Top 11 # Xem Nhiều Nhất Nấu Chè Mát Mùa Hè Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Mùa Hè Ăn Chè Gì Cho Mát, Các Món Chè Ngon Giải Nhiệt Mùa Hè

Các món chè ngon giải nhiệt mùa hè mẹ nên nấu cho bé và cả nhà ăn như món ăn thanh nhiệt mùa hè chè đỗ xanh củ sen, chè đậu đỏ nước dừa, chè thái ngon ở sài gòn và chè nhãn lồng hạt sen.

Chè đỗ xanh củ sen

Đỗ xanh kết hợp với củ sen ăn mát mát, giòn giòn có tác dụng giải nhiệt.

Nguyên liệu cách nấu chè đậu xanh củ sen

200g đỗ xanh còn nguyên vỏ

1 củ sen vừa ăn

80g đường

cách nấu chè đậu xanh củ sen

Đỗ xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đỗ nổi lềnh bềnh và đỗ hỏng bỏ đi. Ngâm đỗ trong thau nước lạnh khoảng từ 5 – 6 tiếng, hoặc qua đêm.

Củ sen cạo vỏ, rửa sạch bùn, cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn.

Đổ đỗ xanh, củ sen vào nồi, đổ nước ngập mặt đỗ và củ sen. Ninh đỗ thật mềm bạn mới thêm đường, đun lửa nhỏ để đỗ thấm đường.

Nêm nếm lại đường tùy theo khẩu vị của bạn, múc ra bát dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn.

Ninh đỗ xanh và củ sen đến khi thật mềm mới cho đường vào.

Chè nhãn lồng hạt sen

Đây là món thứ 02 dành để trả lời câu hỏi như tiêu đề “”, các mẹ có thể chế biến hơi cầu kỳ một tí nhưng với món chè này thì đảm bảo các bé sẽ rất thích thú khi thưởng thức.

Nguyên liệu nấu chè nhãn lồng hạt sen

500g nhãn lồng hoặc nhãn Thái.

200g hạt sen khô hoặc tươi.

100g đường. Bạn có thể gia giảm đường theo khẩu vị.

cach nấu chè nhãn lồng hạt sen

Nhãn bóc hết vỏ. Dùng dao nhỏ, đầu nhọn, lách vào đỉnh của quả nhãn và nhẹ nhàng tách hột ra. Chú ý không làm rách nhãn để có thể cho hạt sen vào bên trong.

Hạt sen rửa sạch.

Hầm hạt sen với nước trong khoảng 30 phút, khi nào hạt sen chín mềm là được. Đối với hạt sen tươi, chỉ cần luộc qua trong khoảng 10 phút.

Khi hạt sen nhừ, đổ đường vào nồi nước, tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút để hạt sen ngấm đường.

Vớt hạt sen ra bát, để nồi nước đường sang một bên.

Nhét từng hạt sen vào trong quả nhãn.

Đun sôi lại nồi nước đường rồi cho nhãn đã lồng hạt sen vào đun trong khoảng 2 phút.

Tắt bếp, để nguội rồi để nhãn lồng sen vào tủ lạnh. Có thể ăn mát hoặc cho thêm đá nếu thích.

Món nhãn lồng hạt sen dễ làm, có tác dụng an thần, tốt với những người phải làm việc, học hành căng thẳng.

Chè Thái

Nguyên liệu cách nấu chè thái ngon nhất

200g mít, 200g nhãn, 200g vải (tất cả đều đã được bóc vỏ, bỏ hột, lấy thịt), nếu đúng mùa các bạn dùng hoa quả tươi là ngon nhất, nếu không thì có thể dùng hoa quả đóng hộp thay thế cũng được.

2 thìa cà phê bột rau câu (agar), 600ml nước, 40g đường, chút màu đỏ thực phẩm hay màu siro dâu.

1 chén thạch dừa (chọn mua loại màu xanh), 1 lọ dừa non ngâm siro.

