Top 12 # Xem Nhiều Nhất Nấu Đồ Ăn Cho Bà Đẻ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Món Ăn Cho Bà Đẻ

Medonthan – Những món ăn cho bà đẻ đặc biệt là những ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất sản phụ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính.

Ngày nay, các bà mẹ trẻ sau khi sinh con vừa mong nhanh chóng khôi phục tuổi xuân đã qua, giữ được cơ thể khoẻ mạnh, lại sợ ăn nhiều quá sẽ bị béo. Vậy ăn thế nào? Và ăn cái gì mới được coi là khoa học và đầy đủ dinh dưỡng?

Để đảm bảo người mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, nước, trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa, người mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích. Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có di chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.

Những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn, 5 – 6 lần/ngày, ăn trong 3 ngày. Những bà mẹ phải mổ đẻ, sau khi mổ, công năng đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần. Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.

Người già thường hay khuyên sản phụ nên ăn nhiều cá chép trong thời gian “nằm chỗ”. Vậy ăn các chép có lợi gì? Thịt cá chép có thể trục máu dư, máu dư ở đây chủ yếu là máu đẻ. Do thịt cá chứa nhiều protid, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, nâng cao sức co bóp của cơ tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết, sau khi sinh không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và ngiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

– Thịt: thịt lợn, chân giò, tim gan lợn, con hàu, thịt ba ba, thịt rùa, lươn, các chép, hải sâm.

– Đường: đường trắng, đường phèn, các loại đường hoa quả.

– Rau: đậu côve, đậu đũa, đậu tằm, đậu phụ, giá đỗ, mọc nhĩ, ngó sen, mướp, rau chân vịt, mộc nhĩ trắng, củ cải, cà rốt, nấm hương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, đậu xanh, đậu đen.

– Hoa quả: nho, táo, cam, đào, dứa, chuối tiêu, hồng.

– Thịt: thịt thỏ, gan thỏ, bồ câu, thịt lợn, thịt vịt.

– Rau: rau dền, rau cần, rau kim châm, bí đao, mướp, dưa chuột, cà chua, mướp đắng, tâm sen, lá sen.

– Hoa quả: lê, dưa hấu, chà là, hồng.

– Thịt: thịt dê, móng dê, sữa dê, thịt hươu, thịt chó, ba ba, rùa, tôm tươi, gan lợn, lươn.

– Đường: đường mía, mật ong, đường cát.

– Rau: hành, hẹ, tỏi, hành tây, đậu vàng, mộc nhĩ, đậu đen, vừng, củ cải, bí đỏ, hồi hương.

– Hoa quả: hạch đào, long nhãn, táo ta, vải, mía, quýt, anh đào.

Medonthan tổng hợp

Thực Đơn Cho Bà Đẻ

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh cần bổ sung thực phẩm chứa các chất: chất xơ, chất sắt,… Tuy nhiên gia đình cần lưu ý khâu chuẩn bị và chế biến để mẹ dễ ăn.

Bữa sáng của thực đơn cho bà đẻ

Đây là bữa đầu tiên trong ngày nên cần chuẩn bị các món ăn nhẹ, nêm nếm gia vị vừa phải, dễ tiêu và có nhiều nước. Trong thực đơn cho mẹ sau sinh, bữa ăn sáng đảm bảo được các yếu tố này sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh hấp thụ dễ dàng mà lại không gây ra chướng bụng, khó tiêu. Nhờ thế mà cơ thế mẹ sớm hồi phục và mau có sữa cho bé yêu hơn.

*Thực đơn của bà mẹ cho con bú cho bữa sáng

Cháo cá+đu đủ+1 ly nhỏ sữa đậu nành

Mì gạo nấu thịt băm cà chua+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Cơm rang thập cẩm+nước cam+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Cháo gà+táo+1 ly nhỏ sữa đậu nành

Mì gạo thịt bò+nho+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Bánh mì kẹp trứng+nước sinh tố hoa quả+phô mai

Súp bí ngô+bánh mì nướng+1 ly nhỏ sữa đậu nành

Cháo thịt bò+thanh long+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Bánh mì+trứng ốp la chín (trứng bác)+1 ly sữa đậu nành

Mì sườn cà chua+chuối+phô mai (sữa chua)

Bữa trưa của thực đơn cho bà đẻ

Bữa trưa bà đẻ ăn gì tốt? Với bữa trưa, cần chú trọng đến một thực đơn đa dạng để cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi và sắt).

