Top 5 # Xem Nhiều Nhất Rau Đông Nấu Xu Xoa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rau Đông Nấu Xu Xoa Lý Sơn

Đặc sản ngon cung cấp sỉ lẽ rau đông, rau chân vịt, rong sụn Lý Sơn trên toàn quốc.

Hướng dẫn nấu Xu Xoa bằng râu đông đúng chuẩn Lý Sơn

Mình xin hướng dẫn trên khối lượng 100gram rau đông khô, còn nếu nhiều hơn thì đựa vào tỉ lệ 100gram mà nhân lên:

I. Phần nấu xu xoa

Bước 2: Rong đông 100gram khô ngâm nước, rửa sạch ( Rửa sao cho thấy nước trong veo là đươc, không cần phải loại bỏ hoàng toàn sạn nếu có, bước sau mình sẽ giải thích vì sao không cần phải lựa bỏ hoàn toàn cho đỡ mất công)

Trong bước 2 này sao khi rữa vài nước sao cho nước trong veo rồi ngâm khoản 4-8 tiếng. Thường thì mình tối ngâm tới sáng nấu, trưa trưa nắng nóng là có ăn rồi ^^.

Bước 3: Sao khi ngâm từ 4-8 tiếng vớt ra rửa lại vài nước là được. Lấy rong cho vào 2 lít nước ( chú ý là mình đang hướng dẫn với 100gram rau khô nha, nếu các anh chị nấu nhiều hơn thì nhân lên, 100gram thì dùng 2 lít) và nặng 1 trái chanh vào nồi rồi bắt lên bếp cho lửa to nấu trong 15 phút hơn tí cũng được đến khi nào thấy rong mềm nhũn tan ra là được.

Lưu ý quan trọng sau nhiều lần nấu thất bại 🙁 : Anh chị phải cho chanh hoặc dấm vào nồi thì rong mới tan., chứ không cho chanh hay dấm vào thì nấu hết ga cũng không tan đâu.

Bước 4: Sau khi rong tan thì dùng cái túi lọc hay cái ray đổ vào để lọc lấy phần nước đã tan ra.

Khi dùng rây hay màng lọc thì các cặn hay sỏi, san hô sẽ bị giữ lại ( Đó là lý do vì sao mình nói không cần làm quá kỉ mất thời gian để lượm sỏi, sạn ra khi ngâm rong)

Bước 5. Lấy nước rong sau khi lọc qua màng lọc để vào khay, từ từ sẽ đông lại thành xu xoa ngon mát. Khi rau đã đông lại thành xu xoa thì nhớ lấy dao cắt bỏ 1 lớp mõng dưới đáy của xu xoa để loại bỏ hoàn toàn lớp sạn hay cấu dưới cùng của xu xoa. ( bỏ ít thôi, 1 lớp mõng ấy mà hi)

II. Phần nào nước ăn kem xu xoa

Nguyên liệu cần có gừng, đường ( đường đen, đường vàng, đường phèn vàng, đường phổi, đường chén) đường nào cũng được, nhưng kinh nghiệm thì dùng đường phèn vàng, đường phổi hay đường chén ( muỗng) thì ngon nhất.

Đường cho vào nước tinh khiết nấu lên, cho nhiều nước hay ít nước phụ thuộc vào độ ngot mong muốn của anh chị, trong quá trình nấu gừng làm sạch, đập dập gừng cho vào luôn.

Nấu sôi là được.

III Thưởng thức

Tới phần này là hưởng thành quả thôi, ăn là ghiền vì nó có hương vi riêng khó tả lắm. nhưng tóm lại là ngon lắm, mùa nắng mà có một ly thì hết ý.

IV. Ngắn gọn ^^

Như vậy đã xong phần hướng dẫn Đặc sản ngon xin tóm lại ý như sau:

1. Ngâm rong phải từ 4 tiếng trở lên, không ngâm thì nấu hết ga cũng không tan.

2. Nấu 100gram rong khô trong 2 llít nước, Nhiều quá thì nó đông ít bị mềm. Ít hơn 2 lít cũng được.

2. Khi nấu bắt buột phải nặng khoản 1 quả chanh vào, nếu không có thì cho dấm vào,

3.. Dùng rây, hay màng llọc để loc

4. Nấu nước đường nhớ bỏ gừng, thiếu gừng thì mất hương vị quê hương ^^

5. Thưởng thức thoi ^^

Xua xoa xứ Quảng

Chẳng biết xu xoa có từ bao giờ nhưng mỗi khi hè đến là những người sống ở quê như tôi lại háo hức, thòm thèm đến lạ.

