Top 11 # Xem Nhiều Nhất Rau Ăn Lẩu Thập Cẩm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Lẩu Thập Cẩm Có Những Gì? Các Loại Rau Ăn Lẩu Thập Cẩm Ngon

Lẩu thập cẩm là món ăn rất phổ biến của nhiều người trong thời tiết se lạnh. Nhưng bạn có biết lẩu thập cẩm gồm những gì ? Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc chế biến nồi lẩu thì ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn và liệt kê ra cho bạn những nguyên liệu để bạn có thể nấu được nồi lẩu thập cẩm ngon và đầy đủ

Nhắc đến lẩu thì có rất nhiều món lẩu nổi tiếng như lẩu gà, lảu thái, lẩu hải sản, lẩu ếch,… mỗi loại đều mang những nét hương vị khác nhau chua, cay, mặn, ngọt,…

Nhưng có người thích ăn lẩu gà có thêm thịt bò, hoặc lẩu hải sản có thêm thịt lợn, để đáp ứng những nhu cầu ấy thì đó là món lẩu thập cẩm. Vậy để có một nồi lẩu thập cẩm đầy đủ và những thứ bạn thích thì cần có những nguyên liệu như sau:

1. Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm có những gì?

1.1 Nguyên liệu chính nấu lẩu thập cẩm

Lẩu thập cẩm rất đa dạng và phong phú được chế biến từ nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại lẩu thập cẩm mà mọi người hay sử dụng nhất và dễ ăn nhất đó là :

Loại thứ nhất thường thì sử dụng nguyên liệu chính là thịt gà, thịt bò hoặc có thêm lòng lợn, tim heo

Loại lẩu thập cẩm thứ hai là nấu lẩu hải sản thập cẩm gồm các nguyên liệu chính như ( mực, ngao, tôm,…) ví dụ như mực ống kết hợp với tôm, ngao và dạ dày,…

Thường thì mọi người thích chọn loại thứ nhất vì các nguyên liệu dễ ăn, hợp lí về giá cả và đảm bảo sức khỏe. Còn loại thứ 2 thì nếu như ai dị ứng với hải sản thì không thể ăn được mà giá thành thì rất cao.

Chọn được nguyên liệu chính thì bạn hãy nhớ phần nước dùng cũng quan trọng nó quyết định 50% đến độ ngon của nồi lẩu. Muốn lẩu ngon thì nồi nước dùng phải ngọt và đậm đà

Nếu bạn chọn nguyên liệu chính là thịt gà thì bạn có thể sử dụng xương gà hầm trong khoảng 2-3 tiếng để có được nồi nước dùng ngọt rồi thêm hành, sả, cà chua và các loại gia vị khác để nấu cho ngon

Nếu không thì bạn có thể chọn xương lợn (xương ống hoặc xương sườn) để hầm lấy nước dùng.Bạn nhớ không nên chặt xương nhỏ quá làm phần nước có cấn và khi ăn vụn xương.

Như vậy là xong phần chọn nguyên liệu chính cho nồi lẩu thập cẩm. Bạn cũng đã biết lẩu thập cẩm gồm những gì rồi phải không nào? Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm đậu phụ trắng, váng đậu, khoai môn, cà rốt, hành tây, ngô bao tử với mục đích làm cho nước lẩu được ngọt và giàu dinh dưỡng hơn.

Hướng dẫn nấu lẩu thập cẩm đơn giản tại nhà

1.2 Các loại rau ăn lẩu thập cẩm

Nói đến lẩu thì có rất nhiều các loại để ăn kèm tùy vào sở thích của mỗi người.Về các loại rau để ăn lẩu thập cẩm thường không có gì khác so với các loại lẩu khác gần như là giống nhau với các loại lẩu như lẩu cua, lẩu ếch, lẩu thái… Bạn có thể chọn bất kỳ loại rau nào mà bạn yêu thích

Một số loại rau phổ biến được dùng khi ăn lẩu đó là rau cải, rau muống, rau ngải cứu, rau cần, bắp cải, hoa chuối…

Nếu nhà bạn trồng được các loại rau này thì rất tốt vì sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm mà không lo về sự độc hại của thuốc trừ sâu mà người ta vẫn sử dụng.

