Top 3 # Xem Nhiều Nhất Rau Câu Nuoc Dua Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

15 Phút Làm Rau Câu Dừa, Rau Câu Phô Mai Và Rau Câu Trái Cây Cực Đỉnh

1. Rau câu trái dừa

+ 3 trái dừa xiêm

+ 1 hũ nước cốt dừa (bạn có thể mua dừa bào về và tự vắt)

+ 1 gói bột rau câu dẻo (mua loại 25g/ gói)

+ 10gr đường kính trắng

+ 10ml sữa tươi

+ 1 ống vani

Cách làm rau câu dừa

– Bước 1: Chặt ngang khoảng 1/4 trái dừa và lấy nước. Dùng nước này hòa tan với ½ bát nước lọc và bột rau câu. Sau đó đun với lửa vừa trên bếp. Trong lúc đun nên dùng muỗng khuấy đều để bột rau câu không đóng váng.

– Bước 2: Chia đôi phần rau câu vừa nấu. Một nửa đem hòa với nước cốt dừa vắt được và đun sôi. Trong lúc đun, cho thêm sữa tươi và ½ chén nước lọc. Nửa rau câu còn lại tiếp tục đun và cho thêm ít vani tạo mùi hương.

– Bước 3: Sau khi trái dừa đã chặt thật khô ráo. Bạn giữ lại phần nắp của mỗi trái. Dùng rau câu nước dừa và vani rót vào mỗi trái dừa. Khi lớp này nguội và hơi se mặt, bạn rót tiếp phần rau câu nước cốt dừa lên trên mặt. Đợi toàn bộ nguội hẳn, bạn đậy nắp và cho vào tủ lạnh. Dùng rau câu trái dừa khi mát sẽ ngon hơn.

Lưu ý: trong lúc đợi lớp rau câu nước dừa và vani nguội, bạn nên tiếp tục nấu phần rau câu nước cốt dừa trên bếp thật nhỏ lửa và khuấy liên tục để rau câu không đóng lại. Thao tác thật nhanh để có phần rau câu đẹp mắt.

Yêu cầu thành phẩm: Rau câu trái dừa có vị thanh mát tự nhiên của nước dừa và vị béo ngậy của lớp rau câu nước cốt dừa trên mặt. Sự hài hòa giữa thanh và béo sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn vị tươi ngon của món ăn.

2. Rau câu phô mai

Nguyên liệu

+ Sữa tươi không đường: 200ml

+ Bột rau câu loại giòn hoặc dẻo: 25gr

+ Phô mai: 3 miếng (tương đương 30gr)

+ Siro vị dứa: 20ml

+ Đường kính trắng: 100gr

+ Khuôn làm đá

Cách làm rau câu phô mai

– Bước 1: Hòa tan bột rau câu trong 1 lít nước. Khi bột rau câu tan, đun trên bếp với ngọn lửa vừa và khuấy đều tay. Trong lúc sôi, cho thêm đường vào và tiếp tục khuấy đều thêm 3 phút.

– Bước 2: Cắt phô mai thành hạt lựu vừa ăn và cho vào từng khuôn.

– Bước 3: Chia đôi rau câu thành 2 phần: một để nguyên và một pha với 20ml siro dứa.

– Bước 4: Rót râu câu vào tất cả các khuôn đã có phô mai. Mỗi phần rau câu xanh, trong có được chỉ nên rót riêng, không trộn lẫn.

– Bước 5: Khi thấy bề mặt rau câu se lại và nguội hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng sau 3 tiếng.

Lưu ý: Bạn có thể thay thế vị siro dứa bằng tất cả những vị khác mà bạn thích như trà xanh, dâu, cam…

Yêu cầu thành phẩm: Rau câu trong có thể nhìn thấy lấp ló những miếng phô mai trắng lẩn trong thạch. Khi ăn, phô mai béo ngậy vỡ tan trong miệng hòa cùng âm thanh dai giòn rất thú vị của rau câu.

3. Rau câu trái cây

Nguyên liệu

+ Bột rau câu loại dẻo: 1 gói (25g)

+ 1 hũ nước cốt dừa

+ 300gr đường kính trắng

+ 1 trái dừa xiêm

+ Các loại trái cây: dâu, xoài, mít, nho…: mỗi loại 150gr

+ Khuôn làm đá hoặc khuôn dành riêng để làm rau câu

Cách làm rau câu trái cây

– Bước 1: Hòa tan bột rau câu với đường, nước dừa và 1 lít nước lọc.

– Bước 2: Đun nước rau câu đã hòa tan trên ngọn lửa vừa và khuấy đều liên tục cho đến khi sôi.

– Bước 3: Cho nước cốt dừa và nồi đang đun thêm khoảng 5 phút. Nếu thấy bọt nên vớt bỏ để rau câu thành phẩm được trong.

