Top 15 # Xem Nhiều Nhất Rắn Nước Nấu Món Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Độc Đáo Món Rắn Nước Hầm Sả Mùa Lũ Miền Tây

Bài, ảnh: Hoàng Lê

(Dân Việt) Nếu chế biến “đúng bài”, món rắn nước hầm sả có thể gọi là mồ nhậu bậc nhất của các “tín đồ” rượu đế miền Tây vùng sông nước Cửu Long.

Quê tôi miền Tây Nam bộ vốn nhiều kênh rạch, sông ngòi chằng chịt mà nhà văn Đoàn Giỏi từng ví là “chi chít như mạng nhện”. Nhờ vào đặc điểm địa hình ấy mà vùng đất này lắm cá nhiều tôm. Theo lời của các vị cao niên, trước đây nơi này có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống; còn rùa, rắn, trăn…thì vô số kể. Mùa nước nổi, dân quê chống xuồng theo dọc các kênh rạch để săn chuột, bắt rắn đem về cải thiện bữa ăn. Đối với “dân nhậu” nơi miền Tây, một trong những món ngon được xếp “bậc” nhất là… món rắn nước hầm sả. Rắn nước là một trong số những loài rắn lành tính, không có nọc độc như các loài rắn hổ. Thức ăn chủ yếu của loài rắn nước thường là những sinh vật nhỏ như cá, tép… Còn khi thấy người là rắn bò đi và mất hút. Ngày trước, vùng đất này có nhiều cây cối rậm rạp chưa được khai hoang, rắn nước thường chọn những nơi hoang sơ như thế để trú ẩn. Mùa nước nổi về, chúng lại tranh thủ lội trên mặt nước để tìm con mồi. Đó là “cơ hội” cho các cư dân miền Tây ra tay tóm gọn rắn nước.

Rắn nước làm sạch, chặt khúc tầm 2 đốt tay. (ảnh: Hoàng Lê)

Loại rắn này lội trên mặt nước dọc theo các con rạch thường có màu đen, dưới bụng màu trắng hoặc vàng và không lớn lắm. Khi bắt được rắn, không cần phải lột da, chỉ cạo sạch lớp da trơn ở ngoài rồi rút ruột chứ không mổ phanh dễ làm mềm thịt và mất đi mùi vị đặc trưng của loại rắn này. Sau khi làm sạch rắn, cắt thành từng khúc nhỏ tầm 2 đốt ngón tay, cho rắn vào cái xoong, đổ nước dừa tươi, nêm ít sả đập dập cắt khúc, đun sôi luộc rắn cho bán mùi rồi vớt ra để ráo. Bắc thêm cái nồi nhỏ lên bếp, thêm ít nước dừa cộng với nước dừa luộc rắn, ít sả băm nhuyễn, muối, đường… đợi nước sôi rồi đổ rắn khúc vào nồi, thêm ít đu đủ để gia tăng hương vị. Vì đã sơ chế rắn trước nên khi các gia vị chín tới là thịt rắn cũng vừa ăn. Món rắn nước hầm sả này có thể ăn nóng trong nồi lẩu đi kèm với cơm hoặc bún đều rất ngon. Theo các “thợ nấu” miền Tây, món rắn này sẽ mất đi mùi đặc trưng nếu không luộc rắn trước trong nồi nước dừa.

Rắn nước chế biến hầm với sả sẽ có mùi vị ngọt lành, đặc trưng của vùng sông nước. (ảnh: Hoàng Lê)

Rắn nước thịt ngọt ngon, béo ngậy hoà với mùi hương ngào ngạt của sả, của đu đủ vườn nhà tạo thành một món ăn độc đáo, trở thành món “khoái khẩu” của “dân nhậu” nơi miền Tây sông nước này. Những buổi chiều mùa lũ, ngồi dưới tán cây rồi nhâm nhi ly rượu đế miệt vườn cùng với món rắn hầm sả thiệt là hết ý. Loại rắn này ăn vào có tính mát, lại lợi về xương cốt, làm giảm chứng đau lưng trong những ngày lam lũ ruộng đồng. Chính vì vậy mà “dân nhậu” miệt này còn có câu nói kháo nhau: “Có rắn dù mắng cũng nhậu”. Giờ đây, rắn nước quê tôi cũng dần khan hiếm bởi các vùng đất hoang rậm rạp từng ngày được thay thế bằng các khu nhà ở, khu chợ búa với một bộ mặt mới của nông thôn. Cư dân miền Tây cũng thiếu dần đi những buổi chiều cùng nhau bên bàn nhậu, nhâm nhi ly rượu với món rắn nước hầm sả quen thuộc. Mặc dù vậy, đối với người dân miệt sông nước vẫn luôn tự hào về vùng đất này đã sản sinh ra những món ăn đặc trưng mà không nơi nào có được.

