Top 7 # Xem Nhiều Nhất Rắn Mồng Làm Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Làm Lẩu Rắn Ráo Mồng Tơi Thanh Nhiệt Cơ Thể

Với những kinh nghiệm dân gian cùng những nghiên cứu khoa học người ta đã thấy được những giá trị dinh dưỡng của mồng tơi vô cùng có lợi cho sức khỏe. Mồng tơi giúp nhuận trường, có ích cho người thiếu máu, béo phì,… Rắn từ lâu trong dân gian đã là một biểu tượng văn hóa của các nước phương Đông, và rắn cùng với sự phát tích của lịch sử cũng đã trở thành biểu tượng của một làng ẩm thực truyền thống – làng rắn Lệ Mật. Món lẩu rắn cũng là một đặc sản của miền Tây . Việc kết hợp hai nguyên liệu này với nhau tạo thành món lẩu rắn không những tạo vị ngon đặc trưng mà còn giúp thanh nhiệt cơ thể.

Rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe, là nguyên liệu quen thuộc của mỗi gia đình. (Nguồn hình: Internet)

Món lẩu rắn ráo được chế biến khá đơn giản vì bản thân thịt rắn đã có vị ngọt đậm đà nên gần như cần rất ít gia vị tẩm ướp. Nồi nước dùng của lẩu rắn ráo nghe rất “chay tịnh” khi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau củ quả và một số vị thuốc bắc. Lẩu rắn ráo chỉ hợp duy nhất với rau mồng tơi, nếu thực khách có thèm thêm các món rau khác cũng đành chịu vì nếu cho vào thì nồi lẩu coi như bỏ vì rắn sẽ bị tanh, ăn các loại rau cũng không ngon. Không những thế, rau mồng tơi lại có vị giòn, dai, ngọt tự nhiên, đem tới cho người ăn những cảm nhận mới lạ và độc đáo.

Mồng tơi tính nhớt song điều thú vị là khi nhúng qua nồi nước lẩu rắn đặc tính này lại biến mất thay vào đó rau giòn, dai, có vị ngọt tự nhiên đem đến cho người thưởng thức những cảm nhận mới lạ.

Nguyên liệu cần có:

– Rắn: 1kg

– Củ cải trắng: 1kg

– Rau mồng tơi, lá lốt, mướp ngọt

– Sả

– Gia vị: Muối

Cách chế biến như sau:

– Bước 1: Rắn lựa mua những con rắn to, trọng lượng mỗi con tầm 1 kg, như vậy thịt rắn mới chắc và dai. Cắt tiết rắn, lấy mật pha rượu uống , nhúng nước sôi, lột da, nếu thích ăn giòn giòn thì đánh vẩy, chặt khúc không cần tẩm ướt cho thẳng vào nồi cùng sả đập dập, sau đó đổ nước vừa ăn (3 – 4 lít nước).

Lẩu rắn nóng hổi hấp dẫn. (Nguồn hình: Internet)

– Bước 2: Nấu thịt rắn tầm 20 phút rồi cho củ cải đã cắt khúc vào nấu tiếp thêm 10 phút, nêm nếm một chút muối. Nước lẩu trong, hơi xanh, cái ngọt của thịt, xương rắn cộng với ngọt củ cải, chút váng của mỡ rắn nhìn rất tinh khiết.

– Bước 3: Vớt bớt xả, sau đó nhúng rau mồng tơi, lá lốt cắt sợi, mướp ngọt cắt khúc vào và thưởng thức. Thịt rắn chấm với muối ớt khi ăn sẽ có vị như thịt gà, ta sẽ cảm nhận được vị sần sật của da, vị ngọt tự nhiên trên từng thớ thít. Món này ăn kèm với bún tươi.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Mồng Tơi Mát Ruột, Nấu Kiểu Gì Cũng Ngon

PN – Mồng tơi ngọt mát, nấu với nguyên liệu gì cũng ngon, đơn giản thì có rau xào, canh cua, cầu kỳ thì có các loại lẩu mồng tơi ăn với bao tử, mực, bắp bò…

