Top 9 # Xem Nhiều Nhất Nấu Món Gì Cho Người Ốm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Người Ốm Nên Ăn Cháo Gì? Sai Lầm Hay Gặp Khi Nấu Cháo Cho Người Ốm

Cháo là thực phẩm bán lỏng, dễ chế biến và khiến người ăn cũng dễ dàng tiêu hóa mà không cần nhai nhiều. Chúng được nhu động ruột xử lý dễ dàng và phân hủy thành glucose. Vì vậy mà cơ thể sẽ hấp thụ nhanh, chuyển hóa nhanh chóng để bổ sung năng lượng.

Đặc biệt với trẻ em, người già, những người sau phẫu thuật và những người có chức năng tiêu hóa kém thì món cháo là sự lựa chọn thích hợp bởi nhu động dạ dày không đủ và ít tiết axit dạ dày để tiêu hóa các món ăn khác. Sử dụng cháo sẽ làm giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và nuôi dưỡng, cải thiện sức khỏe của dạ dày tốt hơn.

Cháo là món ăn dinh dưỡng rất tốt cho người bị ốm

Mặc dù cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên tránh 3 điều cấm kỵ sau:

Ăn cháo trong một thời gian dài

Dù cháo là thực phẩm rất tốt để bổ sung dinh dưỡng cho những người tiêu hóa kém nhưng nếu dùng cháo trong khoảng thời gian dài hoặc trong cả 3 buổi một ngày thì sẽ làm tổn thương dạ dày.

Ăn cháo lâu dài sẽ làm giảm hành động nhai và sự tiết nước bọt, không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.

Sau khi ăn, thức ăn bán lỏng này đi trực tiếp vào dạ dày, tốc độ làm rỗng dạ dày sẽ được đẩy nhanh và thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng rút ngắn lại. Khi không sử dụng nhiều thì theo thời gian, nhu động dạ dày sẽ yếu đi và chức năng tiêu hóa tự nhiên suy giảm.

Bên cạnh đó, ăn cháo trong một thời gian dài có thể dễ dàng làm tăng thể tích và trọng lượng của dạ dày trong một thời gian ngắn. Mặc khác sau khi ăn cháo, nếu bạn tập thể dục không đúng cách còn có thể dễ dàng gây ra tình trạng chảy xệ dạ dày.

Ăn cháo không được nấu kỹ trong thời gian dài

Nhiều người có thói quen ninh cháo không kỹ hoặc thích chan nhiều nước canh vào cơm để ăn cho nhanh mà không cần nhai nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu ăn trong thời gian dài do làm giảm nước bọt và men tiêu hóa vì thức ăn trực tiếp đi vào dạ dày.

Cháo không được ninh kỹ dễ khiến bạn bị đau dạ dày khi sử dụng lâu dài

Hơn nữa, không giống như cháo được ninh trong thời gian dài sẽ mềm nhừ và đều, các hạt gạo trong cháo ninh không kỹ hoặc cơm chan nhiều canh có nhiều nước, nước sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa.

Cơm chan canh và hạt cháo còn cứng mà không được nhai kỹ đã nuốt vào khiến dịch dạ dày ít hơn và dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài, bạn sẽ mắc bệnh đau dạ dày.

Nhóm người không nên uống cháo

Người có dạ dày kém

Với người có triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ thì không nên ăn cháo để hỗ trợ dạ dày.

Bởi ăn cháo có thể làm cho các triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng tồi tệ hơn. Mặt khác, cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản.

Người có vấn đề về trao đổi chất

Những người có vấn đề về trao đổi chất, chẳng hạn như người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên dùng cháo thường xuyên.

Đối với người bệnh tiểu đường, cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cháo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Vì vậy, nếu người người tiểu đường muốn ăn cháo thì có thể cho thêm các loại ngũ cốc để làm chậm sự thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Gợi ý các món cháo cho người ốm

Ngoài những lưu ý trên thì cháo vẫn là một món ăn tốt lành cho những người bị ốm. Một tô cháo nóng được nấu với những nguyên liệu bổ dưỡng, kèm thêm gia vị như tiêu, hành, ngò, gừng, tía tô… sẽ giúp người bệnh ấm lòng, dễ ăn và mau chóng hồi phục sức khỏe.

