Top 4 # Xem Nhiều Nhất Rau Lang Nấu Với Gì Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cháo Ghẹ Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Hành là một loại rau gia vị rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn dinh dưỡng thiên nhiên tiềm năng cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

– Bước 1: Ghẹ làm sạch, tách các phần của ghẹ ra. Hành lá xắt nhỏ, gừng băm nhỏ.

– Bước 2: Vo sạch gạo và để ráo.

– Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm nước. Mẹ nấu cháo cho đến khi nồi sôi, sau đó giảm lửa, thêm gừng và ghẹ vào.

– Bước 4: Khi cháo mềm và ăn được, thêm gia vị vừa miệng. Cho cháo ra bát, thêm hành lá xắt nhỏ và dầu mè rồi cho bé ăn nóng.

👉Cháo ghẹ nấu với rau chùm ngây

Các bước thực hiện – Bước 1: Gạo tẻ ninh nhuyễn khoảng 2h. – Bước 2: Ghẹ hấp chín rồi tách lấy phần thịt ở thân và càng rồi băm nhỏ. – Bước 3: Rau chùm ngây tách lá rửa sạch cho vào xay nhuyễn. – Bước 4: Múc lượng cháo vừa đủ 1 bữa cho con bé vào nồi nhỏ, đun nóng. Sau đó, mẹ cho ghẹ đã băm nhỏ vào đảo đều cho sôi. Tiếp đến, mẹ cho 2-3 thìa rau chùm ngây đã xay nhuyễn vào với 1/2 miếng phô mai, đảo cho sôi lên rồi mẹ cho tiếp mắm ngư nhi và dầu oliu vào đảo đều rồi tắt bếp. Cho trẻ ăn nóng. 👉Cháo ghẹ nấu với rau muống

Rau muống là loại rau có hàm lượng muối khoáng cao, giúp bổ sung nhiều loại vitamin, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch. Vì vậy rau muống cũng được chọn nhiều trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ.

cháo ghẹ nấu với rau muống

– Bước 1: Hấp ghẹ với 1 ít nước và củ gừng đập dập, gỡ ghẹ lấy thịt, băm thịt ghẹ, xào qua. – Bước 2: Rau muống băm nhỏ. – Bước 3: Bắc nồi cháo trắng lên, cho ghẹ xào, rau muống băm vào nấu cùng, nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.👉 Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn

Cà rốt giàu nguồn vitamin A, beta-carotene, có vị ngọt tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích khác nên là một thực phẩm tuyệt vời dành cho trẻ.

💓Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn ghẹ, cua biển đúng cách để tránh bị dị ứng

– Để sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ ở mức tốt nhất, các mẹ nên nấu vừa lượng ăn cho bé, ăn đến đâu, nấu đến đấy, không nên nấu nhiều một lần rồi ninh đi ninh lại, sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong cháo.

– Vì thịt cua ghẹ nhiều đạm nên mẹ cho bé ăn lượng từ ít tới nhiều để tránh bị đầy bụng và nôn trớ. Đặc biệt gạch và trứng cua khó tiêu nên mẹ cần chú ý. Một tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa cua ghẹ là vừa.

– Nếu bé ăn trực tiếp thịt cua ghẹ thì khi bóc mẹ cần chú ý để tránh các mảnh vỏ ghẹ, cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.

Cháo Ghẹ Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm

Thành phần dinh dưỡng trong ghẹ biển rất phong phú, hàm lượng protein cao hơn nhiều so với thịt heo hay cá. Ngoài ra canxi, photpho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C… cũng chiếm ở mức cao. Ghẹ còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axít béo omega 3, rất tốt cho tim, mạch.

Một số nghiên cứu dinh dưỡng còn ghi nhận ghẹ giúp làm giảm cholesterol xấu và triglycerides trong máu. Thịt ghẹ có vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên vì ghẹ có chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp với người cao huyết áp và bị gout. Những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn.