– Bước 4: Nạo dừa từ trái dừa đã bổ lấy nước và rắc vào đáy mỗi khuôn. Sau đó, xếp các miếng trái cây vào cùng. Nếu bạn muốn mỗi khuôn là hỗn hợp trái cây có thể cho mỗi loại một miếng. Nếu không, hãy để một khuôn mang một vị trái cây riêng.

– Bước 5: Rót rau câu vào mỗi khuôn đã xếp sợi dừa và trái cây.

– Bước 6: Đợi rau câu nguội và se mặt cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Yêu cầu thành phẩm: Rau câu ngọt vừa, thơm phức mùi trái cây và ngậy béo vị nước cốt dừa.

Với 3 cách làm rau câu rất được ưa chuộng này, bạn có thể lần lượt chinh phục trái tim yêu ẩm thực của mọi thành viên trong gia đình.

Theo YT

6 Cách Đổ Rau Câu Dẻo, Rau Câu Trái Cây, Rau Câu 3D Nhiều Tầng Nhiều Màu Đẹp Bằng Bột Rau Câu Đơn Giản Tại Nhà Chỉ 30P

Trong các thực đơn của những bữa tiệc thì món rau câu cũng rất thường hay xuất hiện. Cách đổ rau câu dẻo sao cho ngon và đẹp mắt thì không phải là điều đơn giản. Rau câu dẻo không chỉ ngon mà đôi lúc còn được trình bày rất công phu và bắt mắt khiến người ăn cảm thấy ngon miệng và làm cho cái kết của một bữa tiệc thêm phần trọn vẹn.

1. Cách chọn bột rau câu đúng nhu cầu đổ rau câu

2 loại bột rau phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất đó là bột rau câu giòn và bột rau câu dẻo. Nên chọn mua loại bột rau câu dạng bột vì nếu nấu một số lượng lớn rau câu đến như vậy thì dạng bột vẫn là tối ưu nhất bởi nhanh chóng hòa tan, dể khuấy và ước tính số lượng theo kinh nghiệm, đây cũng là loại phổ biến và dễ tìm thấy trên thị trường.

Cách tiết kiệm chi phí khi làm rau câu dẻo

Nên chọn mua gói lớn để tiết kiệm hơn nhiều. Ví như: 1 gói nhỏ bột agar-agar thì giá thường là 13.600 đồng/ 25g nhưng 50g thì giá là 25.000 đồng.

2. Các loại bột rau câu hiện nay trên thị trường

Trên thị trường có bán rất nhiều loại bột rau câu. Trong số đó trà trộn vào có hàng kém chất lượng, có hàng giả, … nhẹ thì có thể ảnh hưởng đến món ăn, nặng thì có thể ngộ độc, gây nguy hại cho sức khỏe. Những thương hiệu thường dùng nhất:

Đối với bột rau câu giòn là:

Bột rau câu agar-agar

Bột rau câu Việt Xô.

Còn đối với bột rau câu dẻo là:

Bột rau câu jelly Hoàng Yến

Bột rau câu con cá dẻo

Konnyaky jelly power.

3. Cách đổ rau câu dẻo bằng bột rau câu đơn giản tại nhà đãi tiệc

Tỷ lệ bột rau câu và nước: Tùy vào nhãn hiệu và tính chất của mỗi loại bột rau câu mà tỷ lệ giữa bột và nước có thể xê dịch đôi chút. Trên thực tế thì nó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rau câu làm ra.

Những hướng dẫn ghi trên mỗi gói bột rau câu đều là những tỷ lệ được ước tính theo thông dụng nhất và phổ biến nhất. Và dĩ nhiên là tỷ lệ ấy chỉ dùng để pha với nước.

Nếu bạn muốn thêm nguyên liệu vào món rau câu của bạn để trong hấp dẫn hơn như cà phê, trà, sữa tươi, nước cốt dừa hoặc sữa đặc thì tỷ lệ nước sẽ có phần thay đổi.

Ví dụ: Trên bào bì gói bột rau câu giòn 50g thì thường hướng dẫn pha với 2.5 lít nước lọc. Nhưng theo kinh nghiệm thực tế thì nếu giảm lượng nước xuống 1.5 lít thì các thợ nấu đám cho rằng rau câu làm ra sẽ giòn hơn. Nếu có thêm phụ liệu tạo màu và hương kể trên thì khi đun cũng không giảm dưới 1.5 lít nước/ 50g bột rau câu.

Cách nấu: Khác với cách nấu rau câu dẻo, rau câu giòn cần phải được ngâm trong nước lạnh cho nở nhiều rồi mới đun sôi và khuấy tan đều.

Tỷ lệ bột rau câu với nước: Chúng ta có thể áp dụng nhiều tỷ lệ bột rau câu với nước để tăng hoặc giảm độ dẻo của rau câu. Ví như: 10g bột câu dẻo có thể dùng 600-800ml nước hoặc 1 lít, 1.5 lít, 2 lít.

