Top 13 # Xem Nhiều Nhất Rau Câu Miền Trung Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Lịch Sử Của Món Rau Câu Và Sự Khác Nhau Ở Ba Miền Bắc Trung Nam

Rau câu là một món ăn nhẹ làm từ bột rau câu (hay bột agar) hoặc bột gelatin có bổ sung thêm mùi vị. Nó thường được tạo ra bằng cách nấu các loại bột này với nước, sau đó bổ sung với các nguyên phụ liệu khác. Đây là một món tráng miệng rất ngon và cực kì phổ biến không những ở Việt Nam mà trên cả thế giới.

Lịch sử hình thành

Tên gọi của rau câu (tiếng Anh là jelly) bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp là gelée nghĩa là đông tụ hoặc gel. Bởi vì được làm từ gelatin và agar, lịch sử phát triển của các loại gel này cũng đóng góp một phần quan trọng trong sự hình thành rau câu.

Gelatin đã được sử dụng từ thời cổ đại, được chiết xuất bằng cách đun sôi vụn da và xương động vật. Các món ăn đầu tiên từ gelatin xuất hiện từ đầu những năm 1400 thường là những món mặn, người ta dùng gelatin để bọc bên ngoài thịt, cá, đồ mặn như một cách bảo quản và ngăn chặn sự hư hỏng. Qua thời gian, gelatin dần được ưa chuộng hơn và được chế biến thành các món ngọt để tráng miệng như rau câu. Tuy nhiên, việc sản xuất gelatin vẫn là một quá trình tốn nhiều công sức, vì thế rau câu ở thời điểm đó chỉ được phục vụ trong giới quý tộc và thượng lưu. Cho đến năm 1682, nhà toán học người Pháp Denis Papin đã phát minh ra thiết bị phân hủy bằng hơi nước, tiền thân của động cơ hơi nước và nồi áp suất, việc chiết xuất gelatin mới được dễ dàng hơn. Vào năm 1845, Peter Cooper – một nhà sản xuất và chuyên gia về keo ở Mỹ đã được cấp bằng sáng chế cho gelatin dạng bột đầu tiên trên thế giới, giúp gelatin ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống.

Từ khi việc sản xuất gelatin trở nên phổ biến, thạch rau câu cũng phát triển đa dạng hơn. Món ăn này lần đầu tiên được ghi lại trong cuốn Nghệ thuật nấu ăn của Hannah Glasse vào thế kỷ 18. Nó cũng có mặt trong các cuốn sách dạy nấu ăn bán chạy nhất của các nhà văn thực phẩm người Anh như Eliza Acton và Isabella Beeton vào thế kỷ 19.

Trong khi các nước Châu Âu quen thuộc với rau câu làm từ gelatin động vật, thì ở các nước Châu Á lại sử dụng agar – agar nhiều hơn. Agar là một loại gelatin thực vật làm từ tảo biển và đã được sử dụng từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết Nhật Bản, agar có thể đã được phát hiện từ năm 1658 bởi Mino Tarōzaemon, một chủ quán trọ ở Kyoto. Ông đã để tokoroten ( một món ăn của Nhật làm từ nước rong biển) ở bên ngoài qua đêm khiến chúng bị đông cứng lại, mất nước và khô. Ông đã thử đun nóng chúng khiến chúng tan chảy, và khi nguội dần tạo thành một loại thạch trắng, trong suốt, không mùi vị. Sau này agar được sử dụng rất nhiều trong các món ăn Nhật Bản như anmitsu, mizu yokan, hoặc gulaman trong ẩm thực Philippines, hay kyauk kyauk của Myanmar, đặc biệt là các loại thạch trong trà sữa của Đài Loan.

Sự giống và khác nhau ở ba miền Bắc, Trung, Nam

Ở Việt Nam, món ăn này đã xuất hiện từ rất sớm và luôn là món tráng miệng được người dân ưa thích từ xưa đến nay. Điều thú vị rằng ở mỗi miền Bắc – Trung – Nam, mỗi miền điều có những tên gọi khác nhau.

Ở miền Bắc, người ta thường dùng tên “thạch rau câu” để phân biệt với “rau câu” (hay rau ngoi) là tên một loại tảo dùng để nấu thạch và làm thức ăn.

Người miền Nam chỉ đơn giản gọi bằng cái tên “rau câu” cho món thạch tráng miệng này.

Ở miền Trung, người ta gọi món ăn này với cái tên khá đặc biệt – đông sương. Còn có một món ăn vặt tương tự và khá phổ biến đó là xu xoa. Nó có dạng thạch giống với rau câu, được nấu trực tiếp từ rong biển và ăn cùng nước đường và gừng.