1 lít sữa tươi không đường, 150 – 180g đường

cách làm chè thái ngon nhất

Nấu thạch: cho 600 ml nước vào nồi cùng với 2 thìa cà phê bột rau câu để khoảng 30 phút cho nở rồi cho lên bếp nấu với lửa nhỏ vừa, trong khi nấu chú ý thỉnh thoảng khuấy đều cho rau câu không bị vón cục và đọng dưới đáy nồi.

Khi nồi thạch sôi lăn tăn thì cho 40g đường vào cùng với màu đỏ hoặc siro dâu, tiếp tục khuấy cho đường và rau câu tan hoàn toàn là được.

Rót hỗn hợp vào khuôn bất kỳ, sau đó để nguội rồi bao kín cho vào tủ lạnh cho thạch đông cứng lại. Khi thạch đã đông thì lấy ra cắt miếng nhỏ.

Nhãn, vải cắt miếng vuông nhỏ. Mít cắt sợi dài.

Dừa non ngâm siro nếu không mua được loại bán sẵn trong lọ thì các bạn có thể tìm mua dừa non về cắt sợi nhỏ, sau đó cho đường vào cho lên bếp đun sôi cho đường tan là được, ngâm qua đêm cho dừa thấm đường. Dừa nên chọn mua loại thật non và mềm khi cho vào chè sẽ ngon hơn.

Sữa tươi pha với 150 – 180g đường (tùy theo khẩu vị thích ngọt nhạt khác nhau) cho tan. Sau đó cho toàn bộ các nguyên liệu kể trên vào khuấy đều. Chè sau khi trộn xong đậy kín lại cho vào tủ lạnh vài tiếng hay qua đêm cho chè thật lạnh vì món chè này dùng lạnh sẽ rất ngon.

Các bạn ở nước ngoài có thể dùng loại sữa béo (half&half) để thay thế cho sữa tươi thông thường chè sẽ béo và ngon hơn.

Chè đậu đỏ nước cốt dừa

Chỉ với hai nguyên liệu đơn giản, bạn đã có bát chè đậu đỏ vừa ngon vừa bổ.

Nguyên liệu nấu chè đậu đỏ với nước cốt dừa

300g đậu đỏ.

250g đường cát trắng

10g bột đao hoặc bột sắn dây.

1 lon nước cốt dừa.

Cách làm món chè đậu đỏ nước cốt dừa

Phần ăn dành cho 4-5 người ăn

Bước 1: sơ chế nguyên liệu món chè đậu đỏ nước cốt dừa.

Đậu đỏ các bạn ngâm với nước khoảng 6-8 tiếng đồng hồ. Các bạn có thể ngâm đậu qua đêm trước lúc đi ngủ để hôm sau chúng ta có thể làm mà không mất thời gian.

Bước 2: các bước thực hiện món chè đậu đỏ nước cốt dừa.

Đậu sau khi đã ngâm xong, đậu lúc này các bạn sẽ thấy nở to và mềm hơn mà chúng ta có thể bẻ làm đôi được. Các bạn vớt đậu ra cho ráo nước.

Bạn cho đậu vào nồi áp suất, cho nước ngập đậu một chút vào khoảng 1 lít nước. Bạn cho thêm một chút xíu muối, rồi đun đậu khoảng 30-40 phút.

Để kiểm tra đậu đã nhừ chưa, bạn lấy một chiếc thìa vớt một hạt đậu, bạn thử dặm hạt đậu ra nếu đậu nát nhuyễn thì đậu đã được rồi đó.

Từ khoá:

101+ Công Thức Làm Chè Ngon Mát Cho Mùa Hè

1. Chè vải đậu xanh

Vải là một đặc sản của mùa hè. Quả vải có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe, tim mạch, phòng chống ung thư, giúp dưỡng da, đẹp tóc,… Kết hợp với đậu xanh, một nguyên liệu có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa ngũ tạng,..rất tốt cho sức khỏe con người. Bạn sẽ không thể nào khước từ những món trà ngon từ thứ quả tuyệt vời này.

