Top 15 # Xem Nhiều Nhất Rau Muống Xào Mắm Ruốc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Mắm Ruốc Là Gì? Cách Phân Biệt Mắm Tôm Và Mắm Ruốc

Mắm ruốc là món ăn quen thuộc của người miền Trung và miền Nam, đặc biệt là người miền Trung. Họ rất thích sử dụng mắm ruốc để làm nước chấm hay xào, kho thịt. Những món ăn đặc sắc được làm từ mắm ruốc như: Thịt kho mắm ruốc, cơm chiên mắm ruốc, lòng lợn luộc chấm mắm ruốc… Vậy mắm ruốc là gì?

Mắm ruốc là gì?

Mắm ruốc là một dạng mắm được làm từ con ruốc, hay còn gọi là tép moi, tép biển, moi, sống ở vùng nước lợ hay nước mặn. Tuy nhiên, mùi vị và màu sắc của mắm ruốc không giống với mắm tôm. Mắm ruốc thường không có mùi tanh như mắm tôm và thường được sử dụng nhiều ở các nước Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Mắm ruốc có thể được dùng làm gia vị khi nấu canh hoặc pha thêm nước để làm món nước chấm.

Như đã nói ở trên, mắm ruốc thường có mùi thơm, không tanh như mắm tôm và có màu sắc đậm hơn màu của mắm tôm rất nhiều. Mắm ruốc thường được sử dụng như là một loại gia vị trong chế biến món ăn và có thể dùng như một loại nước chấm nhưng rất ít. Còn mắm tôm thì đa số được dùng như là một loại nước chấm. Người ta thường dựa vào thời gian ủ để phân biệt giữa mắm ruốc và mắm tôm: Đối với mắm ruốc, thường người ta phải ủ trong ít nhất khoảng 6 tháng hoặc hơn nữa, thậm chí đến 10 tháng mới có thể thu được thành phẩm. Trong khi đó, mắm tôm có thời gian ủ ngắn hơn rất nhiều, thường thì trong vòng 1 – 3 tháng là hoàn thành một mẻ mắm tôm. Có nhiều người nghĩ rằng mắm ruốc không tốt cho sức khỏe vì có thời gian ủ quá lâu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, quá trình ủ trong thời gian dài như vậy giúp các Protein và các Axit Amin đều được phân hủy hoàn toàn. Điều này rất có lợi cho hệ tiêu hóa và tốt cho cơ thể con người.

Cách làm mắm ruốc truyền thống không hề phức tạp mà ngược lại nó rất đơn giản, cùng tham khảo ngay sau đây:

Bước 1: Người ta sẽ chọn lựa những con ruốc tươi, tiếp theo đem xào với một chút muối hạt rồi đem phơi nắng khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Bước 2: Khi phơi nắng xong, ruốc sẽ được cho vào cối, giã thật nhuyễn với muối, theo tỉ lệ 1 muối 3 ruốc. Khi ruốc đã được giã thật nhuyễn, sẽ được cho vào chum sành hoặc hũ thủy tinh, rắc thêm một lớp muối mỏng lên bề mặt. Sau đó, đậy kín nắp vải và đem ủ.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Món Rau Muống (Luộc, Xào Tỏi)

Thông tin sản phẩm

Rau muống xào hoặc nấu canh đều được xem là món ăn ngon khó cưỡng của người dân miền biển. Hôm nay nhà hàng Shaitien xin gửi tới bạn đọc công thức làm canh chua rau muống vừa ngon vừa mát để thưởng thức khi tới miền biển du lịch.

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm canh chua rau muống

Rau muống : 1 bó

Tôm tươi : 100g

Tỏi : 1 tới 2 tép

Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị gia vị nấu kèm trong món ăn gồm hạt nêm, nước mắm, muối và tiêu là được

2. Cách nấu canh chua rau muống ngon

Cách nấu canh chua rau muống không hề khó, chúng ta chỉ cần thực hiện đầy đủ theo các bước hướng dẫn sau đây :

Sau khi mua rau muống về bạn nhặt sạch rau muống, sau đó ngắt ngắn thành từng đoạn vừa ăn, rau muốn sau khi nhặt xong thì rửa sạch và để ráo là được.

