Top 6 # Xem Nhiều Nhất Rau Ăn Kèm Gà Nấu Lá Giang Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Lẩu Gà Lá Giang Ăn Kèm Với Các Rau Này Là Ngon Bá Cháy

Với thịt gà bạn có thể chế biến nhiều món như: gà kho, gà nướng, gà quay… đặc biệt hấp dẫn với món lẩu gà lá giang. Có rất nhiều loại rau để có thể ăn cùng món lẩu này nhưng nếu ăn cùng một trong số những loại rau sau đây bạn sẽ có nồi lẩu gà ngon bá cháy.

1Rau muống chẻ

Nếu như ăn lẩu gà lá giang thì chắc chắn không thể thiếu đi rau muốn chẻ. Với rau muống bạn cần chọn loại rau muống nước vì loại rau này sẽ mềm và thân của cây rau cũng lớn hơn. Không chỉ giúp món lẩu ngon hơn, rau muống còn mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Khi mua về bạn nhớ lặt sạch lá, rửa sạch sau đó dùng dao chẻ thành sợi nhỏ, bỏ vào chậu nước muối ngâm sơ để loại bỏ bớt nhựa. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và để ráo. Khi nào ăn lẩu thì cho vào nhúng sơ là có thể dùng được.

Mặc dù lẩu gà lá giang đã có vị chua của lá giang nhưng một loại rau giúp cho nồi lẩu thêm đậm đà đó chính là măng chua. Măng tuy ngon nhưng cũng có chứa thành phần gây độc, vì vậy cần rửa măng thật sạch để khử độc của măng.

Với măng chua bạn có thể tìm mua ngoài chợ, nên chọn măng có màu trắng, mùi thơm. Sau khi mua về có thể rửa sơ qua, để ráo, xếp lên đĩa. Măng sẽ khó chín hơn một số loại rau khác nên khi nấu lẩu sôi nên bỏ măng trước tiên sau đó mới bỏ các loại rau khác.

Ăn lẩu gà lá giang với chuối bào sẽ khiến bạn không cảm thấy ngán, hoa chuối còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

4Rau rút (rau nhút)

Rau rút là loại rau quen thuộc của người dân Việt đặc biệt là người Nam bộ, đã ăn lẩu không thể thiếu rau rút đặc biệt là lẩu gà lá giang. Đây là loại cây khá bổ dưỡng đồng thời có tính mát, món ăn ngon giải nhiệt trong những ngày hè.

Những lưu ý để có nồi lẩu gà lá giang ngon:

– Gà trước khi đem ướp gia vị nấu để khử mùi tanh bạn nên đem thịt gà xát muối sau đó rửa lại bằng nước sạch.

– Lấy một lượng lá giang thích hợp, không nên cho quá nhiều lá giang như vậy sẽ rất chua và mất ngon.

– Khi nấu nước lèo nên cho thêm 1 củ hành khô để nồi nước lèo ngon hơn.

– Ngoài việc ăn kèm các loại rau phía trên thì bạn có thể ăn kèm lẩu gà lá giang với bún hay mì.

– Cho ớt vừa phải phù hợp với khẩu vị của người ăn.

– Không nấu lẩu gà lá giang trong nồi nhôm vì chất chua sẽ ăn mòn nhôm gây nên chất độc dễ bị ngộ độc.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Lẩu Gà Lá Giang : Cách Làm Kèm Lưu Ý Khi Nấu ! Kom9

1. Các thông tin nên biết về lá giang – lẩu lá giang

Trước tiên, để có thể thưởng thức một nồi lẩu ngon hoàn mỹ. Thì chúng ta cần biết lẩu lá giang là gì? lá giang có đặc điểm như thế nào.

1.1 Lá giang là gì?

Lá giang không phải là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Được coi là đặc sản của miền Nam và miền Trung. Còn ở miền Bắc không trồng cây lá giang.

Lá giang là món rau đơn giản, dễ trồng, không cần chăm bón nhiều, giá lại rẻ. Lá giang có màu xanh sẫm đồng đều, cây thân leo, họ trúc đào.

Cây lá giang là loại rau đặc sản của miền Trung và miền Nam. Không chỉ sử dụng làm lẩu lá giang, còn được dùng để xào, nấu canh thịt bò, gà, cá nước ngọt. Bên cạnh là loại lá dùng để chế biến thực phẩm, còn dùng làm loại thuốc dân gian phòng trị bệnh.

