Top 11 # Xem Nhiều Nhất Nước Hầm Rau Củ Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rau Củ Quả Cho Bé Ăn Dặm

Rau củ quả cho bé ăn dặm

Các loại Rau củ quả cho bé ăn dặm tốt nhất

Rau củ quả cho bé ăn dặm ngon nhất

Cửa hàng thực phẩm của chúng tôi hiện có bán rất nhiều loại Rau củ quả cho bé ăn dặm tươi ngon và giàu giá trị dinh dưỡng, chúng tôi sẽ giúp bạn chinh ra những loại thực phẩm tốt nhất cho bé yêu củ bạn và sẽ có những hướng dẫn giúp bạn chế biến món ăn ngon nhất dành cho bữa ăn của bé nhà mình. Một số loại rau củ quả tốt cho bé như:

– Bông cải xanh là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong súp lơ xanh có nhiều chất xơ,vitamin C, rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ và chống táo bón cực hiệu quả.

– Khoai tây rất giàu tinh bột và không thể thiếu đối với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm khoai tây cần cho trẻ ăn ít cơm hơn bình thường để bé không bị đầy bụng.

– Củ cải trắng: Đây là thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm nhưng rất nhiều mẹ bỏ qua. Củ cải có vị ngọt nhẹ,mát, giàu vitamin C, protein, chống táo bón cho trẻ.

– Cà rốt được coi là thực phẩm “vàng” cho trẻ khi bước vào độ tuổi ăn dặm bởi cà rốt giàu vitamin A, rất tốt cho mắt của trẻ cũng như phòng ngừa táo bón hiệu quả.

– Bí ngô là thực phẩm vàng không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm. Bởi bí ngô không chỉ giúp bé sáng mắt mà còn bổ máu, tiêu hóa tốt, chống táo bón.

– Bơ được coi là thực phẩm “vàng” ăn dặm cho bé khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Bơ mềm, dễ ăn, có vị ngọt bùi, tính mát, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn cùng ít sữa mẹ.

– Chuối không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ, bởi chuối rất giàu kali và tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón hàng đầu ở trẻ.

Ngoài ra còn rất nhiều loại Rau củ quả cho bé ăn dặm khác nữa cho nhu cầu của bạn, cửa hàng thực phẩm sạch của chúng tôi có đầy đủ các loại thực phẩm cho bạn lựa chọn, chúng tôi bán hàng chất lượng và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng chính vì thế bạn hãy yên tâm khi đồng hành cùng thực phẩm sạch tại cửa hàng của chúng tôi hiện nay.

Tags: Rau củ quả cho bé ăn dặm, rau cu qua cho be an dam.

Bạn muốn tìm các loại Rau củ quả cho bé ăn dặm để giúp bé phát triển toàn diện và hấp thu đầy đủ giá trị chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bé yêu nhà mình.

Bí Quyết Nấu Nước Dùng Dashi Từ Rau Củ Quả Cho Bé Đang Ăn Dặm

Chị Vũ Thùy An (Đồng Tháp) chia sẻ cách nấu nước dùng dashi từ rau củ quả cho bé đang ăn dặm.

Vũ Thùy An (Đồng Tháp). (Ảnh: NVCC)

Chị Vũ Thùy An (Đồng Tháp) lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con bởi những ưu điểm như có thể tập cho bé ăn thô mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi giai đoạn phát triển sẽ có món ăn phù hợp với con.

Ví dụ:

Bé 5-6 tháng được bổ sung cá thịt trắng.

Bé 7-8 tháng bổ sung thêm thịt đậu phụ, trứng gà.

Bé 9-11 tháng bổ sung thêm cá thịt đỏ như cá hồi…

Bé 12-18 tháng ăn được cơm nát

Trong khi ăn dặm truyền thống thì chỉ hầm xương với rau củ quả với cháo, dẫn đến việc nhiều bé lớn vẫn ăn cháo, không tự xúc ăn, ăn thô kém, món nào cũng phải cắt nhỏ hoặc ninh mềm, thì ăn dặm kiểu Nhật khắc phục được mọi hạn chế đó.

