Là một trong những loại rau lá xanh dinh dưỡng và phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Rau mồng tơi chứa ít calo và chất béo nhưng lại đồng thời chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ.
Theo Đông Y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da…rất thích hợp để giải nhiệt trong mùa nóng. Theo Tây Y, ở trong mồng tơi còn chứa chất nhầy oectin rất quý. Chất này có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh như giúp nhuận tràng, thải chất béo nhằm chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.
Tác dụng của rau mồng tơi
1. Giúp giảm cân
Chất nhầy chứa trong rau mồng tơi có tác dụng ngăn ngừa cơ thể hấp thu chất béo. Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa rất ít chất béo và calo nhưng lại giàu chất xơ. Trong 100g lá mồng tơi chỉ có 19 calo nên đây là loại thực rất phù hợp cho những người đang có nhu cầu giảm cân.
2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Thân và lá mồng tơi có chứa nhiều polysaccaride phi tinh bột, chất nhầy, chất xơ. Chất nhầy trong rau mồng tơi có tác dụng bôi trơn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, trơn tru hơn. Chất xơ góp phần làm giảm hấp thụ cholesterol cũng như ngăn ngừa các vấn đề về ruột như phòng tránh và điều trị táo bón.
3. Tốt cho xương khớp
Với hàm lượng canxi cao, Mồng tơi góp phần giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho trẻ nhỏ.
4. Cải thiện thị lực
Rau mồng tơi với thành phần vitamin A dồi dào, có khoảng 8.000 IU trong 100g lá mồng tơi, đáp ứng đến 267% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Vitamin A là một loại vitamin rất cần cho đôi mắt.
5. Dưỡng da mịn màng
Rau mồn tơi giúp cho khí huyết lưu thông nên cũng giúp cho da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Ngoài ra, mồng tơi còn cung cấp carotenoid và các chất có tác dụng chống oxy hóa như beta carotenem lutein và zeaxanthin.. không chỉ giúp cơ thể chống lại bệnh tật mà còn ngăn ngừa quá trình lão hóa cho da.
Các món ăn chế biến từ rau mồng tơi cho bé ăn dặm
Nguyên liệu Chế biến
Bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi của tôm tươi. Sau đó, bạn ướp với hành tím và cắt mỏng.
Thêm vào 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng cafe hạt nêm vừa ăn. Nhặt và rửa sạch rau mồng tơi.
Tiếp theo, cho mỡ và làm nóng chảo dầu, thêm vào đó 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho tôm tươi vào, đảo đều khoảng 1 phút. Sau đó cho hỗ hợp này vào nồi nấu canh phù hợp, khuấy đều tay.
Đổ thêm khoảng 350ml nước vào nồi. Trong khi nấu sôi thì thêm gia vị khoảng 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt sao cho vừa ăn. Cuối cùng mới cho rau mồng tơi vào nồi, thấy sôi lại lần nữa rồi tắt bếp. Múc ra bát và cho bé dùng lúc còn ấm.
Chú ý: Muốn rau mồng tơi không bị nhớt, cần đun nước thật sôi sau đó mới cho rau mồng tơi vào. Bạn có thể nêm nếm gia vị vừa ăn vào nước trước khi bỏ rau. Đối với món rau mồng tơi luộc chỉ cần thêm chút muối vào nước để rau mồng tơi xanh và ngon hơn.
Nguyên liệu
Bột gạo trắng
Thịt bò tươi
Rau mồng tơi
Muỗng cà phê dầu ăn
Nước lọc
Gia vị: đường cát trắng, muối iot
Chế biến
Nhặt và rửa sạch rau mồng tơi. Sau đó luộc chín và xay nhuyễn rau.
Rửa sạch thịt bò, sau đó trộn thịt bò tươi với một ít nước sạch cho thịt bò mềm rồi xay nhuyễn để khi nấu thịt bò không bị vón cục.
Bắc nồi lên bếp và xào nấu thịt trên lửa nhỏ. Khi thịt chín thì tắt bếp, mang thịt xuống.
Nấu cháo với bột gạo. Sau đó cho hỗn hợp thịt bò và rau mồng tơi đã xay nhuyễn vào nồi. Đun cháo rau mồng tơi thịt bò với lửa nhỏ, đảo thật đều tay. Khi cháo sôi lên thì hớt bỏ đi bọt khí, để tầm 3 phút nước sôi rồi tắt đi.
Cho thêm một muỗng nhỏ dầu ăn vào cháo, nêm nếm gia vị nhạt một chút rồi trộn đều cháo lên. Đun thêm một chút nữa cho dầu chín rồi tắt bếp. Với trẻ nhỏ thì tuyệt đối không nêm mì chính hay các gia vị khác không tốt cho trẻ nhỏ.
Hấp chín của, lọc lấy thịt cua.
Rửa sạch sau đó cắt nhuyễn, hoặc đem xay
Hòa tan bột gạo với lượng nước vừa đủ. Phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu mềm.
Cho cua vào nấu sôi, đổ tiếp bột vào khuấy chín, nêm nếm gia vị vừa đủ
Đổ ra bát, nêm 2 thìa dầu ăn vào và trộn đều. Cho trẻ dùng khi còn ấm.