Top 12 # Xem Nhiều Nhất Quy Trình Nấu Bò Kho Bánh Mì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

(Hủ Tiếu/ Bánh Mì) Bò Kho

Ngoài Bắc cũng có món bò kho, nhưng bò kho ở Hà Nội thì thường là kho với gừng sả theo kiểu kho khô, còn bò kho có nước để ăn cùng với hủ tiếu hay bánh mì theo kiểu miền Nam thì không phổ biến lắm. Mình may mắn trước đây có chị hàng xóm là người miền Nam nấu ăn rất ngon nên học lỏm được món này. Cũng lâu rồi không làm, mấy hôm nay trời lại hơi lành lạnh, tự nhiên thèm thứ gì đó nóng nóng và có nước thay cho cơm trắng quen thuộc hàng ngày, nên lọ mọ vào bếp làm một nồi ăn cho vài bữa.

Nấu bò kho khó nhất chắc là khoản nêm gia vị thôi, làm sao để gia vị vừa đủ cho dậy mùi, nhưng không quá nồng hay quá hắc, vì các thứ dùng để nêm nếm vào món bò kho đều là gia vị mạnh cả. Trước đây, khi mới học nấu ăn thi thoảng mình có dùng viên gia vị bò kho. Nhưng sau này nấu nhiều rồi thì cảm thấy gia vị bò kho bán sẵn không ổn lắm, đôi khi hơi quá ngọt so với khẩu vị của mình hoặc có mùi lạ. Mình lại mắc bệnh hay lo, không biết trong gia vị có những thành phần gì. Mà gia vị để nấu bò kho thực ra cũng không quá phức tạp, nên tự nêm nếm là an tâm nhất

500 gr thịt bò bắp (beef shank)

1.5 thìa cafe (teaspoon) bột canh hoặc muối

1 thìa cafe (tsp) đường

1/2 thìa cafe (tsp) ngũ vị hương (five spice powder)

1/4 thìa cafe (tsp) bột tỏi (hoặc 1 thìa cafe tỏi tươi băm nhuyễn)

* Phần nguyên liệu B (làm sốt cà chua)

1 thìa canh (tablespoon) dầu ăn

1 củ hành hương (shallot) băm nhuyễn

250 gr cà chua tươi – bổ múi cau

* Phần nguyên liệu C:

1. Ướp thịt bò:

– Thịt bò rửa sạch, dùng khăn sạch hoặc giấy bếp thấm khô. Thái miếng to cỡ 2.5 x 2.5cm. Ướp thịt bò với các gia vị trong phần A. Để tối thiểu 3 tiếng hoặc tốt nhất là ướp qua đêm cho thịt ngấm.

– Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành.

– Cho cà chua (bổ múi cau) vào chảo. Nêm thêm chút muối và đường cho cà chua đậm đà. Đảo đều. Cho vào chảo khoảng 1/2 bát con nước lạnh. Để lửa vừa cho hỗn hợp trong chảo sôi liu riu. Đun trong khoảng 10 – 15 phút, đến khi cà chua chín mềm nhuyễn có thể dễ dàng dầm nát thì bắc ra khỏi bếp.

– Lọc cà chua qua rây. Nếu hỗn hợp quá đặc, có thể cho thêm chút nước. Kết quả sau bước này là chúng mình sẽ có nước sốt cà chua nhuyễn mịn. Phần vỏ và hột sẽ được giữ lại trong rây. Các bạn có thể dùng sốt cà chua đóng hộp (loại nguyên chất), nhưng mình nghĩ dùng cà chua tươi mùi vị sẽ ngon hơn.

– Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho hành vào phi thơm.

– Cho thịt bò và tỏi vào, đảo đều ở lửa to. Khi mặt ngoài miếng thịt vừa săn lại thì cho nước sốt cà chua vào, đảo đều cùng thịt bò ( lưu ý, không xào thịt bò quá lâu sẽ làm cho thịt bò dễ bị dai và cứng).

