Top 9 # Xem Nhiều Nhất Rau Muống Xào Sa Tế Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Làm Ốc Giác Xào Rau Muống, Sa Tế, Bơ Tỏi Ngon

– 500g rau muống

– Tỏi, sả cây, hành khô, gừng

– Bước 1: Ốc giác bạn nên chọn những còn còn tươi ngon. Sau khi mua về, bạn đem ốc giác rửa sạch và ngâm với nước vo gạo có cho vài lát ớt để ốc sạch cặn bẩn.

– Bước 2: Tiếp theo, bạn cho ốc giác vào nồi luộc chín cùng với sả cây cắt khúc, đập dập. Rồi lấy thịt ốc ra sao cho còn nguyên con. Đem thịt ốc cắt lát mỏng, rồi ướp với hạt nêm, bột ngọt, đường, dùng đũa trộn đều cho thịt ốc thấm gia vị.

– Bước 3: Rau muống bạn đem nhặt bỏ lá và phần gốc già, rồi ngâm với nước muối pha loãng sau đó rửa sạch lại và để ráo.

– Bước 4: Bạn cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng bạn cho tỏi vào phi thơm. Tiếp đến, cho phần thịt ốc vào xào cho săn lại, rồi cho ra chén. Tiếp theo, bạn cho tiếp rau muốn vào chảo xào nhanh, khi rau muống vừa chín tới, bạn cho ốc giác vào trộn nhanh tay rồi cho món ăn ra đĩa.

Vậy là hoàn thành cách làm món ốc giác xào rau muống rồi. Với món ăn này bạn cũng có thể cho thêm mì vào để làm mì xào ốc giác rau muống nữa đấy!

– 1kg ốc

– 1 củ gừng

– Hành khô

– Tỏi, ớt

– Sa tế

– Ốc giác khi mua về, bạn cũng đem rửa sạch, rồi ngâm với nước vo gạo có cắt thêm với lát ớt trong 3 tiếng để ốc nhanh nhả chất bẩn ra.

– Gừng bạn đem cạo vỏ rửa sạch, băm nhỏ.

– Hành khô, tỏi bóc sạch vỏ. Hành khô bạn thái lát mỏng, còn tỏi thì băm nhuyễn.

– Ớt tươi rửa sạch, thái lát.

– Sau khi ngâm xong, bạn đem ốc giác luộc với nước có cho thêm vài lát gừng hoặc sả đập dập. Khi ốc chín, bạn lấy thịt ốc ra cắt lát và để ra đĩa. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu sôi bạn cho hành khô và tỏi vào phi thơm. Tiếp đến, bạn cho vào 3 muỗng sa tế, ớt cắt lát, đảo đều tay. Đảo khoảng 5 phút, bạn cho ốc giác vào đều rồi nêm nếm với nước mắm, đường, bột ngọt sao cho vừa khẩu vị. Xào ốc khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.

Vậy là hoàn thành món ốc giác xào sa tế, giờ đây bạn chỉ cần cho ốc ra đĩa và cho thêm vài sợi rau răm lên trên là có thể thưởng thức được rồi đấy.

– 1kg ốc giác

– Bơ

– 50g tỏi

– 2 quả chanh

– Ớt

– 1 ít rau răm

– Bước 1: Cũng tương tự như 2 cách làm trên, đầu tiên bạn làm sạch ốc rồi đem ốc luộc chín. Sau đó, cắt ốc thành những lát vừa ăn.

– Bước 2: Bạn bóc sạch vỏ tỏi, rồi băm nhuyễn. Sau đó, đặt chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng dầu ăn rồi cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi chuyển sang màu vàng nhạt thì bạn cho thêm vào tỏi 1 muỗng cà phê đường cát. Phi đến khi thấy tỏi vàng giòn vừa phải thì tắt bếp, dùng vợt vớt tỏi ra để ráo dầu.

