Top 12 # Xem Nhiều Nhất Nấu Tôm Cho Bà Đẻ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Bà Đẻ Có Nên Ăn Tôm?

Ăn tôm có tốt cho sức khỏe không?

Tôm được đánh giá là thực phẩm rất giàu đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể… Ăn tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố hệ xương khớp…

Nhiều bà mẹ thấy con ho là kiêng không cho trẻ ăn tôm, không ăn các chất tanh như cua, cá và nhất là thịt gà…. Điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải, ho là do bệnh lý chứ không phải do ăn uống. Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng các loại chất ăn mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bà đẻ có nên ăn tôm?

Có quan niệm sai lầm là bà đẻ cần kiêng ăn tôm vì sợ sẹo lồi. Có vùng còn phân biệt “tôm đất” và “tôm bạc” để bắt bà đẻ không được ăn tôm.

Thậm chí, có người cho rằng, tôm có tính hàn nên ăn vào dễ bị lạnh bụng, đau bụng. Thực ra, tôm lại rất tốt cho bà mẹ cho con bú vì nó bổ sung canxi qua sữa mẹ.

Đa phần mọi người cho rằng ăn tôm sẽ có nhiều canxi bởi thịt tôm chứa chất này và tất nhiên, bỏ hết phần vỏ tôm. Nhưng thực chất, lượng canxi chủ yếu ở trong vỏ tôm còn phần thịt tôm chỉ cung cấp chất đạm là chính. Vì vậy, nếu muốn cung cấp canxi cho cơ thể, có thể chọn các loại tôm nhỏ để ăn được cả vỏ.

Người xưa thường nói: Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã… ý nói ăn tôm sẽ giữ mãi được tuổi thanh xuân. Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid và vitamin B12, magie, photpho, iôt, đồng… và cung cấp nhiều calo.

Vì vậy, các bà đẻ có thể yên tâm ăn tôm. Tuy nhiên, cần lưu ý, tôm hiện nay được nuôi trong điều kiện không sạch, bị bơm tạp chất trong quá trình lưu thông. Vì thế, hãy biết cách chọn tôm tươi, sạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Video hướng dẫn cách làm một số món ngon từ tôm

Thực Đơn Cho Bà Đẻ

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh cần bổ sung thực phẩm chứa các chất: chất xơ, chất sắt,… Tuy nhiên gia đình cần lưu ý khâu chuẩn bị và chế biến để mẹ dễ ăn.

Bữa sáng của thực đơn cho bà đẻ

Đây là bữa đầu tiên trong ngày nên cần chuẩn bị các món ăn nhẹ, nêm nếm gia vị vừa phải, dễ tiêu và có nhiều nước. Trong thực đơn cho mẹ sau sinh, bữa ăn sáng đảm bảo được các yếu tố này sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh hấp thụ dễ dàng mà lại không gây ra chướng bụng, khó tiêu. Nhờ thế mà cơ thế mẹ sớm hồi phục và mau có sữa cho bé yêu hơn.

*Thực đơn của bà mẹ cho con bú cho bữa sáng

Cháo cá+đu đủ+1 ly nhỏ sữa đậu nành

Mì gạo nấu thịt băm cà chua+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Cơm rang thập cẩm+nước cam+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Cháo gà+táo+1 ly nhỏ sữa đậu nành

Mì gạo thịt bò+nho+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Bánh mì kẹp trứng+nước sinh tố hoa quả+phô mai

Súp bí ngô+bánh mì nướng+1 ly nhỏ sữa đậu nành

Cháo thịt bò+thanh long+1 ly nhỏ sữa tươi không đường

Bánh mì+trứng ốp la chín (trứng bác)+1 ly sữa đậu nành

Mì sườn cà chua+chuối+phô mai (sữa chua)

Bữa trưa của thực đơn cho bà đẻ

Bữa trưa bà đẻ ăn gì tốt? Với bữa trưa, cần chú trọng đến một thực đơn đa dạng để cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi và sắt).

Theo thực đơn ăn cữ cho bà đẻ, bữa trưa nên tăng về lượng ăn nhiều hơn so với bữa sáng do cơ thế mẹ vào thời điểm này cũng đã dễ tiêu hơn. Bữa ăn nên đảm bảo có món canh để bổ sung nước và tránh các món xào, rán với quá nhiều dầu mỡ (những món này vừa khiến mẹ dễ tăng cân mà còn dễ gây ra hiện tích tích trữ mỡ trong bầu vú, dẫn đến tắc tia sữa).

