Top 6 # Xem Nhiều Nhất Rau Câu Miền Trung Gọi Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Áo Thun Có Cổ Gọi Là Gì?Tiếng Anh/Trung Gọi Là Gì?

Tóm tắt:

Áo thun có cổ có tên gọi là gì?

– Áo thun có cổ trong tiếng anh gọi là gì?

Áo thun có cổ(cổ bẻ, cổ trụ) trong tiếng anh gọi là “Polo Shirt”. Đây là cụm từ dùng để chỉ những chiếc áo thun có cổ(cổ bẻ) để phân biệt với những chiếc áo thun cổ tròn(T-shirt).

– Áo thun có cổ trong tiếng Trung gọi là gì?

Khi mua hàng trên mạng hay tìm hiểu thông tin về mẫu áo thun có cổ này ở các nguồn tin tức ở Trung Quốc, rất nhiều bạn thắc mắc áo thun có cổ tiếng Trung gọi là gì? Áo thun có cổ(Polo Shirt) trong tiếng Trung là: T恤衫 xùshān

– Áo thun có cổ và áo thun cổ tròn có gì khác nhau?

Trước khi nói về điểm khác nhau giữa hai loại này, tôi xin nói sơ qua định nghĩa áo thun cổ tròn(T-shirt) là cụm từ dùng để chỉ những chiếc áo thun cổ tròn, không gài nút, ngắn tay hoặc dài tay, khác hẳng với áo sơ mi(shirt) hay áo khoác(Coat). Áo cổ tròn thường được mặc trong những dịp không trang trọng như mặc ở nhà, đi chơi, hội họp bạn bè, dạo phố…

Ngược lại, áo thun có cổ(Polo Shirt) tuy làm từ chất liệu vải thun nhưng có phần cổ áo may giống áo sơ mi rất lịch sự, trước cổ áo có gắn 2-3 nút áo, tay ngắn được bo viền rất đẹp. Áo thun cổ bẻ(Polo Shirt) có thể dùng thay thế áo sơ mi, đến những nơi trang trọng, hội nghị, đám tiệc…

Nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật nên áo thun có cổ được sử dụng phổ biến, rộng rãi để đi làm, đi chơi đều được. Hiện nay, có rất nhiều công ty, cơ quan, trường học chọn may áo thun có cổ làm đồng phục cho nhân viên sử dụng, bên cạnh những kiểu áo sơ mi, vest truyền thống.

Mẫu áo thun có cổ đẹp

Cái tên áo thun có cổ(Polo Shirt) được bắt nguồn từ bộ môn khúc cầu tại Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19, sau đó được René Lacoste(Chủ thương hiệu thời trang Lacoste nổi tiếng) thiết kế lại hoàn chỉnh hơn. Mẫu thiết kế áo có cổ ban đầu là có thể gấp lên dễ dàng và thoải mái trên sân tennis, giúp người chơi không bị cháy nắng phần cổ áo. Sau đó, áo thun có cổ dần được cải tiến và sử dụng phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.

Ban đầu áo thun có cổ(Polo Shirt) được sản xuất dành riêng cho nam giới, sau này không chỉ nam giới sử dụng mà còn rất phù hợp với nữ giới. Ngoài ra, rất nhiều công ty, doanh nghiệp chọn sử dụng áo thun có cổ làm đồng phục cho nhân viên công ty của mình.

Nguồn gốc áo thun có cổ(Polo Shirt)

Các sản phẩm áo thun có cổ(cổ bẻ) được may bằng rất nhiều loại vải khác nhau. Nhưng sử dụng phổ biến nhất là 2 loại vải: Pique cotton và Jersey cotton.

Chất liệu vải may áo thun có cổ

– Vải Pique cotton(Vải thun cá sấu): Đây là loại vải đã làm nên tên tuổi của thương hiệu Lacoste. Tại Việt Nam loại vải này được gọi với cái tên là “cá sấu, cá mập”. Đặc điểm nhận dạng loại vải này là mắt vải to, dày dặn, rất mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Điểm yếu của loại vải này là khó giữ dáng, dễ bị xù lông.

– Vải Jersey cotton: Đây là loại vải cotton dệt theo phương pháp canh kim. Bề mặt vải rất láng mịn nhờ kỹ thuật dệt 1 kim, có độ đàng hồi rất tốt. Ngoài vải cá sấu thì vải Jersey cotton được xem là lựa chọn hoàn hảo nhất cho những ngày hè nắng nóng này.

Rau Chân Vịt Còn Gọi Là Rau Gì, Làm Món Gì Ngon?

Rau chân vịt còn gọi là rau gì?