Ở vùng đất nắng gió này, mùa hè kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 7. Đây cũng là thời điểm những người dân miền biển bắt đầu vào vụ thu hoạch rau đông hay còn gọi là rau xu xoa, cũng vài người lại gọi là rau chân vịt. Loại rau này thường bám sát vào bề mặt những hòn đá hay rạn san hô, có hình thù như những ngón chân vịt nên gọi là râu câu chân vịt. Chính loại rau bổ dưỡng này là nguyên liệu để làm nên những ly xu xoa mát lạnh, giải khát cho ngày hè oi bức.

Hình ảnh: rau đông nấu xu xoa Lý Sơn

Để nấu được xu xoa cần có rau đông hay rau xu xoa đã được làm sạch. Hiện nay, giá bán một ký rau đông dao động từ 200 – 300 nghìn đồng. Theo chị Lê Thị Dung (44 tuổi) ở xã Nghĩa Thương (Tư Nghĩa) – một người có thâm niên bán xu xoa lâu năm, cho biết: Để có được những khối xu xoa trắng, giòn, thơm thì cần rất nhiều sự tỉ mỉ, công phu.

Rau đông trước khi nấu phải đem ngâm trong nước lạnh chừng một ngày để rau nở ra và nhả hết các chất bẩn còn sót lại. Lưu ý, phải rửa thật sạch cho đến khi nước trong, vì chỉ cần một chút cặn bẩn, nồi rau chân vịt khi nấu xong sẽ có màu nâu đục. Sau đó, cho rau đã ngâm, làm sạch vào nồi nước rồi nấu trên bếp. Chị Dung cẩn thận dặn thêm: Để có miếngxu xoa giòn ngon, không bở thì phải nấu đúng theo tỷ lệ 1: 30 (1kg chân vịt khô thì dùng 30 lít nước). Trong khi nấu cho thêm nước cốt chanh giúp rau nhanh mềm và dễ đông cứng, cũng theo tỷ lệ 1:30 (1kg thì dùng 30 quả chanh). Khi nấu, khoảng chừng 5 phút thì khuấy một lần, nấu đến khi nào rau đông chín nhừ thì đổ vào chiếc bao vải, lọc lấy nước. Nước này sau khoảng 3 giờ đồng hồ sẽ đông đặc lại, có màu trắng đục, dạng thạch gọi là xu xoa.

Hình ảnh: xu xoa nước đường và ít gường

Tiếp đến là công đoạn làm nước đường. Thường người ta dùng đường bát để thắng, thắng đến khi nào đường tới vừa dẻo, cho thêm vài nhúm gừng giã nhỏ giúp ấm tỳ, tăng hương vị. Gọi một ly xu xoa từ quang gánh, người bán mềm mại, nhẹ nhàng nâng miếng xu xoa ra khỏi thau đựng, bàn tay khéo léo cắt ra từng khối nhỏ như hình ô bàn cờ cho vào ly đá, rồi từ từ chan những muỗng đường vàng sóng sánh vào. Giữa cái nắng nóng của mùa hè, ly xu xoa mát lành vị biển, ngọt thơm vị đường, khiến lòng người hân hoan đến lạ.

Hình ảnh bán xu xoa quên thuộc vùng quê Lý Sơn – Quảng Ngãi

Ngày nay, dưới sự phát triển của công nghệ, những loại thức uống giải khát được sản xuất dây chuyền ngày càng phong phú, đa dạng. Nhưng chắc rằng, trong lòng những người dân xứ Quảng sẽ không bao giờ quên món xu xoa ngày hè mang đậm hương vị biển, rẻ tiền, nhưng hết sức bổ dưỡng này.

Món ngon xứ Quảng – rau xu xoa

Cũng tùy vùng, có nơi gọi là xu xoa, có nơi biến âm gọi là rau xoa cho gọn. Xu xoa nấu ra giống hệt như rau câu nhưng khác ở chỗ là nó thơm lừng mùi biển. Rau câu lúc nấu phải có đường, sau đó có thể thêm vào một số nguyên liệu tùy thích khác như sữa, nước cốt dừa, cà phê. Còn xu xoa thì khi nấu không cần đường, không bỏ gì thêm cả, chỉ một màu trắng đục duy nhất. Mọi người có thể sẽ hơi “hụt hẫng” với món này, tuy nhiên, ăn thử sẽ đổi ý.

