10. Còn giai đoạn 8-10 tháng tuổi, tỷ lệ gạo-nước là 1:8 hay 1:6.

Việc nêm nếm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu các mẹ nêm nếm gia vị quá sớm, bé sẽ bị lệ thuộc vào các gia vị. Các bé có thể sẽ kén ăn hơn.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé hợp lí là nên hạn chế thêm muối, đường trong đồ ăn của bé. Để món ăn cho bé bớt đơn điệu, các mẹ có thể nấu thêm các loại thực phẩm có gia vị tự nhiên như cà rốt, bí ngô,…

Mong bài viết cách nấu cháo ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi trên sẽ giúp ích được cho nhiều bà mẹ bỉm sữa. Các mẹ có thể thoải mái sáng tạo thực đơn cho con yêu của mình.

Cháo Ngon Cho Bé 1 Tuổi

– Nguyên liệu: 1 khúc cá lóc vừa ăn, 1 ít gừng, hành lá, hành tím. Gạo tẻ, gạo nếp, rau củ tùy thích.

– Cách làm: Cá làm sạch, luộc chín với ít gừng cho đỡ tanh. Gạo nấu cùng với rau củ cho chín nhừ. Cá chín gỡ xương, phi thơm cùng hành tím. Cháo chín múc ra bát rồi cho cá lên trên và trang trí đẹp mắt.

Cháo cá lóc cho bé với hương vị và dinh dưỡng tròn đầy

– Nguyên liệu: Cháo trắng nấu nhừ, cà rốt băm nhuyễn, thịt bò băm nhuyễn, dầu ăn cho bé, ⅓ chén nước.

– Cách làm: Cho cà rốt băm nhỏ và thịt bò vào nồi nấu với ⅓ chén nước. Sau đó thêm cháo vào nồi, đun sôi và cho dầu ăn khuấy đều. Thêm chút gia vị cho vừa ăn là được.

– Nguyên liệu: Tôm, rau mồng tơi, hành, gạo, dầu ăn.

– Cách làm: Tôm lột bỏ vỏ, bỏ gân đen sau đó băm nhỏ cùng hành lá, ướp chút gia vị. Mồng tơi băm nhỏ. Gạo nấu thành cháo chín nhừ. Cháo chín nhừ thêm tôm vào nấu chín, sau đó cho rau mồng tơi vào nấu chín mềm vừa ăn là được.

– Nguyên liệu: yến mạch 30g, cà rốt 20g, thịt nạc băm nhỏ 20g, hành lá.

– Cách làm: Ngâm yến mạch 5 phút cho nở. Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc chín. Cho thịt băm vào nồi cà rốt vừa luộc khuấy đều rồi đun trên lửa to, nước sôi cho yến mạch vào khuấy đều cho đến khi chín, thêm vài lá hành thái nhỏ vào là được.

– Nguyên liệu: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt bò, bí đỏ, bột nêm, bột tỏi, bơ

– Cách làm: Bí đỏ bỏ vỏ, cắt khúc, cho nấu với gạo thành cháo. Thịt bò băm nhỏ ướp với bột tỏi, bột nêm, dầu ô liu 15 phút sau đó xào với bơ ghee, thịt chín thì tắt bếp (xào dưới lửa nhỏ, đảo đều tay). Cháo chín múc ra bát, xúc thịt bò lên trên và cho bé thưởng thức.

– Nguyên liệu: Ếch, gạo nếp, gạo tẻ, bột nêm, nước dashi rau củ, cà rốt, hành tím, hành tươi, rau mùi.

– Cách làm: Cà rốt thái hạt lựu, thêm nước dashi và gạo vào nồi nấu nhừ thành cháo. Ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp bột thêm khoảng 20 phút. Phi thơm hành khô, cho ếch vào xào chín. Cháo chín múc ra bát, cho thịt ếch lên trên, rách thêm ít hành khô, hành tươi và rau mùi cho nhiều màu sắc và thơm.

Cháo ếch nhiều dinh dưỡng cho bé

– Nguyên liệu: Lườn gà hoặc đùi gà, gạo, hạt sen, cà rốt, ớt chuông, lơ xanh, bột nêm dành cho bé.

