Top 3 # Xem Nhiều Nhất Rau Dền Đỏ Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

4 Món Bột Ăn Dặm Từ Rau Dền Đỏ Cho Bé 6

1. Bột rau dền thịt bò (cho bé từ 6.5 tháng tuổi)

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu: 20g

Thịt bò: 20g

Rau dền đỏ: 10g

Dầu ăn: 5ml

Rau dền rửa sạch, băm/xay nhuyễn.

Thịt bò băm/xay nhuyễn.

Cho ít nước vào nồi, đun sôi thì cho thịt bò, rồi rau dền vào nấu chín.

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu cho vào nồi nước, bắc bếp nấu chín.

Trộn bột và thịt bò, rau dền với nhau, rồi nêm thêm 1 thìa dầu ăn vào là có thể cho bé ăn.

2. Bột rau dền, đậu hũ (cho bé từ 7 tháng tuổi)

Nguyên liệu

Rau dền: 10g

Đậu hũ: 30g

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu: 30g

Dầu ăn: 1 muỗng 5ml

Đậu hũ cho vào bát, cho thêm chút nước vào tán nhuyễn.

Rau dền luộc chín, xay nhuyễn.

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu cho vào nồi nước, bắc bếp khuầy đều, đun khoảng 10 phút là chín. Tiếp tục cho đậu hũ, rồi cho rau dền vào khuấy đều tay.

Đổ bột ra bát, nêm thêm 1 thìa dầu ăn. Vậy là mẹ đã hoàn thành món bột ăn dặm từ rau dền đỏ và đậu hũ cho bé thưởng thức ngon lành!

3. Bột cá lóc, rau dền (cho bé từ 7.5 tháng tuổi)

Nguyên liệu

Bột gạo/ bột ăn dặm Mabu: 30g

Rau dền: 20g

Cá lóc: 20g

Dầu ăn: 1 thìa 5ml

Cá lóc mẹ làm sạch, lọc lấy thịt, băm nhuyễn.

Rau dền rửa sạch, băm nhuyễn.

Mẹ cho bột gạo/bột ăn dặm Mabu vào nấu chín, rồi cho cá quả vào khuấy đều. Khi bột sôi thì cho rau dền vào. Bột chín đổ ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn vào rồi cho bé ăn.

4. Bột trứng rau dền (cho bé từ 7.5 tháng tuổi)

Nguyên liệu

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu: 30g

Trứng: ½ lòng đỏ trứn gà

Rau dền: 20g

Dầu ăn: 1 thìa 5ml

Rau dền, mẹ rửa sạch, thái nhỏ/băm nhuyễn. Cho vào nước nấu sôi, đến khi rau chín.

Bột gạo/bột ăn dặm Mabu cho vào nồi nước nấu chín khoảng 10 phút, rồi cho lòng đỏ trứng gà đã được đánh tan vào khuấy đều tay.

Trộn bột trứng với rau dền vào rồi đun sôi, đổ bột ra bát, nêm thêm chút dầu ăn. Thế là mẹ đã có món bột ăn dặm từ rau dền đỏ và trứng gà cho bé thưởng thức, món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng, lại dễ làm!

Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé Ăn Dặm Với Rau Dền Đỏ Giàu Dưỡng Chất

Mekhonghoanhao giới thiệu đến mẹ cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm với rau dền thơm ngon vừa kích thích vị giác lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250 ml) cần:

Bột gạo hoặc gạo (40g)

Rau dền đỏ (10g)

Cá lóc (20g)

1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).

Chén nước vừa đủ (250ml)

2. Chuẩn bị:

Rau dền đỏ: lấy lá và phần ngọn non, rửa sạch, cắt nhỏ.

Với cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm này, mẹ cần 40g bột gạo hoặc gạo (4 muỗng canh đầy bột hoặc 2 muỗng canh đầy gạo). Thông thường, các bé từ 8 – 11 tháng thường ăn với tỷ lệ 1 tinh bột và 6 nước.

3. Cách nấu cháo cá lóc cho bé với rau dền đỏ số lượng nhỏ

Bước 1: Trộn cá lóc với 1/3 chén nước và dùng đũa khuấy tan.

Bước 2: Rau dền đỏ (luộc) chín sau đó tán nhuyễn.

Bước 4: Trộn hỗn hợp cá lóc với bột (cháo), khuấy đều, đến khi bột sôi thì cho thêm rau dền đỏ vào. Mẹ đun đến khi hỗn hợp chín đều, mịn thì tắt bếp, ước lượng khoảng 3 phút đấy.