Tuy chọn phương pháp ăn dặm khoa học cho con, nhưng chị Thùy An cho biết chị cũng vấp phải sự phản đối của gia đình, nhất là từ phía các bà. Vì các bà quen với việc bắt đầu ăn dặm thì phải cho ăn bột, nên khi thấy chị nấu cháo loãng cho con ăn thì thắc mắc rất nhiều. Ngoài ra khi chị nấu cháo thêm nước dùng dashi cho con thì bảo “cháo nhạt thế, sao nó ăn được, phải thêm mắm muối hoặc thêm đường vào”. Chưa hết, khi chị trữ đông đồ ăn cho con, các bà cũng phản đối gay gắt, khuyên rằng phải cho con ăn đồ nóng, nấu ngày nào ăn ngày đó. Cũng may mắn sau một thời gian giải thích và gia đình cũng thấy bé hào hứng với món ăn, ăn hết những món mẹ nấu, thì chị Thùy An không gặp bất cứ áp lực gì nữa.

“Với ăn dặm kiểu Nhật, bạn chỉ mất một ngày cuối tuần làm đồ ăn cho cả tuần sau đó của bé”. (ẢNh: NVCC)

Bé nhà chị An hợp tác tốt với ăn dặm kiểu Nhật. (Ảnh: NVCC)

Nhiều người cho rằng ăn dặm kiểu Nhật không phù hợp với những mẹ đi làm và bận rộn, nhưng chị Thùy An lại nghĩ khác. “Với ăn dặm kiểu Nhật, bạn chỉ mất một ngày cuối tuần làm đồ ăn cho cả tuần sau đó của bé. Khi đến bữa ăn chỉ việc rã đông rồi thêm vào cháo để người nhà bón cho bé ăn. Ngoài ra các mẹ cũng không phải đau đầu suy nghĩ cho con ăn gì hôm nay, vì chỉ cần mở tủ lạnh ra là có đồ ăn. Phương pháp này cũng hợp với nhu cầu của bé, bé ăn được nhiều món, đa dạng hơn”, chị Thùy An chia sẻ.

Điểm nổi bật nhất trong ăn dặm kiểu Nhật là dùng nước dùng dashi trộn vào cháo và các món khác cho bé. Nước dùng dashi ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, còn rất bổ dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé. Nước dùng dashi có hai loại, loại nấu từ cá bào, rong biển và loại nấu từ rau củ quả. Các mẹ đang cho con ăn theo ăn dặm kiểu Nhật, có thể tham khảo cách nấu nước dùng dashi từ rau củ quả theo như chia sẻ của chị Thùy An sau đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

Rau củ quả mua về rửa sạch, cắt khúc (tuỳ theo sở thích các bé mà mua rau củ quả, ví dụ: bí rợ, mướp, bắp ngô, bắp non, cà rốt, khoai tây, mía, su su, củ sắn…)

Cách nấu

– 250g rau củ quả tương ứng 800ml nước, cứ thế bao nhiêu rau củ quả thì nhân với lượng nước cần nấu.

– Bỏ rau củ lâu mềm (như mía, bắp ngô, cà rốt…) vào nấu trong 20 phút, sau đó bỏ rau củ còn lại vào (khoai tây, su su, khoai lang, mướp, bắp cải….) nấu tiếp 10 phút.

– Tắt bếp, lấy rau củ từng loại ra nghiền hoặc rây (rây khi còn nóng sẽ mịn và không bị lợn cợn).

– Nước nấu xong để nguội, lọc qua rây, đổ vào khay trữ đông

Tất cả rau củ quả nghiền và nước dashi dùng trong 1 tuần.

Nên nghiền và rây rau củ quả khi còn nóng, sẽ mịn và không bị lợn cợn. (ẢNh: NVCC)

Nước dashi từ rau củ quả. (Ảnh: NVCC)

Cách dùng nước dashi

– Cho thêm vào cháo từ 15ml-30ml tuỳ độ đặc loãng của cháo để tăng khẩu vị cho bé.

– Cho vào rau củ nghiền khi chế biến món ăn cho bé.

Cách Chế Biến Bột Rau Củ Ăn Dặm Cho Bé

Bố mẹ cần tập cho bé ăn dặm bằng , nên quan sát và kiên trì tập cho bé làm quen với thức ăn mới. Ngoài việc tìm kiếm các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa, sự phát triển toàn diện của bé; mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên. Lựa chọn bột rau củ ăn dặm cho bé để thay đổi hương vị thức ăn, giúp bé cảm thấy hứng thú và không bị chán khi ăn.

