Top 9 # Xem Nhiều Nhất Rau Muống Nấu Rạm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rau Muống Nấu Gì Ngon ? Rau Muống Ở Đâu Ngon Nhất ?

Những bữa ăn hằng ngày không thể nào thiếu đối với mỗi người chúng ta đúng không nào. Có muôn vàn thực đơn với rất nhiều công thức món ăn ngon cho các bạn lựa chọn. Tuy nhiên thì chúng ta không thể nào không nhắc tới những món ăn quen thuộc được làm từ rau muống. Hãy đọc bài chia sẻ sau đây để biết Rau muống nấu gì ngon ? rau muống ở đâu ngon nhất ?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chúng ta nên bổ sung rau muống vào thực đơn hằng ngày. Tất nhiên đây là loài rau cực kỳ dinh dưỡng cho sức khỏe rồi đúng không nào. Tuy nhiên thì có rất nhiều cách để đưa nguyên liệu này vào trong bữa ăn. Cụ thể qua nhiều cách chế biến như: luộc, xào, nấu canh hay trộn gỏi,… Tùy theo mỗi vùng miền mà chúng ta lại kèm theo cách chế biến khác nhau.

Rau muống nấu gì ngon ? còn tùy thuộc vào hương vị của mỗi người. dù cách chế biến gì đi chăng nữa thì nó cũng có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón nói chung là rất tốt cho cơ thể kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em.

Đây là loài rau rất dễ trồng, và trồng được quanh năm các bạn cũng có tự trồng cho mình để đảm bảo phần vệ sinh an toàn thực phẩm đúng không nào. Có thể nói rau muống là loại rau phổ biến và cũng đem lại khá nhiều chất dinh dưỡng cho người sử dụng được nhiều bà nội trợ sử dụng nhất.

Đặc biệt nếu bạn bị say nắng thì không cần phải lo chỉ cần giã rau muống lấy nước thêm một ít chanh và muối uống ép lấy nước uống là cơ thể bạn sẽ nhanh chóng dễ chịu ngay lập tức.

Ngay sau đây chúng tôi chia sẻ đến bạn một vài công thức chế biến các món ăn từ rau muống được đánh giá cao nhất từ phía các bà nội trợ:

Với món ăn này thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu: Rau muống, tép khô, nước mắm, tỏi, ớt, chanh, đường, hành khô. Rau muống sau khi được mua về hay hái tại vườn các bạn cũng phải nhặt sạch lấy cộng rồi chẻ nhỏ ngâm với muối để sơ chế loại bỏ các chất độc hại.

Tép khô cũng đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Lúc này bạn tiến hành bắc dầu lên bếp, phi hành khô thật thơm rồi cho tép vào, nêm gia vị theo khẩu vị của mình. Cuối cùng làm nước mắm chua ngọt theo sở thích của mình, bỏ rau muống đã ráo nước vào thau vắt chanh đồng thời cho nước mắm và tép khô vừa sơ chế vào và trộn đều lên là được.

Canh rau muống là một món ăn cực kỳ quen thuộc đúng không nào. Nếu bạn hỏi Rau muống nấu gì ngon ? chắc chắn không thể nào bỏ qua các món canh được đúng không nào. Đơn giản dễ nấu giàu dinh dưỡng. Cụ thể món mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn có chính là bề bề nấu rau muống.

Bề bề rửa sạch, đem xay với ít muối, nước. Đổ ra tô, thêm một lượng nước vừa đủ đổ ra tô khuấy đều và bắt đầu lọc lưu ý là lọc 2 lần để loại bỏ bã. Đem nước đó bắt lên đun sôi, lưu ý là đun ở lửa nhỏ và không khuấy. Cho rau muống đã được rửa sạch vào và sau đó nêm nếm cho vừa. Đợi rau chính nêm nếm lại một lần nữa rồi tắt bếp là xong.

Ốc móng tay xào rau muống

Nguyên liệu làm món gì cũng vậy sau khi mua về các bạn không nên bỏ qua phần sơ chế. Ốc móng tay sau khi mua về đem ngâm với nước cho ít muối và ớt, để loại bỏ các chất bẩn.

