Top 4 # Xem Nhiều Nhất Rau Chạy Làm Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rau Chân Vịt Còn Gọi Là Rau Gì, Làm Món Gì Ngon?

Rau chân vịt còn gọi là rau gì?

Loại rau này có tốt hay không?

Có thể hỗ trợ chữa được những bệnh gì?

Rau chân vịt là rau gì?

Theo Wikipedia thì rau chân vịt được gọi bằng tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae, tuy nhiên chắc hẳn chẳng ai quan tâm tới cái tên khoa học này. Tại Việt Nam rau chân vịt được gọi nhiều nhất với cái tên cải bó xôi, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau bina hay rau nhà chùa …

Nhìn sơ qua thì cải bó xôi hay rau chân vịt thường có lá xanh đậm, mọc chùm ở dưới gốc, cuống lá nhỏ. Thân của lá này khá giòn, tác động vào dễ dập gãy.

Đây là loài cây dân gian thường dùng để chữa bệnh, khoa học cũng đã chứng minh loại cây này hỗ trợ rất tốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Rau chân vịt có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo khoa học chứng mình thì trong cải bố xôi hay rau chân vịt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, cùng với đó là các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3.

Những chất dinh dưỡng trên chủ yếu có lợi cho tim mạch. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rau chân vịt sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.

Vậy theo đông Y dân gian thì sao? Rau chân vịt được giới đông y sử dụng trong việc bổ sung chức năng mắt, nhờ vào khả năng thanh nhiệt giải độc… Ngoài ra rau chân vịt còn thường được dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bênh như đái tháo đường, lở môi miệng, viêm bao tinh hoàn hay bệnh trĩ…

Ngoài ra, thì rau chân vịt còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như hạn chế béo phì, bảo vệ mắt, bảo vệ tim mạch, tăng cường xương chắc khỏe…

Với nhiều lợi ích như vậy, không khó hiểu khi cải bó xôi được sử dụng nhiều trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình người Việt. Tuy vậy trong rau chân vịt có một chất là axit Oxalic không tốt cho thận nên nếu ai bị sỏi thận thì nên tránh ăn loại rau này.

Một vài cách chế biến rau chân vịt

Rau chân vịt xào

Cách xào rau thì chắc khá dễ rồi, với công thức này, bạn sẽ có một chút sáng tạo hơn so với món xào thông thường nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có của cải bó xôi.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 bó rau chân vịt, các bạn sơ chế luôn bằng cách rửa sạch, tách từng lá rời và để ráo nước.

1 thìa canh tỏi băm

3 thìa canh dầu mè đen

1 thìa canh nước tương

1 thìa canh đường

Muối

Vừng trắng

Chế biến

Bước 1. Chuẩn bị chảo, mở lửa và cho hạt vừng vào rang, bạn đảo đều tay cho tới khi hạt vừng dậy mùi thơm thì trút hạt vừng ra riêng.

Bước 2. Tận dụng chảo đó, cho 2 thìa canh dầu mè vào, đun cho tới khi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi lên cho thơm. Khi tỏi có mùi thơm thì bạn cho rau vào, rắc thêm chút muối và xào cho tới khi rau chín thì hạ lửa liu riu.

Bước 3. Cho 1 thìa nước tương vào chung với 1 thìa đường, trộn đều rồi rưới đều lên rau. Tiếp tục cho 1 muỗng dầu mè còn lại và vừng rang vào, trộn đều tất cả lên, đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp là xong.

Sau khi hoàn thành, rau sẽ có màu xanh đẹp mắt và có hương thơm dậy mùi, ăn cùng cơm nóng cực kì ngon.

Rau chân vịt sốt bơ tỏi

Khác với món rau chân vịt xào, món sốt này chúng ta chế biến rau mềm hơn, nhiều nước hơn nhưng vẫn không kèm phần ngon miệng.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 bó rau chân vịt

Bơ mặn, bạn cứ ra tạp hóa hoặc siêu thị hỏi là có

Chanh tươi

Tỏi

Muối tinh

Chế biến

Bước 1. Rau chân vịt bạn rửa sạch sau đó cắt bỏ phần gốc, bỏ lá hỏng rồi cho ra rổ để ráo nước. Chanh bạn vắt lấy nước cốt, tỏi thì bóc vỏ rồi băm nhỏ.