Tuy khác nhau về tên gọi và đặc trưng vùng miền, nhưng ở ba miền đều làm món ăn này từ bột rau câu và một số nguyên liệu khác như các loại trái cây, cà phê, lá dứa,…Các loại rau câu phổ biến hiện nay gồm rau câu nhiều tầng, rau câu dừa, rau câu cà phê, rau câu lá dứa, rau câu bánh flan,…

Là món ăn dân dã có thể xuất hiện ở những quán ăn vặt, quán vỉa hè, hoặc được phục vụ như một món tráng miệng ở tiệc cưới sang trọng. Rau câu có thể được đựng đơn giản trong ly nhựa, hoặc được tạo hình đặc biệt bằng nghệ thuật vẽ tranh 3D, 4D. Dù như thế nào, đây vẫn là một món ăn ngon, mát và tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, cách làm đơn giản và rẻ tiền, đặc biệt là không bao giờ bị “lỗi thời” trong nền ẩm thực ngày nay.

Nguyễn Trúc Quyên – Trương Khắc Huy

Cách Làm Bánh Trung Thu Rau Câu Bằng Bột Rau Câu Đơn Giản Nhất Với 3 Bước Tại Nhà

Cách làm bánh trung thu rau câu nghe có phần khá lạ lẫm và mới mẻ, nhất là đối với các bạn vẫn quen với kiểu bánh, vị bánh trung thu truyền thống. Tuy nhiên, kiểu bánh, cách làm bánh này đã rất quen thuộc với những tín đồ yêu thích sự sáng tạo cũng như các vị ngon mới lạ.

Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu gồm có

Những nguyên liệu chính cần có để bạn làm được những chiếc bánh trung thu rau câu sẽ bao gồm:

Bột thạch rau câu: 10 gram. Bạn có thể chọn loại bột thạch rau câu dẻo hoặc giòn tuỳ ý.

Bột trà xanh: 10 gram hoặc 2 thìa cafe.

Bột cafe: 2 gói bột cafe hoà tan hoặc 20 gram bột cafe xay nhịn.

Sữa tươi: 300 ml loại sữa tươi không đường

Sữa đặc: 300 ml

Khuôn làm bánh: 20 khuôn cỡ vừa

Đường phèn: 300 gram. Có thể thay đường phèn bằng đường cát tuỳ ý.

Muối ăn: 1/6 thìa cafe. Chọn loại muối bột hoặc đã xay thật mịn

Cách làm bánh trung thu rau câu đơn giản như sau

Công đoạn đầu tiên khi muốn làm được những chiếc bánh trung thu rau câu đó là bạn cần phải nấu thạch rau câu cho thật chuẩn. Đầu tiên, bạn cho vào nồi khoảng 2 lít nước lọc.

Tiếp đến, bạn cho phần đường phèn đã chuẩn bị + muối bột vào chung. Đặt nồi nước đường lên bếp sau đó đun sôi từ từ cho đường tan hết. Sau khi đường vào muối đã tan, bạn chắt lấy nước và bỏ đi phần cặn lắng ở dưới đáy.

Hoà tan phần bột rau câu với khoảng 500 ml nước lọc sau cho bột tan đều, không bị vón cục. Thực hiện xong, bạn trút hỗn hợp rau câu này vào trong nồi nước đường phèn đã nấu trước đó và khuấy cho tan.

Tiếp tục đặt nồi rau câu lên bếp và đun nhỏ lửa. Vừa đun, bạn vừa khuấy nồi thạch rau câu sao cho bột thạch chín đều, không bị vón và không bị khê.

Sau khi nồi thạch đã chín, thạch trở lên lỏng và sánh thì bạn hạ lửa ở mức thấp nhất hoặc giữ cho nồi rau câu luôn được nóng. Nếu bạn để rau câu nguội, nó sẽ nhanh chóng bị đông lại và bạn sẽ rất khó thực hiện các công đoạn khác.

Cho phần bột cafe vào một chiếc ca lớn sau đó hoà tan với ½ chỗ sữa tươi đã chuẩn bị. Xong xuôi, bạn cho tiếp ½ phần sữa đặc vào khuấy kỹ để tạo thành hỗn hợp cafe sữa. Cuối cùng, bạn múc khoảng 500 ml thạch rau câu lỏng đã nấu vào và khuấy cho thật kỹ.

Xếp đều các khuôn bánh trên mặt bàn. Từ từ trút ½ phần thạch rau câu cafe này vào đáy các khuôn cho thật đều. Trút xong, bạn để cho lớp rau câu được đông tự nhiên. ½ thạch rau câu cafe còn lại, bạn giữ nóng và để đổ lớp thạch cuối cùng.

Tương tự như với lớp rau câu cafe, bạn cũng cho bột trà xanh vào một chiếc ca lớn sau đó cho sữa tươi + sữa đặc vào khuấy tan. Tiếp theo, bạn múc chừng 500 ml rau câu lỏng vào và trộn thật đều.