Tiếp theo đem luộc sơ ốc móng tay để loại bỏ vỏ dễ dàng hơn. Trộn gia vị vào thị ốc trộn đều lên. Rau muống cũng được lặt sạch và ngâm với muối. Sau đó tiến hành chế biến.

Phi tỏi băm cho thơm cho rau vào nêm gia vị tiếp tục đổ ốc vào xào tiếp xào đều khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Đây là món ăn được đánh giá khá đơn giản và được thực hiện một cách nhanh chóng nhất.

Một vài lưu ý khi chế biến các món ăn từ rau muống

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món từ rau muống đem lại nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình các bạn cần đảm bảo những yếu tố sau đây:

Cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn rau muống một, ngâm nước muối loãng

Hoặc bạn có thể rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Lưu ý hạn chế ăn sống

Cần ăn một lượng vừa đủ và hằng ngày chứ không phải ăn một lần và nhiều.

Nên tự trồng rau để đảm bảo vệ sinh

Bên cạnh đó chúng tôi hiện cung cấp các mặt hàng gốm sứ dành cho nội trợ, cho nấu ăn, với những bộ bát đĩa bàn ăn từ loại trung đến cao cấp. Một số hình ảnh sản phẩm có tại showroom của chúng tôi:

Mọi chi tiết xin liên hệ qua địa chỉ sau: ☏ TPHCM: 0286 681 3683 – 0938 309 713

– Hotline 1: 09369 83038 ( HCM) – Công ( Phụ Trách)

– Hotline 2: 0907 201 838 ( HCM) – Thắm ( Phụ Trách)

☏ Đà Nẵng : 0915 599 363 TPHCM ✤Địa chỉ 1: 21 Cộng Hòa, Phường 4, Q.Tân Bình, chúng tôi ✤Địa chỉ 2: 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng , P Tân Phong , Quận 7 chúng tôi ✤Địa chỉ 3: 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh ✤Địa chỉ 4: 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Quận 1, TPHCM ĐÀ NẴNG ✤Địa chỉ 5: 27B Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam​

Rau Muống, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Muống

Tên khác

Tên thường gọi: Còn gọi là bìm bìm nước, tra khuôn (cămpuchia)

Tên tiếng Trung: 空心菜

Tên khoa học: Ipomoea reptans (L.) Poir-Ipo-moea aquatica Forsk

Họ khoa học: Thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae

Cây rau muống

(Mô tả, hình ảnh cây rau muống, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả cây rau muống

Rau muống không chỉ là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam mà còn là một cây thuốc nam quý, Cây mọc bò ở nước hay trên cạn, thân rỗng, dày, có những đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, nhưng cũng có khi hẹp, và dài. Phiến lá dài 7-9 cm, rộng 3.5-7 cm, cuống lá nhẵn 3-6 cnm. Hoa to, màu trắng hay hồng tím nhạt, mọc từng một đến 2 hoa trên một cuống dài 1-2cm. Quả hình cầu, đường kính 7-9 mm. Hạt có lông màu hung, đường kính 4 mm.

Mùa hoa vào mùa thu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Trồng khắp nơi trong nước ta dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chủ yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước,

Thành phần hoá học

Trong rau muống có 92% nước, 3.2% protit, 2.5% gluxit, 1% xenluloza, 1.3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao trong đó có tới 100mg% canxi, 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các vitamin gồm có 2.9% caroten, 23mg% vitaminC 0,10mg% vitamin B1, 0.7% citamin PHƯƠNG PHÁP 0.09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn có nhiều chất nhầy.

Tác dụng dược lý

Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.

Vị thuốc rau muống

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)

Tính vị, tác dụng:

Rau muống vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Công dụng:

Ngoài công dụng làm rau ăn nhân dân coi rau muống như một thư rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc, rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Một số người ít dùng rau muống, khi dùng rau muống thường có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Ngọn rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên những vết loét do bệnh zona. Thân lá rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người sốt, khó thở.