1. Nhóm chất dinh dưỡng cần cung cấp đủ khi chế biến thức ăn cho bé bằng bột rau củ ăn dặm

Ăn dặm là việc trước sau gì bé cũng phải trải qua, nhưng bé tập ăn bằng bột rau củ ăn dặm có thuận lợi hay không lại là câu chuyện phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc trẻ của bố mẹ.

Vì vậy, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần tìm hiểu và tham khảo từ nhiều nguồn thông tin để xây dựng một chế độ ăn dặm khoa học và hợp lý cho bé; cần đáp ứng đủ các nhóm thực phẩm giúp bé phát triển tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo hệ tiêu hóa của bé an toàn. Và lựa chọn thông minh nhất của mẹ là chế biến món ăn cho bé từ các loại bột rau củ ăn dặm để bé dễ dàng tiếp nhận thức ăn mới. Mẹ cần lưu ý những nhóm chất cần cho sự phát triển của bé:

4 nhóm chất cần thiết cho bé ăn dặm Đường bột

Tinh bột cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và bộ não của bé, tạo nên dưỡng chất cần thiết cho việc sản sinh tế bào. Thực phẩm cung cấp đường bột: gạo, khoai, bột mì,…

Mặc dù mẹ có thể cho bé ăn dặm những loại thực phẩm khác ngoài tinh bột để duy trì năng lượng cho bé nhưng ở giai đoạn đang phát triển của bé, tinh bột vẫn là chất không thể thay thế được. Nhóm tinh bột cung cấp khoảng 50 – 60% năng lượng hoạt động cho cơ thể của bé. Vì vậy, chế độ ăn dặm của bé không thể thiếu tinh bột.

Chất đạm

Công dụng chính của chất đạm là tạo dựng nên các tế bào: dịch tiêu hóa, nội tiết tố, protein huyết thanh,… và cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể của bé. Chất đạm có trong các loại thực phẩm: thịt, cá, tôm, đậu hũ, đậu nành,…

Chất béo

Chất béo thường có trong các loại thực phẩm như: bơ, phô mai, dầu mè, dầu đậu nành, dầu cá,… được khuyến khích có trong khẩu phần ăn dặm của bé.

Chất béo tuy cung cấp nhiều năng lượng cho bé nhưng mẹ cần phải lưu ý về liều lượng khi sử dụng, nếu lạm dụng chất béo trong chế biến thức ăn sẽ khiến cho bé có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. Và điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển về thể chất và trí não của bé.

Vitamin, khoáng chất và chất xơ

Nói về các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất thì không ở đâu dồi dào bằng các loại rau củ quả. Mặc dù đây là nhóm không cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thế của bé hoạt động nhưng lại là nhóm không được thiếu trong chế độ ăn dặm của bé.

Nhóm chất này giúp bé tăng cường hệ tiêu hóa, tránh táo bón, tăng cường đề kháng và giúp chuyển hóa, tổng hợp dinh dưỡng từ các nhóm chất trên trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc chế biến rau củ trong khẩu phần ăn của bé lại không mấy dễ dàng vì đa phần các bé lại không thích ăn rau củ. Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên lựa chọn bột rau củ ăn dặm nguyên chất, an toàn và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao để giúp bé tập dần với việc ăn rau củ.

2. Chế biến món ăn dặm cho bé từ bột rau củ

Bé cũng giống như bố mẹ, nếu cứ ăn mãi một món ăn sẽ làm cho bé trở nên chán ăn, ăn không cảm thấy ngon hay bị thu hút với việc ăn. Để giúp bé tiếp nhận thức ăn mới dễ dàng mẹ nên sử dụng bột rau củ ăn dặm khi chế biến món ăn cho bé, tạo sự bắt mắt cho thức ăn, thay đổi hương vị thường xuyên giúp bé hứng thú khi ăn.

– Nguyên liệu:

Gạo tẻ, thịt heo/ thị bò xay nhuyễn, bột rau củ Dalahouse (bột cải xoăn, bột bó xôi, bột bí đỏ, bột đậu hà lan, bột măng tây), dầu cá, muối.

Cháo bột rau củ DalaHouse – bột rau củ ăn dặm

– Cách làm:

Ngâm gạo trong nước khoảng 10 phút, sau đó rang sơ gạo cho đến khi có mùi thơm thì đổ nước vào nấu chín mềm.