Món cháo nóng hổi ăn với các gia vị đi kèm sẽ giúp kích thích vị giác hơn

Một số món cháo được gợi ý dùng cho người ốm là:

Người ốm bị sốt: cháo trứng gà tía tô, cháo đậu xanh, cháo gà…

Người ốm bị cảm: cháo thịt băm gừng tươi, cháo bí đỏ, cháo hành tiêu…

Người ốm mới dậy: cháo lươn, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo thịt băm…

Khi người bệnh đã khỏe hơn, bạn có thể biến tấu cháo với các thực phẩm dinh dưỡng khác như: cháo hàu, cháo nấm, cháo cải bó xôi, cháo tôm, cháo cá chép… Lưu ý là không nên lặp lại một món cháo suốt 3 bữa ăn liên tiếp vì sẽ làm người bệnh dễ ngấy và không muốn ăn nữa.

Trang

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Cách Nấu Cháo Cho Người Ốm

Việc tiến hành nấu được món cháo thịt bằm và trứng bắc thảo thơm ngon, dinh dưỡng cho người ốm, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như chúng tôi sau đây:

Cách nấu cháo cho người ốm với “thịt bằm và trứng bắc thảo”

Đầu tiên thịt lợn nạc được rửa sạch với nước, sau đó băm nhuyễn, nếu không muốn mất thời gian thì khi mua bạn có thể nhờ người bán xay thịt luôn. Bạn chú ý khi chọn thịt lợn để nấu cháo cho người ốm: cách nấu cháo cho người ốm là phải chú ý chọn thịt lợn không có nhiều mỡ, vì vậy khi mua thịt bạn nên chọn ở phần vai hoặc đùi. Sau khi xay thịt xong đem thịt ướp với hạt tiêu và muối để cho thịt thấm các gia vị.

Đồng thời thì gừng tươi được cạo sạch vỏ, rửa sạch sau đó thái thành những lát nhỏ.

Trứng bắc thảo được lột vỏ và cắt thành những miếng nhỏ.

Hành lá được nhặt sạch, cắt rễ và ngọn sau đó rửa sạch và thái nhỏ.

Tiếp theo, chúng ta tiến hành vo sạch gao, cho vào nồi đổ 1 lít nước, đặt lên bếp và đun sôi. Khi thấy cháo đã sôi bạn nên để lửa nhỏ và nấu thêm chừng 10 – 15 phút nữa. Sau khi cháo sôi khoảng 10 phút cho trứng bắc thảo, gừng tươi cắt nhỏ và thịt bằm vào nồi cháo của mình.

Đồng thời lúc này bạn phải đổi nồi khác để nấu cháo, trút hết cháo trong nồi sang nồi cách thủy để cháo được nhừ và ngon hơn.

Bạn cần lưu ý khi nấu bạn nhớ dùng đũa khuấy đều sau đó đậy nắp kín, đun cháo cho tới khi thấy cháo nhừ là được. Cuối cùng là nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Khi múc cháo ra bát cho thêm hành lá cắt nhỏ, rau sống ăn kèm để bát cháo thêm ngon và hấp dẫn hơn.

Tiếp theo với món cháo thịt bằm rau củ cho người ốm này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Các bước nấu cháo thịt bằm rau củ

Đầu tiên tiến hành vo sạch gạo, sau đó cho nước cùng với gạo vào nồi với mực nước khoảng bằng 2,5 đốt ngón tay để ninh nhừ.

Cà rốt cạo vỏ và rửa sạch sau đó cắt nhỏ thành hình hạt lựu.

Thịt lợn rửa sạch rồi băm thật nhỏ, hoặc bạn có thể sử dụng máy xay thịt để tiết kiệm thời gian.

Khi nào thấy gạo đã nở, cháo đã chín, bỏ tiếp cà rốt vào hầm cùng cho nhừ.

Cà rốt vừa chín tới, bạn cho tiếp thịt bằm vào và khuấy đều lên để thịt tơi ra, tránh vón cục.