Trong thịt ghẹ có nhiều chất vitaminh, đặc biệt là có đầy đủ các nhóm vitamin B, các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng… Hơn thế, trong các loại hải sản, ghẹ lại chứa lượng thủy ngân ít hơn các các loại cá ngừ, cá biển.. Mẹ có thể cho bé ăn thịt ghẹ mà chẳng ngại ngần gì.

Cháo ghẹ nấu với rau gì cho bé ăn dặm

1/ Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn cho bé

20g gạo.

2 càng ghẹ biển (vừa đủ cho 1 chén cháo).

1/2 củ cà rốt.

Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn cho bé như sau:

Bước 1: Gạo vo sạch rồi ngâm nước, bí quyết là mẹ nên rang gạo trước khi ngâm như vậy cháo sẽ thơm hơn. Gạo sau khi ngâm cho ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Bỏ gạo và nước vào nồi để lửa nhỏ liu riu đun đến khi gạo chín nhừ thành cháo, mẹ lưu ý thỉnh thoảng lấy đũa khuấy đều để tránh cháo bám vào đáy nồi bị cháy.

Bước 3: Ghẹ biển hấp chín, gỡ lấy thịt hai càng, xé nhỏ, mẹ lưu ý khi gỡ thịt cua cho bé nhớ để ý kỹ các mảnh vụn của càng ghẹ còn sót lại, nếu không bé sẽ bị hóc khi ăn phải.

Bước 4: Đun nóng dầu ăn phi thơm hành khô xắt lát nhỏ, rồi cho phần thịt ghẹ vào xào săn.

Bước 5: Cà rốt hấp chín, bằm nhỏ. Khi cháo chín, mẹ múc ra chén, thêm thịt ghẹ xào săn và cà rốt đã bằm nhỏ vào, thêm 1 muỗng dầu gấc trộn đều cho bé ăn.

2/ Cách nấu cháo ghẹ với rau muống cho bé ăn dặm

Nguyên liệu nấu cháo ghẹ: Cách nấu cháo ghẹ với rau muống:

Ghẹ rửa sạch

Gừng rửa sạch, rã dập dập nhỏ

Hấp ghẹ với một chút nước và gừng. Khi ghẹ chín thì gỡ lấy thịt. Băm hoặc xay nhuyễn tùy vào từng độ thô của bé

Hành khô bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Sau đó phi thơm lên, cho thịt ghẹ vào xào.

Rau muống rửa sạch, trần qua với một chút nước để đỡ bị hăng hoặc mẹ có thể cứ thế băm nhỏ luôn cũng được.

Bắc nồi cháo lên, cho ghẹ xào vào. Sau đó cho rau muống vào đảo cùng lên. Nêm một chút nước mắm dành riêng cho bé vào. Đến khi sôi liu riu thì tắt bếp. Nêm 5ml dầu oliu.

Nên xem https://mekuro.com/be-an-com-nat-voi-gi/

3/ Cách nấu cháo ghẹ thơm ngon cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo ghẹ thơm ngon cho bé ăn dặm như sau:

Bước 1: Ghẹ làm sạch, tách các phần của ghẹ ra. Hành lá xắt nhỏ, gừng băm nhỏ.

Bước 2: Vo sạch gạo và để ráo.

Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm nước. Mẹ nấu cháo cho đến khi nồi sôi, sau đó giảm lửa, thêm gừng và ghẹ vào.

Bước 4: Khi cháo mềm và ăn được, thêm gia vị vừa miệng. Cho cháo ra bát, thêm hành lá xắt nhỏ và dầu mè rồi cho bé ăn nóng.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần biết:

Bé dưới một tuổi hạn chế trong việc nêm gia vị. Muối đặc biệt không tốt cho thận của bé. Trong giai đoạn này, muối trong thực phẩm đã đủ cung cấp cho bé rồi.