Bước 2. Chuẩn bị chảo lớn, đầu tiên bạn đun nóng 2 thìa bơ trên chảo cho bơ chảy ra. Khi bở chảy thì bạn cho tỏi vào và phi lên cho thật thơm, tỏi đổi màu vàng đẹp mắt.

Bước 3. Bây giờ bạn cho rau chân vịt vào và đảo thật đều và nhanh tay để cho rau chín đều, khi rau mềm thì bạn cho 1 thìa nước cốt chanh và một ít muối tinh vào.

Bước 4. Đảo tiếp cho tới khi rau chân vịt quánh lại, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp là xong.

Tương tự như món trước, khi ăn bạn cũng trút ra đĩa, đổ phần nước xào lên trên và ăn khi còn nóng cùng với cơm là tuyệt nhất.

Với các cách chế biến cải bó xôi trên, hy vọng bạn đã có thể thoải mái sáng tạo thực đơn mà không phải băn khoăn cải bó xôi nấu với gì rồi phải không nào.

Rau Bina Là Rau Gì? Rau Bina Nấu Món Gì Ngon Và Có Lợi Cho Sức Khỏe

Rau chân vịt có nguồn gốc từ vùng Trung Á hay Tây Nam Á. Với tên gọi là Spinach, khi xuất hiện tại Việt Nam, chúng được phiên âm thành rau Bina. Chúng thuộc họ Dền, được người dần trồng để ăn nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào đem lại. Rau chân vịt còn được xem là một loại thảo dược. Với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. Rau bina đặc điểm dinh dưỡng

Rau bina từng được xuất hiện trong seri phim Thủy thủ Popeye. Với những cảnh biến hình thành anh hùng cơ bắp nhờ ăn rau chân vịt. Đến đây bạn hẳn đã hiểu rau chân vịt dinh dưỡng dồi dào như nào phải không.

Cải bó xôi chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E, K, … với những công dụng tuyệt vời. Bạn có thể kể đến các tác dụng như tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa từ các loại vitamin trên. Loại rau này cũng chứa hàm lượng omega 3 dồi dào, tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.

Các khoáng chất có trong rau bina như canxi, magie là thành phần tuyệt vời giúp người già và trẻ em xương và răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh về khớp.

3. Lợi ích của rau bina đối với sức khỏe con người

3.1. Bổ sung dưỡng chất

Qua thành phần hàm lượng dinh dưỡng có trong rau bina, có thể thấy đây là loại rau tốt cho sức khỏe con người. Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu của con người mà rau chân vịt cung cấp đều rất phù hợp. Rau chân vịt giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

3.2. Ngăn ngừa béo phì

Rau bina hỗ trợ kiềm hóa quá trình tiêu hóa, trung hòa axit trong các món ăn giàu tinh bột và protein. Đó là lý do chúng cực kỳ phù hợp với những bạn đang có ý định giảm cân.

3.3. Hạ huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Với các gốc nitrat tự nhiên, rau bina giúp cơ thể giãn nở thành mạch máu, điều hòa lại huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp. Các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch,

3.4. Phòng chống ung thư

Với flavonoid, arotenoid có trong c ải bó xôi hỗ trợ chống viêm, chống ung thư. Các hợp chất này kết hợp cùng hệ miễn dịch ngăn ngừa các dấu hiệu biến chất của tế bào ung thư.

Theo một số nghiên cứu khoa học, ăn rau chân vịt giúp bệnh nhân giảm kích thước khối u. Rau chân vịt kháng lại quá trình phát triển ung thư và hỗ trợ bệnh nhân ung thư tăng hiệu quả trong xạ trị.