Liều dùng

Liều dùng không cố định

Dùng dưới dạng sống hoặc nấu chín. Chủ yếu dùng ở dạng tươi dưới dạng rau ăn.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc rau muống

Trị ngộ độc:

Khi bị ngộ độc nấm, lá ngón, thủy ngân trước lúc đến bệnh viện có thể lấy 1kg rau muống rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống. Hoặc khi ngộ độc sắn (củ mì), lấy 100g rau muống cắt khúc, 50g gạo tẻ, hai thứ trộn đều giã nhuyễn hòa với nước uống.

Trị đau dạ dày, ợ chua, nóng trong ruột, miệng khô, đắng:

20g rau muống, 20g rau má, 20g cỏ mực, 16g rau sam, 12g trần bì (vỏ quýt khô). Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia uống 2 lần/ngày lúc đói.

Trị bệnh kiết lỵ:

400g cọng rau muống tươi, thêm vài miếng trần bì, đổ nhiều nước sắc nhỏ lửa trong vài giờ rồi uống.

Trị chứng đái tháo đường:

60g rau muống, 30g râu ngô nấu nước uống. Thường rau muống tía tốt hơn rau muống trắng.

Trị chứng bí tiểu tiện, phù thũng toàn thân do bệnh thận:

Lấy một nắm rau muống, 12g râu ngô, 12g rễ tranh sắc lấy nước uống ngày một lần.

Trị chứng ra khí hư bạch đới:

500g rau muống cả rễ, 250g hoa dâm bụt trắng. Cho hai vị trên hầm với thịt lợn hoặc thịt gà để ăn.

Trị chứng tâm phiền, đổ máu mũi, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, ù tai, chóng mặt, háo khát:

Lấy 150g rau muống, 12g cúc hoa, đổ nước đủ dùng đun sôi với lửa to, sau 20 phút lọc lấy nước uống.

Trị chứng viêm lưỡi, viêm môi do thiếu vitamin B2:

100g rau muống, 50g hành tươi, nấu canh ăn hàng ngày.

Trị chứng lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo):

Dùng ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Trị rôm sẩy, mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em:

Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm cho trẻ.

Chữa liền da, sinh thịt:

Khi bị mụn lở, miệng vết thương lõm sâu, ăn nhiều rau muống để chóng lành.

Tham khảo

Ai không nên dùng rau muống

Người bị gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Người đang bị vết thương mềm: Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Người điều trị ngoại khoa nội khoa: Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.

Người đau xương khớp: Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.

Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Những người đang uống thuốc Đông y: Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Lưu ý khi dùng rau muống

Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Do đó khi ăn rau muống cần rửa sạch, và nấu chín kỹ.

Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Do đó các bà nội trợ nên lựa chọn mua rau muống tại những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để mua được sản phẩm rau an toàn cho gia đình. Nên ăn rau muống theo mùa nhằm hạn chế việc sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Tag: cay rau muong, vi thuoc rau muong, cong dung rau muong, Hinh anh cay rau muong, Tac dung rau muong, Thuoc nam

Tag: cay rau muong, vi thuoc rau muong, cong dung rau muong, Hinh anh cay rau muong, Tac dung rau muong, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Cách Nấu Món Gỏi Rau Muống

Cách làm món gỏi rau muống cực kì đơn giản nên chị em có thể tự học ở nhà và nhanh chóng nắm bắt được cách nêm gia vị sau 1, 2 lần làm. Với một món ăn được gọi là vô cùng dễ ăn trong mọi tình huống, có hương vị ngon ngọt, đậm đà và dễ ăn. Đây có thể nói là một trong những món ăn ngon miệng nhất mà bạn có thể ăn tại nhà hoặc làm thành một món ăn trong bữa nhậu.

2 bó rau muống -1 lỗ tai heo vừa – 300g tôm bạc thẻ to – 100g dậu que – 3 trái chanh – 200g kiệu chua – 200g hành tím – 1 củ hành tây – 100g đậu phộng – Ngò, cà, ớt, 1 nắm rau răm – Tiêu, muối, đường, bột ngọt, nước mắm.