Bộ phận thân, rễ và lá dùng làm thuốc. Trong lá giang có các thành phần saponin, flavonoid, sterol, curamin, chất béo, tanin, acid hữu cơ và khoảng 12 nguyên tố (Na, Ca, Mn, Sr, Fe, Al, Cu…). Theo đông y, lá giang có vị chua, tính mát và kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng, đau dạ dày, xương khớp. Thân lá giang còn dùng chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết liệu, viêm thận mạn tính.

1.2 Ẩm thực miền Tây Nam Bộ

Lẩu gà lá giang là món ăn quen thuộc của miền Tây Nam Bộ. Nơi có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đặc sắc. Miền Tây được biết đến là vùng đất xanh mát, trù phú, khơi dậy lòng du khách ẩm thực với những món ngon tuyệt vời.

Ẩm thực miền Tây qua các món ăn cá lóc nướng sen, cá lóc nướng bùn, chuột đồng nướng, bong điên diển,…lẩu lá giang, canh lá giang.

2. Hướng dẫn cách nấu lẩu gà lá giang

*/ Cách 1: nấu lẩu gà lá giang chua ngọt

+/ Nguyên liệu chuẩn bị:

700g thịt gà

150g lá giang

3 cây sả

Vài trái ớt và 1 trái ớt sừng

1/2 củ hành tây

15g ngò rí, 15g ngò gai

Tỏi băm

Gia vị thông thường: Muối, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn

Ăn kèm với: bún tươi, bắp chuối, rau muống

+/ Cách thực hiện

Bước 1: thịt gà rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn và ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi trộn đều lên, để trong 15 phút cho thịt thấm gia vị.

Bước 2: tiến hành cho 3 muỗng canh dầu ăn vào nồi rồi cho tỏi băm vào phi vàng rồi vớt tỏi ra, cho tiếp sả cây và ớt đập dập vào xào thơm, sau đó cho thịt gà vào đảo đều cho săn.

Bước 3: đổ 2 lít nước vào nồi, khi nước sôi lại thì vớt bọt cho nước dùng được trong, đồng thời hạ lửa nhỏ lại nấu thịt gà 20 phút cho thịt chín mềm.

Bước 4: thực hiện vò nát lá giang cho dập sau đó cho vào nồi.

Bước 5: Nêm nếm lại với 4 muỗng canh hạt nêm, 4 muỗng canh đường và 6 muỗng canh nước mắm. Sau đó bạn cho hành tây cắt múi cau, ớt sừng cắt lát, ngò om và ngò gai vào. Cuối cùng cho thêm tỏi phi là hoàn thành.

Cách 2: nấu lẩu gà lá giang măng chua

+/ Nguyên liệu chuẩn bị:

1 con gà ta thịt dai thơm

500 g măng chua

1 bó lá giang

3 quả cà chua

Gia vị: đường, muối, bột ngọt, ơt, rau nêm ngò gai và rau om

+/ Các bước thực hiện:

Tất cả nguyên liệu rửa sạch để ráo nước. Cà chua cắt múi cau, cho chảo dầu nóng, cho hành tím xào thơm. Xong cho cà chua vào nồi, tiếp tục cho một muỗng cafe muối và 2 muỗng cafe đương xào cho cà ra màu.

Tiến hành cho măng vào xào cho săn thơm. Tiếp tục lấy một nồi cho chút dầu cho hành băm xào cho dậy mùi thơm. Và cho gà và xào lửa lớn cho săn gà. Nêm vào 1 muỗng cafe muối 2 muỗng cafe đương và 1/2 cafe bột ngọt.

Khi gà đã săn thịt cho 3 lít nước vào nấu sôi, lấy muôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa cho thịt chín mềm. Khi thịt chín mềm rồi bạn cho măng chua và lá giang vò nát vào. Nêm 3 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối và 1/2 muỗng cafe bột ngọt. Nồi nước sôi lên thì bạn vớt hết bọt sẽ giúp nước dùng ngon hơn. Nấu thêm khoảng 10 phút nữa.

