Top 10 # Xem Nhiều Nhất Quy Trình Làm Món Dưa Góp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Làm Dưa Góp Giòn Ngon: Dưa Chuột, Đu Đủ, Su Hào

Dưa góp là món ăn ngon, dễ làm có vị thanh mát và giải nhiệt ngày hè rất tốt. Có rất nhiều cách làm dưa góp khác nhau, hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn 3 cách làm dưa góp đơn giản và ngon cho 3 loại chính: Dưa góp dưa chuột, dưa góp đu đủ và dưa góp su hào

Cách làm dưa góp

Cách làm dưa góp dưa chuột

Nguyên liệu cần có để làm dưa góp dưa chuột

Dưa chuột: 3 quả.

Cà rốt: 2 củ + Chanh: 3 quả + Tỏi: 1 củ + Ớt: 1-2 quả.

Đường, mì chính, bột canh.

Rau húng, rau mùi, rau kinh giới.

Hướng dẫn cách làm dưa góp dưa chuột

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa, thái mỏng. Dưa chuột rửa sạch thái mỏng cho vào bát to. Rau thơm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.

Pha nước mắm cho chanh, ỏi, ớt tùy theo khẩu vị của các bạn, sau đó cho tỏi và ớt băm vào. Để hoàn thiện cách làm dưa góp dưa chuột các bạn đổ phần nước pha vào âu dưa chuột, cà rốt. Cuối cùng cho phần rau thơm đã thái và trộn đều để khoảng 10 phút cho ngấm gia vị là có thể thưởng thức.

Cách làm dưa góp đu đủ

Đu đủ xanh: 1 quả

Cà rốt: 1 củ

Dưa chuột: 1 quả

Tỏi, muối, đường, giấm, nước mắm.

Các bước làm dưa góp đu đủ Đu đủ nạo sạch vỏ ngâm nước cho ra hết nhựa. Sau đó thái lát đu đủ và ngâm lại 1 lần nữa cho sạch nhựa và dưa bằng nước lọc. Gọt vỏ cà rốt rồi rửa sạch. Sau đó sắt sợi dài bằng ngón tay út. Dưa chuột cho vào ngâm nước muối pha loãng. Cho đu đủ và cà rốt vào bát to rồi đảo đều lên. Khoảng 15 phút chắt bỏ phần nước, dưa chuột vớt ra dùng dao bỏ ruột và cắt thành từng sợi nhỏ như cà rốt. Cho dấm đường, nước mắm, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:1:1 vào nồi đun sôi. Tắt bếp, thả tỏi thái lát mỏng vào hỗn hợp rồi đợi nguội. Hỗn hợp đu đủ, dưa chuột và cà rốt các bạn cho vào lọ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước vào lọ. Sau 1 ngày là các bạn có thể thưởng thức món dưa góp đu đủ tuyệt ngon này rồi đấy.

Cách làm dưa góp su hào

Hướng dẫn cách làm dưa góp su hào Su hào, cà rốt gọt vỏ rửa sạch và thái lát hình hoa. Cho su hào và cà rốt vào bát, nêm 1/2 thìa muối tinh trộn đều. Để một lúc rồi bỏ phần nước của su hào, cà rốt. Tỏi khô đập dập, băm nhuyễn. Ớt đập hơi dập. Đập tỏi và ớt sau đó cho vào bát, sử dụng 2 thìa dấm, nửa thìa muối, 2 thìa cà phê đường, đảo tất cả hỗn hợp. Để su hào, cà rốt vào tô, đổ dung dịch dấm đường, đảo cho ngấm từ từ, sau một lát là có thể thưởng thức được.

Cách Làm Dưa Góp Đơn Giản Mà Ngon, Ăn Với Món Gì Cũng Hợp

1. Cách làm dưa chuột góp

1. Cách làm dưa chuột góp

2. Cách làm dưa góp đu đủ

3. Cách làm dưa góp su hào

4. Cách làm dưa góp thập cẩm

Dưa góp là một món ăn kèm được muối chua chua ngọt ngọt rất thơm ngon. Dưa góp thường được ăn cùng với các món rán như nem rán, thịt rán, thịt nướng… các món bánh như bánh xèo, bánh tráng… vừa giúp cân bằng vị, tránh ngán lại rất ngon miệng.