Các món ăn cũng nên được nêm nếm thêm các loại gia vị tự nhiên như hạt tiêu, gừng, nghệ, tỏi để kích thích tuần hoàn của máu.

*Các món ăn trưa phù hợp với mẹ sau sinh

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh dùng hàng ngày: Món canh

1. Rau ngót nấu thịt băm

2. Chim hầm hạt sen, táo đỏ

3. Củ cải nấu sườn

4. Canh cua rau đay, mồng tơi

5. Thiên lý nấu thịt băm

6. Canh mướp đắng nhồi thịt

7. Đu đủ nấu sườn: thực đơn tốt cho bà đẻ giúp lợi sữa

8. Khoai tây, cà rốt nấu sườn

9. Mồng tơi nấu tôm

10. Canh hoa chuối nấu sườn

Ăn gì để bổ sung dinh dưỡng nuôi con? Gợi ý các món mặn trong thực đơn cho bà đẻ sau sinh

Mướp giá xào thịt nạc thăn

Ruốc thịt lợn, cá

Tôm rim thịt băm

Rau cải xào thịt bò

Gà rang nghệ

Thịt bò kho gừng

Trứng đúc thịt

Thịt lợn băm trộn giò sống sốt cà chua

Đỗ que xào thịt bò

Gà hấp gừng, gà hấp muối

Su hào xào thịt băm

Thịt nạc thăn dần mềm ưới gia vị+mật ong áp chảo

Giò rim nước mắm

Giò trộn rau củ hấp

Củ cải kho thịt

Bà đẻ nên ăn gì? Ngoài ra trong bữa mẹ nên bổ sung thêm các loại rau củ luộc, hấp như bí ngô, mướp, củ cải, su hào, súp lơ, su su, bí xanh, v.v. Các món ăn này trong thực đơn cho bà đẻ nhiều sữa, cung cấp thêm chất xơ giúp chống táo bón lại bổ sung thêm vitamin và chất khoáng.

Bữa tối bà đẻ ăn gì tốt? Lượng thức ăn trong bữa tối có thể ít hơn hoặc bằng với bữa trưa nhưng không nên quá nhiều vì có thể khiến mẹ dễ tăng cân. Thực đơn của bữa tối nên chú trọng vào các món hấp, luộc, canh và xào ít dầu mỡ.

Đừng quên chọn tráng miệng vào thực đơn cho bà đẻ nhiều sữa. Các loại hoa quả giàu vitamin C giúp khả năng hấp thụ sắt từ các loại rau được dễ dàng hơn.

Món canh

Thịt viên nấu với đu đủ xanh

Bầu nấu thịt mọc

Canh bí nấu giò sống

Móng giò nấu đu đủ xanh

Thịt nạc băm nấu canh chua nấm

Su hào, cà rốt nấu sườn

Canh bí ngô thịt băm

Bí xanh nấu sườn

Ngô nấu sườn

Đậu trắng nấu sườn

Món mặn

Trứng gà ta luộc dầm nước mắm

Rau củ thập cẩm xào thịt bò

Chim bồ câu quay mật ong

Nem rán

Giá xào thịt bò

Thịt bê xào hành

Tràng trứng non xào mướp

Chả lá lốt

Tôm đồng rang

Thịt gà rang gừng

*Trong việc chế biến và chuẩn bị thực đơn cho bà đẻ, cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Cố gắng ăn các loại thực phẩm đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Sử dụng các nguyên vật liêu tươi và chế biến chín (tuyệt đối không ăn tái, gỏi, sống)

Nếu mẹ cảm thấy đầy bụng thì có thể chia thành 4 bữa/ngày và nhai kĩ trong mỗi bữa ăn

Hạn chế ăn các món xào rán với nhiều dầu mỡ hoặc uống quá nhiều sữa vì có thể khiến mẹ bị tắc ti sữa

Bổ sung thật nhiều nước thông qua uống nước lọc, nước hoa quả, canh, súp vì mỗi ngày cho con bú mẹ có thể mất đi 700mg nước

Tránh ăn các món chế biến quá cay, mặn và có mùi vị nồng như hành tây vì có thể khiến bé bú sữa mẹ bị chướng bụng, đầy hơi

Tạm thời kiêng các món muối chua như dưa, cà

Tránh uống các loại thức uống có cafein

Nếu phải uống thuốc, cần tư vấn kĩ càng với bác sĩ.