Còn với trẻ trên 1 tuổi thì mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm, nước mắm dành riêng cho trẻ. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại nước tương của Nhật, nước mắm…Tùy vào điều kiện tài chính của từng gia đình mà lựa chọn cho bé sản phẩm phù hợp nhất.

Cháo Tôm Cho Bé Ăn Dặm Nấu Với Rau Gì Ngon Và Tốt, 4 Loại Bí Đỏ, Khoai Lang, Rau Muống, Rau Mồng Tơi

A. Cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm, cháo tôm nên nấu với rau gì ngon và tốt nhất

Nên nấu cháo tôm cho bé với rau gì là thắc mắc của rất nhiều các mẹ khi đang nuôi con nhỏ. Bởi nếu kết hợp không đúng các thực phẩm với nhau, cháo của bé không chỉ mất đi độ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dinh dưỡng có trong món cháo tôm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều loại rau có thể sử dụng để nấu cháo tôm cho bé tập ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng như bí đỏ, rau ngót, cà rốt, mồng tơi, nấm rơm, cải ngồng, chùm ngây, rau dền, súp lơ, khoai lang, rong biển…

Đặc biệt, khi chế biến tôm mẹ cần loại bỏ toàn bộ râu, đầu, càng và đường chỉ đen ở sống lưng. Chỉ nên giữ lại phần thịt tôm sau đó băm nhuyễn để nấu cháo cho bé.

Mẹ có thể cho bé ăn tôm ngay khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên mẹ chỉ nên cho bé ăn từng ít một và ăn từ từ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt và gây phản tác dụng.

Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ 1-2 bữa cháo tôm/tuần và phải kết hợp với những loại rau khác nhau. Các nguyên liệu sử dụng để nấu cháo tôm cho bé cần được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tươi ngon và an toàn.

1. Cách nấu cháo tôm với bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách nấu cháo tôm với bí đỏ

Gạo nếp và gạo tẻ: Vo sạch gạo, ngâm trong 1h đồng hồ để nấu cháo nhanh mềm và nhuyễn hạt.

Bí đỏ: Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó băm nhuyễn hoặc thái nhỏ tùy theo khả năng ăn thô của bé.

Tôm: Bỏ tất cả râu và đầu đuôi, rửa sạch, cho và luộc qua. Vớt tôm, bóc vỏ để ráo nước sau đó xay nhuyễn tôm.

Hành khô: Bóc vỏ, rửa sạch rồi băm thật nhỏ. Mẹ có thể sử dụng thêm hành tươi để tăng hương vị và mà sắc hấp dẫn cho bát cháo.

Đun nồi nước sôi vừa đủ ăn, cho gạo và bí đỏ vào và khuấy đều để tránh bị dính nồi. Đun nhỏ lửa cho đến khi bí và gạo chín nhừ hòa quyện và nhau là được. Nếu cháo đặc, bạn có thể ch thêm nước.

Tiếp tục cho tôm vào đun cho tới khi chín là được. Nêm nếm gia vị vừa miệng, thêm dầu ăn rồi đổ ra bát cho bé ăn.

2. Cách nấu cháo tôm khoai lang

Nếu mẹ đang băn khoăn cháo tôm nấu với rau gì thì cháo tôm khoai lang chính là gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ:

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách nấu cháo tôm khoai lang

Tôm bỏ đầu đuôi, lột vỏ, bỏ phần gân đen ở lưng rồi rửa sạch sau đó băm thật nhỏ. Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Cho vào nồi hấp cách thủy chín rồi đem nghiền nhuyễn.

Cho cháo vào nồi, cho tôm và khoai lang vào khuấy đều. Nêm chút nước mắm, thêm dầu ăn rồi đổ ra bát cho bớt nóng sau đó cho bé ăn.

3. Cách nấu cháo tôm rau muống

Nguyên liệu cần có Cách nấu cháo tôm rau muống

Tôm bỏ hết đầu đuôi, lột vỏ, bỏ đường chỉ đen ở sống lưng rồi rửa sạch bằng nước. Cho vào máy xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Lá rau muống rửa sạch sau đó băm nhỏ.