Cách ăn xu xoa hơi cầu kỳ một tí, rau được nấu xong, chờ cho đông cứng lại, cắt nhỏ ra từng miếng bỏ vào ly rồi rải thêm nước đường lên. Khi nấu phải bỏ thêm chanh thì xu xoa mới đông cứng được. Nước đường được nấu từ đường đen, hay gọi là đường chén. Đường đen cho thêm một ít nước, giã nhuyễn gừng bỏ vào, đun sôi lên thì sẽ ra được nước đường ăn chung với xu xoa, cộng thêm một ít đá, thì bạn sẽ có một ly xu xoa tuyệt vời, được lấy từ tinh túy của biển. Nếu không có đường đen, thay thế bằng đường vàng cũng được.

Nếu bạn là người sành ăn, hoặc có khứu giác nhạy, khi ăn sẽ có thể nhận ra loại xu xoa nào được lấy từ biển, loại nào được lấy từ vùng nước lợ, cả hai đều nấu được, nhưng có mùi khác nhau. Cá nhân mình thì thích ăn xu xoa ở biển hơn, nó có mùi thơm nồng của biển, nên rất thích.

Xu xoa ở biển được mọc trên đá, màu đen, phải dùng dụng cụ đặc biệt chuyên dụng thì mới cào nó ra khỏi đá được, chỉ có thể hái chúng vào đầu tháng và giữa tháng âm lịch, vì khi đó thủy triều cạn vào ban ngày, đá nổi lên trên thì mình mới đi hái được.

Xu xoa hái về được sơ chế liên tục gần nửa tháng mới có thể đem nấu, phải liên tục ngâm, phơi sương, phơi khô, bỏ vào cối dùng chày giã cho nát đá, rồi lại tiếp tục quay vòng lại cho đến khi nào cọng rau có màu trắng mới được. Xu xoa được bày bán nhiều ở Quảng Nam và Quảng Ngãi vào mùa hè. Nó là món ăn đặc biệt đối với nhiều bạn ở xứ Quảng, trời nóng mà có ly xu xoa ăn thì đúng điệu nhất.

Nếu có dịp về Quảng Ngãi hay các vùng ven biển có nhiều ghềnh đá ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhất là ở Lý Sơn, bạn có thể hỏi thăm nhà dân để mua xu xoa đã được làm sạch. Bởi vì… cọng xu xoa không được bán ngoài chợ đâu, ngoài chợ chỉ có xu xoa nấu rồi. Mỗi lần nấu chỉ cần khoảng 2 lạng là đủ cho cả nhà ăn.

Bạn có thể liên hệ với bạn bè ở Quảng để mua giùm, mấy bạn ở Quảng mến khách và dễ thương lắm. Hoặc nữa là ở chợ Bà Hoa gần ngã tư Bảy Hiền (Tp.HCM) có một cô cũng hay đẩy xe bán xu xoa dạo, bạn có thể đến đó hỏi thăm và thử ăn một lần cho biết.

Nguồn: Dep.com.vn

Sài Gòn nóng, thèm xu xa mát lạnh

Xu xa (người Sài Gòn gọi là sương sa) là món ăn vặt ngọt mát của người miền Trung, thường được bán nhiều vào mùa hè.

Nếu như đi về các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam vào dịp hè, bạn sẽ bắt gặp những người bán xu xa gánh hoặc chở xe đạp đi bán rong khắp các con đường. Có quan niệm vui rằng nghề bán xu xa là nghề “một vốn bốn lời”, bởi nguyên liệu chính nấu xu xa là từ rau câu (một loại rong), rất rẻ và có thể nấu ra cả nồi lớn chỉ từ một ít nguyên liệu. Món ăn vặt thanh mát này vì thế cũng thường được bán bởi những người bán hàng rong ít vốn, chủ yếu lấy công làm lời.

Mùa rau câu chỉ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4-5 Âm lịch. Bởi vậy, người nấu xu xa phải lo trữ mua rau câu ngay trong mùa và để dành nấu quanh năm.Trước kia, sau khi mua rau câu đầy bùn đất về người ta phải đem rửa sạch, nấu cho rau câu nhừ nát, rồi đăng lược, ép bỏ xác rau câu… rất vất vả. Nhưng bây giờ mọi việc đã nhàn hơn vì được “công nghiệp hóa” bằng máy.

Rau câu sau khi được sơ chế sạch sẽ thì nấu với nước và lọc bỏ xác, để nguội chờ đông thành xu xa. Món ăn ngày hè này được phục vụ với nước đường (thường được nấu từ đường cục, đường vàng) kèm gừng tươi. Ngoài ra, thứ ăn kèm không thể thiếu nữa là nước cốt dừa có thêm những miếng bột trong vắt, nhiều màu sắc.