Theo The Asianparent Thái Lan

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Giải Đáp: Bà Đẻ Có Ăn Tôm Được Không &Amp; Sinh Mổ Ăn Tôm Được Không?

Bà đẻ ăn tôm được không? Bà đẻ ăn tôm có tốt không? Tôm có gây dị ứng cho bà đẻ không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời ngay hôm nay, tại Gia Đình Là Vô Giá. Chắc chắn nhiều mẹ sẽ rất bất ngờ đó ạ.

Giá trị dinh dưỡng trong tôm với bà đẻ

Trước khi tìm hiểu bà đẻ ăn tôm được không, chúng ta hãy thử tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Tôm là loại thực phẩm phổ biến và có chứa rất nhiều những giá trị dinh dưỡng. Nhiều người lo lắng bà bầu ăn tôm sẽ bị dị ứng, nhưng thực tế không phải vậy. Trong thời gian ở cữ, chị em có thể thoải mái ăn tôm vì chúng thực sự có nhiều giá trị tích cực.

Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu, 100gr tôm có đến 18,4g protein, là chất rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, các bà đẻ ăn tôm sẽ được bổ sung nhiều dinh dưỡng. Nhưng lưu ý là những ai bị bệnh gout thì không nên ăn tôm vì sẽ bị sưng và phồng tay, chân.

Bà đẻ ăn tôm được không – Chắc chắn là Có. Một giá trị nữa mà tôm mang đến cho mẹ bầu, đó chính là lượng vitamin B12 dồi dào có trong tôm. Loại vitamin này rất quan trọng, giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra linh hoạt và mau chóng. Đồng thời, vitamin B12 còn giúp tổng hợp protein nhanh, khiến các mẹ không bị mệt mỏi hay ốm yếu. Vitamin B12 trong tôm thực sự rất cần thiết cho thời gian ở cữ của mẹ bầu.

Omega 3 trong tôm khi được chuyển vào cơ thể sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm lượng chất cho bé, giúp não bộ bé phát triển. Vì vậy, bạn không cần lo ngại bà đẻ ăn tôm được không? Bà đẻ ăn tôm được thì con sẽ thông minh và não phát triển hơn. Đồng thời, chất này giúp cho mẹ bớt mệt mỏi và trầm cảm khi sinh

Bà đẻ ăn tôm được không – Chắc chắn là Có. Lượng selen trong tôm có vai trò loại bỏ độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vì thế, mẹ nào ngại ăn tôm bị dị ứng thì đừng lo lắng, vì tôm thực sự hữu ích. Ăn tôm sẽ giúp các mẹ được khỏe mạnh hơn, không mệt mỏi và tinh thần rất tích cự

Nếu mẹ bầu ăn tôm được thì rất tốt nên không cần lo ngại mẹ sau sinh ăn tôm được không?, vì tôm có nhiều lợi ích như đã kể trên. Mặc dù tôm dễ gây lạnh bụng nhưng chỉ cần chế biến đúng cách là được. Mẹ sau sinh ăn tôm được không – Tôm có nhiều ích lợi cụ thể như sau:

Nhiều mẹ nghĩ rằng ăn tôm là tốt nhưng do sinh thường phải mổ nên vẫn lo lắng không biết bà đẻ ăn tôm có sao không. Các cụ vẫn bảo nhau ăn tôm lạnh bụng và khiến nổi mẩn đỏ sau sinh, nhưng thực tế có phải vậy không? Thực tế là khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Ăn tôm rất tốt cho mẹ bầu, dù sinh mổ hay không. Những lưu ý khi bà đẻ có ăn được tôm không

Bà đẻ ăn tôm được không? Nhiều mẹ sẽ thắc mắc không rõ bà bầu thì có được ăn tôm hay không? Các mẹ yên tâm vì tôm rất có lợi cho sức khỏe, ngay cả bà đẻ cũng cần ăn tôm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Vì vậy, các bà để cũng nên có nhiều món ngon nấu từ tôm để ăn trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại hải sản khá, tôm cũng có thể gây kích ứng cho các mẹ. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý một số thông tin sau để khi ăn tôm thì vừa ngon miệng, vừa ăn toàn cho trẻ.