Nếu có nguyên liệu tạo màu như cà phê, nước cốt dừa, … thì tỷ lệ nước phải giảm lại. Phổ biến nhất là đun 2 gói bột rau câu(10g/ gói) với 3.5l nước lọc tỷ lệ còn lại dành cho chất tạo màu tự nhiên (khoảng 500ml).

Cách nấu: Không giống như rau câu giòn, đối với bột rau câu dẻo bạn nên đun sôi nước rồi mới từ từ rắc từng chút một bột rau câu vào nồi nước sôi, đồng thời tiến hành khuấy đều.

Cứ vừa rắc vừa khuấy cho đến khi hết gói bột rau câu thì vẫn không ngừng khuấy cho tan hẵn sau đó thêm đường vào khuấy tan là có thể cho ra khuôn. Chú ý đun sôi nước với lửa lớn, rắc và khuấy bột rau câu với lửa nhỏ, khi rắc hết thì tăng lửa to lên một chút và khuấy cho đến khi tan. Tránh mở lửa to, nước rau câu sẽ sôi nhiều bọt và dễ bị trào ra khỏi nồi.

4. Những lưu ý khi dổ rau câu tại nhà

4.1 Khi nấu rau câu tại nhà

Nên tốt nhất là đun cho rau câu tan hoàn toàn thì mới thêm các nguyên liệu như nước cốt dừa, cà phê, sữa tươi hoặc sữa đặc vào khuấy nhanh tay thì cho ra khuôn.

Tránh cho vào đun ngay từ đầu sẽ một là nước cốt dừa và 1 số nguyên liệu sẽ dễ bị tách ra, hai là ảnh hưởng đến hương vị của rau câu khi nhiều nguyên liệu được đun cùng trong thời gian dài.

Khi đổ rau câu nhiều lớp thì lưu ý đợi lớp thứ nhất đóng váng hơi cứng trên bề mặt rồi mới đổ tiếp lớp thứ 2. Tránh trường hợp chưa đóng váng hoặc đóng váng quá mỏng thì 2 lớp sẽ hòa vào nhau. Dĩ nhiên bên nào nhiều nguyên liệu hơn thì chắn chắn sẽ bị chìm xuống dưới.

Cũng tránh trường hợp cách làm rau câu tại nhà để rau câu lớp dưới đông lại hoàn toàn mới tiến hành đổ lớp thứ 2 thì thành phẩm làm ra dễ bị tách rời mặt trên dưới, làm mất đi ý nghĩa rau câu nhiều lớp. Khi đỗ lớp sau lên lớp trước thì nên nhẹ nhàng và khéo léo một chút, có thể áp dụng dụng cụ chuyên biệt để nhỏ vào một 1 lớp mỏng lên trên trước rồi mới đổ vào hoàn toàn vào.

4.3 Chọn khuôn rau câu thích hợp

Việc lựa chọn khuôn rau câu cũng rất quan trọng. Nếu các tiệc lớn vài trăm phần ăn trở lên thì khuôn rau câu một là nên dùng các ly nhựa nhỏ có thể 1 bàn 10 ly, hai là nên dùng 1 khuôn tròn, đường kính khoảng 20-30 cm, cao khoảng 3-4 cm, dễ cắt làm 10 phần đều nhau.

4.4 Nên nấu từng mẻ nhỏ và vừa

Khi bạn bận một việc khác hoặc trong lúc đang khuấy hay cho ra khuôn gặp sự cố va chạm ngoài ý muốn thì có thể hỏng cả 1 nồi rau câu rất tốn kém đấy. Đối với rau câu nhiều lớp thì việc chia nhỏ ra nấu sẽ lợi hơn nhiều.

Dù mình không có kinh nghiệm nấu 1 nồi to, nhưng nhiều nồi nhỏ và vừa, tuy có mất chút thời gian như thành quả chắc chắn sẽ ngon như bạn vẫn thường làm đấy! Hãy tự tin lên nào! Hi vọng những kinh nghiệm về cách đổ rau câu đãi tiệc tại nhà này sẽ giúp các bạn có thể thực hiện cách làm rau câu dẻo tại nhà giòn, ngon thành công.

B. Cách làm rau câu thạch đen từ lá thạch, lá sương sáo đơn giản tại nhà

Cách làm thạch đen có thể được làm từ bột thạch đen, song món thạch đen ngon nhất thì lại luôn được làm từ những chiếc lá thạch (hay còn gọi là lá găng). Món thạch đen làm từ lá thạch không chỉ cho bạn khối thạch màu đen đẹp tự nhiên mà vỏ thạch luôn được mịn cũng như vị thạch giòn ngon. Để làm món thạch đen này, bạn thực hiện như sau.

Chuẩn bị nguyên liệu làm thạch đen

Lá thạch đen bạn có thể dùng loại lá thạch tươi hoặc lá thạch khô. Thông thường nếu bạn có thể mua hoặc hái trực tiếp loại lá này (thường mọc ở rừng) thì bạn có thể sử dụng lá tươi. Trường hợp bạn phải mua vận chuyển đường dài thì có thể chọn loại lá thạch khô để làm.

