Top 10 # Xem Nhiều Nhất Rau Muống Nấu Tép Khô Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Làm Món Rau Muống Xào Tép Khô Thơm Ngon Đặc Biệt

Vào mùa hè thì những món ăn được chế biến từ rau muống là những món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày các nàng nhỉ? Với mình thì rau muống là loại rau “quốc dân” vì những món ăn được chế biến từ rau muống có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo độ ngon và rau muống thì không kén người ăn, hầu như ai cũng có thể măm được loại rau dân dã này. Trong bài viết ngày hum nay, iunauan sẽ chia sẻ tới các nàng một món ăn ngon được chế biến từ rau muống, đó là món rau muống xào tép khô. Vẫn là món rau muống xào ngon tuyệt, nhưng được xào cùng với tép khô thì lại thơm ngon, đậm đà hơn gấp nhìu lần ấy. Nào, cùng tham khảo ngay cách làm món rau muống xào tép khô ngon tuyệt cú mèo mà iunauan chia sẻ ngày hum nay nhá, cực đơn giản thui ý các nàng ạ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 bó rau muống to non cọng nhỏ

Tép khô: 1 nắm (các nàng cũng có thể thay thế bằng tôm khô nhá)

Gia vị gồm: hạt nêm, dầu ăn, nước tương

Bước 2: Cho chảo lên bếp. Đợi chảo nóng thì cho vào trong chảo 2 thìa canh dầu ăn. Dầu nóng các nàng trút 1/2 số tỏi bằm và tép vào phi thơm, chiên trên lửa nhỏ, thêm 1 thìa canh nước tương vào rim cùng tép cho tép được đậm đà, đợi tép ngấm gia vị thì trút ra bát

Vẫn là món rau muống xào nhưng khi chúng mình kết hợp cùng với chút tép khô sẽ khiến món ăn thêm đậm đà, lạ miệng hơn rất nhìu ý. Nếu thích, các nàng có thể vắt thêm chút nước cốt chanh tươi, món ăn cũng rất ngon đó ạ. Rau muống xào tép khô là món ăn đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện và khi măm thì rất ngon, không hề bị ngấy. Với món rau muống xào tép khô, các nàng nhất định phải dùng món ăn ngay khi món ăn còn đang nóng để đảm bảo độ thơm ngon cho món ăn này nhá. Chúc cả nhà thành công và ngon miệng với cách làm món rau muống xào tép khô mà iunauan vừa chia sẻ nhá

Với món rau muống xào thì các nàng chỉ nên xào rau chín tới, không nên xào kỹ quá sẽ khiến rau bị dai. Rau vừa chín tới các nàng trút rau ra đĩa, thêm tép khô và tỏi đã xào ở bước 2 lên trên là món ăn đã hoàn thành rùi ý

8 Cách Làm Nộm Rau Muống Lạc Rang, Gỏi Rau Muống Thịt Bò, Nộm Rau Muống Tép Mắm Tôm Cực Ngon Cực Đã

1. Cách làm nộm rau muống thịt bò miền Bắc đơn giản

Nộm rau muống thịt bò là một trong những món ăn cực ngon, thích hợp ăn vào những ngày cuối tuần, đối với những ai lần đầu ăn cũng phải mê mẩn món ăn này, với những nguyên liệu đơn giản dễ tìm và cách làm nộm rau muống thịt bò không quá cầu kỳ, giúp ai cũng có thể làm được.

Nguyên liệu:

Rau muống

Thịt bò (tùy số lượng người ăn mà mua ít hay nhiều)

Gia vị: Nước mắm, đường, chanh, tỏi, ớt, giá đỗ, lạc rang.

Các bước tiến hành:.

Đối với rau muống, bạn nhặt ngọn non sau đó thì bỏ lá, luộc sơ qua sau khi đã rửa sạch, để rau muống xanh và giòn thì vớt ra bát nước lạnh. Tiếp đến là rửa sạch giá đỗ và để ráo với nước.