Mồng tơi ăn mát lại ngon

Món từ rau mồng tơi quen thuộc nhất là nấu canh với cua đồng. Gọi là canh mồng tơi cua đồng nhưng thật ra cần thêm vài loại rau nữa mới ngon. Cua mua về rửa sạch giã, lọc lấy nước (có thể cho xay bằng cối xay thịt). Mồng tơi, mướp, đậu bắp (có nơi gọi là bắp còi), thêm ít rau dền, rau ngót, rau nhớt… (mà người ta gọi là rau tập tàng). Cái hay của món canh này là nếu lượng mồng tơi ít đi thì sẽ là món canh tập tàng, nếu lượng rau nhớt nhiều lên thì gọi là canh rau đay. Trong quá trình nấu, thịt cua sẽ tự động kết thành tảng và nổi lên mặt, cho sôi một dạo, vớt hết bọt, bỏ rau vào, hai thứ cho vào cuối cùng là mướp và đậu bắp. Món canh này ăn kèm với cà pháo, mắm tôm, thêm món kho và món xào nữa là có một mâm cơm ngon, đơn giản, đủ chất dinh dưỡng. Đây là món ăn mùa hè, giải nhiệt, mát dạ.

Mồng tơi ăn kèm với lẩu nào cũng ngon

Trong món bao tử nấu tiêu hay món bắp bò nấu tiêu xanh thì rau mồng tơi làm chủ lực. Hầm cho bao tử hay thịt bò mềm, nêm nếm vừa ăn rồi đập dập tiêu xanh bỏ vào. Mồng tơi rửa sạch để ráo nước sắp lên đĩa. Ăn theo kiểu lẩu, nước sôi, ăn đến đâu bỏ rau đến đó, đảo rau một vòng rồi gắp ra. Món này ăn với bún. Ngoài ra, còn có món lẩu chim bồ câu chỉ ăn với rau mồng tơi mới ngon, mới đậm đà. Thịt chim bồ câu bằm nhuyễn, vê viên (trong tiệc cưới người ta ép thành khuôn có hình chữ song hỉ). Nấu nước lèo với các gia vị lẩu. Nước sôi cho rau mồng tơi vào. Ăn nóng với bún hay với mì sợi. Cái ngon của rau mồng tơi là dù ở dạng chín tái (giòn giòn, sựt sựt) hay chín mềm đều ngon. Đó là do rau mồng tơi quến hết chất béo, chất ngon của vị lẩu. Càng ăn càng thấy mê! Đơn giản nhất cho các bà nội trợ bận rộn là mua lẩu đông lạnh trong siêu thị (lẩu chua, lẩu hải sản…) về nấu, ăn với rau mồng tơi (không cần rau sống). Một cái lẩu ba người ăn, phải đến hai hay ba bó rau mồng tơi mới đủ.BÌNH AN

Cách Làm Thịt Rắn Ngon, Bổ, An Toàn

Ở nhiều nước trên thế giới, thịt rắn trở thành món khoái khẩu của người dân và thực khách du lịch. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Campuchia ăn thịt rắn phơi khô chiên giòn có vị gần giống thịt gà và thịt ếch. Do thịt được phơi khô nên rất dai và dẻo, để hưởng trọn vị ngon tinh tế của nó, có thể phải nhai lâu mới thưởng thức hết dư vị của món ăn.

Điển hình như món rắn khô ngon nổi tiếng của vùng Siem Reap – Campuchia được chế biến từ những miếng thịt rắn dày phơi khô, tẩm ướp với lá chanh rồi đem chiên giòn để ăn cùng cơm nếp hoặc uống cùng bia lạnh.

Rắn khô sau khi đã tẩm ướp với lá chanh chỉ cần bỏ vào chảo dầu nóng và đảo đều cho đến khi chín vàng. Món nấu hoặc om được chế biến bằng cách nướng thịt rắn khô trên than củi, thái nhỏ rồi đem tẩm ướp cùng các gia vị.

Còn ở phía Bắc Thái Lan, món rắn Tom Yum được chế biến khá cầu kỳ. Rắn được nướng căng phồng, cạo lớp tro bên ngoài, cắt thành khúc và vứt bỏ đầu rồi đem nấu. Trước khi nấu phải tách bỏ túi mật nhưng giữ lại các phần nội tạng khác của con rắn.