Thịt heo/bò xay nhuyễn cho vào cháo và nấu chín kỹ và khuấy đều.

Hòa tan bột rau củ (có thể tùy chọn loại bột hoặc kết hợp các loại bột với nhau) vào ½ chén nước giúp bột tan đều và cho vào trong cháo. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau.

Nêm vào cháo một ít muối cho vừa ăn, khuấy đều.

Cho cháo vào tô và cho ½ muỗng cà phê dầu cá vào tô và khuấy đều là cho bé ăn được.

– Nguyên liệu:

2 quả trứng gà, 100ml sữa tươi không đường, 60gr đường nâu, 50gr sữa đặc, 1 ống vani, bột bí đỏ Dalahouse.

Bánh Flan với bột rau củ ăn dặm

– Cách làm:

Khuấy nhẹ trứng cho tan và đừng tạo bọt khí khi khuấy.Đổ 100ml sữa tươi không đường cùng 50gr sữa đặc, 10gr đường nâu và ½ ống vani vào nồi và 3g bột bí đỏ Dalahouse. Đặt lên bếp với lửa nhỏ và khuấy đều hỗn hợp cho tan. Đun đến 40 độ C là được.

Dùng rây để rây hỗn hợp trứng vào hỗn hợp sữa. Khuấy nhẹ cho hòa tan 2 hỗn hợp với nhau. Sau đó dùng rây để lượt thêm 1 – 2 lần (tránh tạo bọt khí) và đổ hỗn hợp vào khuôn có chứa caramel.

Đặt vào nồi hấp và không để nước rớt xuống làm rỗ bề mặt bánh. Hấp trong khoảng 30 phút.

Lấy bánh ra khỏi nồi hấp và để nguội, ngon hơn nếu cho vào tủ lạnh 2-3 tiếng. Bé sẽ khá thích thú với món bánh ngọt ngọt, mịn mịn, thơm thơm này.

Bé ăn ngon mà mẹ lại yên tâm vì món bánh này hoàn toàn an toàn cho tiêu hóa của trẻ nhờ bột bí đỏ.

– Nguyên liệu:

Bột đậu hà lan Dalahouse, 300gr cá hồi, 2 muỗng bơ, 500ml nước dùng gà, muối, bột bắp, hành tây.

Soup bột đậu hà lan DalaHouse

– Cách làm:

Hành tây cắt khoanh, ngâm trong nước muối loãng cho bớt hăng, để ráo và băm thành hạt lựu.

Cá hồi hấp cách thủy, sau đó xé tơi thành từng miếng nhỏ mịn.

Cho bơ vào chảo, đợi bơ tan cho hành tây và cá hồi vào xào cho hỗn hợp săn lại. Cho nước dùng gà và khuấy đều. Đợi hỗn hợp này nguội cho vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn.

Đặt nồi lên bếp cho hỗn hợp xay nhuyễn đun sôi và cho bột đậu hà lan vào khuấy đều. Sau khi hỗn hợp tan hoàn toàn thì cho 100gr bột bắp vào và tiếp tục khuấy đều, nêm thêm 1 ít muối cho vừa ăn.

Cho ra tô và đợi nguội 1 tí là có thể cho bé dùng được.

– Nguyên liệu:

5 củ khoai tây, 2gr bột bó xôi Dalahouse, 230ml sữa tươi không đường, 3 muỗng bơ, muối và tiêu.

Khoai tây nghiền trộn bột rau củ ăn dặm cho bé

– Cách làm:

Gọt lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch khoai tây với nước.

Cho bơ mềm vào và bắt đầu nghiền khoai tây bằng nĩa hoặc thìa. Sau đó cho sữa và bột bó xôi vào hỗn hợp và trộn đều.

Thêm chút muối và tiêu là có thể cho bé dùng được ngay, dùng khi còn ấm ấm sẽ ngon hơn khi để nguội.

– Nguyên liệu:

2 muỗng bột yến mạch, 2gr bột khoai lang tím Dalahouse, sữa tươi không đường.

Ngũ cốc với bột rau củ DalaHouse

– Cách làm:

Đun sôi sữa tươi đến khoảng 40 độ C, cho 2 muỗng bột yến mạch, 2gr bột khoai lang tím vào chén.

Đổ sữa tươi vừa đun vào hỗn hợp.