Nguyên liệu:

Vải thiều cùi dày hạt nhỏ: 500g

Đậu xanh: 50g

Đường kính

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vải bóc sạch vỏ, lấy cùi bỏ hạt, giữ nguyên hình dạng cùi vải. Bỏ vào bát  tô nước sạch, ngâm khoảng 2 tiếng.

Đậu xanh vo sạch vỏ, ngâm nước 6 tiếng cho đậu mềm.

Bước 2: Chế biến

Lấy vải, để ráo nước, sau đó bỏ vào nồi đun sôi, để lửa nhỏ ninh khoảng 1 tiếng.

Sau đó, bỏ đậu nhỏ ngâm sạch vỏ vào ninh cùng.

Sau khi kiểm tra thấy đậu ninh nhừ, bỏ lượng đường vừa đủ, khuấy đều, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức. Chè vải đậu xanh ăn ngon nhất khi lạnh.

2. Chè ngô

Chè ngô là một món ăn khoái khẩu cho mùa hè mà bạn không thể bỏ qua. Ngô ngọt có tác dụng bổ sung calo, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết như: vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất,… bảo vệ tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu, phòng ngừa trĩ, ung thư,…

Nguyên liệu:

Ngô nếp/ ngô ngọt: 2 – 4 bắp

Đường kính: 250g

Nước cốt dừa: 1 hộp

Sữa tươi có đường: 200ml

Đậu phộng rang sẵn (lạc rang bóc vỏ, đập dập)

Bột năng: 50g

Lá dứa: 100g

Muối: 1 – 2 thìa cà phê

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Ngô rửa sạch, lột vỏ còn 1 lớp mỏng, luộc chín với 2 lít nước. Sau khi ngô chín, để ráo, tách hạt. Phần nước ngô gạn bỏ râu, cặn, nước ngô trong để lại nấu chè.

Lá dứa rửa sạch, để ráo

Đậu phộng (lạc) tách vỏ, đập dập hoặc giã nhỏ (tùy sở thích)

Bột năng trộn nước tỷ lệ 1:3, khuấy tan.

Bước 2: Chế biến

Cho nước luộc ngô lên bếp đun với lá dứa. Cho hỗn hợp nước bột năng vào khuấy đều tay cùng nước ngô. Tùy vào sở thích ăn đặc hoặc loãng mà bạn cho thêm bột năng.

Bỏ đường vừa miệng, cho thêm chút muối cho chè thêm đậm đà.

Cuối cùng, bạn cho ngôi vào nồi, đun khoảng 10 phút vớt lá dứa, tắt bếp.

Bước 3: Chuẩn bị nước cốt dừa

Trộn đều 200ml sữa tươi với nước cốt dừa (1 hộp), bỏ ½ thìa muối.

Đun sôi khoảng 5 phút tắt bếp, để nguội.

Bước 4: Thưởng thức

Múc chè ra bát hoặc ly, bỏ khoảng 3 – 4 thìa nước cốt dừa, rắc đậu phộng, dừa khô (dừa sợi) cho món chè thêm hấp dẫn.

3. Chè nha đam hạt sen

Nha đam là một trong những “vị thần” trong làm đẹp cho chị em phụ nữ. Với nhiều công dụng hữu ích như: ủ tóc, điều trị bỏng, thúc đẩy mọc tóc, dưỡng ẩm, tẩy trang, trị sẹo thâm mụn,… Kết hợp với hạt sen, một vị thuốc Đông y có tính bình, tác dụng an thần, dưỡng thai, làm đẹp, chống lão hóa,.. Mùa hè uống trà hạt sen vừa mát lại đẹp hơn nữa.