Bước thứ 2 chính là sơ chế tôm tươi, lúc này tôm mua về cũng phải rửa thật sạch, tôm đem lột bỏ vỏ và rút lấy phần chỉ đen bỏ ra, sau đó thịt tôm thì cho vào cối để giã sơ qua là được.

Tôm sau khi giã sơ qua thì đem ướp với muối, tiêu, hạt nêm cùng nước mắm với liều lượng vừa ăn là được.

Sau khi sơ chế xong tôm bạn lấy me cho ra bát, đem me ngâm với một chút nước ấm

Bước kế tiếp bạn cho nồi lên bếp,đun nóng nồi sau đó đổ chút dầu ăn vào trong nồi, đun dầu sôi lên thì cho tỏi băm vào trong nồi vào đảo đều tay cho tới khi tỏi bốc mùi thơm thì thả tôm vào để xào, chú ý đảo đều tay

Khi đảo tôm thấy tôm săn lại thì bạn cho một lượng nước vừa đủ vào trong nồi, đun sôi.

Tới khi nước sôi thì cho nước me vào trong nồi và tiếp tục đun là được

Như vậy là bạn đã hoàn thiện được món canh chua rau muống cực ngon và đơn giản với vài bước làm như trên rồi đấy

3. Thành phẩm món ăn

Món canh chua rau muống ngon miệng và thanh mát được đánh giá là một trong những món ăn giải nhiệt hàng đầu mà bạn có thể chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức, đôi khi hỉ cần thay đổi một chút bằng cách thêm chút vị me chua chua ngon ngon vào trong canh có thể thay đổi hoàn toàn hương vị của nồi canh.

Món canh chua rau muống có thể mang lại cho bạn cảm giác hoàn toàn tươi mới với vị thịt tôm thanh ngọt, vị nước me hơi chua chua càng tăng cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Rau Muống Xào Tỏi Và Sườn Xào Chua Ngọt

Rau món xào tỏi và sườn xào chua ngọt là hai món khá đơn giản và dễ làm với hầu hết các chị em nội trợ, nhưng xào rau muống như nào cho xanh, sườn xào như nào cho vừa mềm lại vừa ngấm gia vị thì chưa hẳn các chị em đều biết

1.Rau muống xào tỏi như nào cho xanh và giòn?

Chẹp, nhắc tới rau muống xào tỏi là mình đã bắt đầu phải nuốt nước bọt rồi đó. Mình khá thích rau, đặc biệt là các món xào, tuy dầu mỡ nhưng lại đưa cơm hơn rau luộc. Ngày xưa, mình nghe được bí kíp luộc rau qua rồi vớt ra cho vào nước lạnh sau đó mới xào thì rau sẽ xanh. Nhưng quả thực chả được như ý, rau chỉ xanh lúc mới đầu còn nóng, về sau vẫn vàng như lúa chín. Nói như lúa chín thì hơi quá nhưng màu rau xấu lắm, mặc dù ăn thì cũng không tới nỗi nào.

Sau nhiều lần lê la khắp các trang hội nấu ăn, mình rút ra được những điều sau:

Rau muống xào tỏi có xanh được hay không còn phụ thuộc vào rau nữa. Nếu các bạn mua rau muống tía mà muốn xào rau xanh mướt thì hơi bị khó luôn, rau này hay dùng để chẻ ra làm rau sống hoặc lược bớt lá chỉ để lại cuộng mà đem muối thì cũng ngon hết mức

Loại rau xuống có lá nhỏ, thân xanh là loại rau xuống theo quan điểm của mình thì ăn khá ngon, giòn, xào lên rau xanh mướt

Đó là về cách chọn rau, còn khi xào, bí kíp cho rau muống xanh và giòn ngay cả khi để lâu là gì?

B3: Phi tỏi thật thơm và cho rau muống vào xào, nêm gia vị vừa miệng. Nhà mình hay đập 1-2 nhánh tỏi cho vào sau cho thơm, đảo vài cái nữa rồi tắt bếp, bỏ rau muống ra đĩa, vắt thêm chanh khi ăn cho ngon miệng.