Không ăn tôm khi mẹ vừa sinh con xong. Chỉ mẹ nào sinh con được 6 tháng thì mới ăn tôm để tránh hàn

Không ăn gỏi tôm hay tôm sống, chỉ ăn tôm chín , được nấu kỹ và chế biến cẩn thận

Khi ăn tôm, các mẹ nên thêm một chút gừng để giảm bớt tính hàn của tôm và giúp cs mẹ tiêu hóa được tốt hơn

Các mẹ chú ý tôm mua về phải là tôm tươi, được rửa sạch sẽ thì mới có thể sử dụng

Các mẹ không nên ăn tôm nhiều ngay từ ban đầu mà ăn một chút, nếu dị ứng thì dừng ngay không ăn nữa.

Mẹ nào bị ho thì không ăn tôm vì tôm khiến cho bệnh nặng hơn, do râu tôm khiến ngứa ở vùng cổ

Tôm cần tránh nấu với những hoa quả chứa vitamin C vì có thể khiến ngộ độc, gây hại cho cả mẹ lẫn con

Mẹ đẻ có thể ăn tôm được chế biến thành các món như tôm hấp, tôm luộc là tốt nhất

Không ăn tôm nấu nhiều dầu mỡ như rán hay chiên, nướng,…

Các mẹ chỉ ăn tôm có mức độ, khoảng 3 lần mỗi tuần, không ăn tôm quá nhiều vì không có lợi cho sức khỏe.

Các loại tôm dùng tôm to, tôm nhỏ, tôm hùm,…các mẹ đều ăn được không cần kiêng cữ

Mẹ nào hay lạnh bụng thì không ăn tôm vì sẽ khiến mệt mỏi và táo bón

Các mẹ sinh thường hoặc sinh mỏ dầu được ăn tôm sau 6 tháng sau sinh, không phải kiêng khem gì hết.

Gợi Ý Các Món Ngon Cho Bà Đẻ

Hẳn các mẹ ai cũng thuộc lòng câu: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để có được nguồn sữa dồi dào và chất lượng nhất cho bé, điều mẹ cần lưu ý hàng đầu là ăn uống một cách đa dạng và hợp lý, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, mà không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn yếu sau kỳ sinh nở.

Món ăn với chân giò heo

Chân giò rất giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng canxi, sắt, và nhiều vitamin, có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận. Chân giò có thể hầm kết hợp với các thực phẩm sau để tạo nên các món ăn lợi sữa và bổ dưỡng rất tốt cho bà đẻ.

Đu đủ xanh: Loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng gồm protein, chất béo cùng nhiều các loại vitamin thuộc nhóm, A, B, C, D, E.

Quả sung: Rất giàu giá trị dinh dưỡng, không chỉ giúp nhuận tràng mà còn rất lợi sữa, đặc biệt là sung non.

Rau ngót: Chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể và rất lành tính. Ăn rau ngót thường xuyên giúp chống táo bón, giải nhiệt cơ thể, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm sau sinh, giúp tử cung co thắt để nhanh chóng đẩy hết sản dịch ra ngoài, thông tắc tia sữa, giúp sữa mẹ về nhiều và đều hơn.

Đậu phộng (lạc): Chứa nhiều resveratrol – là chất chống oxy hóa mạnh. Đạu phộng còn giúp tang lượng cholesterol tốt.

Đậu tương: Giàu protein cũng như canxi. Ngoài ra, ăn đậu tương còn giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng khô hạn sau sinh.

Món ăn với cá

Cháo cá chép:

Là món không thể thiếu trong thực đơn của bà mẹ mới sinh. Thịt cá chép chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, protid, lipid, canxi, sắt, photpho, acid amin và các vitamin nhóm B có tác dụng giúp các mẹ sau sinh thông sữa, kích thích khả năng tiết sữa, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, gao nếp các dụng làm mạnh tỳ vị, làm mạnh phổi, dễ tiêu hoá, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.

Canh cá diếc nấu đậu hũ:

Cá diếc chứa nhiều canxi, photpho, chất béo lành mạnh, sắt và vitamin B1. Đậu hũ giàu canxi, sắt, magie, dễ tiêu hóa, ít calo. Canh cá diếc nấu đậu hũ là món ăn giúp mẹ có nhiều sữa, bồi bổ sức khỏe mà không tăng cân. Nhưng cần lưu ý khi ăn vì cá diếc rất nhiều xương nhỏ.