Cách 3: nấu lẩu gà lá giang nấm

Kom9 xin gợi ý cách thứ 3 làm món này như sau:

+/ Nguyên liệu chuẩn bị:

Cánh gà 300g

Lá giang 60g

Cà chua 50g

Nấm bào ngư 60g

Hành tỏi băm

Rau thêm: rau om, ngò gai

Ăn kèm: cơm hoặc bún

Gia vị: đường, nước mắm, dầu ăn

Bột ngọt

Gia vị nêm sẵn, lẩu thái

+/ Cách thực hiện:

Thịt gà chặt miếng vừa ăn, ướp 1m gia vị nêm sẵn Aji-Quick, Lẩu Thái. Nấm xé nhỏ. Lá giang vò sơ. Cà chua cắt múi cau.

Tiến hành phi thơm hành tỏi băm, xào cà chua và gà, cho 1.5L nước vào nấu sôi, vớt bọt, đến khi gà chín, cho nấm và lá giang vào, nêm 1/2 gói Gia vị nêm sẵn Aji-Quick® Lẩu Thái, 2m đường, 1m Bột ngọt AJI-NO-MOTO® , 1M nước mắm, thêm rau nêm, tắt lửa.

Cuối cùng là múc ra tô ăn kèm với bún hoặc cơm. Nếu gia đình đông người thì đây cũng là món lẩu tuyệt vời đấy chứ.

– Lá giang không quá chín, lá giang bạn nên vò qua để tạo vị chua, không nên cắt nhỏ lá giang ra vì làm vậy lá giang không ra hết được vị chua.

– Bạn có thể dùng lẩu gà lá giang để làm canh ăn kèm cơm trong bữa ăn hằng ngày.

3.1 Lẩu gà lá giang ăn kèm rau gì?

Lẩu gà lá giang đúng chuẩn Nam Bộ thường dùng kèm với r au muống, rau nhút, măng chua, bắp chuối bào và bún. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bún thành bún gạo hoặc mì đều ngon. Bên cạnh đó, bạn có thể thử nấu lẩu gà lá giang măng chua cũng ngon và hấp dẫn không kém.

3.2 Có bầu ăn lẩu gà lá giang được không?

Trong thời gian mang thai nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm các loại thức ăn có vị chua. Nhiều mẹ thắc mắc không biết bà bầu ăn lẩu lá giang có sao không?

Cây lá giang không chỉ là một loại rau đặc sản của miền tây Nam Bộ. Còn là loại thuốc chữa bệnh trong đông Y. Cho nên, mẹ bầu ăn lá giang hoàn toàn tốt và an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Trong thành phần dinh dưỡng của lá giang gồm có:

85,3 g nước

3,5 g protein

3,5 g glucid

0,6 mg carotein

26 mg vitamin C

Những thành phần này rất có ích cho mẹ trong quá trình mang thai.

Mẹ bầu khi ăn lá giang giúp kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn. Đồng thời giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai.

Lá giang còn có tác dụng giải độc và lợi tiểu. Chữ các bệnh sỏi đường tiết liệu, ăn không tiêu, trướng bụng, đau nhức xương khớp.

+/ Lưu ý quan trọng: bất kỳ thực phẩm nào, dù an toàn đến đâu cũng không được lạm dụng. Đối với lá giang cũng vậy. Mẹ có thể dùng lá giang trong suốt thai kỳ của mình, nhưng nên dùng với lượng vừa phải. Nên dùng 1-2 lần/tuần. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tăng hàm lượng sử dụng.

3.3 Lẩu gà lá giang bao nhiêu calo

3.4 Những lưu ý

-Lá giang càng nấu sẽ càng chua. Cho nên bạn cần điều chỉnh lượng lá giang cho thích hợp, đừng để nước lẩu bị chua quá mất ngon.

– Độ cay của ớt, ngọt của đường cũng tùy chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của người ăn.

– Tránh nấu lẩu gà trong nồi nhôm, vì món ăn có chất chua có thể ăn mòn nhôm, làm nồng độ nhôm trong nước lẩu tăng cao, có thể gây ngộ độc, nên dùng các loại nồi inox hay tráng men là tốt nhất.

– Cho 1 củ hành khô nằm trong nồi nước lèo nhe, việc này làm cho nước lèo ngon hơn rất nhiều luôn đấy.

