Top 12 # Xem Nhiều Nhất Rắn Rồng Làm Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Món Ngon Từ Xương Rồng

Với cư dân vùng cát huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, xương rồng là một loại thực phẩm có thể luộc, nấu canh hoặc làm gỏi ăn thay cơm vào những năm đói kém, mất mùa. Loài cây chịu được nắng nóng, cát bỏng với gai nhọn chi chít quanh thân này là một nguồn rau xanh dồi dào của người dân vùng cát. Xương rồng có thể xào với tôm, trộn với thịt heo ba chỉ, nấu canh chua với cá lóc, cá trê… Hay đơn giản chỉ cần một nắm hạt đậu phộng rang giòn là đã có một đĩa gỏi xương rồng vừa ngon mắt vừa khoái khẩu.

Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.

Phổ biến nhất khi du khách có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Sau khi vắt ráo nước, xương rồng được đem xào với mỡ, gia giảm thêm chút nước mắm cho vừa miệng là có ngay món ngon đãi khách. Tùy vào từng gia đình hay từng nơi mà món ăn này được bổ sung thêm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ớt, tôm hay thịt heo…

Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả.Bên cạnh những miếng xương rồng đã qua sơ chế là cá lóc hay cá trê cắt khúc được nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó xào qua cùng xương rồng cho ngấm đều rồi chế thêm nước. Chừng ba phút, khi nồi canh đã sôi mới cho thêm ngò gai và hành lá cho thêm phần bắt mắt. Mặc dù không thêm bất cứ loại quả chua nào nhưng khi nấu lên bát canh có vị chua lạ, xua đi cái nóng của mùa hè xứ Quảng. Vị chua chua không gắt như chanh hay sấu, dai dai của xương rồng, vị ngọt đậm của thịt cá kết hợp cùng cơm quả khó có thể chối từ.

Ngoài canh chua xương rồng và xương rồng xào, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng. Vẫn là những miếng xương rồng đã luộc qua nhưng nay được thêm đậu phộng rang giòn, giã nhỏ rồi trộn đều là có ngay món gỏi thanh mát mà chẳng tốn thời gian. Món gỏi này thường được chuẩn bị cho ngư dân làm mồi lai rai trong những ngày thuyền nằm bờ hay nhà có khách mà trời đổ mưa chẳng kịp đi chợ. Vị giòn giòn, mát nhẹ không chán cứ khiến câu chuyện bên chén rượu thêm dài mà chủ nhà vẫn hào hứng vì có món ngon dễ làm, không phải mất công chuẩn bị.

Rắn Ráo Ăn Gì? Có Độc Hay Không? Rắn Lãi Giá Bao Nhiêu 1Kg?

Các loại rắn ráo thường có chung đặc điểm sau:

+ Thân mình thon dài, từ 1,2 m cho đến 2m

+ Mắt to và đen

+ Thân có vảy đốm và chỉ có 1 màu, màu tối hơn ở phần bụng dưới

+ Thường ăn ếch, nhái, chuột,…

+ Sống ở môi trường ruộng rẫy, bụi cỏ ven đường, vách đá, ven rừng. Đây là những nơi tập trung nhiều thức ăn cho chúng.

Rắn lãi có tập tính kiếm ăn vào ban ngày,ban đêm chúng thường trú ẩn ở những hốc cây, bụi cỏ, hang đất tự đào. Rắn lãi giao hoan tập thể và là loài đẻ trứng, một lần chúng đẻ khoảng 12 trứng. Thời gian sinh sản của rắn lãi thường từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.

Loài rắn này sống trên khắp cả nước, từ trung du miền núi đến vùng duyên hải bạn đều có thể gặp chúng.

Nếu gặp phải một chú rắn lãi, bạn cũng không cần phải quá e sợ, vì chúng là loài rắn lành tính, thường không tấn công con người.

Các loài rắn đều là những loài động vật có tuổi thọ cao. Ước tính tuổi thọ của loài rắn nói chung và rắn lãi nói riêng tầm 10 đến 15 năm.