Ngoài ra bạn nên mua thêm các loại củ quả khác như: cà chua, ngô ngọt, khoai sọ, khoai lang, khoai tây,… cho nồi nước thêm ngọt.

Nguyên liệu rau ăn lẩu thập cẩm đúng bài nhất cho chị em – https://trangvangnongnghiep.net/nguyen-lieu-rau-an-lau-thap-cam-dung-bai-nhat-cho-chi-em.html

1.3 Về gia vị nấu lẩu thập cẩm

Gia vị là thành phần không thể thiếu được vì chúng luôn có sẵn trong căn bếp của gia đình bạn . Một số gia vị dùng ăn lẩu :

Một số loại nguyên liệu khác có thể bạn dùng hoặc không dùng ví dụ như sả, me, nghệ… tùy vào khẩu vị của mỗi người mà bạn lựa chọn. Lẩu thập cẩm thường có vị chua ngọt hơi cay cay phù hợp trong thời tiết se lạnh quây quần bên gia đình sẽ mang lại cho bạn cảm giác ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc.

Với các nguyên liệu được liệt kê ở bên trên, hy vọng chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Lẩu thập cẩm gồm những gì? của các bạn. Bạn có thể thêm hoặc bớt những nguyên liệu trong danh sách này tùy vào thói quen, sở thích cũng như mỗi vùng miền.

Nếu bạn muốn có được hướng dẫn nấu một nồi lẩu thập cẩm hoàn chỉnh hơn thì bạn có thể tham khảo bài viết 2 cách nấu lẩu thập cẩm thơm ngon bất ngờ.

Everything You Need to Know to Master Hot Pot ( 1)

Cách Làm Lẩu Cháo Thập Cẩm

Gạo: Chọn loại gạo dẻo, hạt trắng. Vo gạo thật sạch, nhặt bỏ những vỏ chấu còn xót lại. Nếu có thời gian thì nên ngâm qua nước từ 1-2 giờ đồng hồ để khi nấu cháo sẽ mềm và tơi hơn.

Thịt ngan: Hòa muối và giấm với nhau bằng một lượng vừa đủ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần sau đó rửa lại bằng nước sạch. Lọc bỏ xương và thái mỏng phần thịt.

Xương lợn: Trần qua để bớt mùi hôi sau đó cho vào ninh nhừ lấy nước hầm.

Thịt bò: Chuẩn bị 1 bát rượu trắng, ngâm ngập miếng thịt bò trong rượu 15 phút. Sau đó, xả sạch lại dưới nước lạnh để thịt bớt mùi hôi và thái miếng vừa ăn.

Lòng: Bóp sạch lòng bằng muối ăn nhiều lần (có thể dùng giấm, mẻ) sau đó thái miếng. Nếu ăn gan thì nên ngâm qua sữa tươi để loại bỏ độc tố.

Các loại rau ăn lẩu: Nấm hương ngâm vào nước cho mềm; các loại rau còn lại đem rửa sạch và để cho ráo nước.

Các bước nấu lẩu cháo thập cẩm bao gồm:

Bước 2: Cho gạo đã chuẩn bị vào ninh nhừ. Thời gian ninh từ 30 – 40 phút để hạt kịp chín tới mà không bị nở.

Bước 3: Mở vung, thả vào nồi một chút vỏ quýt hoặc vỏ cam và nêm nếm gia vị nước mắm, mì chính, hạt nêm, nước nghệ, hạt tiêu, nhiều hành khô, nấm hương cho vừa ăn.

Bước 4: Cho đồ nhúng vào và thưởng thức.

Mẹo giúp bạn nấu lẩu cháo thập cẩm thêm phần thơm ngon

Nấu cháo không bị trào

Điều quan trọng nhất giúp nấu cháo không bị trào chính là cần phải chú ý đến thời điểm cho cháo vào nồi. Bạn không nên cho gạo vào lúc nước đã sôi. Nhiệt độ nồi cháo từ 50- 60 ⁰C là lúc thích hợp nhất để bạn đưa gạo vào nồi. Ngoài ra, nên dùng thìa, đũa, muỗng đặt vào nồi khi ninh thì cháo sẽ không trào ra ngoài.

Hãy dùng lửa lớn để đun cháo đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa liu diu để nồi cháo được chín đều. Chỉ một chút sơ sẩy bạn có thể làm cháo bị dính nồi.