Có rất nhiều loại dưa góp khác nhau, từ dưa chuột đến dưa góp su hào, đu đủ, cà rốt… đều rất ngon và dễ làm. Bếp Eva hướng dẫn cách làm dưa góp ngon, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà chị em có thể tham khảo.

Dưa chuột góp có lẽ là món dưa góp phổ biến nhất thích hợp với gần như tất cả các món ăn. Cách làm dưa góp dưa chuột cũng rất đơn giản.

– Bột canh, đường, mắm…

Nguyên liệu làm dưa chuột góp

– Dưa chuột rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút.

– Sau đó gọt vỏ, thái chéo thành từng miếng dày khoảng 0,3cm.

– Cà rốt gọt vỏ, thái miếng tròn mỏng.

– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, băm nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt, gạt bỏ hạt.

– Rau húng, rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Cho dưa chuột và cà rốt đã thái lát vào một tô. Cho 1 thìa cafe muối, 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường rồi đảo đều để 5 phút cho ngấm gia vị.

– Sau đó cho nước cốt chanh, tỏi băm và ớt băm vào tô, trộn đều.

– Sau khi dưa chuột và cà rốt đã ngấm đủ gia vị, mềm, có vị chua ngọt thì rắc rau thơm lên, đảo đều lại và gắp ra đĩa.

Có thể thêm lạc rang nếu thích vào đĩa dưa chuột góp

Dưa chuột góp làm đơn giản, vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn. Để dưa chuột không bị ra nước thì khi nào ăn mới nên làm, làm xong ăn ngay sẽ giòn ngon và không ra nước.

2. Cách làm dưa góp đu đủ

– 1 củ tỏi băm, 1-2 quả ớt băm.

– Đường, nước mắm, giấm, muối

– Đu đủ nạo bỏ hết vỏ, bổ ra bỏ hết ruột rồi ngâm vào trong nước cho ra hết nhựa. Sau đó bào thành từng miếng (nếu quả đu đủ nhỏ quá thì thái lát to), sau đó ngâm tiếp vào nước lã để ra hết nhựa. Cuối cùng rửa sạch, vớt ra để ráo nước.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn.

– Cho đu đủ và cà rốt vào bát to, cho 1 xíu muối rồi xóc đều, để 10 phút cho ra nước rồi gạn bỏ hoàn toàn phần nước này. (Bước này giúp dưa góp không bị ra nước sau khi trộn).

– Cho 1 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh giấm đảo đều rồi đun cho âm ấm.

– Đổ nước mắm vừa pha vào bát đu đủ, cà rốt đã gạn sạch nước, trộn thật đều, cho tỏi và ớt băm vào, đảo đều là được.

Dưa góp đu đủ giòn sần sật

Cách làm dưa góp đu đủ đơn giản, đu đủ giòn sần sật, vị chua ngọt vừa phải. Nếu thích ăn rau thơm thì có thể thái nhỏ cho vào để ăn cùng. Tuy nhiên, dưa góp đu đủ không thích hợp với những người bị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày, nên ăn ít để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

3. Cách làm dưa góp su hào

– 1 củ tỏi băm, 1 – 2 quả ớt băm

– Đường, bột canh, giấm hoặc chanh, nước mắm

– Su hào gọt bỏ vỏ, rửa sạch. 1/2 củ thái miếng dài có độ dày vừa phải, 1/2 củ thái hình vuông mỏng.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng dài như su hào.

– Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột rồi thái thành từng miếng dài như su hào.

– Rau thơm rửa sạch thái nhỏ

– Cho cà rốt, su hào vào 1 tô, cho xíu muối rồi xóc đều, để 10 phút cho ra nước. Sau đó gạn bỏ hoàn toàn nước đi.

– Cho vào nước đun sôi để nguội rửa qua rồi để ráo nước.

Ướp muối su hào, cà rốt trước

– Cho 3 thìa canh nước lọc, 2 thìa canh đường, 2 thìa canh giấm, 1 thìa canh nước mắm, ớt băm, tỏi băm khuấy cho tan.

Pha nước mắm làm dưa su hào góp

– Cho su hào, cà rốt đã ráo nước vào tô, cho dưa chuột vào rồi xóc đều.