Tiếp theo tiến hành nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách nấu cháo tôm cho người ốm

Đầu tiên xương heo rửa thật sạch, chặt nhỏ rồi cho vào nồi nước, ninh nhừ để làm nước dùng.

Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ hoặc có thể sử dụng máy xay thịt để làm nhuyễn tiết kiệm được thời gian. Sau đó, ướp thịt với một chút nước mắm và tiêu.

Tôm chúng ta rửa sạch, bóc vỏ, bỏ phần đầu và băm nhỏ, ướp vào một chút nước mắm và tiêu.

Hành và rau mùi nhặt sạch, rửa và thái nhỏ để có mùi thơm.

Khi thấy cháo đã nhừ, cho thịt băm và tôm vào, khuấy đều đến khi cả tôm và thịt đều chín. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng ăn.

Múc cháo ra tô rồi cho thêm hành lá cắt nhỏ, rau mùi thái nhỏ, rắc thêm một chút tiêu vào.

Tâm Và Đức là công ty hàng đầu Tp. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, chăm sóc người già chuyên nghiệp.

Với nhiều chuyên môn đào tạo chuyên sâu như chăm sóc ăn uống, vệ sinh, xoa bóp cơ thể, dìu đi lại, chăm sóc vết loét, hút đàm, ăn bằng ốm, tập vật lý trị liệu… Đội ngũ nhân viên chăm sóc tại Tâm Và Đức đủ kiến thức chuyên môn và sức khỏe đảm nhận tốt công việc.

Được sự hướng dẫn tận tình, đào tạo thực hành bài bản bởi ban lãnh đạo tâm huyết, yêu nghề. Tin rằng, sẽ không một đơn vị nào có thể chuyên nghiệp hơn chúng tôi trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại gia đình bạn. Với Tâm Và Đức, bạn trao cho chúng tôi niềm tin, chúng tôi sẽ gửi lại bạn tấm lòng mình.

9 Món Ăn Tốt Cho Người Mới Ốm Dậy

1. Nguyên liệu nấu món ngon bổ dưỡng cho người mới ốm dậy

Để có một món ăn tốt cho người mới ốm dậy thì ngoài việc chọn lựa được những nguyên liệu tươi ngon, giàu dưỡng chất, bạn cũng nên ghi nhớ các tiêu chí sau:

Lựa chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực phẩm tươi sống nên chọn loại còn tươi, không bị thối, hỏng, dập nát.

Thực phẩm khô như thuốc bắc không được bị mốc, hay có dấu hiệu bị hỏng.

Nên bổ sung gia vị như rau thơm, gừng, tiêu… vào các món ăn cho người mới ốm dậy để làm tăng hương vị, kích thích vị giác.

2. Món cháo tốt cho người mới ốm dậy

Một bát cháo thơm ngon, bổ dưỡng không những kích thích vị giác mà còn giúp tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo ngay những món cháo cho người mới ốm dậy sau:

2.1. Cháo sò huyết trứng muối

Sò huyết được ca ngợi là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm cũng như các khoáng chất magnesium, kẽm giúp bổ máu, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

Trứng muối không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin B2. Đặc biệt, đây cũng là thực phẩm có lợi cho não bộ, cho mắt, tốt cho gan.

Sự kết hợp giữa sò huyết và trứng muối trong món cháo tạo nên một món ăn tốt có giá trị dinh dưỡng cao bồi bổ cho người mới ốm dậy.

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 200g.

Sò huyết tươi 500g.

Trứng vịt muối 1 quả.

Gia vị gồm có gừng, hành, hạt tiêu, mắm, muối, dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế sạch sò huyết, đảm bảo loại bỏ được hết bùn đất.

Bước 2: Đun 1 nồi nước đến khi sôi thì cho sò huyết vào, tắt bếp ngâm trong 5 phút.

Bước 3: Sau 5 phút vớt sò huyết ra, tách lấy thịt rồi ướp với dầu, hành, mắm muối sao cho vừa miệng.

Bước 4: Cho gạo tẻ vào nước luộc sò huyết (lưu ý, chỉ chắt lấy phần nước trong, bỏ cặn) ninh nhừ.