– Cách làm: Lườn hoặc đùi gà rửa sạch, ướp với xíu bột nêm. Hạt sen, cà rốt rửa sạch, thái miếng nhỏ. Súp lơ thái miếng, luộc chín. Ớt chuông thái nhỏ, xào chín. Cho gạo, gà, hạt sen và cà rốt vào nồi áp suất hầm nhừ. Hầm chín thì xé thịt gà nhỏ, múc cháo ra bát và trình bày với chút ớt chuông và súp lơ xanh.

– Nguyên liệu: bột gạo 20g, hạt sen 20g, thịt lợn 20g, 1 thìa dầu ăn trẻ em, 250ml nước.

– Cách làm: Hạt sen ngâm, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, xay nhuyễn. Thịt heo xay nhuyễn rồi nấu với 250ml nước. Sau đó cho hạt sen xay nhuyễn vào nồi thịt nấu nhỏ lửa, cuối cùng cho bột gạo vào khuấy thành cháo, cháo chín thì cho thìa dầu ăn cho bé vào và bắc ra.

– Nguyên liệu: Hàu 2 – 3 con. 20g gạo nếp (không bắt buộc), 50g gạo tẻ, 30g hạt sen, ½ củ cà rốt, gừng, tỏi, hành khô, hành lá, gia vị.

– Cách làm:

Hàu ngâm cho đến khi mở miệng, lấy phần con bên trong, rửa sạch với muối để hết nhớt sau đó cắt nhỏ. Gạo nấu thành cháo. Cà rốt thái nhỏ hạt lựu, hạt sen ngâm, rửa sạch rồi để ráo. Hành, gừng, tỏi thái nhỏ.

Xào thơm hàu với chút hành. Cháo chín thì cho cà rốt và hạt sen vào hầm đến khi chín nhừ. Cho hàu vào khuấy đều tay, cho thêm hành vào và múc ra bát cho bé thưởng thức.

Món cháo hàu nhiều đạm, cân bằng dinh dưỡng với các loại rau củ

– Nguyên liệu: thịt nạc heo 30g, rau ngót 30g, ⅔ chén cháo đặc, dầu ăn, hành lá, nước mắm.

– Cách làm: thịt heo làm sạch, băm nhuyễn. Rau ngót rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, băm nhỏ. Xào thơm thịt heo với hành, xào chín thì tắt bếp. Cháo đặc cho vào nồi, thêm nước nấu sôi. Sau đó cho thịt băm vào đun khoảng 3 – 5 phút thì thả rau ngót vào nấu, thêm gia vị, nước mắm vừa ăn, chờ sôi trở lại thì tắt bếp.

Giai đoạn 1 tuổi bé cũng đã có thể ăn cơm, nhai thức ăn cứng. Các mẹ có thể tham khảo những thực đơn sau dành cho bé:

Thực đơn số 1:

– Món chính: Cơm sốt bí đỏ dashi cá bào, lươn om chuối đậu

– Món rau: su su luộc

– Tráng miệng: Sinh tố xoài chuối

Thực đơn số 2:

– Món chính: Cơm quinoa, tim gan gà xào rau củ, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai.

– Món phụ: Bánh táo khoai lang

– Món rau: Canh rau cải

– Tráng miệng: Măng cụt

Thực đơn số 3:

– Món chính: Cơm trắng, cà ri thịt sườn.

– Món rau: Canh cải bó xôi

– Tráng miệng: Nho đen không hạt

Thực đơn số 4:

– Món chính: Cơm ba màu

– Món phụ: Bánh bí đỏ

– Món rau: Cải nấu khoai sọ

– Tráng miệng: Nho đen

Thực đơn số 5:

– Món chính: Cơm đậu lăng, cá hồi áp chảo sốt kem bơ

– Món phụ: Đậu phụ sốt daisy cá bào

– Món rau: Salad rau củ rắc mè, canh rong biển

– Tráng miệng: Măng cụt

Thực đơn số 6:

– Món chính: Cơm rắc bột đậu, Lươn kho củ cải

– Món phụ: Đậu phụ sốt rau củ rắc cá bào

– Món rau: Canh bắp cải

– Tráng miệng: Trà lúa mạch, chuối

Thực đơn số 7:

– Món chính: Cơm nát, Cá quả sốt cá bào và cà chua

– Món rau: Lơ xanh nấu sữa, mướp xào sốt dashi cá bào

– Tráng miệng: Cam và chuối

Thực đơn số 8:

– Món chính: Cơm rắc phô mai, trứng chiên măng tây cá hồi, gan và tim bồ câu xào mướp.