Lẩu gà lá giang thích đúng chuẩn Nam Bộ thường dùng kèm với rau muống, rau nhút, măng chua, bắp chuối bào và bún. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bún bằng bún gạo hoặc mì đều ngon. Ngoài ra, bạn có thể thử nấu lẩu gà lá giang măng chua cũng ngon và hấp dẫn không kém.

4. Lẩu gà lá giang ở đâu ngon?

5. Ship lẩu gà ngon Hà Nội Kom9

Với sự bận rộn của công việc, kèm theo không có nhiều thời gian cho việc nhà. Bạn có thể liên hệ cho để được ship lẩu tận nhà thật tiện. Vừa không cần động tay vào nước lạnh, vừa không cần tốn nhiều thời gian đi chợ rồi chế biến. Chỉ cần gọi cho Kom9 ship lẩu tận nơi lại được ăn ngon. Bạn muốn ăn sét lẩu gà cho bao nhiêu người chúng tôi đều có cả. Muốn ăn thêm bò, hải sản cũng có luôn. Lẩu sạch sẽ ship tận giường tiện lợi, ngon, bổ, rẻ.

Kom9 ship lẩu gà ta ngon. Gà trống ta con to từ 1.8 – 2kg/con cho gia đình bạn ăn thoải mái. Với sự pha chế lẩu gà chuyên nghiệp từ bếp Kom9 bạn sẽ thấy hương vị thật tuyệt vời. Chỉ muốn đến và thưởng thức ngay món lẩu gà thôi.

Còn chờ gì nữa mà không liên hệ Kom9 nhỉ. Chúng tôi bán hàng từ 10h sáng – 3h đêm. Khách hàng được mượn nồi + bếp lẩu nếu không có.

Ngoài ra còn rất nhiều đồ ăn khác cho bạn chọn như: cơm ngon, đồ ăn vặt, xôi cháo, món nhậu ngon, mì miến,… hơn 100 món ăn ngon trên ảnh bìa fanpage Kom9 và website.

Open: 10h sáng – 3h đêm. Thời gian ship trung bình 30 – 45p

Xin cảm ơn!

Canh Chua Gà Nấu Lá Giang

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Canh chua gà nấu lá giang là một trong những món ăn gia đình quen thuộc của người miền Trung, với hương vị chua ngọt dễ ăn. Ngày nay món ăn này dường như rất phổ biến không chỉ riêng miền Trung mà còn ở các tỉnh miền Bắc và cả Nam Bộ theo nhiều cách chế biến khác nhau. Không những vậy hiện nay các nhà hàng còn liệt kê món ăn này vào dạng món ăn đặc sản vùng miền được khá nhiều thực khách yêu thích.

Nguyên liệu

Lá giang, hay giang chua thuộc dạng dây leo. Để nấu canh ta nên chọn những lá còn xanh và non trách việc chọn lá già vì sẽ có vị đắng chua khó ăn

Gà chọn phần cánh hoặc đùi

Thường được sử dụng làm món canh ăn kèm với cơm tẻ hoặc bún

Cách thực hiện

Chuẩn bị: Thịt gà được chặt nhỏ vừa ăn rữa sạch để ráo ướp gia vị. Lá giang bỏ cọng và lá sâu, rữa sạch vắt ráo. Tỏi bằm nhuyễn. Rau om rửa sạch thái khúc nhỏ.

Chế biến: Bắt chảo cho dầu vào sau đó phi tỏi và cho gà vào xào sơ. Cho nước vào hầm lưa riu riu đến khi nước sôi thì cho lá giang vào nêm gia vị vừa ăn

Trưng bày: Bày ra tô và cho một ít rau om ở trên. Đi kèm là ít nước mắm ớt. Đặc biệt món ăn sẽ ngon hơn nếu dùng lúc còn nóng

Công dụng của món ăn

lá giang có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn… Thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt khi hai món này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái gắt, đái buốt. Do có tác dụng giải độc nên khi nấu canh chua với hải sản, thịt gia cầm, gia súc …, lá giang sẽ có thêm tác dụng làm giảm khả năng gây dị ứng từ các thực phẩm này.

Khi nêm nếm canh chua lá giang nên nấu cho lá giang ra hết vị chua, rồi hãy nêm nếm, nếu nêm sớm lá giang sẽ ra thêm nhiều vị chua, nên việc nêm nếm lúc trước sẽ không còn chuẩn, canh sẽ dễ bị chua quá gắt, thiếu vị chua ngọt tự nhiên. Đặc biệt khi nấu những món canh chua cũng như món canh chua gà nấu lá giang nên chọn các loại nồi như inox, tráng men không rỉ thay vì nồi nhôm. Vì nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc.