* Ghi chú: Hồi quế có mùi khá mạnh, nếu không quen thì không nên cho nhiều, hoặc các bạn có thể bỏ hẳn hồi quế và thêm vào nồi ít bột ngũ vị hương. Có thể rang sơ qua hồi quế cho thơm trước khi bỏ vào nồi.

Nếu trong quá trình nấu, nước trong nồi cạn bớt thì các bạn có thể thêm nước nóng vào nồi.

– Trong lúc đợi ninh thịt bò thì thái cà rốt thành miếng vừa ăn. Đợi thịt bò mềm rồi cho cà rốt vào nồi, nấu đến khi thịt và cà rốt mềm nhừ. Mình dùng nồi thường, bếp thường thì ninh mất khoảng 45 – 55 phút, nếu các bạn dùng nồi áp suất sẽ nhanh hơn.

* Yêu cầu thành phẩm: Thịt bò chín mềm nhưng không bị bã, ngấm gia vị mặn ngọt đậm đà, nước dùng có màu đỏ sánh đẹp, dậy mùi thịt bò quyện với cà chua và ngũ vị hương.

Chúc cả nhà cuối tuần thật vui và thoải mái! ^.^

Cách Nấu Bò Kho Chấm Bánh Mì Ngon Tuyệt

Bò kho bánh mì là món ăn quen thuộc trong bữa sáng của nhiều gia đình, không chỉ vậy nhờ hương vị thơm ngon và bổ dưỡng mà đây còn là món ăn thích hợp trong những bữa tiệc đãi khách.

Thịt bò được nấu chín mềm, kết hợp cùng các loại nguyên liệu đơn giản như cà rốt và khoai tây lại mang đến một sự hoà quyện tuyệt vời, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những người có khẩu vị khó tính.

Cách nấu bò kho bánh mì tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

500 gam thịt bò, bạn nên chọn loại thịt có lẫn chút gân thì khi ninh mềm ăn sẽ ngon hơn.

2 củ cà rốt

1 củ khoai tây

1 bát nhỏ nước dừa

2 nhánh sả

3 tép tỏi

1 củ hành tím

2 quả ớt tươi nếu bạn thích ăn cay

Một ít ngò gai, hành lá

Các loại gia vị như ngũ vị hương, bột cà ri, muối, tiêu, đường, hạt nêm, chanh, sa tế, màu điều.

Cách làm bò kho chấm bánh mì

Sơ chế

Bước 1: Đầu tiên bạn sơ chế thịt bò, sau khi mua về bạn dùng nước muối loãng rửa qua để khử bớt mùi rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Tiếp đó bạn cắt thịt bò thành từng miếng vuông vừa ăn và để ráo nước.

Cho thịt bò vào tô cùng với 2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng cà phê đường, 1 ít lá cà ri, 1 muỗng cà phê hạt nêm, nửa muỗng cà phê tiêu, một ít bột ngọt rồi trộn đều lên, ướp thịt bò trong khoảng nửa tiếng cho thấm đều gia vị.

Bước 2: Khoai tây và cà rốt bạn rửa sạch, gọt vỏ rồi cũng cắt thành từng miếng vuông như thịt bò, để ráo nước. Hành tím và tỏi thì bạn lột vỏ rồi băm nhỏ, ớt bỏ cuống giã nhỏ, sả bạn đập dập rồi cắt khúc dài, hành lá và ngò gai thì bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Chế biến

Bước 3: Bạn chuẩn bị nồi và đun nóng một ít dầu ăn, khi dầu nóng thì bạn cho hành tím và tỏi băm vào phi lên cho thật thơm. Khi có mùi thơm rồi thì bạn cho thịt bò, ớt giã nhỏ và 2 muỗng nhỏ màu điều vào chung rồi xào sơ cho tới khi thịt bò săn lại.