Thái thịt bò thành các lát mỏng, sau đó thì rửa sạch, xào sơ qua trên chảo lửa lớn cùng với hành phi. Tắt bếp khi thấy thịt hơi săn lại.

Giá đỗ và rau muống cho vào một cái bát to. Ngâm với lượng muối vừa đủ khoảng 3-4 phút để ngấm gia vị. Sau khi gia vị đã ngấm, bạn cho nước mắm chua ngọt cùng thịt bò vào.

Lưu ý: Nước mắm chua ngọt được pha bằng cách, cho chút nước mắm, nước sôi, đường, nước cốt chanh, tỏi, ớt băm nhỏ sau đó trộn đều lại với nhau.

Sau khi hỗn hợp nước mắm chua ngọt đã được trộn đều, lạc rang đã giã rồi bạn rắc lên, bạn sẽ có món nộm rau muống cực ngon sau khi đã trộn đều. Khi bày ra đĩa thì trang trí sao cho đẹp mắt là đã có thể thưởng thức.

2. Cách làm nộm rau muống tép ngon cơm gia đình

Rau muống: 1 mớ to

Tép: 100 gr

Lạc rang đập dập: 50 gr

Chanh: 2 quả

Ớt: 2 quả

Tỏi: 2 củ

Rau thơm: rau ngổ, rau kinh giới, rau húng quế

Gia vị: bột canh, đường, mì chính, nước mắm ngon

Bạn vớt rau muống ra rổ cho ráo nước sau khi xong xuôi, tiếp đến là bắc nồi nước lên bếp, đun cho thiệt sôi. Khi thấy nước sôi, bạn cho rau vào luộc cho đến khi chín tới thì thôi. Tiếp đến, bạn vớt rau muống ra, muốn giữ độ xanh ngon và giòn thì bạn ngâm ngay vào thau nước đá lạnh.

Đối với tép, bạn nên rửa sạch qua nhiều nước, mục đích là loại bỏ những chất cặn và bẩn trong nó, phần sạn sỏi còn lẫn cũng được lọc đi. Cho tép ra rá cho ráo nước sau khi đã rửa xong. Sau đó, chảo dầu bạn bắt lên bếp, rang tép cho chín vào trong chảo, phần gia vị nêm nếm cho vừa ăn, sau đó thì tắt bếp.

Pha chế nước trộn nộm theo công thức sau: cho vào một cái bát con nước cốt chanh, 2 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê mì chính cùng với tỏi, ớt và khuấy đều tất cả lên cho tan.

Bước 5: Tiến hành trộn nộm rau muống với tép

Bạn vớt rau muống ra rổ sau khi ngâm đá đã nguội, tản đều ra, sau đó dùng tay bóp cho hết nước. Tiếp đến, bạn cho tất cả rau vào một cái âu lớn, rưới từ từ hỗn hợp đã pha ở bước 4 vào, thêm tép rang, lạc rang giã thô cùng với rau thơm đã thái nhỏ vào nữa rồi trộn đều tất cả lên.

3. Cách làm nộm rau muống mắm tôm lạ miệng

Món nộm rau muống với sự kết hợp với cả mắm tôm sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị vô cùng lạ miệng và khó quên. Để thực hiện món ăn này bạn chỉ cần mua một vài nguyên liệu đơn giản có sẵn ngoài chợ.

Nguyên liệu:

Rau muống ngon (loại cọng nhỏ, giòn): 1 mớ

Rau rút: 300gr (sau khi đã nhặt sạch)

Mắm tôm

Lạc rang: 200gr

Chanh: 1 quả to

Ớt chỉ thiên cay: 1 – 2 quả tùy khả năng ăn cay của gia đình

Đường: 1 – 2 thìa cà phê

Tỏi băm nhỏ: 2 thìa súp

Các loại rau: rau thơm, rau kinh giới, rau mùi, mùi tàu, tía tô

Cách làm: Bước 1: Sơ chế các loại rau và nguyên liệu

Bạn tiến hành lặt bỏ phần lá già, lá mỏng của rau muống, để lại phần lá và cọng non. Tiếp đến thì bạn rửa sạch và bỏ bớt lá đi, phần giữ lại chủ yếu là cọng non và ngọn của rau muống. Sau đó, tiến hành cắt khúc rau muống theo đoạn khoảng 5-7cm, muốn rau muống trắng và giòn hơn thì nên ngâm nó vào nước lạnh.