Nguyên liệu:

Hạt sen: 100g

Nha đam (lô hội): 300g

Đường phèn: 100g

Muối tinh sạch

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nha đam bỏ vỏ xanh, thái hạt lựu, ngâm sạch với nước muối. vớt ra để ráo.

Bước 2: Chế biến

Hạt sen làm sạch đem nấu với 700ml nước lọc. Khi hạt sen chín mềm bỏ nha đam vào nấu chung, để lửa nhỏ, vớt sạch bọt.

Bỏ đường phèn vào nấu chung, khuấy đều, đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức

4. Chè hạt sen long nhãn

Hạt sen là một món ăn bổ dưỡng, giúp an thần, thanh nhiệt, giải độc, ích tâm, bổ thận, tốt cho sự phát triển của thai nhi,… Hạt sen kết hợp với long nhãn, một vị thuốc tốt có tính hàn, tác dụng giảm lo âu, mất ngủ, tăng cường trí nhớ, bổ máu,…

Chè long nhãn trở thành một bài thuốc giúp giải nhiệt, dưỡng thể, bảo vệ sức khỏe vô cùng tốt.

Nguyên liệu:

3 – 4 bát sen

Nhãn khoảng 40 quả, to đều, cùi dày, hạt nhỏ

Đường phèn

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

Tác hạt sen khỏi bát, bóc vỏ, lột bỏ màng, dùng tăm đẩy loại bỏ tâm sen.

Nhãn rửa sạch, để ráo nước, bóc vỏ. Sau đó, bạn dùng dao nhọn hoặc thìa cán dài khoanh tròn núm nhãn để tách hạt khỏi cùi, tránh tình trạng làm rách cùi.

Bước 2: Chế biến

Bỏ hạt sen vào nồi, thêm nước sôi, đường phèn, đun nhỏ lửa trong vòng 5 – 7 phút, khi cảm thấy sen chín mềm, có vị ngọt thì tắt bếp, để nguội.

Đổ thêm nước, đường phèn vào nấu cho vừa vị. Bạn nên mua dư hạt sen để khi ăn chè cho khác vị.

Bước 3: Hoàn thiện

Lồng hạt sen vừa nấu vào từng long nhãn, để vào ngăn mát.

5.  Chè bưởi

Chè bưởi cũng là một món ăn vô cùng khoái khẩu, đặc biệt là vào mỗi  mùa hè nắng nóng thì đây chính là sự lựa chọn không thể thiếu để giải nhiệt đó. Cùi bưởi chất xơ pectin, giúp kích thích tiêu hóa, giảm béo, ngăn ngừa mỡ trong máu, tăng cường huyết áp, chống táo bón,…

Nguyên liệu:

1 trái bưởi (nếu bạn muốn cùi bưởi tươi, sạch thì có thể tự chế biến, lấy cùi bưởi)

Đậu xanh 200g

Đường kính, muối

Nước cốt dừa

Phèn chua

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế cùi bưởi

Nếu bạn muốn lấy được cùi bưởi tươi ngon, hãy chọn quả bưởi tươi, gọt vỏ xanh và lấy phần cùi trắng. Thái hạt lựu to vừa đủ. Sau đó, bạn ngâm cùi bưởi đã thái trong nước muối, đến khi cùi bưởi không còn tinh dầu nữa thì thôi.

Bước 2: Chế biến cùi bưởi

Chuẩn bị nước sạch, bỏ ít phèn chua vào, đun sôi thì dùng nước đó trụng cùi bưởi. Sau khi trụng xong, xả sạch cùi bưởi với nước, đảm bảo cùi bưởi sạch mùi phèn chua.

Sên cùi bưởi với đường, khi làm nhớ đảo liên tục và đều tay đảm bảo đường ngấm vào cùi bưởi. Sên xong bạn cho cùi bưởi vào tô để nguội, sau đó cho một lượng nhỏ bột năng để trộn cùi bưởi.