Loại rau này có tốt hay không?

Có thể hỗ trợ chữa được những bệnh gì?

Rau chân vịt là rau gì?

Theo Wikipedia thì rau chân vịt được gọi bằng tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae, tuy nhiên chắc hẳn chẳng ai quan tâm tới cái tên khoa học này. Tại Việt Nam rau chân vịt được gọi nhiều nhất với cái tên cải bó xôi, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau bina hay rau nhà chùa …

Nhìn sơ qua thì cải bó xôi hay rau chân vịt thường có lá xanh đậm, mọc chùm ở dưới gốc, cuống lá nhỏ. Thân của lá này khá giòn, tác động vào dễ dập gãy.

Đây là loài cây dân gian thường dùng để chữa bệnh, khoa học cũng đã chứng minh loại cây này hỗ trợ rất tốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Rau chân vịt có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo khoa học chứng mình thì trong cải bố xôi hay rau chân vịt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, cùng với đó là các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3.

Những chất dinh dưỡng trên chủ yếu có lợi cho tim mạch. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rau chân vịt sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.

Vậy theo đông Y dân gian thì sao? Rau chân vịt được giới đông y sử dụng trong việc bổ sung chức năng mắt, nhờ vào khả năng thanh nhiệt giải độc… Ngoài ra rau chân vịt còn thường được dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bênh như đái tháo đường, lở môi miệng, viêm bao tinh hoàn hay bệnh trĩ…

Ngoài ra, thì rau chân vịt còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như hạn chế béo phì, bảo vệ mắt, bảo vệ tim mạch, tăng cường xương chắc khỏe…

Với nhiều lợi ích như vậy, không khó hiểu khi cải bó xôi được sử dụng nhiều trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình người Việt. Tuy vậy trong rau chân vịt có một chất là axit Oxalic không tốt cho thận nên nếu ai bị sỏi thận thì nên tránh ăn loại rau này.

Một vài cách chế biến rau chân vịt

Rau chân vịt xào

Cách xào rau thì chắc khá dễ rồi, với công thức này, bạn sẽ có một chút sáng tạo hơn so với món xào thông thường nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có của cải bó xôi.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 bó rau chân vịt, các bạn sơ chế luôn bằng cách rửa sạch, tách từng lá rời và để ráo nước.

1 thìa canh tỏi băm

3 thìa canh dầu mè đen

1 thìa canh nước tương

1 thìa canh đường

Muối

Vừng trắng

Chế biến

Bước 1. Chuẩn bị chảo, mở lửa và cho hạt vừng vào rang, bạn đảo đều tay cho tới khi hạt vừng dậy mùi thơm thì trút hạt vừng ra riêng.

Bước 2. Tận dụng chảo đó, cho 2 thìa canh dầu mè vào, đun cho tới khi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi lên cho thơm. Khi tỏi có mùi thơm thì bạn cho rau vào, rắc thêm chút muối và xào cho tới khi rau chín thì hạ lửa liu riu.

Bước 3. Cho 1 thìa nước tương vào chung với 1 thìa đường, trộn đều rồi rưới đều lên rau. Tiếp tục cho 1 muỗng dầu mè còn lại và vừng rang vào, trộn đều tất cả lên, đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp là xong.

Sau khi hoàn thành, rau sẽ có màu xanh đẹp mắt và có hương thơm dậy mùi, ăn cùng cơm nóng cực kì ngon.

Rau chân vịt sốt bơ tỏi

Khác với món rau chân vịt xào, món sốt này chúng ta chế biến rau mềm hơn, nhiều nước hơn nhưng vẫn không kèm phần ngon miệng.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 bó rau chân vịt

Bơ mặn, bạn cứ ra tạp hóa hoặc siêu thị hỏi là có

Chanh tươi

Tỏi

Muối tinh

Chế biến

Bước 1. Rau chân vịt bạn rửa sạch sau đó cắt bỏ phần gốc, bỏ lá hỏng rồi cho ra rổ để ráo nước. Chanh bạn vắt lấy nước cốt, tỏi thì bóc vỏ rồi băm nhỏ.

Bước 2. Chuẩn bị chảo lớn, đầu tiên bạn đun nóng 2 thìa bơ trên chảo cho bơ chảy ra. Khi bở chảy thì bạn cho tỏi vào và phi lên cho thật thơm, tỏi đổi màu vàng đẹp mắt.

Bước 3. Bây giờ bạn cho rau chân vịt vào và đảo thật đều và nhanh tay để cho rau chín đều, khi rau mềm thì bạn cho 1 thìa nước cốt chanh và một ít muối tinh vào.