Rau muống bỏ lá, lấy cọng xắt ngắn khoảng 4 cm, chẻ đôi hoặc chẻ 3, ngâm nước lạnh kill dùng vắt ráo,

Lỗ tai heo luộc chín với nước muối + phèn chua, vớt ra ngâm qua nước lạnh, xắt lát mỏng. Tôm rang với tí muối, lột vỏ chừa đuôi. Đậu que tước 2 đầu chẻ đôi, cà ớt tỉa hoa. Chanh vắt lấy nước cốt

Hành tím bàn mỏng phi vàng, tỏi bằm nhuyễn phi vàng. Cần xắt ngắn khoảng 4 cm tỉa hoa. Rau răm xắt nhuyễn, kiệu chẻ mỏng.

Đậu phộng rang vàng bóc vỏ giã hơi dập. Hành tây xắt mỏng theo chiều ngang, ngâm giấm đường.

Chảo nóng cho 2 muỗng súp mỡ cho đậu xào nhanh tay, nêm chút gia vị nhắc xuống dể nguội. Làm nước trộn gỏi như bài gỏi củ hủ dừa tôm thịt

Trộn chung rau muống + đậu + kiệu + hành phi + hành ưắng + 1/2 tôm + 1/2 lỗ tai heo + ớt xắt sợi, rưới từ từ nước mắm trộn gỏi + nước cốt chanh vào nêm chút tiêu + chút bột ngọt + tỏi phi trộn đều chua chua ngọt ngọt là được.

Xếp gỏi ra đĩa, rác đậu phộng lên mặt, cắm ớt tỉa hoa, xung quanh để hành phi, rau răm, cần tàu. Chấm nước mắm ớt chua ngọt.

Rau Muống, Công Dụng, Cách Làm Rau Muống Xào Tỏi, Luộc Rau Xanh Giòn Chọn Vị

Rau muống, với nhiều công dụng, rau muống xào tỏi xanh giòn ngon

1.Tác dụng của rau muống

1. Giảm cholesterol

Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu) .

2. Điều trị vàng da và các vấn đề về gan

Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

3. Điều trị thiếu máu

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.

4. Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

6. Bảo vệ tim

Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.

Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ.

Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

7. Ngăn ngừa ung thư

Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da). Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.

8. Có lợi cho mắt

Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

9. Tăng cường miễn dịch

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

10. Lợi ích sức khỏe khác

Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi… Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc. Bên cạnh đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.

Luộc rau muống, nghe thì tưởng chừng như là một món ăn đơn giản, ai ai cũng có thể làm được, nhưng để giữ cho đĩa rau muống tươi xanh, giòn và ngon, không bị thâm đen thì cũng phải cần có vài mẹo.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội để luộc rau muống ngon và đẹp mắt, trước hết phải chọn rau ngon.

Theo đó, các bà nội trợ phải chọn rau non, nhặt bỏ lá úa và lá già, rửa nhiều lần với nước sạch, vớt rau lên để cho khô ráo.

2. Rau muống xào tỏi

Nguyên liệu làm rau muống xào tỏi

– 1 bó rau muống

– Dầu ăn

– 4 củ tỏi

– Nước mắm, đường, hạt nêm, ớt, chanh

Cách làm rau muống xào tỏi

– Bước 1: Rau muống nhặt thành khúc khoảng 10 cm, có thể nhặt bớt lá tùy ý. Rửa sạch rồi để ráo nước.

– Bước 2: Tỏi mua về lột vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo dầu, sau khi dầu nóng thì thả tỏi vào đảo nhanh tay.

– Bước 3: Khi tỏi bắt đầu có mùi thơm và ngả vàng, bạn cho rau muống đã chuẩn bị vào chảo, tiếp tục dùng đũa đảo, sau đó nêm gia vị nước mắm, bột nêm, bột ngọt , đường cho vừa ăn. Lưu ý cần xào với lửa to, đảo đều tay và tắt bếp khi rau vừa chín tơi, nếu để rau nhừ hay xào lửa nhỏ sẽ khiến rau ngả màu vàng mất ngon.

Mách nhỏ: Các bạn có thể vắt thêm một ít nước cốt chanh vào sẽ khiến cho món rau muống xào tỏi trở nên đậm đà thơm ngon hơn hẳn.