– Bước 3: Dùng một chảo khác, cho bơ vào khi bơ tan chảy thì bạn cho ốc giác vào xào nhanh tay. Nêm nếm ốc với các gia vị gồm: ½ muỗng muối, 1 muỗng đường, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng bột ngọt. Tiếp đến, bạn cho ớt băm, ½ phần tỏi phi thơm vào và xào đều cho ốc thấm tỏi và gia vị.

– Bước 4: Bạn cho ốc giác xào bơ tỏi ra đĩa, rồi cho phần tỏi phi còn lại lên mặt cùng ít rau răm, là hoàn thành rồi. Với món ăn này, bạn có thể thưởng thức cùng với muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt sẽ làm tăng hương vị của ốc đấy.

Thịt Dê Xào Sa Tế: Món Nhậu Lai Rai Cho Cánh Mày Râu

Cập nhật vào 04/12

1. Cách làm sa tế

Nguyên liệu:

100g ớt hiểm

200 g sả cây

3 muỗng canh ớt bột

2 củ tỏi

1 chén ăn cơm dầu ăn

2 muỗng canh đường

2 muỗng canh bột nêm

Cách làm:

Bước 1: Ớt tươi, xả, tỏi băm nhỏ.

Bước 2: Ngâm ớt bột với nước nóng vởi tỉ lệ 3 muỗng canh ớt bột thì chỉ cần 3 muỗng canh nước nóng. Bước này vừa giúp bột ớt được mềm hơn, vừa giúp bỏ được bớt mùi quá hăng từ ớt bột để khi ra thành phẩm, sa tế chỉ có vị nhẹ nhẹ của ớt, thơm mùi sả, tỏi rất dễ chịu. Cách làm sa tế ăn bún bò cũng làm tương tự như vậy.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng, cho sả vào xào sả. Một điểm rất đáng lưu ý đó là sả cực kì hút dầu nên rất dễ bị khô. Vì vậy nên cho nhiều dầu một chút để khi sả khô lại là lúc sả vừa bốc được mùi thơm tự nhiên chứ không phải kiểu mùi thơm do cháy xém. Sau đó, bạn cho lần lượt tỏi, ớt băm vào.

Bước 4: Tiếp tục cho ớt bột đã ngâm nở vào xào chung. Cho 2 muỗng canh đường cùng 2 muỗng bột nêm vào rồi để lửa liu riu cho đến khi sa tế keo lại là được. Ở giai đoạn này, nếu muốn dùng cách làm sa tế tôm thì trước đó hãy ngâm tôm khô với nước nóng cho mềm, giã nhỏ rồi cho vào rim chung với ớt, bột nêm, đường, sả.

Bước 5: Khi sa tế đã keo lại thì để cho thật nguội rồi mới cất vào hũ để dùng dần. Hũ đựng phải rửa thật sạch, tráng qua nước sôi, để khô trước khi dùng đựng sa tế. Chỉ qua vài bước thật nhanh thôi là ta đã có ngay một hũ sa tế ớt rồi. Dùng ăn kèm trong bữa cơm hằng ngày, ăn lẩu, đồ nướng đều tuyệt cả. Chắc chắn rằng bạn sẽ thành công với cách làm sa tế ớt như trên vì thật quá đơn giản và rất ngon miệng.

2. Cách làm món thịt dê xào sa tế

Nguyên liệu:

Thịt bò xào rau cần là một món ăn vô cùng phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết được cách làm món ăn này. Các bạn muốn biết công thức để thực hiện món ăn này hãy tham khảo tại: Cách làm thịt bò xào cần tây.

Cách làm:

Bước 1: Vì thịt dê để xào là phần đùi dê, không có mùi hôi dê nên bạn chỉ cần khò da dê sau đó cạo sạch phần lông là đã có thể chế biến được. Thịt dê sau đó cắt lát mỏng vừa ăn, ướp với 5g tỏi + 10g dầu hào + 5g dầu ô liu + 20g bột năng + 20g sa tế + 20g nước tương + 20g tương ớt trong khoảng 20 phút.

Bước 2: Ớt chuông rửa sạch, cắt bỏ cuống, bỏ hạt, cắt thành miếng hình múi cau. Hành tây cũng bỏ vỏ và cắt miếng tương tự.