Cá hồi kho sung:

Cá hồi rất giàu DHA giúp bé bú mẹ thông minh hơn. Còn sung thì như đã nói ở trên, là loại thực phẩm luôn dẫn đầu trong danh sách các thực phẩm lợi sữa.

Các món với thịt lợn

Là loại thực phẩm phổ biến nhất trong mâm cơm của các gia đình Việt. Đối với mẹ sau sinh, thịt lợn nạc rất lành tính, ít chất béo nhưng giàu protein và năng lượng giúp bổ sung dinh dưỡng vào sữa mẹ. Thịt lợn có thể được chế biến thành các món ngon cho bà đẻ như:

Canh rau cải nấu thịt lợn: Rau cải cung cấp nhiều vitamin và chất xơ giúp phụ nữ giảm táo bón và thúc đẩy tuyến sữa hoạt động tích cực

Thịt ba chỉ kho trứng cút: Đây là món ăn quen thuộc và rất dễ làm lại đưa cơm, giúp người mẹ cảm thấy ngon miệng hơn. Thịt lợn và trứng cút cũng được đánh giá là giàu protein, canxi và photpho cần thiết cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp của hai mẹ con nói riêng.

Sườn non rim mặn: Là món ăn vừa ngon miệng, dễ làm lại vừa có lợi cho tuyến sữa và sức khỏe của bà mẹ sau sinh.

Thịt lợn kho gừng/ nghệ: Gừng và nghệ có tác dụng làm ấm cơ thể, chống viêm, giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp tiêu hóa và hấp thu tốt dinh dưỡng.

Các món với thịt gà

Thịt gà có hàm lượng protein cao, được xem là loại thịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong thịt gà có nhiều chất albumin, chất béo, các loại Vitamin A, B1, B2, C, E và các axit canxi, phốt pho, sắt. Thịt gà rất dễ chế biến thanh các món ngon cho bà đẻ như:

Gà kho gừng/ nghệ: cũng giống như thịt lợn kho gừng nghệ, món thịt gà kho này rất tốt cho sản phụ, chống viêm, giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Gà kho sung: Thịt gà cũng có thể kết hợp với quả sung bổ dưỡng, rất tốt cho mẹ sau sinh.

Súp gà: Súp gà rất giàu vitamin, giúp cơ thể người phục nữ sau sinh phục hồi nhanh chóng. Các mẹ có thể ăn thoài mái vẫn đảm bảo đủ chất mà lại không lo bị tang cân.

Các món rau tốt cho bà đẻ

Rau đay:

Rau đay nhuận tràng, thanh nhiệt cơ thể và lợi sữa nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Trong tuần đầu tiên sau sinh, mỗi ngày mẹ nên ăn 150-200g rau đay vào bữa ăn chính. Sau đó duy trì ăn khoảng 2 lần/ tuần, sẽ giúp chống táo bón và sữa về đều hơn. Rau đay có thể nấu với cua, rạm, ghẹ, tôm tép tươi/khô, bề bề, cá rô…

Quả mướp:

Theo Đông y, mướp có tính bình, vị ngọt. Ngoài ra còn có tác giúp thông tắc tuyến sữa, trị viêm tắc tia sữa, tăng cường lưu thông máu và giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Mướp có thể được nấu kèm với các món canh cua rau đay/mồng tơi, thịt, tôm khô, ngao hoặc xào cùng với các loại thịt.

Rau khoai lang:

Không chỉ nhuận tràng, rau khoai lang còn giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể xào, nấu canh hay luộc rau lang ăn hàng ngày đều được vì rau lang khá lành tính.

Giá đỗ đậu nành:

Chứa rất nhiều protein, vitamin C, cellulose – nguyên liệu chính cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu nhiều sau sinh và giảm bệnh táo bón cho các bà mẹ trẻ. Các mẹ có thể xào giá đỗ với thịt lợn, thịt bò, nấu canh chua, canh đậu phụ…

Rau má:

Theo Đông y rau má có tác dụng thông tiểu, thanh nhiệt giải độc, giúp kháng khuẩn, lưu thong máu huyết, cải thiện làn da, giúp tăng sữa và sữa về đều hơn.. Rau má có thể xay thành nước uống trực tiếp hoặc nấu canh với thịt nạc.