Bước 5: Khi cháo đã chín thì cho trứng muối và sò huyết vào đun đến sôi là tắt bếp. Hoàn thành món ăn.

Thịt bò nổi tiếng là một trong những thực phẩm vàng cung cấp nhiều Sắt, Canxi, Protein, Vitamin… giúp bồi bổ khí huyết, bổ máu, tăng cường lưu thông máu cho người mới ốm dậy.

Thịt bò cung cấp nhiều năng lượng và nguồn dưỡng chất giúp vết thương nhanh lành, cơ thể nhanh khỏe lại. Các món ăn từ thịt bò đều rất tốt đặc biệt cháo thịt bò là một món ăn tốt người mới ốm dậy nên cho vào thực đơn.

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 200g.

Thịt bò 200g.

½ củ cà rốt.

Gia vị gồm có: Hành, hạt tiêu, mắm, muối, dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước 1: Cà rốt rửa thái, bào nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 3: Đem thịt bò, cà rốt và ½ chén nước nhỏ trộn đều.

Bước 4: Gạo rang lên cho thơm rồi đem nấu thành cháo, sau đó cho thịt bò và cà rốt vào nấu cùng, nêm gia vị vừa ăn, thêm hành phi, lá ngò. Ăn khi còn nóng.

3. Món canh tốt cho người mới ốm dậy

Nấu món gì cho người mới ốm dậy? Canh là một món dễ ăn, thường xuyên có mặt trong bữa cơm mỗi gia đình. Các loại canh cho người mới ốm dậy giúp người bệnh có thể ăn được nhiều hơn và giúp phục hồi nhanh hơn.

Cá chim là 1 trong 4 loài cá biển “chim, thu, nụ, đé” được nhân dân ta ví là đặc sản hàng đầu. Trong 100g thịt cá chim trắng có chứa 75.2g nước, 19.4g protein, 5.4g lipid, 1.1g tro, 15mg canxi, 0.6mg sắt, 185mg photpho, 145mg natri, 263mg kali cùng các vitamin C, PP, B1, B2… Lượng calo mà 100g cá chim cung cấp cho cơ thể đến tới 126 kcal.

Cá chim rất tốt cho người kém ăn, cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… .

Nguyên liệu:

Cá chim trắng 500g.

¼ – ½ quả dứa.

2 quả cà chua.

Đậu bắp 5 – 7 quả.

Giá đỗ 1 bát cơm đầy.

Me 1 thìa canh đầy.

Dọc mùng 1 – 2 cây.

Ngò gai, ngò ôm, ớt, tỏi, hành , đường, nước mắm, bột canh, dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước 1: Cá chim sơ chế sạch (bỏ vảy, mang, ruột) rồi cắt thành 2 hoặc 3 khúc.

Bước 2: Rau thơm rửa sạch thái nhỏ. Hành, tỏi băm nhuyễn. Me cho vào bát, thêm nước, bóp nát lấy nước rồi lọc bỏ xác.

Bước 3: Các nguyên liệu khác rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu ăn sôi thì cho tỏi và hành vào phi thơm.

Bước 5: Cho cà chua băm vào xào thơm rồi nêm nếm 1 chút gia vị. Khi cà chua chín thì cho nước vào đun sôi.

Bước 6: Nước sôi, cho cá vào, cho thêm gia vị cho vừa miệng rồi đun tiếp 5 phút

Bước 7: Cho cà chua còn lại cùng dọc mùng, đậu bắp và nước me vào.

Bước 8: Khi canh chín, múc canh ra bát thì trang trí thêm rau thơm, ớt là hoàn thành món canh.

Canh bầu nấu nghêu là một món ăn tốt cực kỳ bổ dưỡng, được mẹ bầu ưu tiên trong thực đơn dinh dưỡng và là một món ăn giúp hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy.

Nghêu chứa rất nhiều dinh dưỡng như protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin và những khoáng chất. Bên cạnh đó, bầu chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Nguyên liệu:

Bầu non 300g.

Nghêu sống 2kg.