Miếng xu xa (ở Hội An gọi là xu xoa hay xoa xoa) có màu vàng đẹp mắt, thanh nhẹ và đặc biệt phảng phất hương vị tanh nồng của biển. Nước đường ngọt, mùi gừng cay tròn trịa, nước cốt dừa béo ngậy và miếng bột dai dai… chính là điểm lý thú tạo nên sức hấp dẫn cho xu xa.

Tác giả: Hoài Nhơn – Thanhnien.com.vn

Nấu Xu Xoa Từ Bột Rau Câu

– Là món ăn vặt – ngọt, mát của người miền Trung, thường ăn nhiều vào mùa hè.

– Là một dạng thạch, nấu từ rong biển.

– Về các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam dịp hè sẽ bắt gặp nhiều người bán xu xoa gánh đi bán rong khắp các con phố, ngõ, hẻm.

– Ở thành phố Hồ Chí Minh này chưa thấy ai bán cái món này bao giờ. Có lẽ sau khi đọc bài viết này, bạn nào có “máu” kinh doanh có thể làm bán thử nghiệm (ha ha…).

Trời nắng, thèm thứ quà quê chưa thể tìm ra ở thành phố này, nên cả nhóm tự nấu.

Vì ở Sài Gòn không tìm ra nguyên liệu rong biển để nấu xu xoa ở đâu cả, nên nhóm mình nấu bằng bột rau câu, loại vẫn thường dùng để nấu rau câu ăn bình thường đấy. Món này lúc ở quê má mình từng nấu, ăn không khác xu xoa là mấy.

Một gói bột rau câu 50g trên nhãn bao bì có hướng dẫn là nấu với 2l rưỡi nước, nhưng mình đổ tới 3l nước, vì nếu ít hơn, rau câu nấu ra sẽ bị cứng, không ngon. Cho 3l nước vào nồi, đổ bột rau câu vào, bắc lên bếp, khuấy đều, chờ nước sôi thì bắc xuống, cho cả nồi vào một thau nước xâm xấp để rau câu nhanh nguội và đông lại.

” Rau câu là nguyên liệu để làm ra xu xoa. Thứ rong này mọc tự nhiên tại vùng nước lợ, ở đìa tôm hoặc được trồng nhân tạo. Mùa rau câu chỉ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4-5 âm lịch. Bởi vậy, người nấu xu xoa phải lo trữ mua rau câu ngay trong mùa càng nhiều, dành nấu quanh năm. Để chế biến rau câu đầy bùn đất thành những cục xu xoa ngon lành phải qua nhiều công đoạn: giặt, nấu cho rau câu nhừ nát, rồi đăng lược, ép bỏ xác rau câu….

Trong đó, giặt sạch rau câu là công đoạn khổ ải và lâu công nhất. Mua rau câu về, phải cho nước vào, đạp giặt mấy bận hết bùn, đem phơi khô cất dùng dần. Đến khi nấu, phải giặt lại thật sạch, rồi ngâm nước trở lại cả buổi để rau câu nở bung ra thành từng cọng. Sau đó, giặt lại, nhặt bỏ hết mọi tạp chất lẫn trong rau câu cho thật sạch trước khi đem nấu. Chờ nước sôi, mới bỏ rong vào, quậy luôn tay đến khi nhừ nát mới múc đổ vào khăn (bao), đặng lược. Phía bên dưới hứng cái thau cho đến khi gần hết chảy thì vắt mạnh xuống cho kiệt. Chờ để nguội, đông cứng lại thành xu xoa”.

Lưu ý: Nên mua loại bột rau câu hình con cá, vì sau này mình và bạn mình có nấu thử một loại bột khác (không nhớ tên), ăn thấy bở chứ không dai.

Xu Xoa Rong Biển Lý Sơn 100% Rong Biển Tự Nhiên

Thưởng thức ly xu xoa mát lành trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)ngay tại Sài Gòn khiến cho tâm hồn chợt lâng lâng vui sướng, gợi nhớ quê hương và tuổi thơ ùa về cho những người xa quê. Đây còn là món ăn phòng chống bệnh bướu cổ nên nhiều du khách cất công tìm kiếm khi đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Nguyên liệu chế biến món xu xoa là rau câu sống bám vào các gành đá san hô ven đảo từ tháng hai đến tháng tám âm lịch hàng năm. Chiều phai nắng, khi thủy triều dần rút, gành đá ẩn hiện sau những con sóng vỗ nhẹ vào bờ, nhiều cư dân đất đảo lặn lội vớt rau câu, rửa sạch rồi mang về phơi khô, cung cấp cho cơ sở chế biến xu xoa Mận Nguyễn địa chỉ 606/98 đường 3/2 phường 14 quận 10 HCM