Theo thực đơn ăn cữ cho bà đẻ, bữa trưa nên tăng về lượng ăn nhiều hơn so với bữa sáng do cơ thế mẹ vào thời điểm này cũng đã dễ tiêu hơn. Bữa ăn nên đảm bảo có món canh để bổ sung nước và tránh các món xào, rán với quá nhiều dầu mỡ (những món này vừa khiến mẹ dễ tăng cân mà còn dễ gây ra hiện tích tích trữ mỡ trong bầu vú, dẫn đến tắc tia sữa).

Các món ăn cũng nên được nêm nếm thêm các loại gia vị tự nhiên như hạt tiêu, gừng, nghệ, tỏi để kích thích tuần hoàn của máu.

*Các món ăn trưa phù hợp với mẹ sau sinh

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh dùng hàng ngày: Món canh

1. Rau ngót nấu thịt băm

2. Chim hầm hạt sen, táo đỏ

3. Củ cải nấu sườn

4. Canh cua rau đay, mồng tơi

5. Thiên lý nấu thịt băm

6. Canh mướp đắng nhồi thịt

7. Đu đủ nấu sườn: thực đơn tốt cho bà đẻ giúp lợi sữa

8. Khoai tây, cà rốt nấu sườn

9. Mồng tơi nấu tôm

10. Canh hoa chuối nấu sườn

Ăn gì để bổ sung dinh dưỡng nuôi con? Gợi ý các món mặn trong thực đơn cho bà đẻ sau sinh

Mướp giá xào thịt nạc thăn

Ruốc thịt lợn, cá

Tôm rim thịt băm

Rau cải xào thịt bò

Gà rang nghệ

Thịt bò kho gừng

Trứng đúc thịt

Thịt lợn băm trộn giò sống sốt cà chua

Đỗ que xào thịt bò

Gà hấp gừng, gà hấp muối

Su hào xào thịt băm

Thịt nạc thăn dần mềm ưới gia vị+mật ong áp chảo

Giò rim nước mắm

Giò trộn rau củ hấp

Củ cải kho thịt

Bà đẻ nên ăn gì? Ngoài ra trong bữa mẹ nên bổ sung thêm các loại rau củ luộc, hấp như bí ngô, mướp, củ cải, su hào, súp lơ, su su, bí xanh, v.v. Các món ăn này trong thực đơn cho bà đẻ nhiều sữa, cung cấp thêm chất xơ giúp chống táo bón lại bổ sung thêm vitamin và chất khoáng.

Bữa tối bà đẻ ăn gì tốt? Lượng thức ăn trong bữa tối có thể ít hơn hoặc bằng với bữa trưa nhưng không nên quá nhiều vì có thể khiến mẹ dễ tăng cân. Thực đơn của bữa tối nên chú trọng vào các món hấp, luộc, canh và xào ít dầu mỡ.

Đừng quên chọn tráng miệng vào thực đơn cho bà đẻ nhiều sữa. Các loại hoa quả giàu vitamin C giúp khả năng hấp thụ sắt từ các loại rau được dễ dàng hơn.

Món canh

Thịt viên nấu với đu đủ xanh

Bầu nấu thịt mọc

Canh bí nấu giò sống

Móng giò nấu đu đủ xanh

Thịt nạc băm nấu canh chua nấm

Su hào, cà rốt nấu sườn

Canh bí ngô thịt băm

Bí xanh nấu sườn

Ngô nấu sườn

Đậu trắng nấu sườn

Món mặn

Trứng gà ta luộc dầm nước mắm

Rau củ thập cẩm xào thịt bò

Chim bồ câu quay mật ong

Nem rán

Giá xào thịt bò

Thịt bê xào hành

Tràng trứng non xào mướp

Chả lá lốt

Tôm đồng rang

Thịt gà rang gừng

*Trong việc chế biến và chuẩn bị thực đơn cho bà đẻ, cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Cố gắng ăn các loại thực phẩm đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Sử dụng các nguyên vật liêu tươi và chế biến chín (tuyệt đối không ăn tái, gỏi, sống)

Nếu mẹ cảm thấy đầy bụng thì có thể chia thành 4 bữa/ngày và nhai kĩ trong mỗi bữa ăn

Hạn chế ăn các món xào rán với nhiều dầu mỡ hoặc uống quá nhiều sữa vì có thể khiến mẹ bị tắc ti sữa

Bổ sung thật nhiều nước thông qua uống nước lọc, nước hoa quả, canh, súp vì mỗi ngày cho con bú mẹ có thể mất đi 700mg nước

Tránh ăn các món chế biến quá cay, mặn và có mùi vị nồng như hành tây vì có thể khiến bé bú sữa mẹ bị chướng bụng, đầy hơi

Tạm thời kiêng các món muối chua như dưa, cà

Tránh uống các loại thức uống có cafein

Nếu phải uống thuốc, cần tư vấn kĩ càng với bác sĩ.