Bạn có thể chọn loại bột thạch rau câu dẻo hoặc giòn. Ở nhiều địa phương, khi người dân làm món thạch đen này thường dùng bột gạo nếp xay (khoảng 10 gram) để thay thế cho bột rau câu.

Bạn cũng có thể áp dụng nguyên liệu này vào để làm thạch. Ngoài ra, cũng có một cách nữa là sử dụng tới nước vôi trong để nấu, tuy nhiên cách làm này thường không phổ biến và ít được khuyến khích.

Đường kính: Giúp cho vị thạch được ngọt tự nhiên. Chuẩn bị khoảng 200 gram đường kính trắng.

Tinh dầu hoa: Tinh dầu hoa để làm món thạch này thường là tinh dầu hoa bưởi hoặc tinh dầu hoa nhài. Bạn chuẩn bị khoảng 5 – 7 ml tinh dầu hoa (vài giọt).

Cách làm thạch đen bằng lá thạch tại nhà như sau

Có hai cách để bạn có thể lấy nước lá thạch đen khi làm thạch. Cụ thể hai cách này sẽ như sau:

Cách 1: Rửa sạch lá thạch đen rồi cho vào nồi cùng 1,5 lít nước. Đặt nồi lên bếp, vặn to lửa cho tới khi nồi nước sôi thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục ninh nồi nước lá cho tới khi lá nhừ (khoảng 15 phút) thì bạn tắt bếp và chờ nồi nước lá nguội.

Sau khi nước đã nguội và chỉ còn hơi âm ấp, bạn mang bao tay và vò kỹ lá để lá ra hết nước. Dùng rây hoặc vải lọc để lọc nước rồi bỏ bã. Cách nấu chín lá như thế này có thể hơi mất thời gian ban đầu song món thạch thu được sẽ là ngon nhất.

Cách 2: Rửa sạch lá thạch rồi cho vò kỹ với 1 lít nước. Khi vò, bạn chú ý vò đều và mạnh tay để lá tiết được hết các “chất thạch”. Vò xong, bạn cũng dùng vải hoặc rây lọc để lọc lấy nước lá thạch sau đó bỏ bã. Xong xuôi, bạn cho phần nước lá này vào nồi rồi đặt lên bếp đun sôi.

Trộn đều phần bột rau câu với đường (hoặc bột nếp với đường). Trong lúc chờ trộn bột, bạn đặt lại nồi nước lá thạch lên bếp đun cho sôi.

Nồi nước sôi, bạn cho phần bột đã trộn vào khuấy đều. Quấy đều tay cho tới khi nồi thạch sôi trở lại thì bạn vớt bọt để thạch được mịn ngon hơn.

Hạ nhỏ lửa, ủ phần thạch này trên bếp khoảng 10 phút thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp, bạn cho phần tinh dầu hoa đã chuẩn bị lúc đầu vào khuấy đều rồi để thạch nguội tự nhiên. Sau khi thạch nguội, bạn dùng dao xắt nhỏ và thưởng thức.

Thạch đen sau khi làm xong, bạn có thể kết hợp thưởng thức cùng với nước đậu nành, tào phớ hoặc các món chè. Thạch đen từ lá thạch là món ăn rất mát và lành, thích hợp để giải nhiệt cho mùa hè.

C. Cách đổ rau câu thạch hoa quả, trái cây trong suốt đẹp mắt tại nhà

Nguyên liệu làm thạch hoa quả gồm có

Bột thạch rau câu: Chọn loại bột thạch rau câu dẻo. Chuẩn bị 1 gói bột.

Cách đổ rau câu trái cây làm thạch hoa quả ngon như sau

Nước cốt dừa: Bạn có thể tự làm nước cốt dừa hoặc mua loại đóng lọ sẵn. Chuẩn bị 100 ml nước cốt dừa.

Đường cát: 300 gram đường cát trắng

Dừa xiêm: Chọn quả dừa cỡ vừa, không cần quá to. Chuẩn bị 1 quả dừa xiêm

Hoa quả: Chuẩn bị cam, thanh long, xoài, dưa hấu…. tuỳ sở thích của bạn.

Cho bột rau câu và đường cát vào trong một chiếc bát sạch. Tiếp theo, bạn dùng đũa và thìa trộn đều hỗn hợp này.

Cho hỗn hợp bột rau câu và đường đã trộn vào trong nồi rồi rót vào đó 1 lít nước lọc sạch. Dùng đũa khuấy cho thật tan để đảm bảo bột không bị vón cục. Tiếp đến, bạn cho phần nước dão dừa xiêm vào và cũng khuấy đều.

Bắc nồi nước bột thạch rau câu lên bếp và đun với mức lửa nhỏ, đun từ từ. Khi nước bắt đầu sôi, bạn cho phần nước cốt dừa vào khuấy chung và tiếp tục đun sôi trở lại. Vớt bọt để món thạch được trong và ngon hơn rồi tắt bếp.