– Món rau: Cải cầu vồng

– Tráng miệng: Xoài chính

Thực đơn số 9:

– Món chính: Risotto cá hồi, viên khoai lang tím lăn vụn dừa

– Món rau: Canh cải cầu vồng, nước khoai lang tím

– Tráng miệng: Chuối cau

Thực đơn số 10:

– Món chính: Cơm nát sốt phô mai rau củ, đậu phụ sốt dashi cá bào, súp bò phô mai

– Món rau: Canh cải kale

– Tráng miệng: Sinh tố chuối kale

Thực đơn số 11:

– Món chính: Cơm nắm trộn dầu gấc, Nem, canh chùm ngây thịt bò

– Món rau: Su su và cà rốt luộc, cà chua bi

– Tráng miệng: Sinh tố xoài

Thực đơn số 12:

– Món chính: Cơm nát trộn dầu gấc, bò hầm, kê và tim gà hấp

– Món rau: Gan xào cải kale, Canh mướp giá đỗ

– Tráng miệng: Thanh long

Thực đơn số 13:

– Món chính: Cơm nát, cá quả sốt cà chua, cá hồi xào măng tây

– Món rau: Canh cải cầu vồng

– Tráng miệng: Thanh long đỏ

Thực đơn số 14:

– Món chính: Cơm nát, cá hồi xào cải kale sốt sữa

– Món phụ: Bánh táo khoai lang

– Món rau: Canh mướp mồng tơi

– Tráng miệng: Kiwi

Thực đơn số 15:

– Món chính: Cơm quinoa, canh bí đỏ thịt nạc

– Món rau: Shirasu xào lơ xanh sốt kem

– Tráng miệng: Sinh tố dưa lưới

Thực đơn số 16:

– Món chính: Cơm, sườn hầm rau củ

– Món rau: Canh rau

– Tráng miệng: Nhãn

Thực đơn số 17:

– Món chính: Cơm cuộn rong biển, chả cá chình kho gừng

– Món rau: Canh măng tây

– Tráng miệng: Xoài chín

Thực đơn số 18:

– Món chính: Cơm độn hạt gai dầu, Cá diêu hồng sốt cà

– Món rau: Canh mướp

– Tráng miệng: Sinh tố bơ

Thực đơn số 19:

– Món chính: Cơm cuộn rong biển, trứng hấp thịt băm

– Món rau: Canh bí đỏ

– Tráng miệng: Cam

Thực đơn số 20:

– Món chính: Cơm nát, thịt bò xào củ cải đỏ

– Món rau: Canh rong biển

– Tráng miệng: Chuối

Thực đơn số 21:

– Món chính: Cơm nát, xíu mại sốt cà chua

– Món rau: Canh cải bó xôi

– Tráng miệng: Thanh long

Trong thực đơn cho bé 1 tuổi trở lên phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng về khẩu vị. Tránh cho bé ăn một món quá nhiều ngày. Các mẹ cũng nên chú ý tới cách trang trí bắt mắt, thu hút con và tạo hứng thú cho con.

Kinh Nghiệm Nấu Đồ Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé

Chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé như thế nào để vừa dinh dưỡng lại không mất quá nhiều thời gian?

Sau khi chuẩn bị dụng cụ đầy đủ mẹ nên tìm hiểu về kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm.

– Thịt lợn/bò/gà: Rửa sạch, băm nhỏ, cho vào từng tô của khay trữ, có thể hấp trước khi băm hoặc xay nhuyễn.

– Tôm, cá, lươn: làm sạch, băm nhỏ, cho vào khay trữ, có thể hấp trước khi băm hoặc xay nhuyễn.

– Rau củ: Nhặt sạch và ngâm nước muối. Sau khi sơ chế sạch sẽ và cắt nhỏ đem hấp chín, đem xay hoặc bằm.

– Bột hoặc cháo: Nấu chín nhừ, cho vào lọ thủy tinh miệng rộng có nắp đậy, vừa với khẩu phần mỗi bữa một lọ

– Cua: Luộc chín, rỉa thịt, cho vào khay trữ.