3.5. Bổ mắt, chắc xương

Lutein, Carotenoid, Beta carotene và Zeaxanthin có trong rau bina là những hợp chất tốt cho thị lực. Ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, quáng gà, thoái hóa điểm vàng cũng như các bệnh khác dẫn đến mù lòa.

Rau bina cũng ngăn nhừa nguy cơ thiếu canxi ở người trung niên, hạn chế các loãng xương hay bệnh viêm xương khớp.

4. Các món ăn từ rau bina

4.1. Sinh tố rau chân vịt

Sinh tố rau chân vịt khá dễ làm và có thể sử dụng thường xuyên, vừa làm đẹp da lại tốt cho sức khỏe. Món sinh tố rau chân vịt ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim, mắt, đồng thời hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Bạn cũng có thể kết hợp sinh tố rau bina với một số loại hoa quả rau củ khác để tăng khả năng hấp thụ. Một số hoa quả được gợi ý đó là cà rốt, chuối, táo, dưa hấu, …

4.2. Salad rau chân vịt

150g rau chân vịt

2 quả trứng luộc

1 quả dưa chuột

6-7 quả cà chua bi

Mè rang

Dầu ô liu

30 ml Dấm (nước cốt chanh)

20g Đường

Bạn chỉ cần trộn tất cả các nguyên liệu ở trên lại với nhau. Đợi khoảng 10 phút là có thể thưởng thức món salad tươi ngon từ rau bina rồi.

Rau Mùng Tơi Nấu Món Gì?

Mùng tơi thường được ăn trong mùa hè, dân gian nói rằng loại rau này có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, ngoài ra còn có thể giúp thải chất béo, nhuận tràng… Loại rau dân dã này hóa ra có rất nhiều cách chế biến khác nhau mà không phải ai cũng đã biết.

Cách chế biến cơ bản, quen thuộc nhất với rau mùng tơi có thể kể đến các món canh mùng tơi nấu tôm khô, mùng tơi luộc chấm muối vừng… thanh cảnh, mát ruột. Nhưng ngoài ra, mùng tơi còn có những cách chế biến mỡ màng riêu cua hơn nhiều:

Ngoài các cách chế biến trên còn có món rau mùng tơi xào trứng bắc thảo, trứng muối: Chọn rau mùng tơi ngọn non, ít lá, nhặt và rửa sạch; trần qua rau trong nước sôi rồi cho vào nước lạnh để rau có độ giòn; trứng bắc thảo xắt miếng cau (có thể bỏ bớt lòng trắng), trứng muối lấy phần lòng đỏ; tỏi bằm và tỏi để nguyên tép; dầu hào và bột nêm. Chuẩn bị xong, bạn cho nửa số tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau vào đảo nhanh tay, hòa dầu hào và bột nêm vào chút nước cho tan rồi đổ vào rau; cho nốt phần tỏi còn lại, trứng bắc thảo và trứng muối vào, đảo đều rồi bắc ra ăn.

Nguyên liệu (cho 4 người ăn): – 0,5 kg cua đồng – 0,3 kg tôm sú – 0,3 kg mực – 0,3 kg thịt đùi bò – 3 trái cà chua – Rau mồng tơi, mướp hương, rau muống, rau cải xanh, rau nhút, hành khô, ớt tươi – Gia vị: hạt nêm (hoặc bột canh), giấm bỗng…

Chuẩn bị:

– Cua đồng mua cả con còn sống về ngâm nước khoảng 30 phút cho bở đất. Rửa sạch cua bằng cách vớt cua vào rổ sau đó xoay tròn trong chậu nước đến khi nào thấy nước trong, hết đục là cua đã sạch;

– Xay phần thân cua rồi lọc lấy nước (khoảng 1 – 1,5l nước là vừa), chòi gạch cua để riêng;

– Tôm, mực, thịt bò rửa sạch, thái vừa miếng ăn, ướp với chút hạt nêm rồi xếp vào đĩa;

– Các loại rau nhặt rửa sạch, mồng tơi nên để cả cây, ăn tới đâu thì ngắt lá cho vào nồi lẩu đến đó, để rau ráo nước rồi xếp vào đĩa hoặc rổ.