Phần hoa quả đã chuẩn bị, bạn đem xắt nhỏ thành các miếng vuôn hoặc theo hình thù bạn thích.

Đầu tiên, bạn dùng một chiếc muôi nhỏ múc 1 lượng thạch rau câu vừa phải và đổ vào khuôn làm thạch. Tiếp đến, bạn xếp phần hoa quả lên trên rồi tiếp tục múc phần nước thạch để phủ lên trên cùng. Làm lần lượt cho đến khi hết các nguyên liệu. Cuối cùng, bạn cho thạch vào ngăn mát tủ lạnh chừng 30 phút cho thạch hoa quả đông lại là được.

Cách làm rau câu thạch hoa quả nhiều tầng

Để làm thạch hoa quả nhiều tầng thì bạn cũng thực hiện tương tự như thạch hoa quả 1 tầng. Điểm khác nhau ở đây là khi xếp các lớp hoa quả đan xen lớp thạch thì thay vì bạn thực hiện 1 lần với 1 lớp thì bạn sẽ làm nhiều lần hơn.

Nạo sợi từ quả dừa xiêm đã vắt nước trước đó để tạo bề mặt trang trí cho món thạch. Tiếp đến, bạn cho phần sợi dừa này vào đáy khuôn.

Múc một lượng nhỏ nước thạch rau câu phủ lên trên lớp dừa. Phủ xong, bạn xếp lớp hoa quả thái mỏng lên trên. Lưu ý là với thạch nhiều tầng thì bạn cần thái lát mỏng hoa quả để món thạch được đẹp và không bị quá dày.

Sau khi xếp xong lớp hoa quả, bạn lại tiếp túc múc nước thạch đổ vào khuôn rồi lại xếp hoa quả tương tự. Làm như vậy cho đến khi đổ đầy khuôn thạch. Cuối cùng, bạn cũng cho phần thạch này vào ngăn mát tủ lạnh và chờ cho đến khi thạch đông cứng lại.

Đối với món thạch hoa quả thì ở bước xếp hoa quả lên lớp thạch chính là lúc bạn có thể sáng tạo để làm ra những hình thù bắt mắt, hấp dẫn. Bởi thế cho nên, công đoạn này rất cần sự khéo léo, tỉ mỉ.

Sau khi thạch hoa quả đã được tạo, bạn có thể dùng thìa để ăn trực tiếp hoặc dùng dao xắt thành những miếng nhỏ. Thạch hoa quả sau khi xắt nhỏ có thể cho vào các món chè hoặc trà sữa hay thậm chí là đặt lên bánh sinh nhật đều rất ngon.

D. Cách đổ rau câu nhiều màu, nhiều tầng nhiều lớp đẹp mắt

Nguyên liệu đổ rau câu nhiều tầng Hướng dẫn cách đổ rau câu ngon nhiều màu

Rau câu là món ăn khoái khẩu với rất nhiều người, nhất là đối với trẻ em. Không những thế rau câu còn được chế biến với nhiều màu sắc khác nhau, điều ấy không chỉ làm kích thích thị giác mà nó còn làm cho vị giác của bạn phải phải thổn thức.

– Bước 1: Hòa 50ml nước lọc với 250ml nước sôi rồi đổ bột gelatin vào, khuấy tan

– Bước 2: Đổ một gói bột thạch dâu vào hỗn hợp trên, khuấy đều đến khi nước có màu đỏ đẹp. Nếu bột thạch không tan hết, bạn có thể cho lên bếp đun với lửa nhỏ vài phút cho tới khi bột tan hoàn toàn là được.

– Bước 4: Đổ dung dịch thạch dâu vào khay thủy tinh. Độ dày của lớp thạch sẽ tùy thuộc vào kích thước của khay. Sau đó để nguồi rồi cho khay vào tủ lạnh cho thạch đông lại

– Bước 5: Hòa 2 gói bột gelatin với 125ml nước lạnh. Sau đó hòa 1 lon sữa đặc với 250ml nước sôi. Đổ hỗn hợp gelatin vào bát sữa pha ở bước 4, cho thêm 125ml nước sôi nữa rồi khuấy đều cho bột tan hết

– Bước 6: Lấy khay thạch trong tủ lạnh ra, đổ lớp thạch sữa lên trên lớp thạch dâu đã đông lại. Các bạn chú ý rót nhẹ tay để thạch không bị nổi bọt và nhớ căn ke cho hai lớp thạch có độ dày bằng nhau (Đây là lý do vì sao mình dùng khay thủy tinh để dễ dàng so sánh độ dày các lớp thạch). Chờ cho dung dịch thạch nguội, cất khay vào tủ lạnh

– Bước 7: Lặp lại các bước từ 1-3 để làm thạch dâu cho thạch chanh màu xanh rồi rót lên lớp thạch sữa ở bước 5.