Nhặt và rửa sạch phần rau rút. Đối với rau rút thì bạn chỉ cần lấy phần cành lá để làm nộm chứ không phải lấy cọng như rau muống.

Bước 2: Chần rau muống

Bật bếp lên và bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi cùng với 3 thìa muối tinh, 1 thìa dầu ăn. Cho rau muống đã sơ chế vào nồi nước đã đun sôi và chần đều hai mặt đến khi rau chín tới. Sau đó, bạn vớt rau ra rổ thưa, tiếp tục ngâm trong thau nước đá lạnh khoảng 2-3 phút nữa sau khi xối nước lạnh vào.

Về phần rau rút thì bạn cũng cho vào nồi nước sôi và chần giống y như rau muống. Xong xuôi, bạn tắt bếp. Tương tự như rau muống, vớt rau rút ra rồi tản đều rồi cũng xối nước lạnh vào y như vậy

Vớt rau muống ra rổ thưa sau khi ngâm với đá, tản đều cho đến khi ráo nước. Sau đó, chuẩn bị thau nước đá và ngâm rau rút trong khoảng vài phút. Bạn vớt rau rút ra một chiếc rổ thưa khác cho ráo nước sau khi ngâm xong.

Khi thấy hai loại rau kia đã ráo bớt nước, bạn trộn chung lại, dùng tay lấy từng nắm rau để vắt nhẹ cho kiệt nước. Lưu ý là rau sẽ bị nát không ngon nếu vắt quá mạnh tay. Sau khi vắt xong, bạn cho hai loại rau này vào một chiếc âu to, rũ tơi ra.

Bước 3: Tiến hành trộn nộm

Đối với cách trộn nộm rau muống này thì bạn làm như sau, bạn làm sạch tỏi, sau đó thì băm nhỏ ra; ớt bạn băm nhỏ sau khi rửa sạch và bỏ hạt; nhặt và rửa sạch các loại rau thơm, thái khúc dài chừng 1cm sau khi đã vẫy khô nước.

Đổ mắm tôm ra một chiếc bát con đã chuẩn bị sẵn trước đó, bạn nên thêm một thìa súp nước vào nếu thấy mắm tôm quá cô đặc. Tiếp đến, bạn thêm 1 thìa cà phê đường, đồng thời vắt nước cốt chanh vào bát mắm tôm, khuấy đều lên cho tan hết và hỗn hợp trở nên đồng nhất. Sau cùng, bạn thêm tỏi, ớt băm nhỏ vào, trộn đều lên một lần nữa.

Bạn đổ từ từ mắm tôm vào âu nộm đã trộn khi nào bạn gần ăn, vừa đổ vừa trộn đều lên. Sau khi trộn xong, bạn nhớ nêm nêm xem các hương vị chua, cay, mặn, ngọt đã hài hòa và vừa miệng hay chưa, bên cạnh đó hương tỏi đã đủ hay chưa. Nếu cảm thấy thiếu thì bạn có thể nêm thêm một ít gia vị.

Cuối cùng, bạn đổ 2/3 phần rau thơm đã thái và 2/3 phần lạc rang giã thô vào âu nộm, trộn đều. Nộm rau muống mắm tôm sau khi bày ra đĩa, phần lạc rang và rau thơm bạn rắc nốt lên sau cùng.

4. Cách làm nộm rau muống luộc đơn giản

Rau muống xào hay rau muống luộc đều là những món ăn cực kỳ ngon, khi kết hợp với nước mắm tỏi hay chao để chấm ăn thì quả thật không còn gì sánh bằng.

