Top 10 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Liệu Nấu Lẩu Thái Thập Cẩm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Lẩu Thập Cẩm Gồm Những Nguyên Liệu Gì? Cách Nấu Lẩu Ngon Nhất

Lẩu thập cẩm được yêu thích

Trong các món lẩu thì lẩu thập cẩm được nhiều yêu thích bởi vì nó là sự tổng hòa của nhiều loại thực phẩm, mà những món lẩu khác thì chỉ có món ăn riêng theo tên của loại lẩu ấy. Món lẩu thập cẩm gồm nhiều nguyên liệu tùy theo sử thích cũng như sô lượng người ăn mà được chuẩn bị cho phù hợp. Nên đôi khi làm lúng túng cho người mua không biết lẩu thập cẩm gồm những gì.

Các nguyên liệu cho món lẩu thập cẩm

Nguyên liệu để nước dùng

Nước dùng ăn lẩu chính là cái hồn của món lẩu. Món lẩu ngon phải có nước dùng ngon. Nước dùng thường dùng ăn lẩu lấy từ nước hầm xương. Vậy để có món lẩu ngon bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu để nấu nước dùng. Đó là đáp ăn án đầu tiên của câu hỏi lẩu thập cẩm gồm những gì.

Còn nếu bạn dùng nước gà thì bạn lọc thịt gà để nhúng lẩu còn xương gà bạn cho vào xông hầm cùng vài lát gừng khoảng 60 phút sau đó cho lên bếp lẩu.

Ngoài ra còn có thể có chọn các nguyên liệu để hầm nước lẩu như đuôi bò, xương bò, sụn bò…

Các loại thịt và hải sản

Ăn lẩu thì không thể thiếu các món nhúng, lẩu thập cẩm gồm những gì thì trong đó phải có các món từ thịt hoặc hải sản để nhúng lẩu. Bạn nên chọn mua các loại thịt cùng một số loại hải sản thì khi ăn sẽ đa dạng và tăng độ phong phú của món lẩu thâp cẩm.

Đối với các nguyên liệu hải sản thì bạn có thể chọn mực, tôm, bạch tuộc, cua biển, ngao, sò…. Những nguyên liệu này cần được làm sạch sẽ và ướp cùng gừng, sả cho hết mùi tanh. Khi chọn hải sản nên chọn đồ còn tươi sống thì khi ăn sẽ ngọt và thơm hơn.

Các loại rau ăn lẩu

Món lẩu thập cẩm ngon không thể thiếu rau nhúng lẩu. Trước hết là các loại rau ăn lẩu thì có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn như cải thảo, cải chip, cải ngọt, cải bắp, rau muống, rau mồng tơi, rau cần, rau ngải,… Tiếp đến là các loại nấm tươi như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm rơm… Các loại rau và nấm các bạn mua về rửa sạch cho ráo nước sau đó chẻ các khúc cho vừa ăn.

Tiếp nữa là phải chuẩn bị các loại rau thơm như rau mùi, húng, rau răm, ớt quả,…

Và cũng không quên chuẩn bị sả, gừng, hành khô, tỏi để ướp đồ ăn.

Gia vị cho nước lẩu

Để nước lẩu đậm đà ta còn phải chuẩn bị các gia vị cho nồi nước lẩu thập cẩm. Các gia vị không thể thiếu như nước mắm, bột nêm, mì chính, bột canh, hạt tiêu, sa tế, ngũ vị hương.

Các đồ ăn kèm khác

Lẩu thập cẩm gồm những gì thì với các nguyên liệu trên đã khá đầy đủ. Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị các đồ ăn kèm với lẩu như các loại viên bò, viêm tôm, thanh cua… thả vào nồi lẩu. Còn nữa như đậu phụ, váng đậu và các loại đồ ăn kèm như bún, mì tôm, bánh đa…

Thông tin khuyến mãi: Chevi

Đặt chỗ nhận ngay mã giảm giá tại: Goky

Comments

Cách Làm Lẩu Thái Thập Cẩm

Sơ chế xương ống heo

Mặc dù sẽ sử dụng gói nước cốt lẩu Thái bán sẵn tuy nhiên cách làm nước lẩu thái ngon là nên ninh 1 ít xương ống heo trước khi cho gói lẩu vào và chế biến.