Quấy đều cháo

Nhiều người nghĩ mục đích quấy đều cháo chỉ là hạn chế việc cháo bị dính nồi nhưng mục đích thực sự của việc quấy đều chính là giúp hạt gạo keo lại, từng hạt gạo trông no tròn, dẻo. Khi đổ gạo vào nước bạn nên quấy vài vòng rồi mới được đậy nắp để hạt gạo không bị dính vào nhau. Ngoài ra khi ninh nhỏ lửa bạn cũng nên khuấy cháo thật đều đến khi sệt lại thì ngừng.

Gợi ý những món lẩu cháo NÊN THỬ vào mùa đông

Lẩu cháo lòng

Nội tạng không phải loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhưng thỉnh thoảng chế biến một món độc đáo để ăn lai dai thì lại khiến nhiều người thích thú. Ngoài lòng xào dưa, lòng rán,… thì lòng trần cháo là món ăn khá mới mẻ và được mọi người ưa chuộng.

Để nấu được nồi lẩu cháo lòng thì không khác gì cách làm lẩu cháo thập cẩm, chỉ khác một điểm duy nhất là món lẩu này cho thêm tiết để tạo màu hấp dẫn. Thực phẩm nhúng gồm có lòng non, gan, dạ dày, tim, cật, dồi… ăn kèm với rau tía tô, hành lá, hành củ, rau cải… rất hợp vị.

Lẩu cháo cá

Lẩu cháo cá là món ăn nhiều dinh dưỡng, mới lạ và phù hợp để thay đổi khẩu vị cho gia đình. Mặc dù cháo cá sẽ có mùi tanh nhưng nếu xử lý tốt, nó lại trở thành hương vị khó quên trong bữa ăn của bạn. Chỉ cần trong quá trình sơ chế và ướp cá cho vào 1 chút rượu trắng thì các sẽ bớt đi mùi tanh nồng khó chịu.

Lẩu cháo hải sản này thường ăn kèm với hành khô, gừng, nấm hương, nấm rơm, cà chua, măng củ đun cùng cháo khoảng 5 – 10 phút rất hợp vị. Khi ăn nên nhúng thêm vào các loại rau vừa đơn giản lại vừa ngon.

Lẩu cháo chim bồ câu với cháo nấu nhuyễn thơm, kết hợp cùng rau cải, nấm… tạo nên hương vị thật khó cưỡng lại nếu ai chưa thử một lần. Chim bồ câu trước giờ đã là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Khi chế biến lẩu cháo chím bồ câu thì người già, trẻ nhỏ đều có thể ăn được.

Muốn có một món lẩu cháo chim ngon cũng phải chọn bồ câu da vàng, chọn gạo tám mới, và vặt lông sống thì món ăn mới có hương vị ngon, giàu dưỡng chất nhất. Cầu kỳ hơn các món lẩu cháo khác, lẩu cháo nhúng chim bồ câu cần phải lọc thịt, xào thịt rồi mới cho vào ninh để món ăn đậm vị.

-Nguyễn Loan-

Lẩu Thập Cẩm: 2 Cách Nấu Món Lẩu Thập Cẩm Ngon Ngất Ngây Ngày Lạnh

Trong các món lẩu ngon và phổ biến, lẩu thập cẩm luôn được nhắc đến đầu tiên vì dễ làm, thông dụng. Chính vì thế, đặc điểm của món lẩu thập cẩm là giàu chất dinh dưỡng, đa dạng nguồn thực phẩm và không kén người ăn.

Cách 1: Nấu lẩu thập cẩm với thịt gà

Bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau :

1,5 kilôgam gà ta

Nửa cân tôm

Ngao 5 lạng

Thịt bò 2 lạng

Vài bìa đậu phụ

Rau, nấm tươi

Các loại gia vị thông thường như: ớt, sa tế, đường, sả và muối

Các loại rau xanh như: rau cần, ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua

Thêm bún và mỳ tôm để ăn và cuối bữa lẩu

Cách thực hiện

Sơ chế gà

Gà ta bạn làm sạch lông và mổ rồi sơ chế của lòng mề. Công việc này hiện nay bạn có thể yêu cầu các cửa hàng gà làm sẵn. Khi mang về bạn chỉ việc rửa và chà sát bằng muối hột cho bớt mùi hôi

Chúng ta sẽ chặt gà làm 2 phần: Phần xương và phần thịt. Phần xương dùng để ninh nước dùng. Phần thịt để ăn trong bữa lẩu.