Có một sự thật thú vị là tùy theo dòng rắn ráo thì sẽ có loại có nọc độc và có loại không. Hầu như tất cả mọi người đều nghĩ rắn ráo là loài rắn không có nọc độc.

Các loại rắn ráo có nọc độc thì chúng ta ít thấy hơn. Nọc độc của rắn ráo phát huy tác dụng trong thời gian dài, có thể tới vài giờ vậy nên ít có trường hợp tử vong vì nọc độc của rắn ráo vì bạn có đủ thời gian để sơ cấp cứu, loại bỏ tác động của nọc độc.

Ngày nay, rắn ráo là một loài vật mang lại giá trị kinh tế cao nhờ vào việc nuôi rắn thành phẩm để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn đặc sản.

Rắn ráo còn nằm trong bộ “tam xà”, cùng với rắn hổ mang và rắn cạp nong dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh thấp khớp và tê thấp rất hay. Bởi vậy, ngày nay có nhiều gia đình lựa chọn nuôi rắn ráo làm nguồn kinh tế chính cho gia đình.

Thức ăn chính của rắn ráo là các loài côn trùng, cóc, ếch nhái. Rắn ráo cũng ăn các loài động vật lớn như chim, các loài thú nhỏ và trứng của con mồi.

Chuồng nuôi rắn ráo thông thường được xây bằng bê tông hoặc đóng gỗ, ngăn vách riêng biệt thành từng ô như bàn cờ. Bên trong chuồng nuôi lót cát, có khay đồ ăn nước uống cho rắn.

Rắn đang chuẩn bị đẻ thì cần chuẩn bị chuồng riêng rộng hơn, lót cát dày hơn để rắn đẻ trứng thì trứng không bị bể.

Không nên nuôi rắn ở chung với nhau, nên phân loại rắn thường xuyên vì chúng có thể ăn đồng loại dẫn đến thất thoát kinh tế.

🔥🔥🔥 THAM KHẢO: Các loài rắn không độc ở Việt Nam

Để nhân giống rắn ráo, bạn phải chuẩn bị chuồng cho ít nhất là một cặp rắn đực và cái. Thời gian rắn kết đôi là tầm tháng 6 đến tháng 8. Rắn đẻ trứng thì cần thu trứng về để ấp hoặc bán trứng thương phẩm.

Gặp phải những vấn đề này rắn dễ bị lở loét da, bị nhiễm sán. Bạn cần lưu ý thay cát nuôi và rải bột vôi định kì, kiểm tra kĩ nguồn thức ăn cho rắn đỡ bệnh.

🔥🔥🔥 THAM KHẢO: Rắn hổ mang đất

Giá trị của rắn ráo ngày trước chỉ đơn giản là động vật thiên địch diệt các loại chuột gián, côn trùng gây hại mùa màng. Ngày nay rắn ráo được biết đến là loài có chất lượng thịt thơm ngon đặc biệt và còn có thể làm thuốc.

Ngày nay, rắn ráo đang là món đặc sản của rất nhiều nhà hàng trên cả nước.

Để có món chả rắn ráo lá lốt bạn cần có được rắn ráo đã lớn, thịt chắc mình dày.Trước tiên, bạn lột vảy của rắn để lấy phần thịt bên trong. Các bước về sau như băm thịt, trộn với lá lốt, bạn chế biến giống với chế biến thịt bình thường.

Ngày nay món thuốc này vẫn phát huy được tác dụng nhưng việc tìm thêm rắn hổ mang và rắn cạp nong để kết hợp thì khá khó khăn nên bạn có thể chỉ sử dụng rắn ráo ngâm rượu là được rồi.

Hiện nay việc nuôi rắn ráo đã được nhân rộng ở nhiều địa phương nhờ giá trị kinh tế cao mà rắn ráo mang lại. Bạn có thể tìm mua rắn thương phẩm tại các trang trại nuôi rắn với giá dao động từ 400k – 500k cho một kí rắn loại trưởng thành.