Bước 5: Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để vừa ấm mới cho bé ăn để bé không bị bỏng. Tốt nhất mẹ nên kiểm tra độ nóng của cháo bằng cách thử trên cổ tay, thấy ấm ấm là bé đã măm được rồi đấy.

4. Cách nấu cháo cá lóc cho bé với rau dền đỏ số lượng lớn

Mẹ cho cá lóc rửa sạch, luộc với nước sôi, sau đó vớt ra để nguội, bỏ xương, xé nhỏ rồi bóp vụn để không sót xương dăm. Nước luộc cá lọc qua rây để không còn sót mẩu xương nào cho gạo vào và ninh đến khi chín mềm. Cháo chín mẹ tắt bếp, cho cá vào trộn đều, để nguội, múc vào hộp bảo quản thức ăn dành cho bé và để ở ngăn đông.

Gợi ý vài thực đơn cháo cá lóc cho mẹ:

Cây Rau Dền Là Gì, Tác Dụng Của Dền Đỏ, Dền Gai, Dền Cơm

Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền gai, dền đỏ, dền cơm,…

Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, mọng nước, nấu chóng nhừ, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.

Không chỉ tốt cho người tiểu đường, thiếu máu, ăn rau dền đỏ thường xuyên còn giúp bạn ngừa ung thư, loãng xương và cải thiện hệ tiêu hóa.

Rau dền cơm hay gai có thân thảo, to, đứng thẳng, phân nhánh cao khoảng 0,4 đến 1m, không lông, nhiều nhánh, có gai ở nách lá (sự hiện diện của gai giúp ta phân biệt dền gai với dền xanh amaranthus viridis). Phiến lá tròn, dài, thon, hình bầu dục đầu nhọn mũi giáo, 4 – 10cm, mặt dưới xanh lợt, cuống có 2 gai dài 3 – 15mm ở nơi gắn vào thân.

Rau dền cơm hay gai giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc; bộ phận sử dụng là rễ, thân và lá. Người ta thu hoạch rễ suốt năm, rửa thật sạch, cắt thành lát mỏng và phơi khô. Lá và thân non được ăn như rau xanh.

Đông y cho rằng dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương…

Rau dền có hai cách chế biến chủ yếu là luộc và nấu canh. Dền luộc khi ăn dùng với nước chấm và lấy nước luộc làm canh. Rau dền nấu canh thường cho thêm tôm khô, thịt để gia tăng độ ngọt. Ngoài hai cách phổ biến trên, rau dền cũng có thể được chế biến theo cách xào với một số gia vị như hành , tỏi … Dền đỏ có vị ngọt còn dền gai lại có vị đậm đặc trưng. Rau dền có tính mát nên là món ăn dân dã rất thích hợp trongmùa hè và đã trở nên quen thuộc đối với người Việt Nam

Những công dụng của rau dền đỏ, dền gai, dền cơm:

1. Giảm cholesterol

Một trong những lợi ích chính của lá rau dền là khả năng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, tocotrienols, một loại vitamin E, trong rau giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.

2. Kiểm soát huyết áp cao

Theo The Health Site, lá rau dền chứa nhiều kali và magiê, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Do có nhiều chất xơ và một số dinh dưỡng thiết yếu khác, rau dền giúp cơ thể kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp, đột quỵ.

3. Ngăn ngừa ung thư

Đặc tính chống ung thư là do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine có trong rau dền. Chúng chiến đấu chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.

4. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn rau dền thường xuyên giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Tác dụng này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do tăng lượng đường trong máu như béo phì.

5. Cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm táo bón, rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Ngoài ra, nước nấu từ lá cây rau dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.

6. Tốt cho người thiếu máu

Việc thiếu hụt chất sắt trong cơ thể có thể gây thiếu máu. Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Bởi vậy, loại rau này rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.

7. Tăng cường canxi

Lá rau dền có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương và bệnh co giật do thiếu hụt canxi. Chúng có hàm lượng canxi nhiều gấp ba lần so với rau bina và hai lần so với sữa.

9. Tốt cho da

Lá rau dền chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng da. Do đặc tính làm se mạnh mẽ, loại rau này còn có thể điều trị mụn trứng cá và một số vấn đề về da khác như eczema.

Một số bài thuốc thường dùng

Giúp nhuận tràng: Rau dền đỏ 1 nắm, nhặt sạch, rửa rồi luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm rất công hiệu hoặc có thể dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu nghiệm với các trường hợp táo bón.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20g, lá mã đề non 20g, lá dâu bánh tẻ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh, thêm gia vị cho vừa ăn hằng ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa: Rau dền đỏ 20g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Trị kiết lỵ do nóng: Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi có thể thêm rau sam.