Khuấy đều và cho vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn.

Cho ra chén là bé có thể dùng được ngay.

Với những cách chế biến trên, hi vọng có thể giúp mẹ thành công trong việc tập cho bé ăn dặm. Sử dụng bột rau củ ăn dặm khi chế biến có thể giúp cho mẹ vừa tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn lại còn đầy đủ dinh dưỡng mà không phải mất nhiều thời gian trong khâu chế biến.Với những công thức trên, mẹ có thể linh động trong việc sử dụng các loại bột rau củ của Dalahouse theo từng món ăn cho bé, giúp mẹ tạo ra nhiều hương vị độc đáo để bé không bị ngán khi ăn và giúp bé thích thú với những món ăn mẹ làm.

5 Loại Bột Rau Củ Tốt Nhất Cho Bé Ăn Dặm

5 loại bột rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm

Với các loại rau củ, mẹ nên hấp thay vì luộc vì hấp sẽ giúp giữ lại lượng vitamin lớn nhất có thể, trong khi luộc làm rau củ tiếp xúc với nước sẽ khiến vitamin bị hòa tan vào nước. Mẹ có thể tham khảo một số loại bột ưa thích của bé như sau:

Bột cà rốt nghiền cho bé ăn dặm từ 4 tháng tuổi

Cà rốt rất giàu beta-caroten, vitamin B, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác. Chính vì vậy mà cà rốt đặc biệt rất tốt cho trẻ em, giúp phát triển trí não, thị lực và tăng khả năng miễn dịch cho bé.

Nguyên liệu: 450g cà rốt (khoảng 6 củ vừa), bào vỏ và cắt khoanh cỡ 1cm.

Cách chế biến: Cà rốt cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút hoặc đến khi cà rốt rất mềm thì lấy ra, giữ lại nước cà rốt tiết ra khi hấp. Sau đó cho cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, thêm phần nước hấp cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/ đặc bạn mong muốn.

Trái Bơ nghiền ( cho bé từ 4 tháng tuổi )

Trái bơ không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển lành mạnh của bé mà bơ còn là loại quả hợp khẩu vị với đa phần các bé. Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Nên trái bơ là một trong những loại trái cây vừa tươi vừa ngon mà lại đủ chất mà bạn dễ dàng mang theo để làm đồ ăn cho bé khi bé ra ngoài chơi.

Nguyên liệu: 1/2 quả bơ chín 1 muỗng nước hoặc sữa

Cách chế biến: Chỉ cần cắt đôi quả bơ, lấy một nửa và dùng thì xúc cho bé ăn trực tiếp.

Chuối nghiền ( cho trẻ từ 4 tháng tuổi )

Chuối là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của bé. Chất xơ trong chuối có tác dụng làm cho ruột bé hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Theo một số nghiên cứu mới đây, chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.

Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách chế biến: Nghiền chuối qua rây hoặc dùng máy xay, xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.

Bí đỏ nghiền ( cho trẻ từ 6 tháng tuổi)

Bí đỏ không những có màu sắc đẹp hấp dẫn với trẻ nhỏ mà bí đỏ còn có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao … rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Và hầu hết các bé đều thích bí đỏ bởi độ ngọt tự nhiên, mềm mượt của loại quả này.

Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ nhỏ (khoảng 450g) 15ml nước hoặc sữa

Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, hấp chín mềm nhừ. Nếu trộn sữa với bí đỏ thì đun sữa với bí đỏ ở lửa nhỏ tới khi chín mềm. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.

Đậu Hà Lan nghiền ( cho bé từ 7 tháng tuổi)

Đậu Hà Lan chứa ít calo và giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là trẻ béo phì. Hơn nữa, đậu Hà Lan còn chứa chất sắt và vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, vitamin B6 và axit folic tốt cho hệ tim mạch của bé.

Nguyên liệu: 480g đậu Hà Lan dạng hạt. Nếu mua loại hạt đã được cấp đông thì mẹ cần rã đông trước khi chế biến.

Cách chế biến: Cho đậu vào nồi hấp, hấp khoảng 6 phút hoặc đến khi đậu chín rất mềm. Đậu chín mẹ lấy ra khỏi nồi, giữ lại phần nước đậu tiết ra khi hấp. Cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn, từ từ thêm nước hấp đậu vào đến khi đạt độ loãng/ đặc như ý.