Bước 4. Đảo tiếp cho tới khi rau chân vịt quánh lại, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp là xong.

Tương tự như món trước, khi ăn bạn cũng trút ra đĩa, đổ phần nước xào lên trên và ăn khi còn nóng cùng với cơm là tuyệt nhất.

Với các cách chế biến cải bó xôi trên, hy vọng bạn đã có thể thoải mái sáng tạo thực đơn mà không phải băn khoăn cải bó xôi nấu với gì rồi phải không nào.

Rau Chân Vịt Còn Gọi Là Rau Gì ? Tác Dụng Của Rau Chân Vịt

Rau chân vịt còn gọi là rau gì?

Rau chân vịt, còn gọi là cải bó xôi, rau pố xôi, bố xôi, rau nhà chùa, bắp xôi, rau bina (danh pháp hai phần: Spinacia oleracea) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Rau chân vịt là loại rau tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn là một vị thuốc.

Trong đông y, rau chân vịt còn có nhiều tên gọi khác như móng lưng rồng, thạch bá chi, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, linh chi thảo… Rau chân vịt thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào.Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư.

Rau chân vịt ưa khí hậu mát lạnh, chịu được rét nhưng không chịu nóng. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C do đó rau chân vịt được trồng nhiều ở Đà Lạt. Rau chân vịt là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, bạn có thể chế biến rau chân vịt thành nhiều món ăn hay làm nước ép đều rất tốt.

Tác dụng của rau chân vịt

Điều hòa lượng glucose: Rau chân vịt cũng chứa kẽm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất insulin trong cơ thể, trực tiếp điều hòa lượng glucose. Kẽm cũng có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao nên nước ép rau chân vịt giúp giảm chứng táo bón mạn tính và các rối loạn tiêu hóa. Loại nước ép này cũng tốt cho người bị loét dạ dày, viêm đại tràng và cải thiện hệ miễn dịch.

Tốt cho mắt: Luteun là 1 loại carotenoid có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh thoái hóa điểm đen và đục thủy tinh thể ở người già, thường có trong các loại rau có màu xanh, đặc biệt là rau chân vịt, cải xoăn và bông cải xanh.

Tốt cho hệ thần kinh: Hàm lượng magie trong rau chân vịt đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ miễn dịch.

Tốt cho người bị mắc bệnh răng lợi: Rau chân vịt có tác dụng chữa một số bệnh về răng lợi như chảy máu lợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung rau chân vịt đẻ bù đắp lương vitamin C thiếu hụt.

Giúp xương chắc khỏe: Vitamin K rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Nó đảm nhận vai trò kích hoạt osteocalcin, một loại protein non- collagen chính trong xương. Osteocalcin neo chặt các phân tử calcium molecules trong xương . Nếu không đủ vtamin K1, thì lượng oteocalin sẽ không chính xác, và sự khoáng hóa xương sẽ bị suy yếu. Rau chân vịt không chỉ giàu vitamin K, mà còn chứa cả mage – một dưỡng chất tuyệt vời trong việc tạo xương.

Phòng ngừa ung thư: Cũng như vitamin C và E, carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh, tham gia tích cực vào việc khống chế sự phân chia của các tế bào gây ung thư. Theo các nhà khoa học thì cơ thể chúng ta chỉ có thể sống và phát triển được không chỉ với một, hai mà là rất nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó carotenoid tìm thấy trong rau bó xôi lại có khả năng phòng và ngừa ung thư.

Các món ngon từ rau chân vịt

Canh rau chân vịt nấu thịt

Đây là món ăn không quá cầu kỳ lại rất phù hợp cho những bạn muốn giảm cân.

Thịt nạc rửa sạch, băm nhuyễn và ướp tiêu, gia vị. Rau chân vịt nhặt bỏ lá sâu úa, rửa sạch để ráo nước. Nấm cắt chân, rửa sạch, thái mỏng.

Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho thịt băm vào. Khi thịt chín, cho rau chân vịt và nấm vào. Thêm chút hạt nêm vừa ăn. Sau đó trộn đều rau, nấm. Khoảng 3 – 4 phút thì tắt bếp.

Súp rau chân vịt

Là món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho bữa sáng hoặc làm món khai vị. Rau chân vịt, đậu Hà Lan rửa sạch và để ráo nước. Hành tây bóc vỏ rồi thái hạt lựu. Món súp này sẽ ngon hơn nếu được nấu từ dùng gà hoặc sườn non.