Bước 4: Bây giờ bạn cho bát nước dừa và sả đã đập dập vào, mở lửa vừa rồi đun tầm 5 phút cho nước dừa thấm vào thịt, tiếp tục đổ nước lọc vào cho ngập mặt thịt, cho cà rốt và khoai tây vào chung rồi đậy nắp và ninh cho tới khi thịt và rau củ chín mềm, rắc hành lá và ngò gai vào, tắt bếp là xong.

Vậy là bạn đã hoàn thành món bò kho bánh mì rồi, yêu cầu món ăn sau khi hoàn thành là nước sốt không quá lỏng, ngọt đậm đà, thịt và rau củ chín mềm. Khi ăn bạn múc ra tô lớn, ăn kèm với bánh mì là không còn gì để chê.

Cách nấu bò kho chấm bánh mì thật dễ phải không nào, chỉ với một vài bước chế biến đơn giản là bạn đã có ngay một món ăn sáng hay món đãi tiệc thật hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng rồi.

Hướng Dẫn Cách Nấu Món Bò Kho Chấm Bánh Mì

Bò kho là một món ăn khá phổ biến hiện nay, thích hợp cho các buổi tiệc chiêu đãi, bởi đây là món ăn vừa sang trọng lại thơm ngon bổ dưỡng. Thật vậy, ta thường hay bắt gặp món bò kho trong các buổi tiệc cưới ở nhà hàng, thôi nôi, sinh nhật,.. hoặc trong các buổi tiệc ở vùng quê thôn dã thì món bò kho cũng thường nằm trong danh sách các món chính đễ chiêu đãi họ hàng, người thân. Không quá xa xôi để thấy được sự phổ biến và yêu thích của món ăn này, trên khắp các đường phồ Sài Gòn, có rất nhiều quán bán món bò kho vào buổi sáng để phục vụ cho nhu cầu ăn nhanh mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho thực khách.

Để nấu được món bò kho ngon nhất thì khâu chọn nguyên liệu là khá quan trọng. Món ăn có trở nên hoàn hảo hay không thì phải xem cách bạn chọn loại thịt bò như thế nào. Có thể chọn thịt bắp hay nạm bò tùy theo sở thích của bạn và gia đình, nhưng ngon nhất vẫn là bắp bò có lẫn một ít gân, khi nấu chín phần gân bò rất mềm kết hợp với thịt bắp mềm và dai, ăn sẽ ngon và đỡ khô hơn là chỉ chọn toàn thịt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bò kho

– 1kg thịt bò, (nên chọn bắp bò có lẫn gân như đã nói ở trên)

– 300gr cà rốt, gọt vỏ, tỉa hoa, cắt dày khoảng 1,5cm

– 1 muỗng súp bột năng hoặc bột bắp

– 1 chén nước lọc.

– Tỏi băm nhỏ, gừng thái sợi

– Gia vị : muối, hạt nêm, đường, nước mắm, hạt tiêu, ngũ vị hương, dầu điều, bột năng, bột gia vị bò kho.

Chuẩn bị nấu bò kho

– Để thịt bò không bị hôi và thơm hơn bạn nên sơ chế một chút trước khi nấu. Dùng ít rượu trắng hòa với gừng giã nhuyễn chà xát lên thịt bò, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cho vào nước sôi trần sơ qua. Để ráo nước, và tiến hành thái thịt bò thành những miếng nhỏ vuông vức, vừa ăn.

– Cho thịt bò đã thái vào bát tô, Bạn cho 2 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu + 1 muỗng súp tỏi băm, gừng thái sợi + 1 thìa cà phê nước mắm + 1/2 thìa cà phê hạt tiêu + 1 thìa cà phê đường để thịt qua 20 phút rồi mới cho thêm vào 15gr ngũ vị hương + 5 gr hột điều màu đỏ giã mịn thành bột cho vào thịt bò đã thái sẵn ướp khoảng 30 phút.

Cách nấu món bò kho chấm bánh mì

– Bột năng bạn đem pha với nước lọc theo tỉ lệ 1 muỗng súp bột năng hoặc bột bắp với 1 chén nước lọc.