Để món nộm rau muống được ngon và giòn hơn thì bạn nên chọn phần ngọn. Tiếp đến bạn chẻ nhỏ rau muống, cắt đoạn dài vừa đủ ăn.

Bước 2: Thả rau muống vào nồi nước đã được bắt lên bếp trước đó và chần sơ qua. Khi luộc rau muống bạn chú ý vặn lửa thật to để giúp rau muống xanh và không bị đỏ và cho ít muối hạt vào nước luộc rau sẽ xanh hơn. Vớt rau muống ra rổ và để ráo nước sau khi thấy rau muống hơi tái

Bước 3: Đem rang chín lạc và sau đó giã nhỏ. Gạt hết hạt của ớt rồi giã nhỏ ra. Phần chanh cắt đôi và vắt lấy nước cốt, để khi ăn không bị đắng thì nên nhớ gạt hết hạt chanh đi.

Bước 4: Chuẩn bị một cái tô lớn và cho rau muống vào, rưới 1 thìa café nước mắm, 1 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa canh đường, ½ thìa canh muối gia vị và ớt thái nhì vào trộn đều cho các gia vị ngấm vào rau.

Nếm hương vị sao cho phù hợp với gia đình bạn. Sau khi trộn đủ gia vị cho rau muống thì bạn tiến hàng cho ra đĩa. Đối với những ai bị gout, viêm khớp, viêm nhiễm đường tiết niệu thận cũng nên hạn chế ăn rau muống.

5. Cách làm nộm rau muống thịt gà siêu ngon

Vị thịt gà dai dai, vị bùi ngậy của lạc rang cùng với vị chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn thanh mát của rau tạo nên một món nộm rau muống thịt gà siêu ngon sẽ làm bữa ăn gia đình thêm “xôm” đó!

Nguyên liệu:

Rau muống: 2 bó

200gr ức gà (hoặc thịt đùi nếu thích)

Chanh: 2 quả

Lạc 100gr

Ớt: 2 quả

Tỏi: 5 tép

2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước lọc

1 thìa cafe hạt tiêu, ½ thìa cafe bột ngọt, 2 thìa cafe nước tương.

Cách làm nộm gà rau muống: Bước 1: Sơ chế

Xát vỏ, giã dập lạc sau khi đã rang chín (hoặc các bạn có thể mua sẵn lạc đã rang vàng ngoài quán). Băm nhỏ phần tôm đã bóc vỏ, Chanh vắt đôi lấy nước cốt và ớt thì thái nhỏ ra. Rau muống lấy phần ngọn là chủ yếu, lặt bỏ phần gốc và lá đi, tiếp đến là rửa sạch và cho vào rổ để cho ráo nước.

Bước 2: Thực hiện

Bạn dùng tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên cho vào chén hoà tan để pha hỗn hợp nộm, sau đó cho ớt băm + tỏi băm + nước cốt chanh vào trộn đều. Tùy từng khẩu vị của gia đình mà tăng giảm lượng gia vị sao cho phù hợp nhất.

Tiếp đến, bạn bắc một nồi nước lên, cho vào một nhúm muối nhỏ để luộc rau muống. Món nộm rau muống sẽ không ngon nếu bạn luộc rau muống không xanh và giòn. Chính vì thế đây là bước khá quan trọng.

Vớt rau muống ra và để cho ráo nước sau khi đã luộc xong, để rau xanh và giòn đều thì nên dàn đều rau. Tiếp đến, để luộc ức gà thì bắc một nồi nước nữa, thịt gà sẽ mềm và dễ xé hơn khi bạn luộc kỹ. Xẻ gà dọc theo từng thớ thịt sau khi đã luộc xong và để nguội.

– Mách nhỏ: Miếng gà bạn nên xé to một chút, bạn sẽ không cảm nhận thấy vị ngon ngọt của thịt gà lúc thưởng thức nếu bạn xé miếng gà quá nhỏ.

