Dầu gấc là một sản phẩm không chỉ rất tốt cho sức khỏe con người mà còn hỗ trợ làm đẹp cho các chị em. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều dầu gấc, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm dầu gấc ngay tại nhà, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí.
Chuẩn bị nguyên liệu làm dầu gấc
phương pháp làm dầu gấc:
Gấc tươi khoảng 2 quả to
Dầu dừa: 500ml
Các bước tiến hành làm dầu gấc
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Để làm dầu gấc nguyên chất đạt kết quả cao nhất thì chọn gấc ngon là điều vô cùng quan trọng. Chọn mua những quả gấc có hình tròn, có màu đỏ cam tươi, cuống vẫn còn xanh, vỏ gấc vẫn còn cứng, không bị mềm nhũn, khi cầm lên thấy chắc tay, khi quan sát thấy gai gấc nở đều, đó là những quả gấc già ngon.
Dầu dừa cũng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để làm dầu gấc. Khi mua dầu dừa nên mua dầu dừa nguyên chất. Dầu dừa nguyên chất có màu vàng nhạt hoặc màu vàng hơi đậm dầu dừa có mùi thơm nhẹ giống như mùi kẹo dừa.
Bước 2: Bổ và sơ chế gấc
Khi chọn được gấc ưng ý, mang về rửa sạch rồi bổ gấc làm đôi. Lấy phần hạt gấc ra cho vào bát – đây là phần chứa nhiều tinh dầu gấc nhất nên ta nên tận dụng, tránh lãng phí. Tiếp đó, dùng dao khéo léo nạo lấy phần thịt gấc hay còn gọi là cùi, thái phần cùi thành các miếng nhỏ.
Phần hạt gấc và thịt gấc khi lấy xong mang ra phơi nắng hoặc có thể cho hạt gấc và thịt gấc vào tủ lạnh khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi hạt gấc đã se lại, tiến hành bóc lấy vỏ bọc bên ngoài, bỏ phần hạt gấc đi.
Để thu được tối đa lượng tinh dầu có trong gấc, tiến hành xay hỗn hợp. Chuẩn bị một chiếc máy xay sinh tố, cho vào máy xay phần vỏ hạt gấc vừa tách bên trên cùng với phần cùi gấc và dầu dừa, Xay hỗn hợp trong khoảng 5 phút để chúng hòa quyện vào nhau.
Bước 3: Tiến hành nấu dầu gấc
Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn sàng, tiến hành thực hiện cách làm dầu gấc. Chuẩn bị một chiếc nồi để nấu dầu gấc, cho vào nồi hỗn hợp gấc và dầu dừa đã xay nhuyễn bên trên.
Đặt nồi lên bếp và tiến hành đun nhỏ lửa, vì như vậy làm cho hỗn hợp chín từ từ không bị cháy. Khi đun, dùng đũa đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi, cạn dần và chuyển sang màu nâu đỏ đậm thì tắt bếp (Đun khoảng 35 đến 40 phút). Không nên đun quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu gấc.
Bước 4: Lọc hỗn hợp dầu gốc đã đun
Tiến hành lọc lấy dầu gấc, dùng ray để lọc, cho hỗn hợp vào ray lọc, sau đó lọc lấy phần tinh dầu gấc, bỏ phần bã đi.
Lọc phần tinh dầu vào một chiếc bát thủy tinh trong, để khoảng 10 phút cho tinh dầu lắng lại, dùng thìa khéo léo gạt lấy phần tinh dầu nổi bên trên.
Lưu ý là không lấy phần cặn lắng bên dưới. Như vậy là đã thu được tinh dầu gấc.
Yêu cầu của sản phẩm và cách bảo quản dầu gấc
Dầu gấc thu được phải có màu vàng đậm, thơm và sánh.
Cách bảo quản dầu gấc cũng không hề khó. Cho tinh dầu gấc vào lọ thủy tinh để dùng dần, bảo quản dầu gấc nơi thoáng mát, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Dầu gấc có thể sử dụng trong vòng 1 năm.
Những công dụng tuyệt vời của dầu gấc
Dầu gấc làm tại nhà giúp cho bạn cảm giác an toàn khi sử dụng. Dầu gấc có rất nhiều công dụng khác nhau. Dầu gấc có thành phần chính là beta-caroten, lycopen,…
Đối với beta-caroten khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A; lycopen có tác dụng điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loại lipit máu, chống khô mắt, mờ mắt, ngăn ngừa ung thư…
Từ khoá dầu gấc:
cách làm dầu gấc dầu gấc tự làm để được bao lâu cách bảo quản dầu gấc cách bảo quản gấc tươi trong tủ lạnh cách nấu dầu gấc tươi cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà cách làm dầu gấc cho bé