Cho gà lên thớt, chặt cổ, cánh, chân, xương sống và xương bụng thành các miếng vừa ăn rồi cho vào trong nồi để ninh làm nước dùng.

Ở bước này bạn có thể cho thêm một nhánh gừng vào ninh cùng để dậy mùi thơm

Phần thịt còn lại thì các bạn chặt thành các miếng vừa ăn rồi cho vào bát ướp với gừng, xả, hạt tiêu, ớt, đường và bột nêm.

Với thịt bò, ngao, tôm

Thịt bò thái mỏng rồi ướp với gừng và gia vị.

Ngao để nguyên con, rửa sạch

Tôm bỏ râu, có thể lột vỏ hoặc để nguyên tùy sở thích của gia đình

Xếp mỗi loại ra 1 đĩa riêng để tiện khi nhúng ăn

Chuẩn bị rau

Rau rửa sạch và thái khúc rồi để riêng vào một rổ nhỏ. Nấm ngâm nước nóng cho mềm, cắt bỏ gốc và các phần đen. Rửa sạch, vớt ra bóp cho ráo nước.

Nấu nước lẩu thập cẩm

Cho xương gà đã chặt vào nồi cùng vài nhánh gừng và gia vị như muối, đường vào ninh từ 1 đến 2 tiếng.

Sau đó đập dập một chút hành khô cho vào chảo phi thơm với dầu ăn. Khi hành đã dậy mùi thơm thì cho cà chua thái lát mỏng vào. Cho thêm chút nước để đun, dùng muôi dập đều cho cà mua được nhuyễn để lấy màu rồi đồ vào nồi nước dùng.

Lúc này tùy độ cay các bạn có thể ăn mà cho thêm sa tế. Ngoài ra thêm có loại gia vị khác rồi nêm nếm cho vừa miệng

Vậy là bạn đã có nồi nước dùng cho món lẩu thập cẩm với thịt gà.

Cách 2: Nấu lầu thập cẩm với thịt bò, mực, tôm

Cụ thể chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau

1 lạng tôm

1 lạng thịt bò

1 lạng mực ống tươi

1 lạng tim lợn

Các loại nấm như: nấm rơm, nấm kim châm

100 gam rau tần ô

100 gam cải thảo

hành tây 50g

Bún tươi hoặc mì tôm

Hành tím, ớt, dầu ăn và các gia vị thông thường

Cách thực hiện

Sơ chế nấm rơm

Nấm rơm ngâm nước ấm, rửa sạch rồi cắt đôi

Cải thảo cắt khúc, hành tây cắt múi cau, rau tần ô rửa sạch, nấm kim châm để nguyên hoặc cắt đôi. Xếp riêng mỗi loại ra đĩa

Nấu nước lẩu

Hành khô các bạn đập dập rồi cho lên chảo, thêm một chút dầu và phi thơm. Khi hành đã dậy mùi thơm bạn cho thêm 2 lít nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi thì bạn cho hành tây và nấm rơm vào. Thêm chút gia vị bột canh, hạt tiêu khuấy đều

Cách làm lẩu thập cẩm này nồi nước dùng chỉ đơn giản như vậy. Sau đó cho nồi lên bếp điện rồi đun sôi và thưởng thức.

Khi ăn các bạn sẽ cho lần lượt tôm, thịt bò và mực vào. Đây là các loại hải sản ăn vừa chín tới sẽ ngọt nước. Cuối bữa có thể dùng thêm mì tôm và bún để món lẩu thập cẩm thêm trọn vẹn.

Chúc cả nhà ngon miệng với 2 cách nấu lẩu thập cẩm hấp dẫn này!