Trước khi xào, bạn nên chần qua để rau muống vừa chín tới, bạn không phải xào quá lâu khiến rau bị chín kỹ và đổi sang màu vàng.

3. Cách luộc rau muống ngon

Để luộc rau muống ngon và đẹp mắt, trước hết phải chọn rau ngon.

Có nhiều cách để luộc rau ngon và không bị thâm.

Cách 1: Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, khi nước sôi già, bắt đầu thả rau vào và thêm 1 thìa muối (hoặc nửa thìa nhỏ đường cũng giúp rau luộc thêm xanh). Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.

Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.

Cách 2: Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.

Cách 3: Đơn giản nhất là luộc nhiều nước, ít rau. Lúc này nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.

Cách thứ 4: Trước khi cho rau vào nồi nước luộc, thêm một ít muối, sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy.

Nhưng muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn.

Tỉ lệ hoàn hảo của muối và nước là 1 muỗng cà phê muối : ½ lít nước luộc.

Dùng thuốc muối mua ở hiệu thuốc (dùng cho người đau dạ dày uống, không hại). Khi người ta cho vào thì nước thành môi trường kiềm thì oxy hóa không bị biến thành màu đỏ, chất diệp lục xanh không bị mất đi và giữ được màu xanh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống cũng là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe, nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, cải thiện táo bón và thải độc cơ thể, làm sạch ruột do hàm lượng chất xơ trong loại rau này cao.

Đối với những người bị thiếu sắt, được các chuyên gia khuyên nên ăn thường xuyên vì rau muống có nhiều vitamin nhóm B. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Phụ nữ đang mang thai, người mới ốm, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn rau muống để bổ sung thêm sắt từ loại rau này.

Bàn vệ độ an toàn của rau muống, có ý kiến cho rằng, việc phát hiện rau muống bị nhiễm hóa chất hay không rất đơn giản, chỉ cần vắt chanh vào nước luộc, nếu nước luộc chuyển sang màu vàng nhạt hay màu đỏ chứng tỏ rau an toàn. Còn rau bị nhiễm hóa chất khi vắt chanh sẽ ít bị chuyển màu.

Ngoài ra, không ít người cho rằng rau muống bị tồn dư chất kích thích, phân bón hóa học khi luộc xong, nước rau mới chuyển màu đen hay xanh đậm.

Tuy nhiên, theo giải thích của các chuyên gia nếu chỉ dựa vào những nhận biết trên thì thiếu chính xác bởi những đặc điển sau:

– Nước rau muống luộc có lúc màu vàng, để nguội chuyển sang màu xanh đen do trong nước có dư lượng canxi và magie nên có tính kiềm, điều này không có gì đáng ngại, để khắc phục tình trạng đó, bà nội trợ chỉ cần cho 1 chút muối ăn hoặc sau khi luộc chỉ cần vắt một chút nước cốt chanh vào bát nước rau.

– Việc luộc rau có màu xanh mướt hay không còn tùy thuộc vào giống rau. Nếu rau muống mà ngắn, màu hơi nâu, luộc lên kể cả cho đồ chua như chanh, sấu, lá me … nước cũng không trong được mà ngả qua màu vàng vàng.

– Rau muống mới luộc xong xanh mà để một lúc bị thâm, nhiều khi cũng do chưa đủ lửa (chưa chín hẳn), chứ không phải do rau bị nhiễm hóa chất.

Vì vậy, không nên nghe theo những thông tin thiếu căn cứ trên mà làm mất đi giá trị món ăn nhiều dinh dưỡng này.

Lưu ý: Để rau ngon và đảm bảo an toàn, khi luộc bạn nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.

Không ăn rau muống trong trường hợp sau đây

– Không ăn khi bị đau xương khớp vì nó sẽ khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, nhức nhối.

– Không ăn khi bị bệnh gout vì rau muống chứa lượng đạm cao.

– Không ăn khi bị sỏi thận vì hàm lượng oxalate trong rau muống cao, khi đi vào cơ thể dễ tạo thành kết tủa ở thận, tạo sỏi thận.

– Ăn rau muống khi đang dùng thuốc Đông y sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc.

cachlamhay.vn tổng hợp