– Mách nhỏ: Nước luộc rau muống bạn có thể dùng làm canh cho cả nhà ăn, thanh nhiệt cơ thể, thật tiện lợi và còn giúp nuốt trôi cơm nữa.

6. Cách làm gỏi rau muống tôm thịt chống ngán ngày hè

Món gỏi rau muống tôm thịt là một món ăn cực kỳ thơm ngon, những sợi rau muống ngọt mát quyện trong hương thơm hấp dẫn của đậu phộng, vị ngọt của thịt và tôm, vị chua ngọt nhẹ nhàng của nước mắm, làm nên món gỏi rau muống tôm thịt khó có thể cưỡng lại. Những ngày hè nóng bức thì ăn món ăn này là một điều hợp lý.

Nguyên liệu:

Rau muống 500gr

Tôm tươi 200gr

Cà rốt 1 củ

Hành tây 1/2 củ

Chanh 1 trái

Muối 1/2 muỗng cà phê

Giấm 1 muỗng cà phê

Đường trắng 3 muỗng cà phê

Ớt băm 1/2 muỗng cà phê

Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê

Húng lũi 5 nhánh

Đậu phộng 15 gr

Nước mắm 1 muỗng canh

Tỏi băm 1 muỗng cà phê

Cách làm: Bước 1: Sơ chế rau muống

Rửa sạch rau muống với nước sau khi lặt bỏ phần cuống, lá già, lá vàng. Bào nhỏ các sợi rau muống bằng dụng cụ bào. Ngâm những sợi rau muống vừa bào vào thau nước có pha nước cốt chanh khoảng 10 phút rồi vớt ra và rửa thật sạch.

Đun nước cho sôi rồi thả rau muống vào chần sơ 2 phút cho rau muống chín tái. Sau đó thì ngâm rau muống vào thau nước có vài viên đá lạnh khoảng 5 phút. Rau muống vớt ra rổ để ráo nước, điều này giúp cho rau muống có độ giòn và hấp dẫn hơn.

Gọt vỏ thái mỏng cà rốt sau khi rửa sạch.Trộn ¼ muỗng cà phê muối với cà rốt, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê giấm và ướp trong khoảng 10 phút rồi vắt ráo nước.

Thái lát mỏng hành tây sau khi đã bóc vỏ và rửa sạch. Để hành tây giòn và không bị hăng thì ngâm hành tây trong bát nước đá lạnh, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 3: Pha nước trộn gỏi rau muống tôm thịt

Cho vào chén một ít tỏi băm và ớt băm để làm nước chấm. Pha thêm với 2 thìa cà phê đường, 1 thìa canh nước mắm và vắt thêm nửa quả chanh để được hỗn hợp nước mắm tỏi ớt. Tùy theo khẩu vị mà gia giảm lượng đường và pha nước chấm sao cho phù hợp

Cho các nguyên liệu cà rốt, hành tây, tôm, rau muống vào trong một chiếc tô lớn để trộn gỏi, sau khi pha nước trộn ở trên vào thì trộn đều và xúc ra đĩa.

Rau húng lũi cùng một ít đậu phộng rang rắc lên trên. Món ăn này ăn kèm với bánh phồng tôm khá hợp và ngon.

Trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt, rau muống là một món ăn dân dã, không thể thiếu được trong các bữa ăn. Mọi người sẽ cảm thấy hào hứng hơn với những biến tấu mà món rau muống mang lại, khiến không khí gia đình đa màu sắc hơn.

7. Cách làm nộm rau muống (gỏi rau muống) chua ngọt cho bữa cơm thêm ngon

Nguyên liệu

1 bó rau muống

1 thìa muối

Ớt tươi vài trái

Lạc, mè (vừng) rang

1 thìa canh nước mắm ngon

2 quả chanh

Đường, nước lọc, tỏi, rau kinh giới (nếu thích)

Cách làm

Rau muống nhặt sạch và bỏ bớt lá, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đun sôi một nồi nước với 1 thìa muối. Cho rau vào luộc chín tới dưới mức lửa lớn nhất và đảo nhanh tay nhiều lần để rau được xanh và chín đều. Muốn rau giòn thì luộc chín rồi ngâm rau 5-7 phút với nước lọc đá.