Bước 3: Bắc chảo lên chờ chảo nóng thì cho dầu ăn vào và 5g tỏi vào phi thơm lên, sau đó cho ớt chuông và hành tây vào xào, đảo đều tay, chú ý bật lửa to để hành và ớt không bị ê. Tiếp theo cho thịt dê đã ướp vào đảo liên tục tầm 15 phút đến khi thịt chuyển sang màu đỏ thì lúc này dê đã chín ta tắt bếp và cho dê ra đĩa.

Những lưu ý khi ăn thịt dê bạn nên biết

Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món có vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu tâm đến một số vấn đề như:

* Không ăn quá nhiều: Thịt dê có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ăn thịt dê nếu đang bị nóng trong người, lở miệng, nhiệt lưỡi, sưng chân răng, đau mắt đỏ…

* Không uống trà sau khi ăn thịt dê: Trà xanh có chứa axit tannic, còn thịt dê lại có nhiều protein nếu kết hợp lại sẽ dễ gây ra tình trạng táo bón. Nếu để táo bón kéo dài lâu sẽ khiến các chất thải và độc tố hấp thụ ngược vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

* Không ăn thịt dê với giấm chua: Tác dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê sẽ bị giảm đi nếu ăn cùng với giấm chua. Vì thế, bạn cần tránh kết hợp hai thành phần này với nhau.

* Không ăn thịt dê cùng bí đỏ: Cả thịt dê và bí đỏ đều có tính nóng nên khi kết hợp cùng nhau sẽ dễ sinh nhiệt, gây nóng trong người. Những gia vị khác có tính nóng cũng nên tránh ăn cùng thịt dê như tiêu, đinh hương…

Cách Nấu Lẩu Bò Sa Tế

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm lẩu bò sa tế

– Thịt bò 300g : Chọn loại thịt bò phi lê là ngon nhất, hoặc có thể chọn loại thịt bắp bò cũng ngon.

– Thịt bò nạm 300g :

– Cà chua chín đỏ : 3 quả

– Sả : 4-5 cây sả

– Sa tế tôm, bột bò kho, lạc rang, nước xương ninh để làm nước lẩu, rau cải xanh, hoa bí, cà tím, hành băm, tỏi băm, ớt tươi

– Các loại gia vị : nước mắm, đường, dầu ăn, hạt tiêu xay, hạt nêm, giấm gạo, nước tương.

2. Các bước làm món lẩu bò sa tế

– Thịt bò các loại thái lát mỏng vửa ăn xếp ra đĩa

– Thịt bò nạm cắt miếng vừa ăn, ướp với các loại gia vị : hành băm, tỏi băm, một chút hạt tiêu, 1 chút hạt nêm, bột bò kho, sa tế. Ướp thịt bò trong khoảng 15 phút để thịt bò ngấm gia vị

– Phi thơ hành tỏi sau đó cho thịt bò đã ướp gia vị vào xào chín thịt bò nạm. Khi xào thấy thịt bò đã chín và cạn nước, cho thêm cà chua vào xào cùng. Nêm nếm gia vị bao gồm muối và đường sao cho vừa ăn.

– Khi thấy cà chua đã chín, cho 2 lít nước dùng đã chuẩn bị từ trước vào. Sau đó cho thêm 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, sa tế và giấm gạo vào. Đun cho nước sôi sau đó cho thêm sả đã đập giập vào nước dùng, thêm ớt băm vào và một chút nước măm, nêm nếm sao cho vừa ăn.

– Nước dùng đun sôi lên là đã có thể bắt đầu dùng để ăn lẩu được.

– Rau các loại rửa sạch để cho ráo nước, khi ăn nhúng rau và thịt bò vào ăn cùng. Khi ăn có thể ăn thêm cùng với đậu phụ, hoặc cho thêm ngao trắng hoặc sò vào ăn cùng cũng được.

Lẩu bò sa tế đúng chất phải có hương vị thơm ngọt, thịt bò thái mỏng sau khi nhúng khoảng 10-15 giây là có thể ăn ngon ngay. Món lẩu bò sa tế chính là món ăn ngon mới lạ và hấp dẫn cho dịp nghỉ lễ hay những ngày cuối tuần.