Sau khi lớp rau câu trà xanh đã se lại, bạn múc phần rau câu trong và trút lên phía trên. Tiếp tục chờ cho lớp rau câu này đặc lại, bạn trút phần rau câu cafe lên trên cùng rồi để hết các khuôn này vào trong ngăn mát tủ lạnh.

Sau khoảng 2 tiếng khi các lớp thạch rau câu đã đông đặc trong tủ lạnh, bạn lấy các khuôn ra và tách lấy phần bánh trung thu rau câu. Lúc này, bạn đã có được những chiếc bánh thật ngon rồi.

Cách làm bánh trung thu rau câu tuy có nhiều công đoạn nhưng tính tổng thời gian, bạn chỉ tốn chừng khoảng 30 phút. Món ăn này không chỉ đẹp mắt mà còn rất lạ miệng nên rất được các bạn nhỏ yêu thích.

Cách Làm Rau Câu Flan Cà Phê (Khuôn Bánh Trung Thu)

Món bánh cà phê – flan phô mai này mình thấy các bạn chia sẻ khá rầm rộ trong group “Món ngon nhà làm” (nhóm chia sẻ và trao đổi công thức, kinh nghiệm của bạn đọc SD). Vì được rất nhiều bạn khen nên mình cũng tò mò làm thử. Phần thạch rau câu cà phê thì đơn giản là nước cà phê nấu với bột rau câu thôi, còn phần flan làm cho mình nhớ tới món Purin – bánh flan hay kem caramel của Nhật mà mình từ lâu vẫn rất thích. Vị cà phê giòn với flan mềm, mịn, béo khá hợp nhau, đổ vào khuôn cũng đẹp nữa.

CÁCH LÀM RAU CÂU FLAN CÀ PHÊ

1 lít nước (4 cups water)

10 g bột rau câu agar (1.5 tbsp agar agar powder, NOT agar flake)

150 g đường (3/5 cup less 4 tsp caster sugar)

6 g bột cà phê tan (3 gói)

3 lòng đỏ trứng gà (loại to, 18 – 20 g/ lòng đỏ)

75 g sữa đặc có đường (1/4 cup condensed milk)

75 g kem phô-mai cream cheese (4 tbsp/ 2.6 oz. cream cheese)

75 ml kem tươi 30 – 35% béo (1/3 cup whipping cream)

150 ml sữa tươi không đường (2/3 cup milk)

Ghi chú:

– Bột cà phê tan có thể thay bằng 15 – 20 ml rất đậm đặc.

– Kem cream cheese có thể thay bằng 70 ml kem tươi. Nếu các bạn muốn vị của phần flan béo ngậy nữa thì có thể thay một phần sữa bằng lượng kem tươi hoặc cream cheese tương đương. Nhưng khi phần này càng nhiều béo thì khâu đun nấu càng nên cẩn thận vì sẽ dễ bị lợn cợn tạo vị bở trong flan sau khi đông.

– Nếu không có cả cream cheese lẫn kem tươi, có thể thay bằng 150 ml nước cốt dừa cho 2 loại nguyên liệu này.

– Có thể thay agar bằng 25 g gelatin lá hoặc bột nhưng rau câu sẽ không có vị giòn dẻo đặc trưng và cách làm cũng hơi khác một chút.

* Định lượng agar có thể thay đổi tuỳ theo loại mà bạn dùng. Nếu dùng các loại bột rau câu khác như bột jelly… thì nên xem trên bao gói để tính đủ lượng cần dùng cho khoảng 1.2 lít chất lỏng. Sau khi làm ra thành phẩm, nếu thấy rau câu hơi cứng thì lần sau nên giảm bớt chút bột agar. Ngược lại, nếu rau câu quá mềm và nhanh chảy nuớc thì tăng một chút agar.

TÓM TẮT CÁC BƯỚC

1. Pha bột rau câu với nước, để ngâm khoảng 1 giờ cho rau câu đông chắc và không bị chảy nước sau khi đông.

2. Chuẩn bị phần flan:

– Trộn đều lòng đỏ với sữa đặc.

– Cho vào một nồi nhỏ kem tươi, cream cheese, sữa tươi. Đun trên lửa vừa, quấy liên tục. Khi cream cheese tan hết và hỗn hợp ấm nóng thì bắc khỏi bếp. Không để hỗn hợp sôi.

– Từ từ đổ kem sữa ấm vào âu trứng, quấy đều cho hoà quyện. Lọc qua rây. Lưu ý: không đổ kem sữa quá nóng, sẽ dễ làm trứng bị chín, tạo lợn cợn trong hỗn hợp.

– Cho hỗn hợp vào nồi, đun lửa nhỏ, quấy liên tục. Khi hỗn hợp hơi sệt thì tắt bếp. Quá trình đun này cần canh lửa cẩn thận. Nếu nhiệt quá cao, trứng chín sẽ làm cho hỗn hợp bị lợn cợn và phần rau câu flan bị bở.