Chế biến:

– Đặt bếp lẩu rồi đặt nồi lẩu lên, xếp tôm, mực, thịt bò, rau xung quanh nồi lẩu;

– Nước chấm: chỉ cần chút mắm Thanh Hà, cắt thêm mấy lát ớt là có nước chấm lẩu ngon lành rồi.

Thành phẩm: nước lẩu trong, thịt cua nổi thành tảng, có màu vàng béo của gạch cua, màu đỏ của cà chua, đặc biệt là mùi thơm của giấm bỗng. Nước lẩu ăn có vị ngọt của cua, chua thanh của giấm bỗng. Ăn với các loại rau như mồng tơi, mướp, rau nhút càng làm tăng hương vị cua.”

Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì, Nấu Món Gì Ngon, Mua Ở Đâu?

Rau ngót Nhật có tính thanh và mát, giàu dinh dưỡng nhưng dễ trồng và dễ chăm sóc. Rau ngót Nhật nấu canh, nấu cháo là các món ngon dành cho bà bầu, trẻ ăn dặm.

Rau ngót Nhật là rau gì?

Rau ngót Nhật thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng khoảng độ 1,5 – 2m. Chúng có vị giống với rau ngót thông thường, nhưng mềm hơn. Khi nấu canh rất ngọt nước và thanh mát. Điều khác biệt, loại rau này không tuốt như rau ngót thường. Muốn thu hoạch chúng ta cần phải nhặt. Giá trị dinh dưỡng rau ngót Nhật có khi được đánh giá cao hơn cả ngót ta. Loại rau này dễ trồng và sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên. Thậm chí không cần thuốc bảo vệ thực vật, không cần phân bón. Thêm một điểm ưu nữa là chúng rất lành tính và không độc.

Món ăn tốt cho bé ăn dặm

Rau ngót Nhật có lượng đạm cao, giàu canxi, sắt, và các vitamin. Đặc biệt loại rau này có hàm lượng DHA cao, tốt cho trí não của bé. Đây được xem là một món ăn lý tưởng cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Cháo rau ngót Nhật là món bổ dưỡng, rất mát. Các mẹ nên cho bé ăn khi bị đầy hơi hoặc táo bón sẽ rất tốt. Ngoài ra, các Mẹ có thể nấu canh rau ngót Nhật với tôm khô, thịt heo hoặc cua đồng dễ ăn làm phong phú thêm thực đơn của bé hàng ngày.

Tốt cho mẹ bầu

Trong rau ngót Nhật chứa nhiều chất dinh dưỡng protein, chất béo, canxi cùng các vitamin A,B,C và các khoáng chất sắt, phốt pho. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau này thường xuyên giúp mẹ bầu tăng lượng sữa. Điều này được lý giải là do sự tác động của các estrogen có trong rau.

Cây thuốc chữa bệnh

Rau ngót Nhật được giới Đông y biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu hữu hiệu. Do đó, chúng rất thích hợp cho những ngày hè oi ả, nóng bức.

Ngoài ra, chúng còn có tác dụng hoạt huyết, bổ máu. Sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ…cũng là những lợi ích người ta đã khám phá được từ loại rau này.

Một số bài thuốc từ rau ngót nhật

– Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

– Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

– Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

– Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Canh rau ngót nhật thịt bầm ngon+ dinh dưỡng

Nguyên liệu nấu canh rau ngót nhật thịt xay

– Rau ngót nhật: 300g; – Thịt xay: 100g; – Hành khô, tỏi: 50g; – Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, ớt bột, dầu ăn.

Sơ chế nguyên liệu:

– Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhuyễn; – Thịt: xay nhỏ – Rau ngót: nhặt lá, rửa sạch;

Thực hiện làm món canh thịt xay ngót nhật:

từ khóa

bà bầu có nên ăn rau ngót nhật

ai không nên ăn rau ngót nhật

ba bau co nen an rau ngót nhật

rau ngót nhật nấu canh cua

cách chế biến rau ngót nhật