Cùng Danh Mục :

Comments

Ốc Móng Tay Xào Rau Muống

Ốc móng tay xào rau muống là món ăn giàu chất dinh dưỡng, lại thơm ngậy giòn bùi rất đưa miệng. Món này thực hiện khá cầu kỳ, tuy nhiên thành phẩm của nó lại khiến cho bất cứ người nào khi thưởng thức cũng cảm thấy hài lòng.

Ốc móng tay xào rau muống

Nguyên liệu

Ốc móng tay: 500g

Rau muống: 1 bó

Tỏi: 3 củ

Sả: 5 nhánh

Ớt tươi: 1-2 quả

Nước mắm

Bột ngọt

Bột canh

Hạt tiêu

Nguyên liệu cho món Ốc móng tay xào rau muống

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu

Rau muống nhặt bớt lá, chủ yếu lấy phần cuống để xào rau được xanh, giòn, không bị nát. Ngâm muối, rửa sạch rồi để ráo nước.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Sả rửa sạch, cắt khúc, đập dập.

Ớt cắt nhỏ.

Sơ chế ốc móng tay

Riêng phần ốc móng tay, mua về có thể ngâm qua nước vo gạo để nhả bớt bùn đất nhưng không nên ngâm lâu.

Cũng giống như ngao, trong bụng của ốc móng tay chứa nhiều cặn bẩn và phân đen, nên khi làm ốc cần phải loại bỏ phần cặn đen này để ốc được sạch sẽ. Sau đó tiếp tục rửa lại dưới vòi nước để trôi hết cặn bẩn.

Xào ốc và rau muống

Tăng nhiệt độ, nêm 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1/3 thìa bột canh và 2 thìa dầu điều tạo màu.

Nếu không thích tạo màu, các bạn có thể không cần cho dầu điều.

Xào ốc móng tay ở nhiệt độ lớn khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Trút ra bát để riêng.

Phi thơm nốt số tỏi băm còn lại, sau đó cho rau muống vào xào, đảo đều tay.

Lưu ý vì xào cùng với ốc móng tay đã đậm gia vị, nên khi nêm gia vị ở bước xào rau muống, các bạn cần căn chỉnh lại để tránh không bị mặn quá.

Tăng nhiệt độ, đảo đều tay thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Mẹo & lưu ý

Một số mẹo để món ốc móng tay xào rau muống ngon, không tanh, rau muống xanh giòn:

Để ốc bớt tanh thì cần được trần qua nước nấu sôi với 1 vài nhánh sả. Tinh dầu sả sẽ giúp ốc sạch và không còn mùi hôi.

Để ốc được giòn thì khi trần xong cần được ngâm ngay trong nước đá lạnh, đây còn gọi là ‘ phương pháp sốc nhiêt’, khi nóng gặp lạnh sẽ giúp cho thịt ốc săn lại và giòn.

Để rau muống xào được xanh thì sau khi phi thơm tỏi, bạn có thể cho thêm 1 ít nước lã, sau đó cho rau vào xào ở lửa lớn.

Mẹo này sẽ giúp rau muống xanh, giòn, kể cả khi nguội cũng không bị thâm đen. Nhiều người áp dụng cách làm là chần sơ qua sau đó ngâm rau muống trong nước đá, cũng hiệu quả tuy nhiên nếu chần quá lâu rau sẽ bị nát, chín quá khi xào sẽ không được giòn và dễ bị úa.

Rau muống xanh và giòn khi ăn

Ngoài ra, 1 lưu ý quan trọng không kém giúp cho món ăn này thơm ngon chính là việc chọn được ốc tươi. Ốc móng tay các bạn nên chọn con có phần thịt thòi ra ngoài, chắc thịt, nặng mình, không bị nhũn nhão, rách vỏ.

Chỉnh sửa lần cuối ngày bởi Cúc Nguyễn .

Cúc Nguyễn là Food Editor tại chúng tôi