Ớt tươi vài trái , thái sợi. Lạc rang có thể giã nhỏ hoặc để tuỳ thích. Mè (vừng) rang chín 1 thìa. Hỗn hợp nước dùng nộm rau gồm: 1 thìa canh nước mắm, đường, nước lọc và nước cốt 2 quả chanh. Có thể giã hoặc bằm thêm vài nhánh tỏi nếu thích.

Cho rau vào âu đổ hỗn hợp nước nộm sau đó trộn đều. Cho lạc rang, ớt thái sợi, mè, rau kinh giới (nếu thích) vào trộn đều để rau thấm rồi ăn cùng cơm.

8. Cách làm nộm rau muống, gỏi rau muống đậu phộng ngon giòn

Nguyên liệu làm nộm rau muống

100 gam đậu phộng

3 trái ớt

1 muỗng canh đường trắng

1 muỗng canh nước mắm

2 quả nước cốt chanh

30 gam mè trắng

1 muỗng canh nước

Cách làm gỏi rau muống lạc rang

Bước 1: Rau muống các bạn hãy nhặt sạch và bỏ bớt lá, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Đun sôi 1 nồi nước với 1 muỗng cà phê muối, khi nước sôi thì cho rau vào luộc chín tới với lửa lớn nhất và đảo nhanh tay nhiều lần để rau được xanh và chín đều. Mẹo hay cho các bạn là muốn rau giòn thì bạn hãy luộc chín rồi ngâm rau khoảng 5-7 phút với nước lọc đá.

Bước 3: Ớt tươi thì rửa sạch rồi bạn cắt sợi. Đậu phộng sau khi rang các bạn có thể giã nhỏ hoặc để tuỳ thích. Mè bạn mang đi rang chín.

Bước 4: Cho rau vào thau đổ hỗn hợp nước gỏi gồm đường, nước lọc, 1 muỗng canh nước mắm và nước cốt 2 trái chanh rồi trộn đều. Sau đó là cho đậu phộng rang, mè và ớt cắt sợi vào. Trộn đều để rau thấm và ăn.

Chỉ vậy thôi là chúng ta đã hoàn thành xong cách làm gỏi rau muống đậu phộng rồi đấy. Cách làm đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm sẽ đem đến một món ăn ngon tuyệt hảo cho bữa ăn của gia đình bạn và nhất là món gỏi rau muống này còn có tác dụng chống ngán rất tốt đấy. Bạn cũng hãy thử xem sao.

Đây là một món ăn mà ngày ăn chay bạn cũng có thể tận dụng đấy. Rau muống là một loại rau rất bổ dưỡng, chắc chắn sẽ mang đến cho gia đình bạn một món ăn vừa thơm ngon, vừa chống ngán vừa bổ dưỡng và dễ ăn nữa.

Cách Làm Canh Rau Muống Nấu Tôm Khô Chua Ngọt, Dễ Ăn

Rau muống: 1 mớ (khoảng 500g)

Tôm khô: 100g

Me: 4-5 quả (có thể dùng me tươi hoặc me khô đều được)

Cà chua: 1 quả

Dứa: nửa quả

Giá đỗ: 150g

Tỏi: 1 củ

Hành khô: 1 củ

Ớt: 1 quả

Gia vị khác: dầu ăn (mỡ heo), bột canh, nước mắm, hạt tiêu, mì chính…

Rau ngổ, rau mùi tàu, hành lá, rau mùi (có thể thêm bớt các loại rau này tùy theo sở thích).

Tôm khô đem ngâm trong nước ấm cho mềm. Sau đó rửa với nước nhiều lần với nước lạnh cho sạch cặn bẩn rồi vớt ra rổ, để ráo nước. Nếu tỉ mỉ hơn, sau đó bạn có thể cho tôm khô đã sơ chế vào cối giã mịn và ướp gia vị trước.