Ngó sen:

Theo Đông y ngó sen có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, thải độc tố trong máu, giúp phụ nữ sau sinh tiêu máu ứ, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác và mau bình phục sức khỏe sau sinh. Hơn nữa, ngó sen còn được xem như “thần dược” giúp bồi bổ sức khỏe và giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Các món với ngó sen thích hợp cho mẹ sau sinh là ngó sen nấu với bí đao và thịt nạc.

Cây thì là:

Theo một số tài liệu khoa học mới đây, các hợp chất có trong cây thì là có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra Prolactin – hormone quan trọng, cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Mẹ có thể nấu canh cá quả, cá chép với thì là.

Khoai lang:

Món ăn này giúp nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, lợi sữa. Khoai lang có thể được bổ sung vào các bữa ăn phụ hoặc chế biến thành món chính.

Các loại trái cây bà đẻ nên sử dụng

Bưởi:

Bưởi rất dồi dào vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu ở sản phụ. Fitogen thực vật có trong bưởi giúp làm đẹp da, tiêu mỡ, hạ cholesterol. Nhiều loại Axit trong bưởi giúp tiêu hóa tốt. Đặc biệt hợp chất trong quả bưởi có thể điều chỉnh lượng insulin – một loại hormone dự trữ chất béo giúp mẹ bầu sau sinh có thể nhanh chóng giảm cân lấy lại vóc dáng.

Cam, quýt:

Các loại trái cây họ cam quýt giúp bổ sung vitamin C, canxi, ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu ở sản phụ

Quả na:

Na vừa chứa nhiều Vitamin C vừa rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho cả mẹ và bé. Giống như bưởi, cam, quýt, quả na cũng có tác dụng ngăn ngừa sự tiếp tục chảy máu ở sản phụ sau sinh.

Chuối tiêu:

Hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt trong chuối tiêu có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bổ máu, tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh.

Đu đủ:

Đu đủ chứa nhiều magiê, sắt, kẽm, chất xơ giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng. Hơn nữa, đu đủ còn chứa chất tiêu đạm và kích thích sữa về nhiều.

Một số nguyên tắc khi chế biến món ăn cho bà đẻ

Ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước.

Ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày và tối thiểu 1 bữa lót dạ.

Sử dụng nguyên liệu sạch và nấu chín.

Ăn thêm các món ăn lợi sữa để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.

Không được ăn thực phẩm để qua đêm, thực phẩm để chung với những nguyên liệu sống. Các thực phẩm này rất dễ bị nhiểm khuẩn.

Tránh những thực phẩm cay nóng vì những thực phẩm này có thể thông qua sữa mẹ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm sống như tiết canh, nem chua, các món tái….do chưa được nấu chín, những loại thực phẩm này rất dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ cũng như chất lượng sữa mẹ, khiến cho em bé rất dễ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.

Những thực phẩm, gia vị nặng mùi thông qua sữa mẹ cũng ảnh hưởng đến bé, bé có thể bỏ bú, hoặc bú ít nếu sữa mẹ có mùi khác lạ so với bình thường do đó mẹ cần tránh.

Nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng vừa gây tăng cân cho mẹ, lại có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.

Không được sử dụng các thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà vì caffein thông qua sữa mẹ có thể làm trẻ mất ngủ, bồn chồn, quấy khóc.

Các chất có chứa cồn như rượu, bia cũng tuyệt đối không được dùng. Nếu mẹ sử dụng các loại chất kích thích sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh của em bé, em bé có thể ngủ li bì, suy nhược hoặc tăng cân bất thường.

Không nên áp dụng chế độ ăn uống giảm cân quá sớm vì nó có thể làm hại sức khỏe của bà đẻ và khiến các mẹ không có đủ sữa cho con bú.

Việc kết hợp ăn uống khoa học cùng với một chế độ nghỉ ngơi luyện tập hợp lí sẽ giúp các mẹ sau sinh có một tinh thần thoải mái tránh được trầm cảm và những biểu hiện tâm lí tiêu cực. Hi vọng các món ngon cho bà đẻ trong bài thực sự giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ có nhiều khoảnh khắc tuyệt vời bên bé yêu.

Theo: The Asianparent

50 mâm cơm cữ cho bà đẻ khỏi lăn tăn ăn gì nhiều sữa lại không ngánMẹ hai con chia sẻ kinh nghiệm ở cữ sau sinh giúp mẹ khỏe con mau lớnLàm thế nào để vắt được nhiều sữa mẹ – 6 mẹo hay dành cho mẹ sau sinh!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!