– Bước 8: Làm tương tự cho phần nguyên liệu còn lại, nhớ xen kẽ các màu thạch đỏ, trắng, xanh đến khi thạch đầy miệng khay rồi cất lại trong tủ khoảng 2 tiếng cho thạch đông hoàn toàn.

Nguyên liệu

E. Cách làm thạch chè Singapore ngon đúng chuẩn siêu dễ

Phần nguyên liệu cho thạch sữa đậu nành: 500ml sữa đậu nành, 2 muỗng canh đường cát trắng, 1 muỗng cà phê bột rau câu.

Phần nguyên liệu thạch xanh: 1/2 chén nhỏ bột năng, 300ml nước lọc, 1 bó nhỏ lá dứa, hoặc có thể dùng vài giọt tinh dầu lá dứa, 1 muỗng canh bột năng khô.

Phần nguyên liệu thạch hồng: 1/2 chén nhỏ bột năng, 300ml nước lọc ,1 vài giọt tinh dầu thực phẩm hoa hồng.

Phần nước đường: 1 nắm nhỏ lá dứa, 600ml nước lọc, 100g đường cát trắng.

Cách làm thạch chè Singapore

Phần nước cốt dừa: 1 hộp nước cốt dừa vắt sẵn, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường cát.

Trái cây kết hợp ăn cùng tùy sở thích, bạn có thể dùng mít, xoài chín, dưa hấu, nhãn xuồng, hoặc nếu vào mùa bạn cũng có thể kết hợp cùng quả vải thiều.

– Bước 1: Bạn cho sữa đậu nành vẫn còn ấm ấm vào một cái nồi, thêm đường cát trắng, bột rau câu rồi đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho đường tan hết, để cho hỗn hợp sôi nhẹ thì tắt bếp, cho lại ra tô thủy tinh sạch, để cho nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh để nhanh đông cứng hẳn.

– Bước 2: Lá dứa rửa sạch cắt nhỏ, cho vào máy sinh tố, thêm khoảng 50ml nước lọc, xay nhuyễn hẳn, dùng ray lọc lấy phần nước xanh, bỏ đi bã. Phần nước lá dứa sau khi lọc, thêm vào 300ml nước lọc, cho lên bếp đun sôi mạnh.

– Bước 3: Phần bột năng bạn cho ra thau sạch, và từ từ cho phần nước lá dứa vừa xay được ở bước 2 vào thau bột, tiếp tục dùng muỗng trộn đều, hỗn hợp bột lúc này vãn còn hơi rời rạc và rất ấm.

– Bước 4: Sau đó bạn dùng tay nhồi hỗn hợp bột thành một khối bột dẻo đồng nhất, không còn dính tay. Tùy theo độ hút nước của tùy loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước thêm vào cho phù hợp, từ từ cho nước và nhồi mạnh tay đến khi thành hỗn hợp bột dẻo mịn, nặng tay.

Chuẩn bị phần thạch hồng, bạn thực hiện tương tự như phần thạch xanh.

– Bước 5: Rắt một ít bột năng khô lên mâm hoặc thớt sạch, dùng thanh cán khối bột dài ra, rồi dùng dao cắt thành những sợi nhỏ.

Công thức cho phần nước đường: lá dứa rửa sạch, bó gọn lại thành từng bó nhỏ. Cho lá dứa vừa bó vào nồi, thêm đường cát, nước lọc đun sôi, thử độ ngọt vừa khẩu vị.

Thực hiện phần nước cốt dừa: nước cốt dừa vắt sẵn, muối, đường, cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp đun sôi nhẹ dùng muỗng khuấy đều để đường tan, nhấc ra khỏi bếp chờ nguội.

Cuối cùng chuẩn bị phần thạch sữa sau khi đã đông thì lấy ra cắt thành những sợi nhỏ. Mít dùng tay xé sợi, dưa hấu cắt nhỏ dạng hạt lựu, vải, nhãn bóc bỏ vỏ, loại bỏ hạt.

Khi thưởng thức, bạn thêm ít đá bào, múc một ít thạch xanh, một ít thạch hồng, cùng ít thạch trắng, vài miếng trái cây mỗi thứ một ít, thêm lên trên ít nước đường, 2 muỗng nước cốt dừa, nên dùng lạnh. Thế là bạn đã hoàn thành cách làm thạch chè Singapore cực hấp dẫn.

F. Cách làm thạch sữa chua rau câu siro nho, dâu, cam bằng bột rau câu dẻo

Chuẩn bị nguyên liệu làm thạch sữa chua gồm có

Như chúng ta cũng biết, món thạch sữa chua là một trong những món thạch không chỉ vừa ngon, vừa mát, vừa có thể giải nhiệt trong những ngày nắng nóng mà thạch sữa chua còn là một trong những món giúp các chị em có một nàn da đẹp mịn màng hơn nữa đó.

Sữa chua: 2 hộp.

Siro nho, dâu, cam… :15 ml.

Đường kính: 200 gram.

Bột rau câu dẻo: 10 gram.