– Cho thịt bò vào nồi rồi bắc lên bếp, cho thêm vào 1 muỗng súp dầu ăn, xào nhỏ lửa tới khi thịt săn lại, sau đó bạn cho vào nồi thịt ít nước sôi lượng nước săm sắp mặt thịt và bắt đầu đun nhỏ lửa.

– Bạn hầm thịt bò tới khi thịt mềm rồi cho cà rốt vào hầm tới khi cà rốt cũng mềm cũng vừa ăn thì mới tắt bếp.

– Tiếp tục, bạn châm từ từ ít nước bột, khuấy đều tay cho nước bò kho hơi sánh lên là được không nên để tới khi sệt quá sẽ mất ngon. Lưu ý nhỏ vơi bạn, trong khi hầm thịt bò, châm thêm nước sôi sao cho đến khi hầm xong nước vẫn sấp mặt thịt là vừa.

– Trong quá trình hầm thịt bò thì bạn có thể nêm thêm gia vị tùy vào khẩu vị ăn của từng người. Bạn có thể múc ra tô rồi ăn cùng với cơm trắng hoặc chấm cùng với bánh mì.

Quy Trình Làm Bánh Trung Thu Bằng Dây Chuyền Sản Xuất

Quy trình làm bánh trung thu ngày nay đang được chuyển dần từ các công đoạn thủ công qua các công đoạn tự động và bán tự động với sự hỗ trợ của các thiết bị.

Tùy thuộc vào quy mổ xưởng sản xuất cũng như tiêu thụ đầu ra mà sẽ đầu tư lượng thiết bị máy móc khác nhau và quy trình làm bánh trung thu cũng sẽ có các công đoạn khác nhau.

Với các xưởng quy mô vừa và nhỏ, việc đầu tư cho một dây chuyền sản xuất bánh trung thu tự động, hiện đại và chuyên nghiệp là điều không khả thi do sự tốn kém chi phí đầu tư cũng như tính thiếu linh hoạt để thay đổi sản xuất cho các mùa khác. Do vậy việc đầu tư cho từng thiết bị sẽ giúp các cơ sở sản xuất có thể tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc cao hơn mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt, thay đổi sản phẩm theo từng mùa vụ.

Phân tích quy trình làm bánh trung thu

1. Nước đường làm bánh

Nước đường làm bánh nướng thường có các nguyên liệu chính: đường nâu, đường cát trắng, nước và chanh; còn với nước đường làm bánh dẻo thì sẽ chỉ có đường cát trắng, nước và chanh. 

Quá trình đun nước đường cần chú ý về nhiệt độ vừa đủ và phải đảo đều để nước  không bị cháy, có độ kết dính cũng như màu đẹp. Quá trình làm thủ công yêu cầu người làm phải có tay nghề tốt để đảm bảo chất lượng cho nướng đường thành phẩm. Thời gian thực hiện lâu và khối lượng làm một mẻ thường không lớn.

Để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng cũng như thời gian cho công đoạn này, Viễn Đông đã chế tạo và phân phối dòng sản phẩm nồi nấu nước đường mạch nha có cánh khuấy. Nồi có dung tích sử dụng từ 40-200 Lít cho một mẻ, với công suất từ 6-12kW tùy thuộc dung tích để vận hành cánh khuấy đảm bảo có thể khuấy đều và liên tục trong quá trình nồi chạy. Kết hợp việc sử dụng inox cao cấp 2 lớp và phương pháp đun cách thủy đảm bảo không có hiện tượng bị cháy, khét, đen nước đường, đảm bảo chất lượng cho thành phẩm.

2. Bột dầu

Bột dầu là hỗn hợp giữa bột bánh in và dầu ăn, đảo đều để đảm bảo độ dẻo cũng như kết dính của bột. Bột dầu là thành phần hỗ trợ giúp kết dính nhân bánh. Công đoạn đảo bột yêu cầu người làm phải có sức khỏe tốt, đảo bột đều, dẻo và có độ kết dính tốt. Với quá trình làm thủ công thì khối lượng bột làm không được nhiều, cũng như thời gian làm lâu.