Nếu dùng me tươi, ta nhặt bỏ cuống và cạo rửa sạch lớp bột của vỏ ngoài là được. Còn nếu dùng me khô, ta rửa sạch rồi ngâm chúng trong bát con với một chút nước sôi. Đợi khoảng 15 phút cho me khô mềm ra thì ta lấy thìa dằm nát quả me, lọc lấy nước cốt.

Đối với những nguyên liệu còn lại:

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Dứa gọt vỏ, cắt mắt, rửa sạch, thái hạt lựu.

Giá đỗ nhặt vỏ, rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước.

Tỏi, hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, để riêng.

Rau ngổ, rau mùi, rau mùi tàu, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Ớt tươi cắt cuống, rửa sạch, bỏ hạt, thái lát.

Bước 2: Xào trong khoảng 5-7 phút cho tôm se se lại, ngấm gia vị thì thêm dứa đảo đều tay.

Bước 3: Bắc một nồi nước khác lên bếp, ước lượng nước sao cho vừa đủ bát canh. Đợi nước sôi thì cho hỗn hợp tôm xào dứa vào đun chừng 2-3 phút. Hớt bọt.

Bước 4: Cho cà chua và me tươi hoặc nước cốt me vào nồi, nêm lại mắm muối vừa ăn.

Bước 5: Đợi nước sôi trở lại thì đổ rau muống vào, đun to lửa để rau không bị vàng.

Bước 6: Khi rau muống chín, thêm vài lát ớt nếu bạn thích ăn cay. Cho rau ngổ, rau mùi tàu, hành lá, rau mùi, hạt tiêu mì chính vào và tắt bếp.

Canh Rau Muống Nấu Tôm Khô thanh đạm, ngọt mát, chua dịu. Rau muống xanh, không bị nát.

Canh thơm mùi đặc trưng của các nguyên liệu.

Một món ăn đơn giản nhưng vừa ngon vừa bổ dưỡng. Đặc biệt rất “tốn cơm” và phù hợp với nhiều lứa tuổi trong gia đình. Món ăn này còn có tác dụng giảm cân nên được các chị em đặc biệt ưa chuộng.

Tôm khô chất lượng nhất, bạn đã biết mua ở đâu chưa? Đến ngay Cửa hàng Đặc sản Bá Kiến để sở hữu đặc sản Tôm khô thơm ngon, chuẩn vị!

❌ Truy cập nhanh TẠI ĐÂY ❌

Canh Rau Muống Nấu Tôm

Giới thiệu chung về hiện tượng rụng tóc

Một số cách ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Canh rau muống nấu tôm có phòng ngừa được rụng tóc hay không?

Nguyên liệu làm món canh rau muống nấu tôm

Cách sơ chế nguyên liệu

Cách làm món canh rau muống nấu tôm

Giới thiệu chung về hiện tượng rụng tóc

Rụng tóc là một hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Trong cuộc sống, không có ai là không gặp phải tình trạng này. Trung bình mỗi ngày, bạn sẽ mất từ 25 đến 100 sợi tóc. Tuy nhiên, Nếu mỗi ngày số tóc rụng của bạn lớn hơn 100 và tình trạng này kéo dài liên tục thì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Một số cách ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Bổ xung vitamin A

Nếu thiếu vitamin A trong cơ thể sẽ dẫn đến da đầu khô, chân tóc yếu, tóc dễ gãy. Vì vậy, tôi khuên các bạn nên thêm những loại thực phẩm giàu vitamin A vào trong thực đơn hàng ngày để giúp tóc khỏe mạnh, ngăn ngừa rụng tóc. Vitamin A thường có trong cà rốt, rau lá sẫm màu, trứng, bí, dưa đỏ và gan.

Tăng cường vitamin nhóm B

Mỗi loại trong vitamin nhóm B sẽ tác dụng khác nhau lên tóc và da đầu theo các mức khác nhau.