Các nguyên liệu cần có để làm món thạch sữa chua sẽ bao gồm:

Trộn đều bột rau câu với đường. Trộn xong, bạn bắc một nồi nước lên bếp và đun cho sôi. Khi nước đã sôi, bạn cho phần bột rau câu này vào khuấy kỹ cho tới khi thạch rau câu trong sánh lại là được.

Chưa vội tắt bếp mà hạ lửa ở mức nhỏ nhất để đảm bảo vẫn giữ thạch nóng. Múc phần thạch trong này ra các khay khác nhau (tuỳ theo bạn đã chuẩn bị bao nhiêu loại siro). Múc xong, bạn nhanh chóng cho phần siro vào các khay thạch rồi khuấy đều để tạo màu. Cuối cùng, bạn chờ cho phần thạch siro màu nguội bớt thì cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh.

Sau khoảng 30 phút, bạn lấy thạch ra ngoài và xắt thành những miếng nhỏ. Múc các loại thạch màu này vào trong cùng một chiếc ly/bát sau đó cho thêm đá bào vào thạch. Cuối cùng, bạn cho phần sữa chua lên trên, trộn đều là bạn có thể thưởng thức món thạch sữa chua mát lạnh mùa hè rồi.

Như vậy là các bạn đã vừa cùng với kênh cẩm nang phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn ngon Massageishealthy tìm hiểu xong cách làm thạch sữa chua ngon tuyệt để cả gia đình cùng thưởng thức để giải nhiệt rồi đó. Đặc biệt là món kem sữa chua này giúp cho các chị em phụ nữ có một làn da đẹp nếu như thưởng thức mỗi ngày đó.

Cách Nấu Rau Câu Dừa? Nấu Rau Câu Dừa Phải Làm Sao?

Cách nấu rau câu dừa? Nấu rau câu dừa phải làm sao? Nên lựa chọn nguyên liệu ra sao, dừa phải là dừa gì ? Mua thì mua bột rau câu gì ?

Cách nấu rau câu dừa ngon tuyệt

Những trái dừa non mới mở, nước dừa bên trong mát lạnh mà không cần bảo quản trong tủ lạnh, nhìn trong veo, uống có vị ngọt. Thạch dừa thích hợp nhất để làm thạch dừa không chỉ tăng thêm hương vị mà còn tốt cho sức khỏe. Thạch dừa được làm đậm đà thơm mùi dừa, ngon đến mức bạn không thể ngừng sau khi cắn 1 miếng

Tách đôi quả dừa, đổ hết nước dừa và cân lượng theo yêu cầu.

Gelatin được làm mềm bằng nước đá.

Đổ nước dừa vào nồi, thêm sữa, nước cốt dừa, đường, sữa đặc, đun nhỏ lửa đến khi ấm.

Cho các lát gelatin đã ngâm vào, khuấy cho tan.

Để chất lỏng đã khuấy nguội một chút rồi đổ vào hộp đựng dừa.

Giữ trong tủ lạnh từ 6 giờ trở lên cho đến khi đông kết.

Thêm quả việt quất, ngũ cốc, vụn dừa và kẹo dẻo, và trang trí với bánh quy.

Lời khuyên / Gelatine /

Viên gelatine được sử dụng trong công thức, ngâm chúng vào nước đá và sử dụng. Nếu dùng bột gelatin thì trước khi sử dụng cần ngâm nước lạnh, tỷ lệ bột gelatine là 1: 3 (ví dụ: 5g bột gelatin thì khuấy với 15g nước)

Ngâm tóc. Bột gelatin khi cho vào nước trước rồi mới đến bột, để bột không dễ bị kết tụ.

Hỗn hợp nước cốt dừa, nước dừa và sữa không cần đun đến khi sôi, chỉ cần đun ấm là được, nếu nhiệt độ quá nóng làm viên gelatin tan chảy sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông tụ của viên gelatin.

/ Dừa /

Dừa được làm bằng dừa non, phần cơm dừa nạo và có thể ăn được bằng cách đào, vỏ mỏng hơn và có thể mở ở nhà.

Lượng nước dừa trong những trái dừa non là khác nhau, nếu nước dừa không đủ trong công thức, bạn có thể dùng nước uống để bổ sung lượng thiếu.

Nên dùng nước cốt dừa đặc để nước cốt dừa có mùi thơm dừa đầy đặn hơn.

Giá trị dinh dưỡng của cơm dừa

Nước cốt dừa và cơm dừa chứa nhiều protein, fructose, glucose, sucrose, chất béo, vitamin B1, vitamin E, vitamin C, kali, canxi, magie, v.v. Cùi dừa trắng như ngọc, thơm, giòn, nước cốt dừa ngọt mát. Thịt dừa và nước cốt dừa là loại trái cây ngon cho mọi lứa tuổi. Trong 100 gam dừa, năng lượng lên tới hơn 900 kilojoules, chất đạm 4 gam, chất béo 12 gam, chất xơ 4 gam, ngoài ra còn có nhiều loại nguyên tố vi lượng, và hàm lượng chất bột đường cũng rất phong phú.