Theo The Asianparent Thái Lan

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Món Ăn Cho Bà Đẻ Mổ Nhiều Dưỡng Chất

2 muỗng canh hạt mè đen

3 muỗng canh bột nếp

½ cup nước

½ muỗng cà phê muối

Hạt bí (nếu có)

Bước 1: Cho hạt mè vào một cái rây hoặc rá nhỏ rồi đem rửa sạch mè dưới vòi nước chảy.

Để cho ráo mè rồi cho đổ vào chảo dày. Đảo đều tay mè trên lửa vừa khoảng vài phút. Khi hạt mè bắt đầu nổ lách tách thì bạn hạ nhỏ lửa xuống. Tiếp tục đảo cho đến khi mè chín, có mùi thơm.

Bước 2: Nghiền mè đen với ½ cup nước trong khoảng 1 phút cho đến khi hỗn hợp mềm nhuyễn. Sau đó, bạn thêm 1 cup nước vào và xay lại lần nữa khoảng vài phút.

Bước 3: Cho 3 muỗng canh bột nếp vào nồi, đổ thêm hỗn hợp mè đen vừa xay vào khuấy đều.

Bước 4: Đun sôi hỗn hợp. Khuấy đều tay khoảng 2-3 phút cho đến khi hỗn hợp bắt đầu nổi bong bóng.

Bước 5: Hạ lửa xuống và khuấy thêm 3-5 phút nữa cho đến khi thấy cháo sệt sệt vừa đủ.

2. Cháo thịt nạc tôm tươi Nguyên liệu:

Gạo ngon 60g, tôm tươi 200g, thịt nạc 60g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng.

– Thịt lợn nạc, tôm đã bóc vỏ băm nhỏ. Gừng thái chỉ. Nấu nhừ gạo thành cháo cho các thứ trên vào đun khoảng 15-20 phút. Cho gia vị vừa đủ, khi ăn cho gừng vào.

– Ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một bát. Món cháo thịt nạc tôm tươi, một trong những món ăn cho bà đẻ mổ có công dụng ích khí, bổ thận, thông sữa, dùng cho những sản phụ bị tắc sữa sau khi sinh cực kỳ tốt.

Bước 2: Thịt xay ướp chung với 2 muỗng bột nêm, 1/2 muỗng tiêu trộn đều và vo thành viên.

Đặt nồi lên bếp, cho 1/2 muỗng dầu phi thơm sau đó đổ vào 5 bát nước nhỏ và trút phần thịt viên vào nấu.

Bước 3: Nước dùng sôi, cho phần đu đủ, cà rốt vào nấu thêm 10 phút, nêm nếm lại gia vị. Tắt bếp và rắc thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ.

4. Gà rang gừng lá chanh Nguyên Liệu

600gr đùi gà chặt sẵn

1 củ tỏi băm

2 củ gừng ta

10 lá chanh già

Mắm, gia vị, bột ngọt, đường, tiêu

– Đùi gà trụng nước sôi, rửa sạch. Ướp 20-30p với gia vị, bột ngọt, ít đường và nước mắm sao cho đậm vừa. 1,5 củ gừng đập dập hoặc thái chỉ cho đẹp mắt. Càng nhiều gừng càng ngon.

– Cho chút dầu vào chảo phi thơm tỏi, cho hết chỗ gừng còn lại vào, đổ gà đã ướp đảo nhẹ tay. Đun lửa lớn cho miếng gà săn lại và có màu đẹp mắt.

– Thêm 1/2 bát nước nhỏ, đun lửa vừa để phần thịt bên trong mềm hơn, đảo nhẹ tay, có thể thêm một chút xì dầu.

– Nêm nếm lại cho vừa. Khi gần được thì thả lá chanh thái sợi và hạt tiêu vào đảo đều. Tắt bếp.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích:

Những Món Canh Ngon Lợi Sữa Cho Bà Đẻ

Canh móng giò nấu lạc

Dù hiện nay có nhiều tranh cãi xoay quanh chuyện móng giò có tác dụng lợi sữa hay không. Tuy nhiên đây vẫn là mẹo lợi sữa mà các bà các mẹ ngày xưa áp dụng, tin tưởng và truyền lại cho con cháu ngày nay. Nếu ít sữa, mẹ có thể ăn canh móng giò nấu lạc theo công thức sau. Lạc nấu cùng móng giò sẽ bớt ngấy và dễ ăn hơn.