Sau khi sơ chế xong, mẹ cho thức ăn vào khay có nắp, lồng thêm nilon bọc kín rồi bảo quản ở ngăn đá. Khi đến bữa cần nấu cho bé, mẹ lấy ra 1 viên rau, 1 viên thức ăn, 1 hộp cháo để ra ngoài rã đông. Sau đó cho vào nồi nấu sôi, khuấy cho từng viên rau thịt vào. Chỉ vài phút mẹ đã hoàn thành xong khẩu phần ăn của bé. Rất đơn giản phải không?

Các mom có thể tùy ý kết hợp các loại rau củ thịt cá để cho ra những thực đơn phong phú. Như vậy mỗi tuần chỉ cần khoảng 3-5 loại thịt cá, vài loại rau củ là có thể cho bé mỗi bữa một món khác nhau trong suốt cả tuần.

Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé

Với việc chế biến đồ ăn cho bé, mẹ có thể nấu chín tất cả các món hoặc giữ nguyên đồ ăn tươi sống sau đó đem cấp đông. Nhưng mẹ chú ý cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Mẹ rửa sạch tay trước khi chế biến món ăn, rửa sạch dao thớt mỗi khi chế biến xong một món để tránh dính từ món này sang món khác.

– Dùng riêng dao thớt, chế biến thức ăn chín trước, thức ăn sống sau. Nếu đang chế biến thức ăn chín mà phải quay sang chế biến món ăn sống thì phải rửa tay bằng xà phòng trước khi quay lại chế biến món ăn chín.

– Nếu mẹ quá bận rộn, mẹ có thể chế biến thức ăn cho trẻ theo tuần. Nhưng mẹ lưu ý khay lưu trữ thức ăn cho trẻ để riêng, không dùng lẫn vào việc khác: làm đá, đổ rau câu….

– Lượng thức ăn trong mỗi ô trên khay trữ vừa với lượng thức ăn bé cần dùng trong một bữa. Thức ăn khi đã lấy ra rã đông phải dùng cho hết hoặc phải bỏ, không cấp đông lại.

10 món cháo ngon, dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

1. Cháo trứng gà + hạt sen + cà rốt

Cà rốt thái nhỏ ninh nhừ cùng hạt sen, cho vào máy xay nhỏ cùng với nước hầm ninh. Sau đó đổ vào nồi nấu, thêm phần bột gạo đã xay/cháo vào quấy đều cho tan đều. Đặt lên bếp quấy đều cho đến khi cháo sôi lục bục và đặc dần lại.

Trứng gà đập ra bát tách lấy lòng đỏ. Cho khoảng 1/2 lòng đỏ trứng gà vào nồi cháo khuấy đều cho đến khi trứng chín là được. Tắt bếp cho thêm khoảng 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu oliu vào khuấy đều. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa.

2. Cháo cà chua + thịt bò + phomai

Cà chua gọt vỏ thái miếng nhỏ băm nhuyễn. Thịt bò thái miếng nhỏ băm hoặc xay nhuyễn.

Bột gạo xay sẵn/ cháo trắng nấu trước rồi cho thịt bò và cà chua đã bằm nhuyễn vào nấu sau cùng cho đến khi cháo chín là được, thêm thìa cafe dầu ăn vào cháo quấy đều.

Tắt bếp cho thêm 1 viên pho mai tán nhuyễn quấy đều vào hỗn hợp cháo, đổ ra bát cho bé thưởng thức.

3. Cháo gà + rau mồng tơi

Thịt lườn gà thái miếng nhỏ đem luộc chín. Mồng tơi rửa sạch thái nhỏ đem xay cùng với thịt gà và nước luộc. Đổ bột gạo xay sẵn/cháo vào hỗn hợp nước rau thịt đã xay khuấy đều cho tan.

Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại là được.

Tắt bếp cho thêm vào cháo 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu gấc, dầu oliu đều được. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.

4. Cháo lươn + bí xanh

Lươn làm sạch cắt khúc đem luộc với vài miếng bí xanh cắt nhỏ. Lươn sau khi luộc gỡ thịt rồi băm nhuyễn hoặc đem xay nhỏ với bí xanh cùng nước luộc.

Bột/cháo trắng nấu chín, thêm hỗn hợp lươn và bí xanh đã xay với nước luộc ở trên cho vào cháo quấy đều đặt lên bếp nấu đến khi cháo sôi lục bục khoảng 4-5 phút là được. Tắt bếp cho thêm chút dầu ăn hoặc dầu gấc vào cháo khuấy đều.