2. Cách làm sườn xào chua ngọt được mềm và ngấm gia vị?

Nguyên liệu:

B1: Đun sườn với nước cho sôi lăm tăm rồi ngạn bỏ nước và rửa sạch sườn. Cái này để sườn đỡ hôi với sạch.

B2: Phi thơm hành, bỏ sườn vào đảo, nêm mắm muối gia vị vừa miệng rồi đổ 1 ít nước vào kho sườn cho ngấm gia vị, sườn cạn nước thì tắt bếp

B4: Nếu các bạn kỹ tính, hãy bỏ cà chua vào 1 bát nước nóng rồi vớt ra, công đoạn này nhằm bóc vỏ cà chua nhanh chóng. Sau đó, thái nhỏ cà chua, cho vào chảo rán sườn lúc nãy khi đã bỏ hành vào phi thơm, đun cà chua cho nhừ rồi bỏ sườn vào.

B5: Làm hỗn hợp nước dùng, cái này quan trọng nhất vì nó quyết định mùi vị của món sườn. Các món sườn xào chua ngọt thường sẽ có bột năng tạo độ sánh nhưng mình không thích bột năng cho vào sườn, cảm giác ăn món ngọt lẫn món mặn. chính vì thế ở đây mình hướng dẫn cho cà chua vì bột cà chua sẽ cho màu vừa đẹp, lại có độ sánh cho món sườn xào chua ngọt.

Rau Muống, Công Dụng, Cách Làm Rau Muống Xào Tỏi, Luộc Rau Xanh Giòn Chọn Vị

Rau muống, với nhiều công dụng, rau muống xào tỏi xanh giòn ngon

1.Tác dụng của rau muống

1. Giảm cholesterol

Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu) .

2. Điều trị vàng da và các vấn đề về gan

Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

3. Điều trị thiếu máu

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.

4. Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

6. Bảo vệ tim

Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.

Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ.

Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

7. Ngăn ngừa ung thư

Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da). Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.

8. Có lợi cho mắt

Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

9. Tăng cường miễn dịch

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

10. Lợi ích sức khỏe khác

Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi… Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc. Bên cạnh đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.

Luộc rau muống, nghe thì tưởng chừng như là một món ăn đơn giản, ai ai cũng có thể làm được, nhưng để giữ cho đĩa rau muống tươi xanh, giòn và ngon, không bị thâm đen thì cũng phải cần có vài mẹo.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội để luộc rau muống ngon và đẹp mắt, trước hết phải chọn rau ngon.

Theo đó, các bà nội trợ phải chọn rau non, nhặt bỏ lá úa và lá già, rửa nhiều lần với nước sạch, vớt rau lên để cho khô ráo.

2. Rau muống xào tỏi

Nguyên liệu làm rau muống xào tỏi

– 1 bó rau muống

– Dầu ăn

– 4 củ tỏi

– Nước mắm, đường, hạt nêm, ớt, chanh

Cách làm rau muống xào tỏi

– Bước 1: Rau muống nhặt thành khúc khoảng 10 cm, có thể nhặt bớt lá tùy ý. Rửa sạch rồi để ráo nước.

– Bước 2: Tỏi mua về lột vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo dầu, sau khi dầu nóng thì thả tỏi vào đảo nhanh tay.

– Bước 3: Khi tỏi bắt đầu có mùi thơm và ngả vàng, bạn cho rau muống đã chuẩn bị vào chảo, tiếp tục dùng đũa đảo, sau đó nêm gia vị nước mắm, bột nêm, bột ngọt , đường cho vừa ăn. Lưu ý cần xào với lửa to, đảo đều tay và tắt bếp khi rau vừa chín tơi, nếu để rau nhừ hay xào lửa nhỏ sẽ khiến rau ngả màu vàng mất ngon.

Mách nhỏ: Các bạn có thể vắt thêm một ít nước cốt chanh vào sẽ khiến cho món rau muống xào tỏi trở nên đậm đà thơm ngon hơn hẳn.