Sau khi đun sôi nước dùng, cho rau chân vịt và đậu Hà Lan vào. Thêm muối, gia vị, hạt nêm vừa ăn và ninh thật nhừ. Khi súp gần chín, bỏ hành tây và tỏi băm vào nồi. Cho chút bột năng vào nguấy đều để súp sánh. Tắt bếp, múc súp ra bát.

Rau chân vịt xào tỏi

Đây là món ăn dân dã, ngon miệng, lại không sợ béo phì. Xào rau chân vịt rất đơn giản và nhanh. Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc, để cho ráo nước. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Sau khi phi thơm tỏi, cho rau chân vịt vào xào cùng 1 thìa canh dầu hào, ½ thìa cà phê hạt nêm. Có thể cho thêm ớt nếu thích ăn cay.

Chú ý đảo nhanh tay cho rau chín đều. Khi rau chín và ngấm đều gia vị thì tắt bếp. Rau chân vịt xào tỏi ngon khi rau chín tới, không quá nát, giữ được màu xanh thẫm và thơm mùi tỏi, dầu hào.

Với bài viết: Rau chân vịt còn gọi là rau gì ? tác dụng của rau chân vịt hi vọng mang đến cho bạn những thông tin thú vị, cũng như kiến thức hữu ích để hiểu rõ hơn về loại rau giàu giá trị dinh dưỡng này.

Gà Tây Là Gà Gì? Tại Sao Lại Gọi Là Gà Tây?

by Minh Nguyệt on December 10, 2020

Có thể bạn đã ăn qua gà tây rất nhiều lần vào lễ Giáng sinh hoặc Tạ ơn. Tuy nhiên, bạn chưa chắc đã biết nguồn gốc và đặc điểm của giống gà này.

1. Gà tây là giống gà gì? Tại sao lại gọi là gà tây?

Gà tây là một trong những loài chim lớn, thường sống ở khu vực rừng hoặc cánh đồng ở vùng Bắc Mỹ. Có hai loài gà tây chính là: Gà tây hoang Bắc Mỹ và gà tây mắt đơn Trung Mỹ. Khi gà tây được người bản địa thuần hóa thì nó trở thành một loại gia cầm cho thịt, trứng được gọi là gà tây nhà.

Trong tiếng Việt, tên gọi gà tây bắt nguồn từ những người Pháp, Ấn Độ khi vào Việt Nam đã mang theo gà tây. Vì nó có nguồn gốc từ các nước phương tây nên gọi là gà tây để phân biệt với các giống gà bản địa.

Gà tây có thể bay như ngỗng trời hoặc thiên nga. Tuy nhiên, khi đã trải qua thuần hóa, chúng được cho ăn đầy đủ, không được hoạt động nhiều và ở trong môi trường nhỏ bé hơn nên thân hình trở nên nặng nề và bay được một đoạn ngắn. Gà tây rừng có màu lông chủ đạo là đen, tuy nhiên khi đã lai tạo có thêm màu trắng và lông bông.

Gà tây trống có cân nặng từ 7 – 8kg, có khi lên tới 12kg còn gà mái đạt 3 – 4kg. Tuổi trưởng thành của gà tây là 10 tháng tuổi, lúc này cân nặng đạt mức tiêu chuẩn, có những con mang trọng lượng lớn. Gà tây con khó nuôi nhưng nếu chăm sóc tốt từ 2 tháng tuổi trở lên chúng phát triển rất nhanh, ít bị bệnh.

2.Cách chế biến món ăn từ gà tây

Cách làm món gà tây nướng

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gà tây: 1 con

– Hành tây: 1 củ

– Chanh: 1 quả

– Tỏi: 3 nhánh

– Ngò: 1 bó nhỏ

– Các loại gia vị: Dầu ô liu, bơ, tiêu, muối, nước cốt chanh,…

Cách thực hiện món gà tây nướng

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gà tây sau khi mua về, bạn rửa qua và khử mùi hôi tanh bằng cách lấy một ít muối chà xát bên ngoài và trong của gà. Sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái múi cau.

Bạn cho hỗn hợp gia vị vào một cái bát gồm: 240gr bơ, 2 thìa dầu ô liu, 4 thìa nước cốt chanh, tỏi băm, ngò băm, 1 thìa café tiêu, 1 thìa muối và trộn đều.

Dùng một chiếc cọ hoặc sử dụng bao tay phết đều lớp gia vị lên toàn bộ da gà và 1 phần vào bên trong gà.

Hành tây, tỏi băm, ngò, chanh cắt thành 6 miếng. Nhét lần lượt từng nguyên liệu vào bên trong gà tây. Sau đó bạn dùng dây cố định chân và bụng của gà.