Thực tế, nếu không có nhiều thời gian thì các bạn có thể không dùng xương ống và nấu nước lẩu luôn. Tuy nhiên, nước lẩu thái được ninh từ xương sẽ ngọt và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Xương ống mua về rửa qua với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại để ráo rồi đem đi nướng qua. Mục đích của việc nướng qua xương sẽ giúp cho máu đỏ trong tủy chảy ra để xương bớt hôi và loại bỏ các tạp chất khác.

Theo đó, bạn cho xương vào lò vi sóng quay khoảng 3-5 phút ở nhiệt độ lớn, rồi mang đi cạo bớt lớp cháy đen bên ngoài, rửa sạch lại, để vào tô riêng.

Nướng 2 củ hành và 1 đốt gừng, lát sẽ cho vào chần cùng xương ống để làm sạch và khử mùi hôi của xương.

Sả rửa sạch, cắt làm đôi, đập dập.

Nấu 1 nồi nước sôi, thả hành gừng nướng và sả vào, thêm 1 thìa cà phê muối vào nấu cùng, khi nước sôi mới thả xương vào, chần xương trong khoảng 10 phút.

Trong quá trình chần xương bạn nên mở nắp nồi, để các chất bẩn bốc hơi bay ra ngoài.

Sau khi chần xong, vớt xương ra, rửa lại, đổ nước chần đi rồi thay nước mới, thả lại xương vào để ninh. Thời gian ninh xương có thể linh hoạt tùy vào điều kiện, tuy nhiên để nước lẩu ngọt và ngon thì ít nhất cũng phải ninh được từ 1-2 tiếng.

Khi ninh xương không nên cho gia vị, để xương tiết ra nước cốt ngọt thanh. Và cũng giống như lúc chần, khi ninh xương các bạn không nên đậy nắp. Nên cho nhiều nước, và càng ninh lâu thì nước xương càng ngọt. Thường thì đối với xương heo, thời gian ninh tốt nhất phải từ 6-8 tiếng. Nên nếu có thời gian thì các bạn có thể chủ động ninh xương trước.

Sơ chế thịt bò

Thái và ướp thịt bò

Để nhúng lẩu, người ta thường chọn thịt bò phần ba chỉ/thăn cho mềm và ngọt. Nếu thích ăn giòn sần sật thì có thể chọn nạm gầu, diềm thăn, sụn non, bắp bò…

Thịt bò rửa qua rồi thái miếng mỏng, hoặc bạn có thể nhờ người bán hàng thái sẵn. Ướp thịt bò trong thời gian khoảng 30 phút với 1 ít dầu mè/dầu ăn, 1 chút đường, 1 ít nước tương/xì dầu và 1 ít gừng băm cho thịt thơm mềm và đậm vị.

Sơ chế tôm

Sơ chế tôm và ngao

Tôm các bạn mua con còn sống để thịt được tươi. Hoặc nếu không mua được tôm sống, thì nên chọn con có vỏ bóng, các bộ phận như đầu đuôi và chân không bị lỏng lẻo hoặc rụng ra. Ấn vào thấy thân cứng, các khớp nối ở vỏ sáng, khoảng cách đều nhau và chắc chắn. Đây là những con tôm mặc dù không còn sống nhưng vẫn còn tươi.

Tôm mua về cắt râu, bỏ phần cặn bẩn ở đầu tôm và rút chỉ đen dọc thân tôm, rửa sạch rồi để ráo nước. Thực tế, khi ăn ở ngoài hàng, hầu như họ giữ nguyên tôm để nhúng lẩu, khi ăn mới bóc ra chứ không chế biến kỹ càng như khi mình ăn ở nhà.

Tôm và thịt bò sau khi sơ chế sạch sẽ nên bọc lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để các nguyên liệu này giữ được độ tươi ngon.