– Đổ hỗn hợp nước mắm pha vào, đảo thật đều, để từ 15 – 30 phút cho ngấm, nếu có thời gian để khoảng 1 giờ cho ngấm đủ gia vị rồi cho rau thơm vào đảo đều là được.

Cách làm dưa góp su hào đơn giản, dễ thực hiện. Dưa góp giòn ngon, ngấm đủ gia vị và chua, cay, mặn, ngọt đủ vị.

4. Cách làm dưa góp thập cẩm

– 1 củ cà rốt, 2 quả dưa chuột

– 5 – 7 tép tỏi, 10 củ hành tím, 1 nhánh gừng

– 1/2 bát cơm nước vo gạo (lấy nước của lần vo thứ 3)

– Đường, muối, nước sôi để nguội

Rau củ làm dưa góp thập cẩm

– Su hào gọt vỏ, thái sợi dày khoảng 1cm.

– Cà rốt gọt vỏ thái tròn mỏng khoảng 0,5cm hoặc thái dài như su hào

– Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng dày khoảng 1cm.

– Súp lơ bỏ cuống, thái lát mỏng

– Tỏi thái lát mỏng, ớt thái lát hoặc để cả quả, gừng thái lát, hành bóc vỏ.

– Cho su hào, cà rốt, dưa chuột, súp lơ vào một âu to rồi cho 2 thìa muối trộn thật đều để 30 phút cho mềm.

– Sau đó chắt hết nước đi, rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo nước, phơi qua 1 nắng hoặc sấy cho hơi héo.

Phơi qua 1 nắng cho rau củ héo bớt trước khi muối

– Pha 1,5l nước đun sôi để nguội với 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát nước vo gạo rồi khuấy cho tan.

Lưu ý: Có thể thay thế nước vo gạo bằng 3 thìa canh giấm để lên men.

– Xếp rau củ quả vào lọ, xen kẽ tỏi, gừng, hành lần lượt rồi đổ nước vừa pha vào cho ngập hết rau củ quả. Để khoảng 2 – 3 ngày là dưa góp có độ chua và ăn được.

Cách làm dưa góp thập cẩm đơn giản, dễ thực hiện, có thể ăn được 1 tuần. Không nên để lâu quá vì dưa sẽ bị chua gắt khó ăn.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Theo Hường Cao (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Xúc Xích

Đời sống con người ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm ăn liền, ăn nhanh càng lớn. Nắm được điều kiện đó Five Targets Food Company công ty sản xuất thực phẩm ăn liền, ăn nhanh không ngừng phát triển, trong đó có công nghiệp chế biến xúc xích

Do tính tiện lợi và giá trị dinh dưỡng cao nên xúc xích có thể được sản xuất một cách thủ công, hoặc theo qui mô công nghiệp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xúc xich khác nhau. Dựa vào nguồn nguyên liệu ta có thể phân loại xúc xích như: xúc xích gà, xúc xích bò, xúc xích heo … Dựa vào phương thức sản xuất ta có xúc xích tiệt trùng, xúc xích xông khói …

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính dùng để chế biến vẫn là thịt và các sản phẩm từ thịt heo, thịt bò … Thịt và những sản phẩn chế biến từ thịt là một trong những phần cơ bản trong khẩu phần thức ăn. Đó là nguồn quan trọng cung cấp lượng lớn protein và các chất khoáng như sắt (Fe), đồng (Cu), magiê (Mg), photpho (P)…Ngoài ra thịt còn cung cấp nhiều vitamin như: vitamin A, vitamin B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B6, PP…và trong thịt chứa đầy đủ các acid amin không thay thế với tỉ lệ khá cân đối.

Mỡ có tác dụng làm tăng độ dính, độ béo, độ bóng, làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, giúp tận dụng nguồn nguyên liệu và làm giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.

Da heo được sử dụng trong chế biến xúc xích nhằm làm tăng khả năng kết dính, tăng độ dai cho xúc xích, đồng thời làm giảm giá thành .