Cho cháo trắng vào nồi đun nhỏ lửa, cho thịt tôm và rau vào khuấy đều. Thêm mắm, pho mai tùy theo khẩu vị của bé. Tắt bếp, cho 5ml dầu ăn vào khuấy đều.

4. Cách nấu cháo tôm rau mồng tơi cho bé

Nguyên liệu cần có

200g gạo tẻ, gạo nếp.

100g tôm.

100g rau mồng tơi.

Gia vị mắm muối và dầu ăn.

Cách nấu cháo tôm rau mồng tơi

Gạo nếp và gạo tẻ: Vo sạch gạo, ngâm trong 1h đồng hồ để nấu cháo nhanh mềm và nhuyễn hạt. Tôm: Bỏ tất cả râu và đầu đuôi, rửa sạch rồi bóc vỏ. Tiếp tục xay nhuyễn hoặc băm nhỏ theo khả năng ăn thô của bé.

Xào thịt tôm qua với chút mắm hoặc muối. Rau mồng tơi rửa sạch sau đó băm nhỏ vừa ăn. Nồi cháo sôi, mẹ hãy cho tôm và rau mồng tơi vào khuấy đều. Nêm mắm muối phù hợp với khẩu vị của trẻ. Cuối cùng tắt bếp cho khoảng 5ml dầu ăn vào khuấy đều là được.

B. Cách nấu những món cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dậm đầy đủ dinh dưỡng

Như các bạn đã biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên vào giai đoạn đang phát triển thì cơ thể của bé cần nhiều dưỡng chất hơn. Đặc biệt đối với các bé 6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng đánh dấu các bước tập ăn đầu tiên và bổ sung thêm chất dinh dưỡng để giúp bé nhanh ăn chóng lớn và khỏe mạnh.

Bí đỏ là một thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin, đặc biệt hỗ trợ cho sự phát triển trí não cho bé tốt. Kết hợp với thịt heo một loại thực phẩm giàu protein và chất dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển nhanh chóng và toàn diện.

Việc kết hợp bí đỏ và thịt heo là một trong các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi không những là nguồn cung cấp giàu chất dinh dưỡng mà còn là một món ăn ngon cho bé đổi gió nữa.

– Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ cho thịt nạc xay vào nấu, khuấy đều tay cho đến khi thịt chín thì các bạn sẽ chỉnh lửa ở mức liu riu.

– Bước 4: Cuối cùng các bạn sẽ cho thêm ít dầu ăn và một chút xíu gia vị rồi tắt bếp. Sau đó bạn múc cháo ra chén để nguội một tí rồi cho bé ăn.

2. Bột từ cà rốt và khoai tây.

Những nguyên liệu để thực hiện món này: Hướng dẫn bạn làm món cháo này:

– Bước 1: Đầu tiên cà rốt và khoai tây khi mua về các bạn sẽ gọt vỏ rửa sạch và thái lát mỏng.

– Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ hấp khoai tây và cà rốt cho thật chín mềm và như ra.

Món cháo này sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho bé đặc biệt là vitamin A giúp bé có đôi mắt khỏe mạnh và sáng rõ.

3. Khoai tây và rau bó xôi nghiền nhuyễn.

Các bạn cần những nguyên liệu sau:

Khoai tây: 1 củ.

Rau bó xôi non: 60 gram.

Tỏi tây xay nhuyễn: 40gram.

Dầu thực vật: 1 muỗng.

Gợi ý bạn cách chế biến:

– Bước 1: Đầu tiên các bạn gọt vỏ khoai tây, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ.