Các loại rau thơm rau răm, hành, ngò và các gia vị khác.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bầu gọt vỏ, thái miếng. Nghêu rửa sạch, cho vào nồi đun với khoảng 2 bát con nước.

Bước 2: Khi nghêu hé miệng thì tắt bếp, vớt nghêu lấy ruột, bỏ vỏ. Nước luộc nghêu thì lược bỏ phần ướp thịt nghêu với ¼ muỗng cà phê ớt, ½ muỗng cà phê muỗi, 1 chút hạt tiêu và 2 muỗng hành băm trong khoảng 10 phút.

Bước 3: Cho thịt nghêu vào đảo đảo đều trong khoảng 15s thì cho vào nồi nước luộc nghêu đun sôi.

Bước 4: Khi nước sôi cho bầu vào rồi gia giảm cho vừa miệng, đun sôi đến khi bầu chín.

Bước 5: Múc canh ra bát, cho thêm rau thơm và một chút hạt tiêu là hoàn thành.

4. Món súp tốt cho người mới ốm dậy

Là món ăn dễ tiêu hóa rất tốt cho sức khỏe người sau ốm do đó súp luôn là lựa chọn hàng đầu giúp người mới ốm dậy nhanh khỏe.

4.1. Súp cà rốt củ cải đường

Cà rốt và củ cải đường là 2 thực phẩm vô cùng bổ dưỡng giúp cung cấp vitamin và là nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đây còn là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón cũng như cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Bông cải xanh hay súp lơ xanh là thực phẩm đem lại những lợi ích rất tuyệt vời cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng mà bông cải xanh mang lại gồm có chất xơ, protein, vitamin C, K1, B9, kali, mangan, sắt… giúp mang đến nguồn năng lượng dồi dào và giúp tổn thương nhanh lành hơn.

Nguyên liệu:

Bông cải xanh ½ cây.

Cà rốt 1 củ.

Hành tây ½ củ.

Khoai tây 1 củ.

Thịt nạc xay 100g.

Bơ, muối, hạt nêm, hành ngò băm nhuyễn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế bông cải, khoai tây, cà rốt, hành tây. Sau đó, tách nhỏ bông cải, khoai tây, cà rốt, hành tây thái nhỏ rồi ngâm với nước muối loãng 15 phút thì vớt ra.

Bước 2: Thịt băm ướp với 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm khoảng 10 phút.

Bước 3: Làm nóng chảo rồi cho bơ vào, khi bơ tan hết thì cho hành tây vào đảo đều trong 2 phút. Sau đó cho thịt vào đảo đều 1 phút rồi cho cà rốt, khoai tây vào đảo cùng. Nêm thêm hạt nêm và muối vào và cho thêm 2 bát nước con vào đun thêm 5 phút.

Bước 4: Sau 5 phút thì gia giảm món ăn cho vừa miệng, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 5: Khi nồi súp nguội thì cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bước 6: Múc ra bát và trang trí thêm hành ngò vào là món súp đã hoàn thành.

5. Món hầm cho người mới ốm dậy

Các món hầm giúp các chất bổ dưỡng trong nguyên liệu tan vào trong nước dùng và dễ dàng được hấp thu vào cơ thể hơn. Một số món hầm như thịt ngỗng hầm thuốc bắc, bí đỏ hầm đậu đỏ, phổ tai hay nhung hươu hầm là những món ăn tốt bổ dưỡng, có công dụng phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy hữu hiệu.

5.1. Thịt ngỗng hầm thuốc bắc

Theo Đông y, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm, ích khí… Theo Y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng mà thịt ngỗng cung cấp cho cơ thể gồm có protein, lipid, các hợp chất carbon, canxi, photpho, sắt, và vitamin C. Đây là nguồn dinh dưỡng thích hợp dành cho người gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy.

Thuốc bắc thường được sử dụng để chữa bệnh, ngoài ra nó còn giúp tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, thuốc bắc còn là gia vị hoàn hảo cho các món hầm bổ dưỡng.