Phụ liệu

Nước đá xảy có vai trò rất quan trọng trong quá trình chế biến, giúp cho việc giữ nhiệt độ thấp (dưới 12 0 C) trong quá trình xay (do sự ma sát xảy ra giữa các dao và nguyên liệu đưa vào), ngoài ra nó còn là dung môi giúp hòa tan các chất phụ gia. Nước đá vảy ảnh hưởng đến khả năng tạo nhũ tương, tham gia vào việc tạo cấu trúc và trạng thái của sản phẩm thực phẩm chế biến, đồng thời làm tăng độ ẩm cũng như trọng lượng của sản phẩm.

Protein đậu nành có tính năng cải thiện cấu trúc hay tạo cấu trúc trong các dạng sản phẩm khác nhau (dạng gel, nhũ tương…), có khả năng giữ nước, liên kết các thành phần chất béo, protein…nhanh chóng nên được đưa vào trực tiếp trong quá trình tạo nhũ tương. Để tạo sự cân bằng giữa nguồn protein động vật và protein thực vật, cũng như tạo cho sản phẩm xúc xích tiệt trùng có giá trị dinh dưỡng cao, thì việc bổ sung protein đậu nành là thích hợp vì nó có giá thành rẻ và có các tính năng công nghệ ưu việt khác.

Trong chế biến các sản phẩm từ, thịt tinh bột thường dùng là tinh bột bắp. Tinh bột tạo ra độ đặc, độ dẽo, độ dai, độ dính, độ xốp, độ trong…Trong sản xuất xúc xích, tinh bột sẽ liên kết với gel protein làm cho xúc xích có độ đàn hồi đặc trưng.

Gia vị

Muối : Muối được dùng để tạo vị mặn làm tăng giá trị cảm quan cho xúc xích, làm tăng khả năng kết dính của actin và myosin. Ngoài ra muối còn có tính sát khuẩn nhẹ, góp phần làm giảm sự phát tiển vi sinh vật gây hại.

Bột ngọt : Có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm, tạo ra vị ngọt giống như thịt. Do đó nó được sử dụng để làm tăng vị ngọt cho xúc xích. Liều lượng tối đa là 10g/1kg nguyên liệu

Đường : Đường có tác dụng tạo vị ngọt cho sản phẩm, làm dịu vị muối, làm mềm thịt. Ngoài ra đường còn là chất phụ gia làm giảm hoạt tính của nước. Đường còn kết hợp với muối làm tăng áp suất thẩm thấu, kìm hãm hoạt động của một số vi sinh vật khi bảo quản. Đường có khả năng liên kết với nước bằng liên kết hydro, biến nước tự do thành nước liên kết góp phần làm giảm hoạt tính của nước, ức chế sự phát triển của vi sinh vật.

Bột tiêu : Bột tiêu được sử dụng trong chế biến xúc xích để tạo vi cay nồng, mùi thơm làm tăng tính cảm quan. Ngoài ra trong chế biến xúc xích còn dùng các phụ gia khác như: tỏi, bột ớt…nhằm làm cho sản phẩm có mùi vị thơm ngon hơn.

Phụ gia : Trong chế biến xúc xích thường sử dụng các phụ gia: muối nitrite, hương liệu, tari, vitamin, Tari có tính năng cải thiện khả năng nhũ hoá và khả năng giữ nước của thịt. Có nhiều loại tari: tari-l,tari-k, tari-p…

Hoàn thiện

Đây là giai đoạn bao gồm các quá trình: làm nguội, dán nhãn, vô thùng, và cuối cùng là ta được sản phẩm đưa đi tiêu thụ. Từng cây xúc xích sẽ được làm đẹp mắt với quy cách trình bày hấp dẫn, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm.

Quá trình hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ở phòng hoàn thiện có nhiệt độ bình thường.Sau khi thực hiện quá trình sấy thì nhiệt độ của cây xúc xích khoảng từ 70 oC đến 80 o C. Để thực hiện việc dán nhãn và vô thùng thì phải làm nguội cây xúc xích. Vì nếu để ở nhiệt độ quá cao thì nhãn dễ bị bóc ra và quá trình hoàn thiện gặp nhiều khó khăn. Do đó sản phẩm xúc xích được đưa qua kho trữ một đêm để hạ nhiệt độ. Đây là phương pháp làm nguội sản phẩm bằng không khí tự nhiên.

Sau đó, đổ sản phẩm ra bàn và công nhân dán nhãn cho từng cây xúc xích, rồi xếp vào thùng carton. Ở giai đoạn này thì ta có thể sử dụng các băng chuyền tự động dán nhãn và các thiết bị đếm tự động để vào thùng carton.Thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nhiệt độ cao.