– Bước 2: Nướng gà tây

Lấy một chút dầu ô liu thoa lên lớp giấy bạc và đặt gà lên trên rồi cuộn tròn, bịt kín gà, cho vào lò nướng. Bạn nướng gà ở nhiệt độ 430 độ trong thời gian 20 phút.

Nướng khoảng 10 phút thì mỡ gà sẽ chảy ra. Bạn dùng thìa lấy phần mỡ gà rưới lên thân gà. Cách làm này sẽ giúp gà có màu đẹp và có độ bóng hấp dẫn. Sau khi làm xong thì gói giấy bạc lại.

Lúc này hãy giảm nhiệt độ xuống 350 độ và nướng trong khoảng 2h30. Khi gà chuyển sang màu nâu vàng giòn thì bạn lấy ra. Đặt gà lên một chiếc đĩa lớn và trang trí rau củ quả thêm phần bắt mắt.

Cách làm món gà tây xào sả ớt

Nguyên liệu chuẩn bị làm món gà tây xào sả ớt

– Gà tây: 500gr (Chọn phần thịt ức, đùi hoặc cánh)

– Sả: 3 nhánh

– Ớt chuông: 1 quả

– Hành lá: 3 nhánh

– Các loại gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu, lá chanh, dầu ăn,…

Cách thực hiện món gà tây xào sả ớt

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà tây sau khi mua về, bạn rửa sạch sẽ với muồi, gừng để khử mùi rồi rửa lại với nước sạch và để ráo nước. Chặt gà thành từng miếng mỏng vừa ăn. Bạn có thể lóc xương theo sở thích của mình.

Ớt rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hột, một phần thái múi cau còn một phần băm nhỏ.

Sả bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, cắt nhỏ.

Bạn cho thịt gà vào một cái tô lớn rồi cho sả băm, ớt băm, 1 thìa café nước mắm, 1 thìa café hạt nêm, ½ thìa café tiêu. Trộn đều thịt gà và hỗn hợp gia vị, ướp thịt trong khoảng 30 phút cho thật ngấm.

– Bước 2: Cách chế biến

Bạn bắc chảo lên bếp và đừng quên cho 2 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng bạn thả tỏi, hành khô đập dập vào phi đến khi vàng thơm. Tiếp đến bạn cho thịt gà đã ướp sẵn vào đảo đều đến khi thịt săn lại. Lúc này hãy vặn nhỏ lửa cho thịt chín.

Phần ớt và sả còn lại cho vào và đảo đều với thịt gà. Nêm nếm gia vị thêm một lần nữa cho vừa ăn. Khi nước cạn và thịt có màu vàng đẹp mắt thì bạn cho hành lá xắt nhỏ vào đảo đều. Tắt bếp và múc ra đĩa.

Bạn trang trí thêm một vài lát ớt tươi và lá mùi ở bên trên cho đẹp mắt. Thưởng thức hương vị béo ngon, dai ngọt của thịt gà tây, mùi thơm của sả, vị cay nhẹ của ớt chuông.

Cách làm gà tây xào lăn

Chuẩn bị nguyên liệu làm món gà tây xào lăn

– Đùi gà: 2 cái

– Sả: 2 cây

– Ớt sừng: 1 quả

– Mè trắng: ½ chén nhỏ

– Hành lá: 3 nhánh

– Các loại gia vị: Nước mắm, tiêu, dầu ăn, hạt nêm,…

Cách thực hiện món gà tây xào lăn

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà tây bạn rửa sạch và chặt thành từng miếng vừa ăn.

Ớt, sả, hành lá rửa sạch. Ớt thái nhỏ, hành lá xắt khúc, sả đập dập và thái mỏng.

Bạn ướp gà với hỗn hợp gia vị: 1 thìa café hạt nêm, 1 thìa café muối, ½ thìa café tiêu xay, hành tím băm nhỏ. Trộn đều hỗn hợp và ướp trong khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.

– Bước 2: Cách chế biến gà tây xào lăn

Bạn bắc chảo lên bếp và cho 2 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng thả hành tím, sả vào phi thơm chín vàng thì bạn cho gà đã ướp gia vị vào đảo đều.

Khi thịt gà săn lại bạn cho ớt thái mỏng vào đảo đều. Nêm nếm gia vị thêm một lần nữa cho vừa ăn. Đợi đến khi nước cô lại thì bạn cho hành lá xắt khúc vào và tắt bếp.

Trút thịt gà tây ra đĩa và rải mè trắng đã rang lên trên. Gà tây xào lăn thơm phức ăn kèm cơm trắng nóng hổi thật tuyệt vời.