Máy trộn bột mì đặc vừa hỗ trợ quá trình làm bột dầu cho nhân bánh, vừa hỗ trợ làm bột cho vỏ bánh, là sản phẩm thiết yếu được sử dụng trong quy trình làm bánh trung thu. Với khối lượng một mẻ bột khoảng 7-10kg tùy từng máy, máy có thể đánh trong thời gian chỉ 4-5 phút.

3. Nhân bánh trung thu

Trên thị trường hiện nay đa dạng các loại nhân bánh trung thu, tùy theo sở thích cũng như thị hiếu thì cơ sở sản xuất có thể tùy chỉnh nguyên liệu làm các loại nhân bánh khác nhau và quy trình làm bánh trung thu các loại cũng sẽ thay đổi công đoạn. Tuy nhiên 2 loại nhân truyền thống vẫn phổ biến hiện tại là: nhân bánh nướng thập cẩm trứng muối và nhân đậu xanh trứng muối.

– Cách làm trứng muối thông thường là tách lòng đỏ trứng, khử mùi bằng rượu Mai Quế Lộ, rồi mang đi hấp khoảng 12 phút.

– Với nhân thập cẩm thường bao gồm mè trắng, hạt dưa, hạt điều, lạp xưởng, mứt gừng, mứt sen, mứt bí xoay nhuyễn, lá chanh và trần bì thái nhỏ trộn đều với dầu mè, nước tương, nước đường bánh nướng, dầu hào, rượu mai quế lộ, đường cát trắng cùng với bột dầu trộn đều.

– Với nhân đậu xanh thì sử dụng đậu xanh xay nhuyễn cùng đường cát trắng và bột dầu, vani, sên nhân nhuyễn và đảm bảo độ dẻo, kết dính.

Quá trình sên nhân là công đoạn quan trọng trong quá trình làm nhân bánh. Nếu sên nhân với lửa to có thể làm nhân bánh bị cháy, khô, giảm chất lượng nhân bánh. Công đoạn này yêu cầu người thực hiện có kỹ thuật cao mới có thể làm được với khối lượng nhiều. Tuy nhiên với phương pháp thủ công, để đạt hiệu quả tốt thì thường phải chia ra để sên nhiều lần.

Giải pháp giúp tăng hiệu quả, cũng như thời gian sên nhân chính là đầu tư sử dụng máy sên nhân Viễn Đông. Với nồi sên nhân 50 lít, một mẻ có thể sên được khối lượng khoảng 30kg, có thể cài đặt nhiệt độ và thời gian của máy sên, cũng như tốc độ nhanh chậm của cánh đảo. Kết hợp chất liệu inox cao cấp với phương pháp đun cách thủy sẽ đảm bảo nhân không bị cháy, đảm bảo độ dẻo, kết dính của nhân bánh.

Công đoạn cuối cùng là nhồi trứng muối vào nhân bánh, nếu không thích sử dụng trứng muối thì có thể chia nhân đều ra là được.

4. Làm vỏ bánh trung thu

Với vỏ bánh nướng, nguyên liệu bao gồm nước đường làm bánh, dầu ăn, lòng đỏ trứng và bột mì. Hỗn hợp sẽ được trộn và nhào kỹ để đảm bảo độ nhuyễn, dẻo và kết dính của bột.

Với bột bánh dẻo thì nguyên liệu sẽ bao gồm nước đường bánh dẻo, tinh dầu bưởi và bột bánh dẻo.

Tương tự với bột dầu, để làm vỏ bánh nướng thì quá trình đảo bột yêu cầu người thực hiện có sức khỏe tốt, thực hiện đảo bột liên tục và đều tay. 