Món canh rắn ở Thái Lan có thể khiến thực khách mê tít bởi sự hòa quyện của rất nhiều hương vị: tỏi, rau răm, lá chanh, riềng, sả, hành tây, ớt, lá bạc hà… Trước khi ăn có thể cho thêm dịch từ túi mật của rắn và cảm nhận thêm vị đắng của nó.

Rắn ném lửa: Đôi khi bắt được rắn mối mà không có đầy đủ điều kiện để chế biến thì có thể ăn xổi bằng món rắn mối nướng mọi.

Món này không cần làm da, mổ bụng, chỉ đập chết con rắn mối rồi ném vào lửa rơm, đợi cho chín vàng, bốc mùi thơm ngào ngạt thì lấy ra, cạo sạch tro than, bỏ ruột, bẻ từng khúc ăn với muối hột và ớt xanh cũng ngon đáo để.

Rắn xúc bánh đa: Vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, tỏi khử, xào rắn trên lửa lớn đều. Lá chanh và lá điều non thái mỏng, rải đều trên mặt. Ăn kèm với món này có bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên. Đây là món đủ những “cay, đắng, ngọt, bùi, chua, chát…”.

Rắn xé phay: Rắn chặt khúc, hấp trong nồi áp suất. Sau đó rút xương thái mỏng, trộn với ngó sen, chanh, củ hành tây và rau răm.

Rắn xào lăn: Rắn chặt khúc, hấp kỹ, rút xương, xào cùng hành tây, nấm mèo. Trình bày trên đĩa gồm có: vắt bún tàu lót ở bên dưới, thịt rắn, rải rau ôm đậu phộng trên cùng. Rắn dậy mùi hành, cà ri và ngũ vị. Ăn nóng

Chả rắn chiên hột gà: Rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Hột gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn… chấm với muối tiêu chanh, rất “tuyệt vời”.

Rắn hầm sả: Rắn được hầm mềm chung với sả cây đập dập và củ cải trắng, gừng xắt lát; sau đó rút xương và nêm thêm đường, ớt khô, mỡ, tỏi. Nước chấm với món này là mắm sả. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt thường ăn hằng ngày rất nhiều. Nếu được ăn rắn hổ đất lại càng bổ, mát và ngủ khỏe. Làm thịt rắn hổ đất, người ta chỉ bỏ phần đầu và nội tạng rồi chặt từng khúc 7-8cm cho vào xoong nước. Bắc xoong lên bếp, thêm sả càng nhiều càng ngon. Nước cốt hầm sả bổ và ngọt lựng, hương sả và mùi thơm thịt rắn kích thích cả khứu giác và vị giác thực khách.

Rắn tiềm thuốc Bắc: Là món bổ nhất trong các món rắn. Rắn được tiềm với chín vị thuốc Bắc có công dụng chống đau nhức và là vị thuốc mát. Rắn tiềm được để trong lẩu và đặt trên lửa nhỏ, sôi liu riu. Hương thuốc Bắc tỏa nghi ngút, vị hơi nhẫn và ngọt, thịt rắn đủ mềm.

Cháo rắn đậu xanh: Là món thường được ưa thích nhất trong thực đơn rắn. Cháo thơm vừa có vị bùi của đậu xanh, dẻo của nếp và vị ngọt của thịt rắn.

Rắn nhồi thịt: Món này dành riêng cho dân nhậu thật “xiềng” thịt rắn (món này không làm với rắn hổ). Rắn sau khi được chặt đầu, tuột da cho khéo để còn nguyên bộ da không rách. Thịt rắn đem xay nhuyễn với thịt heo ba chỉ, nấm mèo, bún tàu, hột vịt; rồi sau đó nêm tiêu, đường, muối, bột ngọt trộn đều. Nhồi hỗn hợp này lại vào da rắn rồi đem hấp. Sau cùng là chiên cho thật giòn rồi lắp đầu rắn vào. Không ít các bà đã phải hốt hoảng… bỏ chạy khi món này được dọn trên bàn ăn!

Cách làm thịt rắn hầm sả Từ thịt rắn người ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như nem rắn, cháo rắn nấu đậu xanh, xương rắn chiên bơ, rắn hấp thuốc bắc, rắn xào lăn…

Món Rắn hầm sả nguyên liệu có thể dùng như: Rắn hổ đất, rắn ri voi , rắn bông sung… tùy loại. Dùng 1 con độ 700 – 800gr.