Quy Trình Sản Xuất Xúc Xích Tiệt Trùng

Sơ đồ quy trình công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ

+Giai đoạn cấp đông

Nguyên liệu đầu thường không sử dụng liền mà thường đưa vào cấpđông, trữ đông rồi sau đó mới đưa vào để chế biến.

Mục đích

Bảo quản nguồn nguyên liệu, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật đồng thời ức chế các hoạt động sinh hoá, giúp cho quá trình bảo quản thịt được lâu. Đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra liên tục, ổn định nguồn nguyên liệu.

Tiến trình cấp đông

Thịt sau khi mổ, trước khi đưa vào hệ thống cấp đông thì được đưa qua phòng lạnh nhiệt độ khoảng 0 – 50C, thời gian khoảng 4 – 5h, sau đó đưa vào hệ thống cấp đông. Ở đây ta thực hiện chế độ lạnh đông theo phương pháp gián tiếp và tiến hành lạnh đông nhanh trong môi trường có nhiệt độ khoảng -300C, thời gian cấp đông khoảng vài chục phút, tốc độ không khí từ 3 – 5 m/s. Khi nhiệt độ tâm thịt đến -180C thì vào phòng bảo quản, nhiệt độ môi trường trong phòng bảo quản tmt=-180C. Thời gian bảo quản có thể đến 6 tháng.

Các biến đổi xảy ra trong quá trình cấp đông

+ Biến đổi vật lý: cụ thể là biến đổi về nhiệt độ.Trong tiến trình lạnh đông nguyên liệu nhiệt độ của nguyên liệu ban đầu giảm đến nhiệt độ đóng băng (tđb ). Sau đó nhiệt độ tiếp tục hạ xuống nhiệt độ quá lạnh, rồi tăng đến nhiệt độ đóng băng của nước. Khi nước trong sản phẩm đã đóng băng hết, nhiệt độ tiếp tục giảm xuống đến nhiệt độ của môi trường lạnh động. Sơ đồ như hình bên dưới:

Hình: Sơ đồ biến nhiệt quá trình cấp đông

Do sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến thay đổi hàm ẩm trong thịt nên khối lượng của thịt thay đổi. Đây là yếu tố cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến tính kinh tế của quá trình công nghệ.

+ Biến đổi vi sinh vật:Vi sinh vật hoạt động chậm lại và có thể bị bất hoạt hoặc chết.Ở nhiệt độ lạnh đông, các tinh thể nước to dần, sắc cạn làm vỡ tế bào vi khuẩn và gây chết.

+ Biến đổi hóa sinh:Protein có thể bị biến tính một ít ở nhiệt độ -10C đến -500C. Tuy nhiên dưới -200C protein hầu như không bị biến tính.Lipid dễ bị oxy hóa, chỉ số peoxit tăng dần theo thời gian bảo quản trong lạnh đông.

Các hydratcacbon có thể bị phân giải ít nhiều tùy theo phương pháp lạnh đông, lạnh đông chậm thì chúng bị phân giải nhiều, còn lạnh đông nhanh thì chúng ít bị phân giải.

Các loại vitamin ít bị mất trong quá trình lạnh đông, chủ yếu bị mất trong quá trình chế biến, rửa…Tuy nhiên vitamin C sẽ mất nhiều vì tan trong nước do hiện tượng chảy lạnh, còn vitamin E thì hao hụt toàn bộ.

Thiết bị dùng trong quá trình cấp đông

Thịt sau khi nhập về hoặc sau khi được giết mổ tại lò nếu không sử dụng ngay thì phải đem đi trữ đông để tránh bị hư thối. Thiết bị trữ đông là kho lạnh với năng suất 1000kg/mẻ (nhiệt độ tâm thịt phải đạt –180C).

+Giai đoạn Rã đông

[like_to_read]

Mục đích

Quá trình rã đông là quá trình ngược lại với quá trình cấp đông, nhằm mục đích phực hồi những tính chất ban đầu của thịt chuẩn bị cho quá trình chế biến.

Các biến đổi trong quá trình rã đông

Quá trình rã đông là quá trình thuận nghịch so với quá trình lạnh đông. Tuy nhiên có một số biến đổi là không thụân nghịch.