Món Rắn Nước Hầm Sả Ngon Độc Đáo Của Miền Tây ” Thế Giới Ẩm Thực

Món rắn nước hầm sả ngon độc đáo của miền Tây có thể gọi là mồi nhậu bậc nhất của các “tín đồ” rượu đế vùng sông nước Cửu Long. Rắn nước chế biến hầm với sả sẽ có mùi vị ngọt lành, đặc trưng của vùng sông nước.

Miền Tây Nam bộ vốn nhiều kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Nhờ vào đặc điểm địa hình ấy mà vùng đất này lắm cá nhiều tôm.

Theo lời của các vị cao niên, trước đây nơi này có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống; còn rùa, rắn, trăn…thì vô số kể.

Mùa nước nổi, dân quê chống xuồng theo dọc các kênh rạch để săn chuột, bắt rắn đem về cải thiện bữa ăn.

Đối với “dân nhậu” nơi miền Tây, một trong những món ngon được xếp “bậc” nhất là…món rắn nước hầm sả.

Rắn nước Miền Tây:

Rắn nước là một trong số những loài rắn lành tính, không có nọc độc như các loài rắn hổ. Thức ăn chủ yếu của loài rắn nước thường là những sinh vật nhỏ như cá, tép… Còn khi thấy người là rắn bò đi và mất hút.

Ngày trước, vùng đất này có nhiều cây cối rậm rạp chưa được khai hoang, rắn nước thường chọn những nơi hoang sơ như thế để trú ẩn.

Mùa nước nổi về, chúng lại tranh thủ lội trên mặt nước để tìm con mồi. Đó là “cơ hội” cho các cư dân miền Tây ra tay tóm gọn rắn nước.

Món rắn nước hầm sả của miền Tây:

Cách sơ chế rắn nước:

Loại rắn này lội trên mặt nước dọc theo các con rạch thường có màu đen, dưới bụng màu trắng hoặc vàng và không lớn lắm.

Khi bắt được rắn, không cần phải lột da, chỉ cạo sạch lớp da trơn ở ngoài rồi rút ruột chứ không mổ phanh dễ làm mềm thịt và mất đi mùi vị đặc trưng của loại rắn này.

Sau khi làm sạch rắn, cắt thành từng khúc nhỏ tầm 2 đốt ngón tay, cho rắn vào cái xoong, đổ nước dừa tươi, nêm ít sả đập dập cắt khúc, đun sôi luộc rắn cho bán mùi rồi vớt ra để ráo.

Cách nấu món rắn nước hầm sả:

Bắc thêm cái nồi nhỏ lên bếp, thêm ít nước dừa cộng với nước dừa luộc rắn, ít sả băm nhuyễn, muối, đường… đợi nước sôi rồi đổ rắn khúc vào nồi, thêm ít đu đủ để gia tăng hương vị.

Vì đã sơ chế rắn trước nên khi các gia vị chín tới là thịt rắn cũng vừa ăn.

Món rắn nước hầm sả này có thể ăn nóng trong nồi lẩu đi kèm với cơm hoặc bún đều rất ngon.

Theo các “thợ nấu” miền Tây, món rắn này sẽ mất đi mùi đặc trưng nếu không luộc rắn trước trong nồi nước dừa.

Thưởng thức rắn nước hầm sả:

Rắn nước thịt ngọt ngon, béo ngậy hoà với mùi hương ngào ngạt của sả, của đu đủ vườn nhà tạo thành một món ăn độc đáo, trở thành món “khoái khẩu” của “dân nhậu” nơi miền Tây sông nước này.

Những buổi chiều mùa lũ, ngồi dưới tán cây rồi nhâm nhi ly rượu đế miệt vườn cùng với món rắn hầm sả thiệt là hết ý.