Phụ nữ sau sinh nóng trong, đại tiện không thông: Dền đỏ 50g, rửa sạch thái khúc, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày, 5 ngày một liệu trình.

Thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá: Dền đỏ 100g, dền cơm 50g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua.

Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.

Canh rau dền: rau dền tía 200g rửa sạch nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.

Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.

Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu. Lá dền tía 50g rửa sạch thái lát nấu bỏ bã lấy nước thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản

Chữa đau mắt: hạt dền cơm hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.

Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay nấu với bột canh bột tôm hay nước cua. Mát gan thanh nhiệt kích thích tiêu hoá.

Theo kinh nghiệm dân gian lấy lá rau dền giã nát uống nước và bã đắp chữa rắn cắn.

Rễ dền đỏ và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm 20g chữa tiểu tiện không thông.Lưu ý: Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người, tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.

Vào những ngày hè nóng bức, bổ sung thêm một đĩa rau dền luộc chấm với nước tương vắt thêm miếng chanh hay bát canh rau dền nấu với thịt nạc, tôm khô hoặc tôm tươi vào bữa ăn hàng ngày thì thật tuyệt vời, vừa giúp giải nhiệt hiệu quả lại vừa ngon cơm….

Cách Nấu Cháo Lươn Rau Dền Đỏ Cho Trẻ Từ 7 Đến 18 Tháng Ăn Dặm

Cách nấu cháo lươn rau dền đỏ cho trẻ từ 7 đến 18 tháng ăn dặm: Rau dền đỏ rất giàu chất sắt và canxi, việc kết hợp nấu cháo lươn với rau dền là một món ăn hoàn hảo để mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng tốt nhất trong giai đoạn bé phát triển từ 7 đến 18 tháng tuổi. Để nắm được cách nấu cháo lươn rau dền đỏ thơm ngon, giữ được hương vị từ nguyên liệu, mời các…

Nguyên liệu nấu cháo lươn rau dền đỏ

+ 40g bột gạo

+ 10g lá rau dền đỏ,

+ 10g thịt lươn

+ 20g đậu hũ non

+ 1 muỗng cafe dầu ăn cho bé

+ Nước lọc.

Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu đầy đủ, hãy tiến hành nấu cháo lươn rau dền cho bé ăn dặm như sau:

Cách nấu cháo lươn rau dền đỏ cho trẻ từ 7-18 tháng ăn dặm

+ Bước 1: Đầu tiên, làm sạch lươn, các mẹ dùng chanh hoặc nước vo gạo để tuốt nhớt. Đặc biệt, các mẹ không nên dùng giấm vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng của thịt lươn. Khi lươn đã sạch hết nhớt, các mẹ mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.

+ Bước 2: Tiếp theo, rau dền xanh rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu hũ non rửa sạch, cắt miếng.

+ Bước 3: Tiếp đến, lươn mang đi hấp chín rồi gỡ lấy phần thịt. Mẹ đừng để lươn đụng nước khi lươn đã chín vì nếu dính nước lươn sẽ rất tanh.

+ Bước 4: Tiếp tục với cách chế biến cháo lươn nấu với rau dền, đậu hũ non luộc chín, tán nhuyễn với 1/3 chén nước. Còn rau dền xanh mẹ hấp chín, tán nhuyễn.

+ Bước 5: Sau đó, bạn cho bột gạo vào nồi và nấu cháo, nêm nếm gia vị tùy ý. Xong rồi, cho cháo, đậu hũ vào nồi và đun lửa nhỏ. Mẹ chú ý khuấy cháo đều tay để cháo không bị vón cục. Khi cháo sôi, mẹ cho thêm rau dền xanh vào, trộn đều rồi tắt bếp.

+ Bước 6: Cuối cùng, cho thịt lươn và dầu ăn vào cháo trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn.

Dinh dưỡng trong món cháo lươn rau dền đỏ

Cách nấu cháo lươn rau dền đỏ cho bé đã được chuyên mục Ẩm thực của chúng tôi giới thiệu ở trên, tuy nhiên, các giá trị dinh dưỡng quan trọng có trong món cháo này thì chắc hẳn nhiều mẹ vẫn chưa nắm được rõ hết. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về thành phần dinh dưỡng có trong món cháo lươn rau dền đỏ để các mẹ biết mình đang bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng gì qua bảng sau:

Lươn

Thịt lươn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.

Cháo lươn đậu xanh, cháo lươn rau ngót, cháo lươn rau mồng tơi

Rau dền đỏ

Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.

Tags: cháo lươn rau dền, rau dền đỏ, rau dền xanh, cách nấu cháo lươn rau dền cho bé ăn dặm