Chắc chắn bạn chưa xem:

Dừa có vị ngọt, tính bình, đi vào kinh lạc dạ dày, lá lách, ruột già. Cùi có tác dụng bổ khí cường tráng, bổ khí, trừ gió, trừ săng, diệt côn trùng. Tẩy giun cho trẻ em và bệnh giun bằng gừng; nước dừa có tác dụng dưỡng tâm, thanh nhiệt, giải khát, chủ yếu trị khát do nhiệt, tiêu khát do cơ thể không đủ dịch, dầu gáo dừa trị hắc lào, trị lang ben.

Combo Mua 2, Tặng 2: Rau Câu Sơn Thủy + Rau Câu Kem Bơ (Tặng Rau Câu Vẽ Chân Dung + Bánh Bò Thốt Nốt )

Chẳng hiểu là duyên hay là “khiếu” như người đời vẫn nói, tôi nấu đông sương rất thuần thục. Thời đó, chỉ có khuôn nhựa in hoa sẵn bên trong, chưa có nhiều mẫu mã đa dạng như bây giờ. Vậy mà tôi pha màu rất sinh động theo mẫu khuôn có sẵn, lúc đó màu thường làm bằng rau củ hoặc siro. Điều đặc biệt là đông sương tôi làm mịn màng lắm, không bao giờ bị tách lớp. Bây giờ, tôi hay nói vui với học viên, chắc do tổ nghiệp thương nên phù hộ.

Mười sáu tuổi, tôi bước sâu hơn vào thế giới bột bơ đường sữa. tôi được đi học bánh kem ở trường nghề. Sau đó mọi thứ dang dở khi tôi thi vào trường sư phạm.

Nhưng niềm đam mê ẩm thực – bánh trái chưa bao giờ tắt trong tôi. Một ngày nọ, mạng xa hội đã đưa tôi đến với thế giới bánh với đa chủng loại, được gặp gỡ và quen biết nhiều người. Tôi đã gặp cô- một phụ nữ xinh đẹp và làm rau câu khá bắt mắt. Qua bàn tay khéo léo của cô, tôi đã được biết đến món bánh mang tên “Rau câu sơn thủy”. Tôi mê lắm, xin được theo cô để lĩnh giáo nhưng cô đã khước từ. Sự khước từ đó làm tôi chới với, nhưng trong họa có phúc!

Tôi không để mình chìm đắm trong tuyệt vọng. Tôi lên Google tìm kiếm, nhưng chẳng ai cho tôi một câu trả lời thỏa đáng. Rồi vận may đã đến khi tôi được nhận rất nhiều đơn hàng của khách sỉ mỗi ngày. Tôi say sưa với rau câu, café, nước dừa và lá dứa, cũng cố gắng làm rau câu sơn thủy theo cách riêng của tôi. Hàng ngàn chiếc bánh đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.

Một buổi sáng đẹp trời, tôi nhận được tin nhắn của một bạn gái dễ thương ở Đà lạt: “Chị ơi, em sắp đi nước ngoài, em muốn mang theo chiếc bánh rau câu của chị sang đó, chị có thể dạy cho em làm rau câu không ? “. Một người bạn của tôi bảo rằng: “Em đừng truyền nghề cho ai, em hãy giữ lấy mà mưu sinh”. Nhưng chồng tôi thì bảo: “Em nghiên cứu được món bánh ngon như vậy cũng nên lưu truyền cho hậu thế”. Và tôi đã quyết định truyền nghề.

Tôi Không nghĩ rằng số người theo dõi và đăng ký học lại nhiều đến thế. Và chính trong những lớp học đó, những tác phẩm rau câu sơn thủy của tôi đã được thăng hoa.

Điều độc đáo nhất là mỗi tác phẩm cũng chỉ là duy nhất, tuyệt đối không bao giờ xuất hiện lần thứ hai trong cuộc đời!

Rau câu sơn thủy ma mị, liêu trai, như những bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Đó là sự hòa quyện vô cùng tinh tế giữa vị béo của cốt dừa, vị ngọt thanh thao của đường phèn, vị đắng và mùi thơm nồng nàn của café, lẫn trong hương quê dịu dàng của lá dứa, cộng hưởng cùng độ giòn sần sật của rau câu. Rau câu sơn thủy thơm ngon bổ dưỡng, mang đậm tâm hồn Việt, khiến ai đi xa cũng nhớ về”.

*************************** 16 tuổi, chị bước sâu hơn vào thế giới bánh. 2 năm sau chị thi đỗ Sư phạm. Hiện tại, chị Lan Nghi vẫn là một cô giáo trên bục giảng và là một chuyên gia trong làng bánh thạch, đặc biệt là rau câu sơn thủy. Học viên của chị đã lên đến hơn 10.000 người ở khắp nơi trong và ngoài nước.