3. Đun phần nước pha rau câu trên lửa to, quấy đều. Khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ đun thêm 2 – 3 phút tới khi nước trong, rau câu tan hết hoàn toàn. Tắt bếp, cho 150 g đường vào hoà tan.

4. Lấy 360 ml nước rau câu, từ từ đổ vào hỗn hợp flan và quấy đều. Lưu ý: nếu nước rau câu quá nóng thì cần quấy cho nguội bớt rồi mới đổ vào flan, tránh đổ nước nóng sẽ làm trứng chín, gây lợn cợn và làm flan bị bở.

6. Đổ lần lượt từng lớp flan – cà phê – flan… vào khuôn tới khi đầy khuôn. Khi đổ lưu ý các điểm sau:

– Nên để khuôn vào tủ lạnh hoặc ngăn đá trước 1h. Khuôn lạnh, rau câu đông nhanh sẽ tiết kiệm được thời gian chờ.

– Căn giờ để lớp trước vừa đủ đông nhưng chưa cứng chắc thì đổ lớp tiếp theo. Lớp tiếp theo nên hơi ấm nóng một chút, sẽ dễ dính vào lớp trước hơn (các lớp không bị tách rời nhau sau khi đông).

– Dùng 1 loại thìa, đổ lượng tương đương nhau để có các lớp bằng nhau. Không xê dịch khuôn trong khi đổ flan.

– Ngoài cách đổ theo lớp này, các bạn cũng có thể đổ theo kiểu flan là nhân bánh, cà phê là vỏ bánh, giống như bánh rau câu nhân dừa trong sách “Nhật ký học làm bánh” tập 3.

* 3 bạn nhận được bột trà xanh là:

* Chủ nhân của gói sốt trà xanh 1 kg là bạn Thuý Chuyên” https://www.facebook.com/thuyson4ever?fref=ufi&rc=p

Một lần nữa xin chúc mừng các bạn ^.^

Cách Làm Bánh Trung Thu Rau Câu Vị Dứa Nhân Cà Phê

Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách làm bánh trung thu rau câu vị dứa nhân cà phê. Đây là một loại bánh ngon, từ hình dáng, màu sắc đến hương vị đều rất hấp dẫn. Cách làm món bánh này rất đơn giản, bạn không cần phải giỏi nấu nướng cũng có thể tự tay làm được một món bánh ngon. Trung thu cũng sắp đến rồi, bây giờ bạn còn chừng chừ gì mà không vào bếp làm ngay món bánh ngon này để cả nhà cùng thưởng thức nhỉ?

Hướng dẫn cách làm bánh trung thu rau câu vị dứa nhân cà phê

100ml nước ép lá dứa (bạn lấy lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn lọc lấy nước).

1 gói cà phê đen

50g bí đỏ

bột rau câu

100g đường

Khuôn bánh trung thu

1. Đầu tiên bạn làm nhân bánh. Bạn lấy một cái nồi cho sữa tươi, 2g bột rau câu, 20g đường vào khuấy đều cho đường và bột tan hết. Sau đó bạn cho thêm cà phê vào khuấy đều và bắt nồi lên bếp nấu sôi. Tiếp theo bạn đổ hỗn hợp thạch ra cốc tròn hay khuôn bánh flan có kích thước nhỏ hơn khuôn bánh trung thu. Bạn để cho thạch đông cứng rồi lấy ra để riêng.

2. Tiếp theo, bạn cắt bí đỏ thành những miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lấy khoảng 50ml nước. Bạn cho nước bí đỏ vào một cái nồi, thêm 2g bột rau câu và 20g đường khuấy đều rồi bắt lên bếp nấu sôi. Khi nước sôi bạn đổ hỗn hợp ra đầy 1/2 bát nhỏ, rồi cho nhân cà phê làm ở bước 1 vào giữa, sau đó bạn đổ thêm thạch bí đỏ vào cho ngập nhân cà phê.

3. Bây giờ, bạn lấy một cái nồi khác cho nước lá dứa vào, thêm 150ml nước lọc cùng với 60g bột thạch rau câu và phần đường còn lại vào khuấy đều, bắt lên bếp nấu sôi rồi tắt bếp.

4. Cuối cùng bạn lấy khuôn bánh trung thu và đổ hỗn hợp nước thạch lá dứa vào đầy 1/3 khuôn. Đợi cho thạch se mặt thì bạn cho nhân cà phê bí đỏ vào giữa, rồi đổ tiếp thạch dứa cho đầy khuôn bánh. Để cho thạch hơi nguội thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh một lúc cho thạch đông cứng và mát lạnh là có thể lấy ra thưởng thức rồi.

Wiki Cách Làm