Sơ chế ngao

Ngao chọn con nặng tay, vỏ bóng, không có mùi hôi thối và không bị dập nát. Nên chọn con đang há miệng nhưng khi chạm vào, ngao lập tức khép miệng, nghĩa là nó còn sống, thịt sẽ tươi.

Ngao mua về rửa qua 2-3 lần rồi đem ngâm trong nước. Để ngao nhanh nhả bùn đất và nhớt, bạn nên ngâm trong nước vo gạo, hoặc trong thau kim loại có cắt thêm vài lát ớt tươi. Ngâm ngao ít nhất trong 30-40 phút rồi mang đi rửa sạch lại nhiều lần.

Nếu nấu canh bình thường thì bạn có thể chủ động luộc và chắt lấy phần nước luộc trong. Tuy nhiên để ăn lẩu thì ngao nên ngâm thật sạch, vì khi nhúng vào nồi, ngao sẽ không nhả ra bùn đất quá nhiều khiến cho nước lẩu bị đục và cặn bẩn.

Sơ chế lòng lợn

Lòng lợn xuất hiện trong nồi lẩu này là để dành cho cánh đàn ông vừa ăn lẩu vừa có thể nhâm nhi 1 chút với cốc bia hoặc chén rượu cay nồng.

Nếu ăn thêm lòng, bạn cần chú ý một chút trong khâu sơ chế. Lòng non nên chọn lòng nhỏ, dày mình, màu trắng hồng tươi tắn, không có mùi thối, ấn vào thấy có độ đàn hồi. Lòng sau khi mua về rửa qua, nặn bỏ phần ruột trong cho khỏi đắng, rồi bóp với chút muối hạt và nước cốt chanh cho sạch sẽ. Rửa lại sạch rồi để ráo nước, sau đó ướp với 1 chút hạt tiêu, bột ngọt.

Nếu chưa ăn đến, sau khi sơ chế bạn nên bọc lòng lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh lòng bị ôi thiu.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Rau muống:

Rau muống nhặt sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi rửa lại, để ráo. Để nhúng lẩu thì thường người ta dùng phần cuống rau muống hơn là phần lá để được giòn.

Ngoài rau muống, tùy sở thích mà bạn có thể dùng các loại rau khác. Theo đó, rau ăn lẩu thái rất đa dạng, có thể kể đến như rau cải thảo, bắp cải, rau cải chíp…

Nấm:

Nấm cắt bỏ phần gốc, rửa qua rồi ngâm với nước pha muối loãng trong khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.

Cà chua:

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Ngô:

Ngô lột vỏ, bỏ râu, rửa sạch rồi cắt khoanh nhỏ dày tầm 2-3 cm.

Cà rốt:

Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc dày khoảng 2-3cm, có thể tỉa hoa để nồi lẩu thêm đẹp mắt.

Dứa:

Gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch và bổ làm đôi. Với liều lượng như trên thì nồi lẩu chỉ cần 1/2 quả dứa là đủ. Bỏ lõi dứa và cắt thành từng miếng hình tam giác.

Hành lá gọt bỏ rễ và cắt phần ngọn bị úa, rửa sạch rồi cắt thành làm 3, mỗi đoạn dài khoảng 3 đốt ngón tay.

Đậu phụ:

Đậu phụ rửa lại với nước, sau đó cắt miếng vừa ăn, lưu ý không nên cắt đậu phụ quá bé, khi nhúng lẩu sẽ bị nát.

Váng đậu:

Váng đậu cắt thành miếng vuông, bản to. Váng đậu nên dùng loại đã chiên, nhúng lẩu ăn sẽ giòn và ngon hơn.

Hành khô, gừng bóc vỏ, băm nhỏ.

Nấu lẩu thái thập cẩm

Các bước nấu lẩu thái thập cẩm

Vớt xương ống ra khỏi nồi ninh nước lẩu, vẫn tiếp tục nấu ở nhiệt độ sôi tim.