Nguyên liệu

+ Móng giò: 500g

+ Lạc: 100g

+ Bột canh

Cách làm

– Móng giò làm sạch. Đổ nước vào nồi, nước sôi thì thả móng giò vào.

– Móng giò luộc trong khoảng 5 phút, đến khi móng giò nổi lên mặt nước thì tắt bếp, vớt móng giò ra.

– Lạc rửa sạch.

– Lấy một nồi nước khác, thả móng giò và lạc vào ninh cùng.

– Vặn lửa to đun khoảng 20 phút. Sau đó vặn lửa nhỏ liu riu ninh thêm 2 tiếng nữa cho móng giò chín nhừ.

– Trước khi tắt bếp nêm bột canh cho vừa vặn.

– Nếu có nồi áp suất thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Bạn cũng có thể dùng nồi cơm điện ninh móng giò cũng được.

Canh cá chép

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng sản phụ sau sinh chưa nên ăn cá vội. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể ăn cá mà không sợ bị tiêu chảy hay các vấn đề khác. Không những giúp cơ thể hồi phục nhanh, canh cá chép rất bổ máu và lợi sữa.

Nguyên liệu

+ Cá chép: 500g

+ Cà chua: 100g

+ Hành lá

+ Một ít gừng, hạt tiêu

+ Bột canh

+ Vài giọt rượu vang

Cách làm

– Cá chép làm sạch, ướp với chút bột canh và hạt tiêu. Bên trong bụng cá nhồi gừng, hành. Cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

– Đổ dầu vào chảo, dầu sôi thì thả ít gừng vào, cho cá chép vào rán hơi vàng.

– Thêm cà chua vào cùng, đảo đều tay. Thêm nước và vài giọt rượu vang.

– Vặn lửa vừa, đậy nắp vào đun sôi khoảng 15 phút.

– Trước khi tắt bếp nêm bột canh cho vừa miệng và rắc hành lá lên trên.

Gà ác tần sâm

Nguyên liệu

+ Gà ác: 1250g

+ Táo tàu: 5 quả

+ Bột canh: 1 thìa

+ Hạt tiêu: 1 thìa

+ Nhân sâm: 7 miếng

+ Câu kỳ tử: 15 hạt

+ Rượu trắng: 1 thìa

Cách làm

– Gà ác làm sạch, cắt miếng to. Ninh cùng nhân sâm và rượu trắng.

– Trước khi tắt bếp khoảng 5 phút thì cho táo tàu, câu kỳ tử, bột canh, hạt tiêu vào cùng.

– Món nên ăn nóng.

Canh đậu phụ, đầu cá

Nguyên liệu

+ Đầu cá (cá chép, cá trắm, cá trôi…), đuôi cá

+ Đậu phụ

+ Dầu mè

+ Nấm kim châm

+ Hành tây

+ Tỏi, gừng

+ Bột canh

+ Rượu trắng

+ Hạt tiêu

Cách làm

– Nấm và đậu phụ rửa sạch. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Hành tây, gừng, tỏi băm nhỏ. Đầu và đuôi cá rửa sạch.

– Đổ dầu mè vào chảo, xào hành tây, gừng, tỏi cho thơm.

– Cho đầu và đuôi cá vào đảo cùng.

– Thêm nước.

– Thêm rượu trắng, bột canh, đậu phụ.

– Cuối cùng thêm nấm, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút.

– Trước khi tắt bếp cho một ít hạt tiêu vào cho thơm.

Canh xương nấu đu đủ, bạch tuộc

Nguyên liệu

+ Đu đủ: 750g

+ Bạch tuộc: 100g

+ Xương sườn hoặc xương cục: 500g

+ Lạc: 100g

+ Gừng

+ Táo tàu

+ Bột canh

Cách làm

– Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.

– Đổ nước vào nồi, thả xương lợn đã rửa sạch vào. Đun sôi 2 phút rồi vớt xương ra, đổ nước đi.

– Bạch tuộc sơ chế sạch.

– Đổ nước vào nồi, thêm xương lợn, đu đủ, bạch tuộc. Đun sôi khoảng 5 phút sau đó ninh nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nếu ninh bằng nồi áp suất thời gian sẽ ngắn hơn.

– Trước khi tắt bếp nêm bột canh và hạt tiêu cho vừa miệng.

St