Trước khi xào, bạn nên chần qua để rau muống vừa chín tới, bạn không phải xào quá lâu khiến rau bị chín kỹ và đổi sang màu vàng.

3. Cách luộc rau muống ngon

Để luộc rau muống ngon và đẹp mắt, trước hết phải chọn rau ngon.

Có nhiều cách để luộc rau ngon và không bị thâm.

Cách 1: Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, khi nước sôi già, bắt đầu thả rau vào và thêm 1 thìa muối (hoặc nửa thìa nhỏ đường cũng giúp rau luộc thêm xanh). Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.

Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.

Cách 2: Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.

Cách 3: Đơn giản nhất là luộc nhiều nước, ít rau. Lúc này nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.

Cách thứ 4: Trước khi cho rau vào nồi nước luộc, thêm một ít muối, sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy.

Nhưng muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn.

Tỉ lệ hoàn hảo của muối và nước là 1 muỗng cà phê muối : ½ lít nước luộc.

Dùng thuốc muối mua ở hiệu thuốc (dùng cho người đau dạ dày uống, không hại). Khi người ta cho vào thì nước thành môi trường kiềm thì oxy hóa không bị biến thành màu đỏ, chất diệp lục xanh không bị mất đi và giữ được màu xanh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống cũng là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe, nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, cải thiện táo bón và thải độc cơ thể, làm sạch ruột do hàm lượng chất xơ trong loại rau này cao.

Đối với những người bị thiếu sắt, được các chuyên gia khuyên nên ăn thường xuyên vì rau muống có nhiều vitamin nhóm B. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Phụ nữ đang mang thai, người mới ốm, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn rau muống để bổ sung thêm sắt từ loại rau này.

Bàn vệ độ an toàn của rau muống, có ý kiến cho rằng, việc phát hiện rau muống bị nhiễm hóa chất hay không rất đơn giản, chỉ cần vắt chanh vào nước luộc, nếu nước luộc chuyển sang màu vàng nhạt hay màu đỏ chứng tỏ rau an toàn. Còn rau bị nhiễm hóa chất khi vắt chanh sẽ ít bị chuyển màu.

Ngoài ra, không ít người cho rằng rau muống bị tồn dư chất kích thích, phân bón hóa học khi luộc xong, nước rau mới chuyển màu đen hay xanh đậm.

Tuy nhiên, theo giải thích của các chuyên gia nếu chỉ dựa vào những nhận biết trên thì thiếu chính xác bởi những đặc điển sau:

– Nước rau muống luộc có lúc màu vàng, để nguội chuyển sang màu xanh đen do trong nước có dư lượng canxi và magie nên có tính kiềm, điều này không có gì đáng ngại, để khắc phục tình trạng đó, bà nội trợ chỉ cần cho 1 chút muối ăn hoặc sau khi luộc chỉ cần vắt một chút nước cốt chanh vào bát nước rau.

– Việc luộc rau có màu xanh mướt hay không còn tùy thuộc vào giống rau. Nếu rau muống mà ngắn, màu hơi nâu, luộc lên kể cả cho đồ chua như chanh, sấu, lá me … nước cũng không trong được mà ngả qua màu vàng vàng.

– Rau muống mới luộc xong xanh mà để một lúc bị thâm, nhiều khi cũng do chưa đủ lửa (chưa chín hẳn), chứ không phải do rau bị nhiễm hóa chất.

Vì vậy, không nên nghe theo những thông tin thiếu căn cứ trên mà làm mất đi giá trị món ăn nhiều dinh dưỡng này.

Lưu ý: Để rau ngon và đảm bảo an toàn, khi luộc bạn nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.

Không ăn rau muống trong trường hợp sau đây

– Không ăn khi bị đau xương khớp vì nó sẽ khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, nhức nhối.

– Không ăn khi bị bệnh gout vì rau muống chứa lượng đạm cao.

– Không ăn khi bị sỏi thận vì hàm lượng oxalate trong rau muống cao, khi đi vào cơ thể dễ tạo thành kết tủa ở thận, tạo sỏi thận.

– Ăn rau muống khi đang dùng thuốc Đông y sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc.

cachlamhay.vn tổng hợp