Chuẩn bị 1 cái chảo khác, cho 2 thìa dầu ăn vào chảo, nóng dầu thì cho hành gừng băm vào phi thơm, rồi cho 1/2 lượng cà chua vào xào cùng. Tiếp đến cho 2/3 lượng dứa vào, nêm thêm 1 ít bột canh để dung hòa vị chua của cà chua và dứa. Xào thêm 1 phút nữa rồi trút hỗn hợp này vào nồi nước dùng. Lưu ý lượng nước lẩu khoảng 3,5 – 4 lít nước là vừa đủ để 4 người ăn.

Tăng nhiệt độ lên để nước dùng sôi, sau đó cho nước cốt của gói lẩu Thái vào. Khi nước bùng sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn (lưu ý nước lẩu hơi nhạt 1 chút, không nên nêm quá mặn, khi nhúng các nguyên liệu vào thì nước lẩu sẽ càng lúc càng đậm). Tiếp đến cho cà rốt và ngô ngọt vào ninh cùng.

Một loại nước dùng nấu lẩu thái có bán ngoài siêu thị.

Nấu thêm khoảng 10 phút thì cho nốt phần cà chua và dứa vào, sau đó trút ra nồi lẩu chuyên dụng để bắt đầu ăn lẩu. Sở dĩ cho 1 phần cà chua và dứa vào sau để nồi lẩu được đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

Nếu nhà có trẻ em và thích ăn ngô thì có thể cho ngô ngọt vào trước lúc thả cà chua xào vào để ngô không bị ngấm cay từ nước cốt lẩu Thái.

Khi cho ra nồi lẩu chuyên dụng, nên nhớ phải để nước sôi mới bắt đầu thả các nguyên liệu vào như hành lá, nấm, 1 ít rau muống, đậu phụ, thịt bò, bò viên, váng đậu…vào nhúng. Nếu thích ăn cay hơn nữa thì bạn có thể cho thêm sa tế.

Nếu sử dụng ngao thì nên cho vào cuối cùng. Nhiều người hiện nay vẫn hay lầm tưởng về việc cho ngao vào nồi lẩu ngay từ đầu để nước dùng ngọt, tuy nhiên điều này lại vô tình làm cho nước lẩu bị mặn vì ngao vốn dĩ đã mặn rồi.

Trút nước dùng sang nồi lẩu và sắp xếp bữa ăn

Công việc cuối cùng trước khi thưởng thức là pha nước chấm lẩu thái để chấm các loại rau, nấm, thịt bò, lòng heo…

Nguyên Liệu Nấu Lẩu Thái Chua Cay Gồm Những Gì?

Nguyên liệu nấu lẩu Thái gồm những gì?

Nguyên liệu để thực hiện nấu lẩu Thái chua cay hơi nhiều một chút nhưng hoàn toàn không khó kiếm. Chỉ cần bạn chịu khó đi chợ hay tìm đến các cửa hàng tạp hóa thì các nguyên liệu này cũng đều sẵn có. Càng đầy đủ mọi thứ thì nồi lẩu Thái của bạn sẽ càng hấp dẫn hơn.

Còn chần chừ gì nữa, cùng bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu Thái chua chua cay tuyệt vời này ngày thôi nào!

Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đúng điệu

Mực mua về chúng ta làm sạch, khứa vảy rồng rồi cắt miếng vừa ăn. Khứa vảy rồng tức là cắt sọc chéo để nó ngấm gia vị.

Ngao rửa sạch, ngâm với nước pha một chút muối và cắt vài lát ớt vào để nó nhả ra các tạp chất. Ngâm trong khoảng 30 phút cho ngao tiết hết cát bẩn rồi rửa sạch lại thêm lần nữa.

Tôm rửa sạch, có thể cắt bớt râu để khi ăn đỡ lồm xồm, vướng miệng khó ăn.

Thịt bò rửa sạch, dùng dao thật sắc thái lát mỏng cho đẹp.

Sau đó bày tôm, mực, thịt bò, ngao ra đĩa cho đẹp mắt.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát. Lá chanh vò nhàu, sả đập dập, cắt khúc. Riềng rửa sạch, cắt lát. Nấm rơm chẻ chữ thập trên đầu cho đẹp mắt rồi rửa sạch.

Ngô và khoai bóc, gọt vỏ rửa sạch, sau đó cắt ra các khúc vừa phải.