VI. Mơ thấy rắn ráo là điềm gì? Đánh số mấy?

Các cụ ngày xưa thường nói xuất hành gặp rắn bò ngang là hên. Vì rắn là biểu tượng của sự hanh thông, sinh sôi nảy nở.

Vậy nên nếu bạn mơ thấy rắn ráo thì đừng lo lắng, giấc mơ rắn ráo thường ám chỉ rằng tiền bạc và tình duyên của bạn sẽ thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian tới.

Rắn ráo ngày nay đã giúp hàng nghìn hộ gia đình làm giàu nhờ vào những lợi ích mà loài rắn này mang lại. Rắn ráo vốn là loài rắn hiền lành và ít gây hại, lại có giá trị kinh tế cao.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ không còn cảm thấy ghét bỏ những chú rắn ráo vẫn thường xuất hiện ở những bụi cây quanh nhà mình nữa.

Bật Mí Những Cách Nấu Lẩu Rắn ? Cách Chế Biến Rắn Ráo: Lẩu Rắn Ráo Cực Ngon

Lẩu rắn là món ăn độc đáo không phải ai cũng dám ăn. Tuy nhiên, nếu một lần được thưởng thức thì chắc hẳn bạn sẽ khoái khẩu với hương vị lạ miệng của món ăn này. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những cách làm lẩu rắn thơm ngon chuẩn vị miền Tây.

1. Cách làm lẩu rắn miền Tây

Ẩm thực miền Tây luôn làm nức lòng thực khách. Ghé thăm miền Tây sông nước, bạn sẽ được thưởng thức món lẩu rắn truyền thống vừa độc đáo, vừa lạ miệng, hương vị khó quên.

Đang xem: Cách nấu lẩu rắn

Bật Mí Những Cách Nấu Lẩu Rắn ? Cách Chế Biến Rắn Ráo: Lẩu Rắn Ráo Cực Ngon 5

Cách làm lẩu rắn ngon tại nhà

Muốn làm món lẩu rắn miền Tây, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu và chế biến theo hướng dẫn sau:

1.1. Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu món lẩu rắn miền Tây cho khẩu phần 4 người ăn bao gồm:

1 con rắn nặng trên 1kg.

3 bó rau mồng tơi to.

1kg củ cải trắng.

300g mướp ngọt.

10 – 15 lá lốt.

3 nhánh sả.

Gia vị vừa đủ: hạt nêm, ớt cay, bột ngọt, dầu ăn,

1.2. Sơ chế

Bật Mí Những Cách Nấu Lẩu Rắn ? Cách Chế Biến Rắn Ráo: Lẩu Rắn Ráo Cực Ngon 6

Sơ chế thịt rắn trong cách nấu lẩu rắn

Rắn đem cắt tiết, sau đó nhúng với nước sôi và lột da. Nếu bạn thích ăn thịt rắn giòn, chỉ cần đánh vảy rắn là được, không cần lột da rắn. Dùng giấm ăn hoặc muối trắng để làm sạch nhớt cũng như mùi tanh của thịt rắn. Tiếp theo bạn cắt thịt rắn thành các khúc vừa ăn.Mồng tơi đem loại bỏ lá già, cuống già rồi rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước.

Củ cải trắng rửa sạch, nạo vỏ rồi cắt thành các khúc vừa ăn.Mướp ngọt đem nạo vỏ, rửa sạch cho hết phần nhựa rồi thái thành các khúc vừa ăn. Để mướp không bị thâm đen, bạn nên ngâm mướp ngọt với nước muối loãng trước khi đem vớt.

Sả đem rửa sạch rồi đập dập phần đầu.

Lá lốt rửa sạch.

