Top 4 # Xem Nhiều Nhất Rau Nấu Lẫu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Các Loại Nấm Ăn Lẫu Ngon Bổ Dưỡng

Nấm vốn dĩ là một món ăn vị thuốc cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất thiết yếu, đơn cử như các vitamin, axit amin, khoáng chất, enzym… cần thiết cho cơ thể.

Ăn nấm không chỉ giúp tăng sức đề kháng tự nhiên mà còn giúp cơ thể ngăn ngừa tác động của ung thư, huyết áp, tiểu đường, tim mạch và nhiều căn bệnh khác. Bên cạnh đó việc ăn nấm còn hỗ trợ cho quá trình điều trị tích cực hơn, giúp bạn chóng khỏe hơn.

Nấm ăn loại nấm tươi đặc trưng là một loại thực phẩm ít calo nên vô cùng tốt cho những người sợ mập, đang mập muốn giảm cân, duy trì một vóc dáng đẹp thì việc bổ sung nấm thường xuyên sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Không chỉ vậy, ăn nấm còn giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện hơn ăn thịt rất nhiều, vì các loại nấm có thể ăn thay thế thịt hoàn toàn, với hàm lượng dinh dưỡng và đạm động vật có thì nấm cũng có, bạn có thể yên tâm.

Ăn lẩu nấm có tốt không?

Nếu hay đi ăn lẩu thì chắc đa số các bạn hay thấy món lẩu ngoài món chính thì còn có vài loại rau và 1-3 loại nấm đi kèm theo trong phần ăn. Tùy loại lẩu sẽ dùng loại nấm tươi phù hợp được bày trí đi cùng.

Nấm vốn mang vị ngọt tự nhiên thuần khiết, khi dùng cùng các món có nước như lẩu sẽ giúp cho nước lẩu tăng thêm độ ngon ngọt thanh, vị cũng chuẩn hơn một cách tự nhiên mà không cần phải nêm thêm nhiều gia vị và bột ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nếu ăn lẩu mà thiếu nấm thì sẽ như mất đi một phần hương vị thơm ngon và lượng dinh dưỡng tuyệt vời đáng có. Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu bạn dùng lẩu nấm kết hợp khoảng 3-4 loại nấm ăn lẩu với nhau sẽ làm nước lẩu cực kỳ ngon ngọt tự nhiên.

Bên cạnh đó là 18 loại Acid Amin, trong đó có 8 loại mà cơ thể không tổng hợp được chiếm 38,2% cao hơn thịt heo, thịt bò, trứng gà, sữa bò nên dùng Nấm Rơm có thể thay thế cả 4 loại trên, giúp sức khỏe tốt hơn, nỗi lo bệnh tật sẽ giảm đi rất nhiều lần.

Theo Đông Y thì Nấm Rơm có vị ngọt, tính hàn, có công năng bổ tỳ, khử nhiệt, ích khí, tiêu thực, tăng cường miễn dịch, giảm lượng Cholesterol trong máu đặc biệt là khả năng kháng ung thư vô cùng tốt.

2/ Nấm bào ngư xám

Nấm Bào Ngư Xám được xem loại nấm ăn lẩu có thể nói là thông dụng nhất, thường được xé nhỏ sẵn nên bạn sẽ khó thấy rõ. Vị của loại nấm này ngon ngọt tự nhiên cũng khá giống với Nấm Sò Trắng (có thể thay thế cho nhau), rất tuyệt các bạn ạ.

Nấm Bào Ngư có thể ăn được cả phần chân nấm và mũ nấm, nên khi ăn cùng lẩu hoặc canh, bạn sẽ có cảm giác như ăn mực vậy, khá ngon ngọt và dai ở chân nấm, mềm mỏng ở mũ nấm, ngọt từ trong ra ngoài.

Loại nấm này có các Statin như Lovastatin có tác dụng giảm cholesterol khá hiệu quả, giúp giảm béo, kháng khuẩn, tăng đề kháng tự nhiên và ngừa ung thư hiệu quả.

Cách chế biến Nấm Bào Ngư cũng rất đơn giản, dễ kết hợp với nhiều món lẩu chay hay mặn. Có thể làm được rất nhiều món ăn ngon dân giã bởi giá nấm rất bình dân.

3/ Nấm hương (nấm đông cô)

Nấm Hương hay còn gọi là Nấm Đông Cô cũng khá thông dụng, dễ chế biến, ít calo nên sẽ là món ăn phù hợp cho ăn kiêng, giảm cân của chị em phụ nữ. Với độ dai ở mũ nấm, ăn rất ngon như món bạch tuột vậy, mùi thơm bùi hòa cùng vị ngọt tự nhiên làm cho món ăn trở nên ngon hơn bao giờ hết

Nấm Hương giúp điều hòa, hạ huyết áp với giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu cũng như trợ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn đó nha.