Biotin (gan, thận, lòng đỏ trứng, men bia và sữa) rất cần thiết cho tóc phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa hiện tượng tóc bạc sớm;

Niacin hoặc vitamin B3 (thịt gà, gà tây, cá, mầm lúa mỳ) thúc đẩy lưu thông máu ở da đầu, sản xuất dầu tự nhiên cho tóc. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chân tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.

Para-aminobenzoic acid (PABA) kết hợp vưois axit folic sẽ giúp khôi phục lại mái tóc, ngừa rụng tóc. Ngược lại, nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Nguồn thực phẩm quan trọng giàu PABA bao gồm men bia và các loại hạt.

Inositol: ngừa rụng tóc, giảm hói đầu (Một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị hói đầu là vì họ bị thiếu vitamin inositol). Một số phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này và nó có thể được chữa khỏi bằng một chế độ ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau, chuối, hoa quả họ cam quýt, gan và nho khô.

Axit pantothenic: Còn được gọi là vitamin B5, vitamin này giúp ngừng rụng tóc nhanh chóng. Để nhận được nhiều vitamin B5, bạn hãy ăn nhiều ngũ cốc, thịt nội tạng và lòng đỏ trứng.

Vitamin B6 và B12: Cả 2 loại vitamin B6 và vitamin B12 đều có tác dụng giúp tăng trưởng tóc, ngăn rụng tóc.

Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt xanh và đỏ, dâu tây và dứa và đây là dạng hấp thụ lý tưởng nhất của cơ thể.

Vitamin E

Cải thiện hữu hiệu hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ. Nó cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu đến da đầu, tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc khỏe đẹp. Nguồn cung cấp: các loại hạt, ngũ cốc và các loại rau lá sẫm màu.

Canh rau muống nấu tôm có phòng ngừa được rụng tóc hay không?

Câu trả lời là có. Vậy lý do gì mà món canh này lại có khả năng ngăng ngừa được rụng tóc. Ngay sau đây, tôi sẽ cho các bạn câu trả lời:

Các khoáng chất có trong tôm cũng góp phần vào việc giữ gìn sức khỏe cho tóc của chúng ta, trong đó có kẽm. Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc. Kẽm đóng vai trò chính trong việc duy trì và tạo ra các tế bào mới, bao gồm cả tế bào tóc và da, vì vậy đối với những người bắt đầu rụng tóc, hoặc ít nhất là đang thấy sự phát triển của tóc giảm, nó có thể chống lại thực tế đáng xấu hổ đó , giữ cho bạn trông trẻ lâu hơn.

Nguyên liệu làm món canh rau muống nấu tôm(cho 2 người ăn)

Rau muống 200 gr

Tôm tươi 5 con

Muối 1 muỗng cà phê

Nước mắm 1 muỗng cà phê

Hạt nêm 1 muỗng cà phê

Nửa muỗng cà phê bột ngọt

Hành tím

Cách sơ chế nguyên liệu

Rau muống nhặt lấy cọng non và lá, bỏ cọng già, rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa qua nhiều lần nước cho sạch, để lên rổ cho ráo nước.

Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen trên mình tôm cho sạch, xong rồi đem đi rửa sạch.

Hành tím lột vỏ, băm nhỏ.

Cách làm món canh rau muống nấu tôm

Đun nóng hai muỗng cà phê dầu ăn, phi thơm hành tím,

Cho tôm vào xào cùng, đảo đều đến khi tôm chín hồng.

Tiếp theo đổ vào khoảng hai chén nước lọc, đun sôi, nêm vào một muỗng cà phê muối, nước mắm, hạt nêm, nửa muỗng cà phê bột ngọt.

Sau đó đợi nồi canh sôi lại, cho rau muống vào đun cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.

Tắt bếp, không nên đun lâu rau mất độ giòn và màu xanh. Đổ canh rau muống nấu tôm ra bát ăn với cơm.