1.3. Cách chế biến

Thịt rắn cho vào nồi, đổ thêm nước cho vừa ăn, cho thêm sả vào đun cùng. Đun sôi nồi thịt rắn trong khoảng 20 phút.Cho tiếp củ cải trắng vào đun đến khi củ cải trắng mềm vừa phải thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Sau đó tắt bếp, vớt sả bỏ ra ngoài.Setup nồi lẩu, cho nồi nước dùng, thịt rắn và củ cải trắng vào nồi lẩu điện đun sôi lại. Nhúng rau mồng tơi, lá lốt, mướp ngọt vào ăn cùng.

Vị giòn ngọt của mồng tơi kết hợp cùng vị thanh mát, đậm đà của thịt rắn trong món lẩu rắn mồng tơi miền Tây không chỉ tạo nên hương vị độc đáo mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải nhiệt hiệu quả.

Bật Mí Những Cách Nấu Lẩu Rắn ? Cách Chế Biến Rắn Ráo: Lẩu Rắn Ráo Cực Ngon 7

Cách làm món lẩu rắn hầm sả ngon chuẩn vị

Bạn có thể thực hiện món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức hay làm nồi lẩu để tiếp đãi những vị khách quý đến chơi nhà. Thật sự ấn tượng khi được giới thiệu món ăn truyền thống của miền Tây sông nước đến bạn bè của mình phải không nào?

2. Cách làm lẩu rắn thuốc Bắc

Bên cạnh món lẩu rắn mồng tơi, lẩu rắn thuốc Bắc hay còn gọi là lẩu rắn gà nấu thuốc bắc cũng là món ngon được chế biến từ thịt rắn mà bạn không thể bỏ lỡ. Nguyên liệu và cách chế biến món lẩu này như sau:

2.1. Nguyên liệu cách làm lẩu rắn thuốc Bắc

1 con rắn ( 1 – 1.5kg)

1 con gà ( 1 – 1.5kg)

Gia vị thuốc Bắc: đẳng sâm, táo tàu, thục địa, kỷ tử, đương quy, hạt ý dĩ.

200g hạt sen.

1 củ gừng tươi.

100ml rượu trắng.

300g rau ngải cứu.

300ml nước dừa tươi

Gia vị vừa đủ: nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt…

2.2. Các bước sơ chế

Rắn đem cắt tiết, chặt đầu, loại bỏ hết phần nội tạng, rửa sạch lại với rượu trắng và gừng để loại bỏ mùi tanh. Sau đó, chặt thịt rắn thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Gà chọn loại đã thịt sẵn để tiết kiệm thời gian sơ chế. Rửa sạch lại thịt gà, dùng muối hoặc chút giấm để loại bỏ mùi hôi. Sau đó chặt thịt gà thành các khúc vừa ăn.

Gia vị thuốc bắc đem rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước.

Ngải cứu nhặt bỏ phần lá giá, rửa sạch, để cho ráo nước.

Hạt sen bỏ tâm sen, ngâm trong nước ấm khoảng 30p – 1 tiếng rồi luộc qua.

2.3. Cách chế biến lẩu rắn thuốc Bắc

Thịt rắn cho vào tô, cho tiếp 2 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 20ml rượu trắng vào ướp trong 30 phút.Đặt chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho thịt rắn vào xào lăn đến khi thấy thịt rắn chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, múc thịt rắn ra đĩa.

Thịt gà cho vào xào lăn cho thịt săn, bên ngoài da gà quan sát hơi ngả sang màu vàng thì vớt ra đĩa.Thuốc Bắc cho vào nồi, cho thêm 2.5 lít nước vào đun cùng đến khi sôi thì cho thịt rắn và thịt gà đã xào lăn vào hầm trong 30 – 45 phút. Tiếp theo cho hạt sen và 10ml rượu trắng vào hầm cùng rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Để tạo độ sánh cho nồi lẩu, bạn có thể dùng 2 thìa bột năng trộn với nước trong một chiếc bát nhỏ rồi từ từ đổ vào nồi lẩu. Vừa đổ bột năng, bạn vừa khuấy đều tay cho nồi lẩu có độ sánh đều, đẹp mắt.