Xong xuôi đổ ra bát cho bé thưởng thức.

5. Cháo tôm + củ cải + gấc

Củ cải cắt miếng nhỏ đem luộc cùng tôm. Giữ lại nước luộc.

Tôm bóc vỏ đem xay nhỏ cùng tôm, củ cải và nước luộc. Đổ bột gạo xay sẵn/cháo vào hỗn hợp nước xay tôm và củ cải khuấy đều cho tan.

Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại, cho chút gấc tươi đã xay nhỏ vào quấy đều trong nồi cháo cho đến khi cháo sôi lại là được. Cho thêm 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu ôliu vào cháo đều được. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.

Bí Quyết Nấu Cháo Thịt Gà Rau Dền Cho Bé Trên 1 Tuổi Ăn Dặm

Contents Bí quyết nấu cháo thịt gà rau dền cho bé trên 1 tuổi ăn dặm: Khi bé nhà bạn trên 12 tháng tuổi, hãy bổ sung thêm chất dinh dưỡng có trong rau dền cho bé bằng cách nấu món cháo ngon từ thịt gà kết hợp rau dền đỏ. Chỉ mất khoảng 10 phút thôi các mẹ đã hoàn thành món cháo gà ngon cho bé ăn vào bữa trưa nay rồi đấy. Để nắm được bí quyết nấu cháo thịt gà này, các mẹ hãy đọc qua…

Contents

Cháo thịt gà hay nấu với rau gì?

Thịt gà là loại thịt trắng được các mẹ lựa chọn ngay từ đầu khi cho bé tập ăn dặm. Tuy nhiên, khi muốn bổ sung rau củ cho bé thì nhiều mẹ còn băn khoăn không biết cháo thịt gà nên nấu với rau gì thì bổ dưỡng nhất.

Nguyên liệu để nấu cháo thịt gà rau dền

+ Nấu cháo trắng lấy 25g

+ Dầu ăn thực vật 5g

+ Thịt gà 10g

+ Dền đỏ 5g

+ Nước lọc 200ml

+ Nấm hương 5g

Cách nấu cháo thịt gà rau dền cho bé ăn dặm trên 1 tuổi

+ Bước 1: Hầm gà, lấy thịt, xé nhỏ thật nhuyễn

+ Bước 2: Nước sôi cho rau dền và nấm hương vào nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt

Giá trị dinh dưỡng có trong rau dền đỏ

Rau dền có vị ngọt, đặc tính mát, giúp thanh nhiệt tốt trong những ngày hè. Loại rau này thường mọc hoang trong các khu đất hoặc mọc từ việc gieo hạt, ươm cành. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, rau dền còn có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh thường gặp.

+ Rau dền có nhiều loại: Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm và loại dền gai mọc hoang. Các món ăn từ rau dền như luộc, nấu canh đã trở nên quen thuộc với bất kì gia đình Việt nào.

+ Rau dền chứa nhiều vitamin: A, B, C, PP và chứa gần 10 axit amin cần thiết nhưng loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài (nhất là loại tía), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba.

+ Loại dền tía có vị ngọt, tính mát, có thể giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, trị kiết lỵ, viêm gan vàng da, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết… Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo cũng rất hữu hiệu.

Kết: Rau dền giàu chất dinh dưỡng nên có tác dụng tăng cường thể chất. Trong rau dền rất giàu chất béo và protein, các loại đường dễ tan và nhiều loại vitamin cũng như chất khoáng, trong đó hàm lượng protein được cơ thể hấp thụ hết còn nhiều hơn trong các loại sữa, hàm lượng carotine cao hơn gấp đơn hàm lượng trong các loại quả, có thể cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng phong phú, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Vì thế trẻ ăn rau dền sẽ tốt cho việc tăng sức đề kháng và đầy đủ dinh dưỡng.

Tags: cháo gà rau dền cho bé, cháo thịt gà cho bé, thịt gà hợp với rau gì, thịt gà không nên ăn với rau gì, cháo thịt gà rau mồng tơi, cháo thịt gà rau ngót, cháo thịt gà khoai lang, bột thịt gà rau mồng tơi