Với công đoạn này, sử dụng máy trộn bột mỳ đặc vừa giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa tăng hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm.

Máy trộn bột mỳ có thể trộn được khối lượng 7-10kg/mẻ trong thời gian chỉ 4-5 phút.

Sau khi bột làm vỏ bánh đã xong thì tiến hành vào bánh (cho nhân vào trong vỏ bánh)

5. Dập khuôn bánh trung thu

Thông thường với phương pháp dập khuôn thủ công, một người là chuyên có thể đóng khuôn được khoảng 10-15 bánh. Tuy nhiên việc làm thủ công nhanh cũng kèm theo rủi ro như bánh không đều, nếu xảy ra sự cố với một bánh như bị lệch, vỡ, hoặc dính vào khuôn thì tốc độ sẽ giảm đi rất nhiều.

Khi sử dụng máy định hình bánh trung thu sẽ giúp cải thiện tốc độ lên khoảng 2400-3000 bánh/giờ, độ chính xác cao, đảm bảo năng suất ổn định.

Với bánh nướng thì sẽ có thêm công đoạn nướng bánh.

Nướng bánh được chia là 2 giai đoạn:

– Nướng bánh ở nhiệt độ 210 độ trong 10 phút, sau đó đưa bánh ra ngoài.

– Quét hoặc phun hỗn hợp (lòng đỏ trứng gà, dầu mè, trứng vịt) lên vỏ bánh, sau đó đưa vào nướng thêm 15 phút.

Lò nướng bánh trung thu là một trong những sản phẩm thiết yếu hỗ trợ cho quá trình làm bánh trung thu nướng. Nhiệt độ lò có thể điều chỉnh từ 0-300 độ, với 2 luồng nhiệt bên trên và bên dưới giúp làm chín bánh đều và đẹp hơn.

6. Làm bao bì cho bánh trung thu

Phần cuối cùng của quy trình làm bánh trung thu là đóng gói bao bì sản phẩm bánh trung thu bao gồm vỏ bánh in thương hiệu, NSX, HSD và hút ẩm. Việc đóng gói bao bì chuyên nghiệp sẽ giúp tăng giá trị cho bánh, cũng như tạo được sự đánh giá cao cho khách hàng.

Các máy đóng gói Viễn Đông cung cấp bao gồm:

Máy hàn miệng túi liên tục hoặc máy hàn miệng túi có thổi khí:

Máy in date hỗ trợ in NSX và HSD:

Quy trình làm bánh trung thu được giới thiệu trên bài viết mang tính chất tham khảo, với từng cơ sở làm bánh sẽ có những bí quyết riêng để tạo ra hương vị đặc trưng nhằm thu hút khách hàng.

Thông tin liên hệ

Để được hỗ trợ và tư vấn dây chuyền làm bánh trung thu phù hợp với xưởng sản xuất của mình, hãy liên hệ tới chi nhánh Viễn Đông gần nhất để được tư vấn về các dòng máy cùng các chính sách mua hàng và bảo hành đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

Với nhu cầu làm bánh mì, bánh ngọt quy mô nhỏ, chi phí hạn hẹp thì bạn có thể chọn mua 2 chiếc máy quan trọng nhất: Máy trộn bột – Lò nướng bánh. Các công đoạn còn lại thì làm thủ công vì số lượng làm không quá nhiều.

Nhưng khi sản xuất bánh với số lượng lớn từ 500 bánh/ ngày trở lên, hãy đầu tư dây chuyền làm bánh đầy đủ với:

Giả sử, bạn cần làm 500 bánh mì/ ngày, cần có Máy trộn bột 7kg – Máy chia bột bằng tay 36 phần – Máy se bột 3 băng – Tủ ủ bột 16 khay – Lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay. Tổng giá dây chuyền làm bánh này khoảng ~ 100 triệu đồng.

Liên hệ ngay tới Viễn Đông để được tư vấn máy làm bánh mì phù hợp với nhu cầu sản xuất của bạn!