Bước 3:Chế biến đậu xanh

Đậu xanh luộc chín, sau đó đổ đậu đã luộc chín vào nước gần sôi. Sau khi nước sôi lần nữa thì đổ nước bột năng vào, khuấy đều.

Cuối cùng, bạn đổ cùi bưởi vào nồi, khuấy đều, đợi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành món chè bưởi ngon mát rồi đó!

3 Công Thức Nấu Chè Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Cuối Tuần Thanh Mát

Nguyên liệu:

100g hạt sen khô

50g long nhãn

100g nho khô

100g táo đỏ

1 muỗng nhỏ bột rau câu

200g đuờng

Bước 1: Hạt sen khô đun sôi cho gần mềm, đổ ra rổ để ráo.

Bước 2: Long nhãn ngâm nước nóng cho nở.

Bước 3: Nho khô rửa sơ nhặt sạn ra cho sạch.

Bước 4: Táo đỏ rửa sơ ngâm nước nóng.

Bước 5: Bắc một nồi nhỏ lên bếp, hòa một muỗng nhỏ bột rau câu vào 200 ml nước, đun sôi sau đó đổ ra tô chờ nguội làm thạch, chú ý không cho đường vào thạch.

Bước 6: Bắc một nồi khác lên, chờ nóng cho 1/2 đường vào tạo caramen, chú ý không để quá vàng sâm sẽ có mùi đắng. Sau đó đổ nước vào, chừng 400ml, cho nốt số đường còn lại vào. Nêm cho ngọt vừa miệng.

Bước 7: Nước sôi cho hạt sen vào, sau đó là nhãn, nho khô và táo, nêm một chút xíu muối. Để nhỏ lửa cho hạt sen mềm, táo và nhãn ngấm đường, nếm vừa miệng nhấc xuống.

Bước 8: Lúc này thạch đã đông lại rồi nên lấy ra xắt nhỏ cho vào chè sâm. Để lạnh hoặc chờ cho nguội thêm đá lạnh vào ăn rất ngon.

Chè nha đam đậu xanh

Nguyên liệu:

Bước 1: Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.

Bước 2: Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút.

Sau đó bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.

Bước 3: Đỗ xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.

Bước 4: Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.

Bước 5: Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa ngoáy đều cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.

Khi ăn, bạn có thể thêm chút tinh dầu chuối vào bát chè cho thơm.

Chè đậu xanh củ sen

Nguyên liệu:

Bước 1: Đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu nổi lềnh bềnh và đậu hỏng bỏ đi. Ngâm đậu trong thau nước lạnh khoảng từ 5 – 6 tiếng, hoặc qua đêm.

Bước 2: Củ sen cạo vỏ, rửa sạch bùn, cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn.

Bước 3: Đổ đậu xanh, củ sen vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu và củ sen. Ninh đỗ thật mềm bạn mới thêm đường, đun lửa nhỏ để đỗ thấm đường.

Bước 4: Nêm nếm lại đường tùy theo khẩu vị của bạn, múc ra bát dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Bước 5: Cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn.

Bước 6: Ninh đỗ xanh và củ sen đến khi thật mềm mới cho đường vào.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích:

Cách Làm 3 Món Chè Ngon Mùa Hè Mát Lạnh Nhắc Đến Là Thèm

Ăn bát chè ngọt mát xua tan cái nóng mùa Hè

Chè đậu ngự cung đình

Chè đậu ngự là món tráng miệng khi xưa được dùng trong cung đình Huế, nhưng ngày nay đã trở nên khá phổ biến ở mọi miền, được nhiều người ưa chuộng, nhất là mỗi dịp Hè về.

Đậu ngự là một trong những loại đậu có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, giúp giảm cholesterol xấu, giảm cảm giác thèm ăn, chống oxy hóa, nhờ vậy giúp bảo vệ các tế bào, phòng chống ung thư.