Các loại rau ăn lẩu nhặt bỏ phần già, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn, riêng cải thảo tách từng bẹ ra, rửa sạch rồi cũng cắt miếng vừa ăn. Sau đó, xếp tất cả ra đĩa.

Trước tiên, bạn rửa sạch xương heo rồi chần qua nước sôi. Cho xương vào nồi đặt lên bếp ninh trong vòng 1 tiếng.

Sau đó bạn thả lá chanh, sả, cà chua vào nồi nước lẩu đã đun sôi. Sau đó thêm gia vị gói lẩu Thái và gia vị cho vừa miệng.

Vậy là đã chuẩn bị xong nguyên liệu, giờ chỉ cần bắc bếp đặt ra bàn và chuẩn bị ăn thôi nào.

Với những nguyên liệu nấu lẩu Thái đơn giản dễ tìm trên thì bạn có thể dễ dàng nấu nồi lẩu thơm ngon với các món hải sản, thịt, rau… để gia đình hay bạn bè quây quần bên nhau vào những ngày se lạnh.

Cách Làm Lẩu Thái Thập Cẩm Thơm Ngon Khó Cưỡng

Nguyên liệu làm lẩu thái thập cẩm

Xương heo: 0.5 kg

Thịt gà ta, tôm sú, mực, thịt bò, nghêu: tùy thích

Rau, củ, quả ăn kèm gồm: Rau muống, rau cải mơ, ngô ngọt, cà chua, cà rốt, nấm hương khô, nấm các loại.

Đậu phụ: 4 miếng

Sả: 3-4 cây

Hành khô

Riềng: 1 củ

Chanh: 2 quả

Lá chanh: 4-5 lá

Ớt tươi

Gia vị: Bột canh, nước mắm, hạt nêm, tiêu, đường, gia vị lẩu thái…

Cách nấu lẩu thái hải sản

Cách làm lẩu thái thập cẩm ngon

Sơ chế phần thịt và hải sản

– Xương heo: Các bạn đem rửa sách, sau đó cho vào nồi áp suất để hầm và lấy phần nước trong.

– Gà ta: Bạn cũng đem rửa sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Thịt bò: Thái mỏng theo thớ.

– Tôm: Làm sạch và cắt bỏ hết đầu (hoặc không.- tùy sở thích mỗi người).

– Mực: Làm sạch, loại bỏ túi mực, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Nghêu: Ngâm với nước gạo để nghêu nhả hết sạn rồi rửa sạch.

– Đậu phụ: Thái thành từng miếng vuông.

Tiến hành bày hết các nguyên liệu đã sơ chế xong ra đĩa.

Sơ chế các loại rau nhúng lẩu

– Các bạn đen tất cả các loại rau đã chuẩn bị nhặt bỏ hết lá úa, rửa sạch với nước. Sau đó cho vào ngâm với nước muối loãng khoảng 12 phút.

– Ngô ngọt: Cắt thành từng khoanh tròn.

– Cà rốt: bổ thành từng miếng vừa ăn.

– Cà chua: Bổ cau.

– Nấm hương khô: Đem ngâm với nước ấm và rửa thật sạch, để cho ráo nước.

– Sả: Đem đập dập.

– Riềng: Thái thành từng lát mỏng.

– Lá chanh: Đem vò nát.

Nấu nước lẩu thái thập cẩm

Hoàn thành và thưởng thức

Khi ăn, các bạn đặt nồi nước lẩu thái vào bếp ăn lẩu, lần lượt nhúng các nguyên liệu: nghêu, thịt gà, thịt bò, tôm, mực rau… ăn kèm vào và tiến hành thưởng thức. Các bạn cũng có thể ăn cùng với bún tươi nữa sẽ rất ngon đó nha.

Lưu ý: Để có được nồi lẩu thái chuẩn vị nhất, khi các bạn thưởng thức các bạn sẽ thấy được vị chua chua, cay cay hòa quện cùng mùi thơm nồng của xả sẽ rất tuyệt đó nha các bạn. Các bạn có có thể quên được mùi vị của món lẩu thái này sau khi đã được thưởng thức.