– Sả: 6 cọng

– Củ sen: 250gr; sữa đậu nành: 1 xị , nấm thơm: 100gr

– Rau ăn kèm: cải xanh, cải tần ô hoăc cải ngọt.

– Gia vị để nêm: Đường phèn, bột ngọt, nước mắm, muối, một ít nước mắm tôm lọc trong, tiêu xay, củ hành hay gốc hành lá, rau răm hay lá chanh non hoặc ngò gai 1 ít.

– Nước để nấu: Nước dừa tươi, nước súp hay nước lạnh.

Cách làm: Một trong các loại rắn, kể cả rắn mối, sơ chế sạch, rút ruột chứ không mổ phanh vì rút ruột thịt mềm và giữ được độ ngọt, hương vị đặc trưng của loài rắn, xong để nguyên con cho vào xoong nước dừa tươi dằn 1 ít muối sả độ 2 cọng, đập dập cắt khúc, đun nước dừa sôi luộc rắn chín độ 50-60% vớt ra chặt khúc dài độ 2 đốt tay.

Nước dừa luộc rắn lúc nãy hòa thêm 1 ít nước dừa tươi, sả đập dập cắt khúc, gừng xắt sợi, xả phi, củ sen gọt bỏ vỏ đề nguyên củ luộc riêng trong xoong nước có dằn 1 ít giấm muối, củ sen chín vớt ra, xắt lát hơi dày, nấm rơm sơ chế sạch… tất cả cho vào xoong nhỏ hay lẩu, đun sôi, cho thịt rắn vào, sữa đậu nành, nêm nếm vừa ăn, rải 1 ít rau răm hành gốc hay hành củ. Ăn nóng.

Nước Chấm: Nước mắm sả tỏi ớt.

còn nữa…

Nguyễn Nam (s/t)

Thưởng Thức Cháo Trứng Rắn Tại Rắn Ráo

Sau khi khách chọn, chủ nhà sẽ tự tay cắt tiết và làm thịt. Có nhiều món thịt rắn khác nhau, trung bình khách được thưởng thức 10-12 món, các món ăn thay đổi hằng ngày và món làm theo yêu cầu của khách! Cháo thịt rắn, xôi mỡ rắn, miến thịt rắn, thịt rắn xào mềm, xào lăn, xào bánh đa, xào miến, da rắn xào mềm; các món rán như gan rắn bao trứng, thịt rắn bao lá lốt, rắn tẩm bột, rắn nhồi thịt, chả rắn, rắn rán khúc, có món sườn rắn rang giòn xúc bánh đa. Các món nộm: rắn nộm hoa chuối, nộm rau ngót. Các món nướng: thịt rắn nướng ngũ vị hương, gan rắn nướng ngũ vị, nướng khúc lá chanh, nước bao dân dã. Các món hầm: rắn hầm sả gừng, rắn hầm mía sả, rắn om. Rắn tẩm thuốc bắc, đuôi rắn luộc, lẩu rắn, thịt rắn hấp lá bưởi…

Sau phần khai vị xúp thịt rắn, khách được thưởng thức rượu tiết rắn và rượu mật rắn lấy từ những con rắn do khách chọn. Các món ăn theo thực đơn khách đã chọn dần dần được chuyển đến. Cùng với các món ăn khách sẽ được dùng các loại rượu rắn khác nhau: rượu bún rắn, rượu thuốc bắc, rượu rắn xà cừ, rượu nếp bao tử rắn, rượu rắn chim bìm bịp, rượu âm dương Hoắc.

Vườn ẩm Thực Rắn Ráo nằm ở giữa trung tâm làng lệ mật được thiết kế theo kiến trúc nhà vườn không gian thoáng mát có sức chứa 100 khách

Vườn ẩm thực Rắn Ráo

Địa chỉ: Số 10 – Tổ 8 – Làng Lệ Mật – Việt Hưng – Gia Lâm – Hà Nội

ĐT: 04.3877 4741 – Mobile: 0904 117782

Email: ranrao@ymail.com – Website: www.lemat.com.vn