Cách nấu lẩu nấm ngon bổ rẻ

.yuzo_related_post .relatedthumb{background: !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover{background:#fcfcf4 !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .yuzo_text, .yuzo_related_post .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover .yuzo_text, .yuzo_related_post:hover .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a{color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a:hover{color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover a{ color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb{ margin: 0px 0px 0px 0px; padding: 5px 5px 5px 5px; }

Món Chay: Lẩu Chay Thập Cẩm

Tàu hủ ky trắng: xắt miếng bằng ngón tay, chiên với dầu cho hơi vàng. Bột khoai trắng: bẻ khúc vừa ăn, chiên với dầu ăn cho nổi. Nấm rơm: gọt cho trắng, rửa nước muối cho sạch, nấm to chẻ đôi. Củ cải trắng + củ cải đỏ: gọt rửa sạch, tỉa hoa lá tùy thích.

Nguyên liệu

1 lá tàu hủ ky trắng lớn.

100g bột khoai trắng.

200g nấm rơm búp.

1 củ cải trắng + 1 củ cải đỏ.

1 cây cần tàu.

2 trái dừa xiêm nhỏ.

200g củ sắn + 150g đậu que.

150g cải bắp (cải dúm).

150g bông cải.

5 tai nấm đông cô hoặc nấm hương.

2 miếng đậu hũ non to.

300g khoai tây lớn.

100g bột mì.

1 cây mì căn.

50g củ cải muối.

Tiêu, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước tương.

Cách làm món lẩu chay thập cẩm:

Chuẩn bị

Tàu hủ ky trắng: xắt miếng bằng ngón tay, chiên với dầu cho hơi vàng.

Bột khoai trắng: bẻ khúc vừa ăn, chiên với dầu ăn cho nổi.

Nấm rơm: gọt cho trắng, rửa nước muối cho sạch, nấm to chẻ đôi.

Củ cải trắng + củ cải đỏ: gọt rửa sạch, tỉa hoa lá tùy thích.

Rau cần: lấy cọng, cắt khúc dài độ 6cm, chẻ 2 đầu, ngâm nước cho nở, vớt ra, để ráo nước.

Củ sắn: gọt rửa sạch, xắt sợi.

Ðậu que: tước xơ, rửa sạch, cắt đôi

Bông cải: cắt bỏ phần già, xắt vừa miếng ăn, ngâm với nước có pha chút muối ( có sâu sẽ ra hết), rửa sạch, để ráo nước.

Nấm đông cô: ngâm nước, rửa sạch, cắt đôi

Ðậu hũ: Xắt miếng bằng ngón tay, chiên vàng

Khoai tây: rửa sạch, luộc chín, lột vỏ, xay nhuyễn. Trộn khoai tây + bột mì chung lại, nêm chút muối + tiêu + đường + bột ngọt cho vừa ăn, rưới thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, trộn lại cho đều, vò viên bằng ngón tay cái, luộc sơ cho bột chín, thế tôm bao quản

Mì căn: xắt vuông hình con cờ, chiên sơ với dầu ăn, thế thịt.

Củ cải muối: ngâm nước, rửa sạch, xắt mỏng, thế bào ngư.

Cải bắp (cải dúm): rửa sạch, xắt xéo vừa miếng ăn.

Nấu nước lèo: cho 1 lít nước lã vào soong, cho chút muối, bắc lên bếp nấu sôi, cho củ sắn + đậu que vào nấu mềm, lọc lấy nước lèo, cho nước lèo trở vào soong, bắc lên bếp nấu sôi, nêm chút nước tương + đường + tiêu + muối + bột ngọt cho vừa ăn, cho cải bắp + củ cải trắng + củ cải đỏ + bông cải vào luộc sơ, vớt ra để sẵn. Sau cùng cho nấm rơm + nấm đông cô + mì căn + nước dừa tươi vào nấu cho nước lèo được ngọt, nêm lại cho vừa ăn.

Nấu lẩu

Xếp tuần tự dưới đáy lẩu: cải bắp + tàu hủ ky + bột khoai + củ cải trắng + củ cải đỏ + rau cần + bông cải + đậu hũ + khoai tây (tôm bao quản) + củ cải muối, xếp thế nào trông đẹp là được, gần ăn chế hỗn hợp nước lèo vào lẩu cho vừa ngập hỗn hợp đã sắp, cho than hồng vào lẩu sẽ sôi sùng sục. Lẩu này dùng chung với bún hoặc với mì vắt trụng nước sôi, để ráo, chiên vàng.