+ Biến đổi vật lý: Trong quá trình rã đông nhiệt độ thịt tăng dần, các tinh thể đá tan ra dẫn đến các biến đổi trong cấu trúc thịt và làm cho thịt mềm hơn, thụân lợi cho quá trình xay tiếp theo. Quá trình rã đông được thực hiện trong phòng chuẩn bị có nhiệt độ 50C.

+ Biến đổi sinh hóa: Ngoài ra còn có những biến đổi như sự phát triển của một số vi sinh vật, sự hoá nhầy bề mặt, trích ly dịch bào…Khi rã đông phải thực hiện chậm để giảm sự hao hụt về lượng và chất.

Tiến trình rã đông

Có 2 phương pháp rã đông:

Phương pháp 1

Ngâm thịt trong nước nóng cho tới khi tinh thể đá tan hoàn toàn. nhiệt độ nước từ 6 – 800C, thời gian rã đông từ 10 – 12 giờ. Vận tốc của quá trình tan giá trong dung dịch cao hơn không khí vài lần, khi đó thịt không bị hao hụt về trọng lượng mà có thể tăng từ 3 – 4% do hút ẩm ở lớp ngoài bề mặt. Hạn chế của phương pháp là màu sắc thịt thay đổi (thịt thường mất màu), hương vị giảm, thịt kém thơm, một phần chất dinh dưỡng bị hao hụt.

Phương pháp 2

Rã đông trong không khí là quá trình để thịt lạnh đông tan trong môi trường không khí, có phòng rã đông. nếu rã đông nhanh, nhiệt độ phòng bằng 160C, thời gian tan giá 24 – 36h. Nếu rã đông chậm thì nhiệt độ phòng là 6 – 80C rồi dừng lại cho đến khi thịt rã đông hoàn toàn (3 – 5 ngày). Sau khi tan giá, người ta phải làm khô thịt bằng không khí tuần hoàn có nhiệt độ 00C, độ ẩm 75%. Phương pháp này có ưu điểm: tạo tính thuận nghịch của quá trình tốt, nhưng có nhược điểm: do thời gian kéo dài thịt dễ có nguy cơ bị nhiễm vi sinh vật.

Chọn chế độ rã đông như sau

– Môi trường: không khí tự nhiên,vận tốc đối lưu là 1m/s.– Nhiệt độ phòng: 50C.– Độ ẩm: = 85%.– Thời gian rã đông: 18 – 24h.– Nhiệt độ tâm thịt: (-4)0C đến (-2)0C.

+ Giai đoạn rửa

Mục đích

Nguyên liệu khi rã đông thường có lớp màng nhờn bao phủ bên ngoài, khi gặp điều kiện thích hợp vi khuẩn sẽ phát triển mạnh. Vì thế taphải rửa và làm sạch nguyên liệu để loại trừ vi khuẩn phát triển trong quá trình chế biến. Quá trình được thực hiện trong phòng chuẩn bị, rửa bằng vòi nước áp lực mạnh thịt sau khi rửa được làm ráo bằng cách thông gió tự nhiên hay nhân tạo.

Các biến đổi trong quá trình rửa

Rửa làm sạch lớp màng nhờn bên ngoài của thịt. Các vi sinh vật bám bên ngoài cũng bị rửa trôi.Trong quá trình rửa các chất dinh dưỡng sẽ bị mất rất nhiều. Do đó cần thao tác nhanh và tránh tác động nhiều đến nguyên liệu.

+Giai đoạn xay thô

Mục đích

Quá trình xay thô nhằm giảm kích thước của khối thịt lạnh đông, xuống từ 3 – 5 mm để tạo điều kiện cho quá trình xay nhuyễn, phối trộn về sau trên máy cutter.

Các biến đổi trong quá trình xay thô

+ Biến đổi vật lí:Thịt thay đổi kích thước thịt tuỳ thuộc vào loại máy sử dụng, thời gian cắt và vào bản chất của nguyên liệu… Trong quá trình cắt, do ma sát sẽ làm nhiệt độ của khối thịt tăng.