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Ai Ăn Cũng “Ghiền”

Trong những ngày hè hay thời tiết nóng bức, nấu món lẩu gà lá giang đãi cả nhà thì còn gì hấp dẫn hơn. Với sự thơm ngon, ngọt thanh của thịt gà cùng hương vị chua chua đặc trưng của lá giang chắc chắn sẽ giúp kích thích vị giác để các thành viên nhà bạn có một bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn vô cùng.

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang

Thịt gà: 1 con (khoảng 1,5kg)

Lá giang tươi: 300g

Bún tươi: 1kg ( có thể thay thế bằng phở, bún khô, mì tôm tùy sở thích của mọi người).

Hành, tỏi, gừng, ngò, sả, ớt trái.

Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu bột, dầu ăn…

Các loại rau nhúng lẩu ăn kèm như: bắp chuối, rau muống, rau cải cúc, rau đắng… tùy loại bạn thích.

Một số nguyên liệu chính cho món lẩu gà lá giang

Cách nấu lẩu gà lá giang

Hầu hết gà được bán ngoài chợ đều đã làm sạch lông, do đó khi mua, bạn nên chọn những con có da màu vàng nhạt, mỏng, mịn, đàn hồi cao. Thịt nhìn tươi, không có mùi hôi hay vết bầm tím. Bạn cũng cần dùng tay ấn vào mình gà, lườn gà hoặc đùi để kiểm tra, nếu thấy thịt săn chắc, đàn hồi là gà ngon.

Gà bị tiêm thuốc nước thịt sẽ bị nhão, trơn, biến dạng và phù nề, bạn không nên chọn loại gà này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà: sau khi làm thịt, đem rửa lại với nước, dùng muối trộn với gừng giã nhuyễn, đem chà xát lên mình gà cho hết mùi hôi rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó, chặt gà thành từng miếng to, không nên chặt nhỏ vì khi nấu lẩu, gà sẽ bị co vụn nát. Tiếp tục ướp thịt gà với hỗn hợp gồm: 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu. Ướp khoảng 20 – 30 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt gà.

Lá giang: bạn chọn những lá xanh tươi, không bị sâu héo, đem rửa sạch, để cho ráo nước.

Sả: bóc đi lớp vỏ cứng, rửa sạch, đập dập.

Gừng: 1 củ

Hành, tỏi khô: bóc vỏ, rửa sạch, thái dọc, bằm nhuyễn.

Ớt: rửa sạch, cắt bỏ cuống, xắt lát.

Ngò: nhặt bỏ lá vàng úa, rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.

Các loại rau ăn kèm lẩu: nhặt lấy lá tươi ngon, loại bỏ đoạn già, dập, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15-20 phút sau đó vớt ra rổ cho ráo rồi xếp vào rổ hay đĩa.

Rửa sạch rau sống ăn lẩu và xếp lên đĩa

Cách nấu lẩu

Bước 1 :

Bắc chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn đun sôi, cho 1/2 chỗ tỏi bằm nhuyễn vào phi thơm. Khi tỏi thơm, vàng, cho ra bát để riêng. Tiếp tục cho thêm 1 thìa dầu ăn, đun sôi dầu rồi cho hành khô, tỏi bằm còn lại vào phi thơm. Sau đó cho gà đã ướp gia vị vào xào săn lại.

Bước 2:

Bắc nồi lên bếp, thêm 1,5 lít nước, sả đập dập vào đun sôi. Khi nước sôi trút phần gà đã xào ở trên vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 3:

Khi gà chín mềm, vớt sạch bọt, cho lá giang vào đảo đều. Khi nước sôi trở lại, tắt bếp, cho ra nồi lẩu, nêm thêm 1 thìa nước mắm, phần tỏi đã phi thơm, ớt xắt trước đó vào và gia giảm lại một lần nữa cho vừa khẩu vị là được. Nên vò nát lá giang trước khi cho vào nồi lẩu và dùng khoảng 1/2 chỗ lá giang, phần còn lại có thể cho cùng các loại rau khi nhúng lẩu để tránh món lẩu bị chua.