Món thịt ngỗng hầm thuốc bắc để thơm ngon, các bạn có thể chế biến theo công thức gia truyền sao:

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

5.2. Bí đỏ hầm đậu đỏ, phổ tai

Bí đỏ có tính thanh nhiệt là loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, chất xơ cao. Đậu đỏ có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, folate, kali, magie, vitamin B cao. Phổ tai cung cấp canxi và sắt cao gấp 10 lần bơ, sữa. Đặc biệt, phổ tai có công dụng bài trừ acid có hại, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Bí đỏ khi kết hợp với đậu đỏ và phổ tai tạo thành món ăn cân bằng âm dương, rất tốt cho người mới ốm dậy.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Với món ăn này nên ăn khi còn nóng sẽ ngon và có công dụng tốt hơn.

Được mệnh danh là một trong tứ đại danh dược, nhung hươu là thực phẩm, dược liệu vô cùng tốt, đặc biệt bổ dưỡng cho sức khỏe, nhất là với người mới ốm dậy.

Giá trị dinh dưỡng của nhung hươu gồm có khoáng chất 34%, lipid 2.5%, protein 2.5%, canxi 12%, photpho 5.9%, sulphur 0.4%, magnesium 0.2%, kali 0.4%, chất pantocrin, chondroitin, hơn 25 loại acid amin và hơn 23 nguyên tố vi lượng khác…

Nhung hươu có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau như canh nhung hươu, nhung hươu nấu cháo, nhung hươu hấp cơm, nhung hươu hầm… Trong đó, nhung hươu hầm là món ăn tẩm bổ cho người mới ốm dậy dễ hấp thụ nhất.

Cách chế biến nhung hươu hầm như sau:

Nguyên liệu:

Nhung hươu tươi 5g.

Chim cút 1 con.

1 quả táo tàu.

2g đông trùng hạ thảo khô.

20g ngân hạnh.

5g kỷ tử.

Cách thực hiện:

Lưu ý: Dùng nhung hươu tươi ngay sau khi thu hoạch và cạo sạch lông để tránh tắc ruột. Chỉ sử dụng với một lượng nhỏ để phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể.

Ngoài cách dùng nhung hươu như trên, thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm được bào chế từ nhung hươu dưới dạng viên uống thuận tiện như sản phẩm Viên nhung hươu của dược phẩm TW3 để giảm bớt thời gian chế biến, nấu nướng mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.

Những Món Ăn Tẩm Bổ Cho Người Ốm Và Cách Làm

Cách làm: – Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị. – Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo. Nước sôi rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín. – Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều – Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.

2. Cháo chim bồ câu – Lựa chọn hàng đầu

3. Cháo bí đỏ cá hồi giúp hồi phục thể lực nhanh chón

Cách làm: – Xương cá hồi mua về bạn rửa sạch với chút dấm, đem chần với nồi nước sôi có thả vài lát gừng để khử bớt mùi tanh của cá. Sau đó gỡ riêng phần thịt cá và phần xương. – Cho gạo, xương cá vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi rồi sau đó hạ nhỏ lửa để nồi cháo sôi lăn tăn cho nhừ. Có thể nấu bằng nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian. – Bí đỏ, hành rửa sạch. Bí thái miếng vuông, hành lá thái nhỏ. – Phần thịt cá, bạn có thể xào với chút dầu ăn và cà chua, hoặc sao khô thành ruốc cá. Để ruốc cá ngon, hãy sao khô với một chút muối, chút nước mắm và chút xíu đường. Nếu thích ruốc thơm hơn nữa bạn có thể thêm chút lá chanh thái nhỏ. Ruốc sao đến khi thấy không còn hơi nước bốc lên, đảo thấy nhẹ tay và phần thịt cá nhìn bông lên thì tắt bếp. – Khi thấy gạo trong nồi đã nhừ, nở hết thì vớt xương cá ra, cho bí đỏ vào nồi đun cho sôi lại rồi vặn nhỏ lửa để cháo và bí nhừ. Cháo bí đỏ cá hồi nhừ thì đảo đều, ngoáy nhẹ nhàng để cháo được nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo bí đỏ cá hồi ra bát thêm phần ruốc đã sao lên trên rồi ăn nóng.