Vậy là Massageishealthy đã cùng với các bạn tìm hiểu xong các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dễ làm, không tốn thời gian mà lại giàu chất dinh dưỡng cho bé rồi. Với các món ăn trên bé yêu của bạn sẽ được bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp phát triển nhanh hơn và thông minh hơn. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ cập nhật thêm thực đơn đa dạng và phong phú cho bé ăn dặm.

C. Cách nấu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 6 tháng tuổi

Bé ở thời điểm 5 6 tháng tuổi rất thích hợp để bắt đầu áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, một thực đơn đang được các bà mẹ Việt Nam quan tâm và tìm hiểu.

Tuy chỉ là ăn dặm, nhưng thực đơn kiểu Nhật rất khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dường cần thiết cho bé, các mẹ có thể hoàn toàn yên tầm để áp dụng cho bé nhà mình.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Đây là một quá trình tập cho bé ăn dặm từng bước một trong suốt quá trình (từ lúc bé 5 6 tháng tuổi cho đến lúc bé được 15 6 tháng tuổi).

Trong quá trình, bé sẽ học được một số kỹ năng như: tập nhai sớm, tự lựa chọn được món ăn yêu thích, tự ăn hoặc tự mình cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Sẽ không cần giục hoặc ép bé ăn nhiều. Tự động bé sẽ có cảm giác thèm ăn, và có thể ăn nhiều hơn.

Khoảng thời gian đầu của quá trình, các mẹ nên cho bé ăn hỗn hợp cháo trắng cùng cháo cho bé 5 6 tháng tuổi được pha theo tỷ lệ 1:10 (nghĩa là 1 phần cháo và 10 phần nước).

Các mẹ cho 2 muỗng cơm vào 250 ml nước trong nồi cháo của bé, khuấy đều. Nồi cháo nên đun trên lửa vừa, dùng thìa giằm cho cơm nhừ ra rồi đậy nắm nồi lại đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp. Để tiếp nồi cháo trên bếp khoảng 10 phút để cháo có thể nhừ hắn, rồi đổ cháo ra bát để nguội, sau đó cho bé ăn.

Lưu ý: 2 ngày đầu của tuần đầu quá trình các mẹ nên cho bé ăn với 1 lượng cháo nhất định như nhau khoảng 5 mh/ lần. Sau đó, khi bé đã ăn quen thì các mẹ có thể tang dần lượng cháo lên trong những ngày sau đó (lên khoảng 10ml đến 15mh).

Tiếp theo, cho bé làm quen với rau củ

Sau tuần đầu tiên bé đã quen ăn cháo trắng, tiếp đến bé sẽ tập làm quen với một số loại rau củ dinh dưỡng như: cà rốt, cải bó xôi…

Các ngày thứ 8, 9, 12: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:1 (3 muỗng chao, 1 muỗng cà rốt).

Các ngày thứ 10, 11, 13: Cho bé ăn theo tỷ lệ 2:1 (3 muỗng cháo, 1 muỗng rau cải).

Tập cho bé ăn hỗn hợp các loại thức ăn

Ngày thứ 22: Cho bé ăn theo tỷ lệ 2:3:3 (2 muỗng rau cải, 3 muỗng cá thịt trắng, 3 muỗng cháo).

Ngày thứ 23: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:1:3 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng đậu hũ, 1 muỗn bí đỏ, 1 muỗng cháo).

Ngày thứ 24: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:2:4 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng củ cải, 2 muỗng rau cải, 4 muỗng cháo).

Ngày thứ 25: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:2:3 (1 muỗng đậu hũ, 2 muỗng rau cải, 2 muỗng cháo).

Ngày thứ 26: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:3:3 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng củ cải, 3 muỗng khoai lang, 3 muỗng cháo).

Ngày thứ 27: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:5 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng rau cải, 1 muỗng cháo).

Ngày thứ 28: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:4:5 (1 muỗng cá thịt trắng, 4 muỗng rau cải, 5 muỗng cháo).