+ Biến đổi hoá lí:Dưới tác dụng của dao cắt, mô cơ và mô mỡ bị phá huỷ các mối liên kết trong mô làm biến dạng cấu trúc. Việc kết nối giữa các hạt phân cắt chủ yếu nhờ vào những đặc tính chức năng của prôtêin hoà tan của khối thịt. Lượng prôtêin này phóng thích ít trong quá trình cắt thịt.

Máy dùng trong xay thô

Các thông số làm việc của máy mincer:

Nhiệt độ:50C.Năng suất: 800 kg (mỡ + thịt)/h tùy theo.

+Giai đoạn làm nguội

Mục đích

Sau khi thực hiện quá trình sấy thì nhiệt độ của cây xúc xích khoảng từ 700C đến 800C. Để thực hiện việc dán nhãn và vô thùng thì phải làm nguội cây xúc xích. Vì nếu để ở nhiệt độ quá cao thì nhãn dễ bị bóc ra và quá trình hoàn thiện gặp nhiều khó khăn. Do đó sản phẩm xúc xích được đưa qua kho trữ một đêm để hạ nhiệt độ. Đây là phương pháp làm nguội sản phẩm bằng không khí tự nhiên.

Các biến đổi trong quá trình làm nguội

+ Biến đổi vật lý: chủ yếu là biến đổi về nhiệt độ.Nhiệt độ của xúc xích sẽ giảm dần xuống nhiệt độ phòng, lúc này cấu trúc xúc xích được hoàn thiện và sẵn sàng cho công đoạn hoàn thiện tiếp theo.

+ Giai đoạn hoàn thiện, đóng gói, bảo quản

Giai đoạn hoàn thiện bao gồm hai quá trình là đóng gói và bảo quản.

Mục đích

Mục đích vận chuyển: việc đóng gói không những bảo vệ cho xúc xích tránh khỏi va đập cơ học trong lúc vận chuyển mà còn tạo điều kiện tốt cho quá trình bốc xếp được nhanh chóng gọn gàng.

Mục đích bảo vệ: cũng như nhiều loại thực phẩm khác, xúc xích dễ bị biến đổi về chất lượng khi có tác động xấu của các yếu tố bên ngoài như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, vi sinh vật…chức năng bảo vệ xúc xích của bao bì thể hiện rõ trong quá trình chuyên chở, bảo quản và sử dụng. xúc xích dễ bị biến dạng, sây sát, dập nát. Những hiện tượng đó đôi khi dẫn tới sự mất mát đáng tiếc về khối lượng cũng như chất lượng. bởi vậy, việc bao gói và đóng gói xúc xích có khả năng giúp xúc xích tránh được những tác động cơ học bên ngoài và che chở xúc xích khỏi bị nhiễm bẩn, nhiễm độc từ bên ngoài.

Mục đích hoàn thiện: việc bao gói và đóng gói xúc xích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, đồng thời tăng cường hình thức bên ngoài để thu hút cảm tình người tiêu dùng.

Tiến trình hoàn thiện

Sau khi được làm nguội sản phẩm xúc xích sẽ được đổ ra băng tải và công nhân dán nhãn cho từng cây xúc xích, rồi xếp vào thùng carton. Ở giai đoạn này có thể dùng các băng chuyền tự động dán nhãn và các thiết bị đếm tự động để vào thùng carton.Sau khi xúc xích được dán nhãn và bao gói sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và nhiệt độ cao. vì khi bảo quản ở điều kiện có ánh sáng và nhiệt độ cao thì sẽ xảy ra các quá trình có tác động xấu đến xúc xích như quá trình oxy hóa axit béo không no có trong xúc xích làm giảm giá trị của xúc xích và đẩy nhanh quá trình hư hỏng xúc xích do sự tạo thành các peroxit, aldehyt, xeton,…

Thiết bị trong giai đoạn hoàn thiện, đóng gói

Máy đóng gói chân không (vacuum packaging machine):

Sản phẩm sau khi hoàn thành cần được bao gói. Sản phẩm phải được đặt trong bao plastic chân không, phần lớn các bao này có nhiều lớp. Bao plastic không cho không khí đi vào sau khi đã rút chân không và hàn kín. Máy đóng gói chân không hiện đại được gọi là máy phóng gas mà trong đó hỗn hợp gas được thổi vào sau khi đã hút chân không. loại hỗn hợp khí này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.