Chè đậu ngự cung đình – món chè ngon mùa Hè (Ảnh: Facebook Liên Hương)

Chè đậu ngự thanh tao và rất mát, vị ngọt nhẹ. Món chè này yêu cầu sự tỉ mỉ và tinh tế của người đầu bếp. Muốn chè ngon phải nấu bằng đậu ngự tươi, hấp hoặc luộc lên rồi lột bỏ vỏ. Đường cát trắng hoặc đường phèn (dùng đường phèn thì chè sẽ thanh mát hơn), hòa nước, đun sôi lên rồi cho đậu ngự vào, sôi lại thì vặn nhỏ lửa cho đậu thấm ngọt. Khi nấu, nhớ vớt bớt bọt cho nước chè được trong.

Nên đọc

Chè ngô nếp

Khi chè chín, múc ra bát, thêm vài bông hoa bưởi hay hoa nhài vào để tăng thêm hương vị thanh khiết. Nếu cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn chè thì không nên thêm hoa. Cho bát chè đậu ngự vào ngăn mát tủ lạnh cho mát lạnh rồi mới ăn sẽ ngon hơn, đừng cho đá vào chè kẻo làm loãng vị.

Món chè ngô nếp rất dẻo, thơm và ngọt mát. Ngô nếp rất giàu chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và kích thích cơ thể đào thải độc tố ra ngoài tốt hơn.

Món chè ngô nếp dẻo thơm, ngọt dịu (Ảnh internet)

Chè ngô nếp siêu dễ làm, ai cũng làm ngon ngay từ lần đầu tiên. Lấy 2 – 3 bắp ngô non cho vào nồi luộc chín. Mang ngô ra, dùng dao gọt lấy phần hạt ngô. Còn nước luộc ngô đem lọc cho trong, cho hạt ngô vào ninh thêm cho chín mềm, nêm chút đường cho thêm ngọt ngào.

Chè khúc bạch

Pha 1 – 2 thìa bột sắn dây vào bát nước, khuấy đều, cho nước sắn dây vào nồi chè, khuấy đều đến khi thấy sắn dây không còn trắng đục mà trong suốt thì tắt bếp.

Chè ngô để nguội, múc ra bát, cho thêm nước cốt dừa để tăng thêm vị ngậy và thơm ngon.

Chè khúc bạch là món chè mát lạnh ngày Hè được nhiều người ưa chuộng bởi cái mềm mịn, ngọt dịu và mát lạnh của khúc bạch, giòn ngọt của nhãn chín, thơm của hạnh nhân, nước chè ngọt thanh mà không khé cổ.

Bát chè khúc bạch ngọt mát xua tan cái nóng ngày Hè (Ảnh internet)

“Khúc bạch” nghĩa là viên rau câu được cắt thành khúc nhỏ vừa ăn, thường có màu trắng như sữa. Khúc bạch được làm từ gelatin, sữa tươi và kem tươi. Ngâm gelatin cho nở. Pha sữa tươi, kem tươi với nhau, cho thêm đường nhiều ít tùy khẩu vị. Đun nóng hỗn hợp này nhưng đừng để sôi, cho gelatin vào khuấy cho tan, có thể thêm chút tinh dầu hạnh nhân vào rồi tắt bếp.

Đổ hỗn hợp này ra bát, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh cho đông, đem ra cắt thành những miếng vuông nhỏ – đây chính là khúc bạch.

Nước chè khúc bạch được nấu từ nước đường cùng nhãn chín ngọt cho vừa sôi. Múc nước đường và nhãn ra bát, thả khúc bạch vào, rắc thêm chút hạnh nhân là có món chè mùa Hè ăn rất đã miệng.

Nhiều người còn thêm vào chè khúc bạch các loại trái cây như táo, kiwi hay cho thêm hạt é… ăn cũng rất ngon và mát.

Nên đọc

An An H+ (Tổng hợp)