Loại rắn này ăn vào có tính mát, lại lợi về xương cốt, làm giảm chứng đau lưng trong những ngày lam lũ ruộng đồng. Chính vì vậy mà “dân nhậu” miệt này còn có câu nói kháo nhau: “Có rắn dù mắng cũng nhậu”.

Cách Nấu Rắn Xào Lăn

          Cách nấu rắn xào lăn rất dễ nhưng không phải ai cũng biết đến. Rắn từ lâu đã được người Việt dùng để chế biến rất nhiều món ăn độc, lạ và bỗ dưỡng. Rắn xào lăn cũng được nằm trong danh sách các món được săn đuổi rất nhiều ( đặc biệt là được chọn làm đặc sản của món nhậu ). chúng ta cùng xem qua cách làm món này bên dưới.

Cách nấu rắn xào lăn ngon đúng chuẩn !

Nguyên liệu:

_Rắn hổ mang dài 1m

_Bún tàu nhỏ: 100g

_Nấm mèo: 5 cái

_1 muỗng súp rượu Mai Quế Lộ

_Dừa khô: 300g (vắt lấy 1/2 chén nước cốt)

_Cà ri bột: 1 gói, hoặc cà ri dầu: 1 hủ nhỏ

_Ngũ vị hương: 1/2 thìa 1 củ tỏi

_Củ hành tây trắng: 1 củ

_Tiêu, muối, đường, bột ngọt, mỡ chiên

_1 ly rượu loại vừa

Cách làm:

Bước 1 : sơ chế

_Bún tàu: ngâm nước cắt khúc 5cm.

_Nấm mèo ngâm nước, gọt chân, cắt đôi.

_Dừa khô: vắt lấy 1/2 chén nước cốt.

_Rắn: chặt bỏ đầu, hứng huyết vào ly rượu, khuấy lên cho đều, (rượu máu rắn), uống ngay vì để lâu sẽ bị chát.

Bước 2: Tiến hành nấu

_Thân rắn: đem thui lửa than cho hơi vàng (để dễ lột da), lột da rửa sạch cắt khúc dài 10cm.

_Nước sôi cho rắn vào luộc, có chút muối, thịt chín vừa mềm vớt ra để ráo, xé sợi lớn bỏ xương.

_Ướp thịt rắn: tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi băm, ngũ vị hương, bột cà ri để thịt thấm 30 phút, chút rượu Mai Quế Lộ, tỏi lột vỏ băm nhuyễn.

_Cho 3 thìa súp mỡ, 1 muỗng súp tỏi bằm, đợi vàng cho thịt rắn vào xào cho vàng, nấm mèo, nước cốt dừa nêm lại cho vừa ăn, lúc gần nhắc xuống cho bún tàu, củ hành tây vào.

Trình bày:

_Cho thịt ra đĩa sâu, trên rắc rau mùi, tiêu.

_Món này dùng nóng với bánh mì, nước mắm ngon, ớt cắt khoanh.

Ngon, Nồng Ấm Với Món Rắn Trun Nướng Lá Nhàu

Bài, ảnh: Minh Khuyên

Ở miền Tây Nam bộ có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Tháng tám, tháng chín âm lịch là mùa nước nổi tràn đồng. Theo đó, cá tôm, rùa rắn cũng sinh sôi tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Cũng thời điểm này, dân gian thường hay ra những vùng cỏ rậm nước xâm xấp ở đìa lạn, mương vườn để bắt rắn trun. Rắn trun dài trên dưới 4 tấc tây (khoảng 40 cm), lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục. Dân miền Tây Nam bộ bắt rắn trun bằng … tay không, đặt lọp, giăng lưới, … Rắn trun làm món gì ăn cũng ngon, mà còn nên thuốc. Nhưng thú vị nhất vẫn là món rắn trun đem nướng lá nhàu.

Loài rắn trun (góc trên, ảnh nhỏ); lá nhàu cuốn thịt rắn trun (ảnh lớn).