Bật Mí Những Cách Nấu Lẩu Rắn ? Cách Chế Biến Rắn Ráo: Lẩu Rắn Ráo Cực Ngon 8

.Cách làm lẩu rắn thuốc bắc

Lẩu rắn thuốc Bắc rất bổ dưỡng, bạn nên thưởng thức món này khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn và thịt rắn không bị tanh.

Món Ăn Vị Thuốc Từ Đậu Rồng

Đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (Tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus) là cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loài cây xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, Philippines và Ghana… Hiện nay, Indonesia được coi là “thủ phủ” của loài cây này. Có thể trồng đậu rồng quanh nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát vừa để lấy quả làm rau ăn hàng ngày.

Đậu rồng có rất ít calori nhưng lại nhiều thành phần khác có giá trị dinh dưỡng cao như protein, glucid, chất béo, chất xơ, sắt, canxi, kali, natri, ma-giê, phospho, vitamin A, C, B5, B2, B1, E, đồng và mangan. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit. Thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin… Tỷ lệ protein tương đối cao nên được Cơ quan Lương Nông Thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

Hàm lượng chất xơ cao và lipid thấp trong đậu rồng giúp cải thiện chức năng đại tràng, chống táo bón, làm giảm cholesterol trong máu, phòng chống béo phì, ngừa bệnh đái tháo đường. Đậu rồng dồi dào chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, E… làm đẹp da, sáng mắt, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa, ung thư, bệnh tim mạch, sắt giúp phòng chống thiếu máu, canxi (hàm lượng cao nhất trong các loại đậu) có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương, giúp trẻ em hình thành bộ xương và răng chắc khỏe.

Đậu rồng là thức ăn

Vị giòn ngọt của đậu rồng giúp món ăn thêm ngon. Đậu rồng non dùng ăn sống, luộc, có thể chế biến thành các món như gỏi, salad, cà ri, xào ruốc… hoặc chế thành món dưa chua để dành dùng lâu ngày.

Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho… như một loại rau sống trong bữa cơm và cũng được dùng làm gỏi với hương vị rất đặc biệt.

Lá non và nụ hoa có thể dùng làm rau ăn dưới dạng các món xào, nấu canh, luộc rất ngon và bổ.

Đậu rồng còn có thể nấu canh chua. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt đậu rồng, là món giải nhiệt cho mùa hè nóng bức.

Các món chay chế biến từ đậu rồng (Cà ri đậu rồng, Đậu rồng xào ruốc, Gỏi đậu rồng) cũng dễ thực hiện và ăn rất ngon.

Trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với xốt mayonnaise thành món salad khai vị.

Hạt được sử dụng như đậu nành, làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.

Tuy nhiên, đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị gout (thống phong). Một số loại protein chứa trong đậu có đặc tính liên kết với men trypsin, chymotrypsin làm mất hoạt tính của các men tiêu hoá này, vì vậy làm giảm khả năng tiêu hoá protein. Các nhân tố chính ức chế trypsin thường được nhắc đến là: nhân tố Kunitz, nhân tố Browman-Brik… Các nhân tố này đều dễ bị phân huỷ khi được xử lý bằng nhiệt (rang, hấp chín, ép nóng…) Vì vậy, chúng ta không nên ăn nhiều đậu rồng sống.

Chú ý khi mua đậu rồng nên lựa trái đậu tươi, không héo và nhất là không có đốm nâu trên trái; trước khi ăn cần rửa đậu sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống; để bảo quản tốt, nên cho vào bao nilon gói kín, để trong tủ lạnh, nhưng tối đa chỉ nên giữ trong 2 ngày vì đậu sẽ biến màu và giảm giá trị dinh dưỡng nếu để lâu.

Đậu rồng là thức ăn phổ biến, ngon, bổ, rẻ, lại là vị thuốc quý. Mọi người hãy dùng hàng ngày và nên giới thiệu cho người khác biết về giá trị của loài cây này.