Khi bé được 5 6 tháng tuổi là khoảng thời gian rất thích hợp cho bé tập ăn dặm. Việc tập cho bé ăn dặm như thế sẽ giúp bé phát triển tốt một số kỹ năng như nhai, nuốt và nhận biết được mùi vị của nhiều loại thức ăn, nhưng vẫn không thấy nhàm chán.

Như vậy, với những thông tin và cách nấu các món cháo tôm cho bé chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã không còn băn khoăn cháo tôm cho bé nấu với rau gì phù hợp nhất, ngon nhất và tốt nhất nữa. Chúc các mẹ sẽ nấu được nhiều món cháo tôm vừa thơm ngon vừa bỏ dưỡng cho con ăn hoài ăn mãi mà không thấy chán, giúp con khôn lớn và khỏe mạnh từng ngày!

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.

Cháo Cua Đồng Cho Bé Ăn Dặm Nấu Với Rau Gì?

Cháo cua đồng cho trẻ ăn dặm từ sau 9 tháng tuổi là thực đơn lý tưởng mẹ cần bổ sung cho bé trong giai đoạn này để trẻ tăng cân, khỏe mạnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, từ sau 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để bổ sung dưỡng chất. Món cháo cua đồng cho bé ăn dặm chính là thực đơn lý tưởng mẹ cần bổ sung cho bé trong giai đoạn này.

Hàm lượng đạm trong cua dồi dào, an toàn giúp bé nhanh chóng tăng cân, lượng axit béo omega 3 hỗ trợ sự phát triển não bộ của bé. Trong cua còn có các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, crom, selen giúp cân bằng cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nguồn vitamin A, vitamin C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phát triển thị lực.

Vị béo ngậy, thơm ngon của món cháo cua đồng sẽ khiến các bé thích thú khi ăn chỉ với các bước nấu cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.

– Gạo tẻ ngon

– Cua đồng: 150g – 200g

– Hành khô: 50g

– Gia vị, nước mắm, dầu ô liu.

Thực hiện:

Bước 1: Để nấu được nồi cháo cua đồng ngon cho bé, bước đầu tiên mẹ cần làm là vo sạch gạo tẻ rồi ngâm từ 40 – 60 phút cho hạt nở đều. Gạo sau khi ngâm để ráo nước, sau đó cho vào nồi ninh nhừ thành cháo.

Bước 2: Cua đồng làm sạch, xóc mạnh để ra hết các chất bẩn, bỏ yếm, bỏ mai. Tiếp đến dùng tăm khều toàn bộ gạch trong mai cua để riêng trong chén.

Bước 3: Sau khi làm sạch cua, mẹ cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Trong khi giã nêm chút muối, thêm nước rồi lọc qua rây lấy nước cốt, bỏ bã.

Bước 4: Mẹ cho nước cua sau khi lọc vào nồi, bắc lên bếp đun lửa trung bình. Vừa đun vừa khuấy đều đến khi gạch cua kết lại thành mảng, đợi nước sôi bùng thì vớt phần gạch ra chén để riêng.

Bước 5: Cho nước cua vào nồi cháo trắng đã nấu nhừ, mẹ lưu ý đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đồng nhất.

Bước 6: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho gạch cua và thịt cua vào xào dậy mùi thơm, nêm gia vị vừa miệng rồi đổ ra chén để riêng. Quan sát thấy nồi cháo đã chín, mẹ nêm gia vị, cho thịt cua vào khuấy đều, thêm muỗng dầu ô liu để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Mẹ cũng có thêm một ít hành, ngò đã làm sạch và thái nhuyễn vào cháo để dậy mùi thơm. Sau cùng, múc ra chén và cho bé thưởng thức.

Chúc chị em thành công với cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm cực kỳ đơn giản!

Từ khóa: cách nấu cháo cua cho trẻ cháo cua cho trẻ ăn dặm cháo cua nấu với rau gì cháo cua đồng cua đồng cháo cua cho trẻ 1 tuổi