Để có món xu xoa mát lành, rau câu còn được rửa và phơi khô nhiều lần để loại bỏ tạp chất bám vào rau. Tiếp đến, ngâm rau vào nước lã qua đêm rồi vớt ra cho vào nồi, đổ nước ngập rau rồi nhấc lên bếp, khuấy đều tay đến khi rau nhừ nát. Sau đó, đổ hỗn hợp nước và rau vào túi vải thưa dùng tay vắt mạnh để lọc bỏ phần xơ, lấy phần nước cho vào tô chờ khoảng 30 phút xu xoa sẽ đông đặc.

Điều đặc biệt là nấu xu xoa bằng rau câu ở đảo Lý Sơn không cần phải thêm bột nang mực biển như ở những nơi khác nhưng vẫn đông đặc với màu trắng ngà trông thật bắt mắt. Ăn xu xoa không thể thiếu nước đường đen nấu dẻo như câu vè: “Xu xoa mà thiếu nước đường/Như thuyền thiếu lái biết về nơi đâu?”. Cho đường vào nồi cùng với gừng tươi giã nhuyễn, đun sôi, khuấy đều rồi nhấc xuống khỏi bếp.

Xu Hướng Fusion Food Tại Việt Nam

Trong thời gian gần đây, “Fusion Food” như một làn sóng ẩm thực mới vô cùng nổi bật và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đầu bếp cũng như các bạn trẻ đam mê với ăn uống. Vậy các bạn có biết Fusion Food là gì chưa ? Các bạn có tò mò muốn trải nghiệm thử xu hướng ẩm thực này không ?

1. Fushion Food là gì?

Nguồn: Google

Fusion có nghĩa là sự kết hợp. Do đó, Fusion Food dùng để chỉ những món ăn được chế biến theo xu hướng pha trộn phong cách ẩm thực của hai hay nhiều quốc gia, từ truyền thống cho đến hiện đại. Từ đó, Fusion Food tạo nên những sự kết hợp thú vị nhưng không kém phần hài hoà, đem lại cho thực khách những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ nhất.

Fusion Food thường không theo bất kì phong cách nào. Các đầu bếp thường kết hợp nhiều loại nguyên liệu, nhiều phương pháp chế biến giữa các quốc gia để tạo nên một món ăn mới đầy ngẫu hứng.

Xu hướng này được biết đến vào những năm 70 nhưng đến khoảng 20 năm sau mới thật sự trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.

2. Một số nhà hàng Fusion ở Thành phố Hồ Chí Minh

030 Cusine Restaurant

Nguồn: Google

Đây là nhà hàng Fusion kết hợp giữa ẩm thực Á và Âu. Ở đây bạn có thể bắt gặp những món ăn kết hợp vô cùng thú vị như Taco với lớp vỏ làm bằng rong biển giòn rụm đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản với hình dạng của chiếc bánh Taco bình thường. Hay món Udon ăn kèm bò nướng và sốt Carbonara.

Địa chỉ: 13 Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

The Other Place Nguồn: Google

Nhà hàng này phục vụ các món ăn kiểu Âu, kiểu Việt và kết hợp giữa 2 nền ẩm thực. Đồ ăn ở đây thường được tự làm từ mì ý hoặc bánh burger như món Katsu Burger hay Tonkotsu Carbonara với sự kết hợp của ẩm thực Nhật Bản và ẩm thực Châu Âu.

Địa chỉ : 93 Tôn Thất Đạm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

SHP Gourmet – Great Fusion

Nguồn: Google

Đây là nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn với sự kết hợp giữa Á và Âu. Đến nhà hàng này, bạn có cơ hội trải nghiệm những món ăn pha trộn mùi vị của 2 nền ẩm thực hoàn toàn khác biệt như món: bò nướng nước mắm ngọt hay gà chiên sốt mận. Không như các nước Châu Âu thường ăn kèm với bánh mì, cả 2 món ăn này đều được kèm với xôi chiên nhân đậu xanh đậm chất châu Á.

Địa chỉ: 151 Trương Định, Phường 9, Quận 3

Fusion Food là một xu hướng ẩm thực khá mới đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Vậy còn bạn, bạn yêu thích mùi vị đặc trưng của những món ăn phổ biến của từng nước, hay đam mê trải nghiệm những món ăn với sự pha trộn, biến tấu từ nền ẩm thực đa quốc gia?

Nguồn: CET