Rắn trun làm thịt rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụn nước sôi, vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết. Sau đó, người ta dùng dao bén bằm cho da thịt, xương rắn nhuyễn nhừ. Khi bằm nêm luôn ít tiêu xay, hành lá, chút muối hột, bột ngọt, … Thịt nhuyễn quện thành khối để trong tô cho thấm gia vị. Kế đến, nếu làm món rắn trun nướng lá nhàu, ra sau vườn nhà nơi có những cây nhàu mọc hoang hái lấy lá vừa ăn đem về để gói rắn. Lá nhàu gói thịt rắn nên chọn loại bánh tẻ, nếu quá già sẽ sơ, cứng, cũng không quá non, khi ấy lá mềm, mỏng, khó gói lại không nên thuốc. Dùng tay gói từng miếng thịt rắn bằm vào lá nhàu, xong xếp lên vỉ nướng trên bếp. Dưới sức nóng của than, lá sạm màu, khô dân, những miếng thịt gói bên trong chảy nước ra, và chín dần. Gắp miếng thịt rắn trun nướng lá nhàu xếp ra đĩa. Dọn kèm chén nước tương, ớt hoặc nước mắm chua cay. Món này ăn cơm đã ngon, nhậu càng “bắt”, cứ mỗi miếng đưa cay một lý rượu đế nấu gạo cao độ, hàn huyên cùng chúng bạn mà ấm nồng tình ta.

Rắn trun là loại rắn không có nọc độc, thường sống ở vùng cỏ rậm có nước xâm xấp ở đìa lạch, mương vườn. Người dân miền Tây Nam bộ bắt rắn trun bằng … tay không, đặt lọp, giăng lưới, …

1. Rắn trun dài trên dưới 4 tấc tây, lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục.

2. Rắn trun bắt về đập chết rồi cặp rắp đốt rơm, hoặc bỏ lên bếp than cháy đỏ để nướng. Dân gian gọi là nướng mọi. Rắn nướng chín, lấy cây cạo sạch vảy và tro, bẻ thịt rắn chấm với muối hột nhâm nhi cùng vài ba ly rượu đế thì quả là đậm đà hương vị đồng quê. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, món rắn trun nướng mọi in đậm dấu ấn của người bình dân khi đến khai phá vùng đất mới với nhiều sông rạch, lung bàu chằng chịt Cửu Long giang.

3. Không ăn nướng thì làm thịt rắn rồi chế biến thành nhiều món ăn khá. Rắn trun làm rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụn nước sôi, vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết.

Rồi, có thể cắt rắn ra thành từng khúc chừng ba, bốn phân tay. Bắc chảo mỡ nóng lên chiên giòn. Không thì bắc nồi nước lên hầm rắn với măng tre mạnh tông hay củ cải trắng, … Các món này ăn rất bắt cơm những dễ làm bởi mọi thứ đều có sẵn ở vườn, ruộng nhà quê.

Cũng có người đem thịt rắn đã làm sạch bằm nhuyễn, nêm tiêu hành, gia vị cho vừa ăn. Bắc chảo phi tỏi mỡ xào thịt rắn bằm cho vàng thơm. Sau đó, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.

Cầu kì một chút thì nấu cháo gạo với đậu xanh cà. Cháo chín nhừ thì cho thịt rắn đã xào vào, thêm ít gốc hành, nêm tiêu, gừng, … ăn nóng. Húp chén cháo rắn trun, mồ hôi ra như tắm, bao mệt nhọc tan biến hết.

Không nấu cháo thì khi xào thịt rắn trun đã vàng, xắt nhuyễn lá cách, lá nhàu cho vào chảo, đảo đều rồi nhắc xuống. Để lá nhàu, lá cách chín quá sẽ mất ngon. Rắn trun xào lá nhàu, hoặc lá cách thường ăn với bánh tráng nướng hay chiên vàng. Bẻ bánh ra, xúc thịt rắn xào chấm với nước mắm ớt, … Rắn xào thường được bạn bè nhâm nhi với những chung rượu cay nồng.

Cần chi cá lóc cá trê

Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều (Ca dao)

Rắn trun theo y học cổ truyền có tính mát, lành. Thịt rắn nấu cháo đậu xanh đã mát càng thêm mát, thịt rắn xào với lá nhàu, lá cách vừa bổ thận, vừa trị đau lưng nhức mỏi. Trẻ con hay khò khè dân gian cho uống mật rắn trun cũng có công dụng rõ rệt.

Từ những động vật, thực vật hoang dã, những với trí tuệ dân gian, người ta đã khéo léo kết hợp nó thành những món ăn vừa ngon, vừa có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Quả là những điều thú vị cần được trân trọng và khám phá.