Nấm Hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch cực tốt. Phụ nữ thiếu sắt, người bị tiểu đường hay các triệu chứng rối loạn Lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng thì cần bổ sung nấm thường xuyên.

Thành phần của Nấm Hương có nhiều Đạm, Lipid, giàu chất xơ và các khoáng chất (canxi, nhôm, sắt, magie,…), các loại Vitamin (B, C), tiền Vitamin D và có hơn 30 loại Enzym, bên cạnh đó là các Axỉt Amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp.

4/ Nấm mèo (nấm mộc nhĩ)

Nấm Mèo còn gọi là Nấm Mộc Nhĩ vô cùng tốt cho máu huyết. Người có bệnh về máu, tim mạch và phụ nữ nên bổ sung Nấm Mộc Nhĩ nhiều hơn. Theo Đông Y, Nấm Mèo có vị ngọt và tính bình. Khi sử dụng, hoạt chất sẽ đi vào các bộ phận “đại tràng, thận, can, kinh tỳ vị”.

Chúng còn có tác dụng hỗ trợ giảm các bệnh lý: “lỵ ra máu, tiểu dắt hay tiểu ra máu, trị lở, bền cơ, bổ khí, hoạt huyết, trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị,…” cực kỳ hiệu quả.

Hàm lượng dinh dưỡng của Nấm Mèo rất phong phú, giúp bồi bổ sức khỏe cực tốt đối với người bệnh. Không những thế, chúng còn tăng cường sức khỏe, bảo vệ hệ tim mạch, làm xương chắc khỏe,… với người khỏe mạnh.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng Nấm Mộc Nhĩ khô và chế biến cần đúng cách, nếu không bạn sẽ gặp rác rối với chất Morphin có trong nấm gây dị ứng với ánh sáng.

5/ Nấm kim châm

Nấm Kim Châm còn được gọi là Nấm Ích Não, nhỏ bằng cây tăm, mũ tròn, vì vừa ngọt thành và thịt gân nhẹ, cắn một phát chu choa hết xảy luôn. Thông dụng tới mức 10 món lẩu chúng có mặt hết 9 món.

Là loại nấm rất giàu chất xơ, vitamin B lợi cho máu, các khoáng chất cần thiết như Magie, Fe và Kẽm. Loại nấm này có lượng Lysine cao, giúp tăng cường phát triển não và trí tuệ của trẻ em rất hiệu quả nữa đó.

6/ Nấm mối đen

Nấm Mối Đen chỉ thua Nấm Mối tự nhiên một xíu về độ ngon. Loại nấm này đã có thể nuôi trồng nên dễ dàng tìm mua hơn. Tuy cùng họ hàng nhưng hình dáng không giống nhau là mấy, mũ nấm màu đen, tròn và hơi nhớt, thân dài hình trụ, không đều.

Bạn có thể thử thưởng thức Nấm Mối Đen mỗi khi dùng lẩu tại nhà, nhưng ở quán ăn sẽ khó thấy, dân sành ăn mà không thử qua thì quả thật sẽ tiếc hùi hụi luôn đó nghen. Vị ngon, thơm, dai, ngọt đến khó tả của loại nấm này sẽ khiến bạn khó quên.

Ăn Nấm Mối Đen giúp ngừa ung thư vú ở nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các u ác tính nguy hiểm cho sức khỏe và nhiều tác dụng khác cực tuyệt vời.

6/ Nấm mối tự nhiên

Nấm Mối tự nhiên chắc hẳn là loại nấm ăn lẩu được săn lùng nhiều nhất, là loại nấm mọc thuận tự nhiên, chưa thể trồng, giá khá cao nhưng độ ngon gần như vô địch trong tất cả các loại nấm ăn lẩu thông dụng.

Vị ngon của loại nấm này diễn tả cũng không thể thành lời, phải ăn thử mới cảm nhận được, vì nó cực kỳ thơm ngon ngọt thanh túy một cách tự nhiên, nhất là ngay cuống nấm, ăn lần sẽ ghiền và nhớ mãi.

8/ Nấm mỡ trắng và nâu

Nấm Mỡ gồm 2 loại trắng và nâu, cũng là loại nấm ăn lẩu tương đối khá phổ biển trong các món lẩu, ở nhiều nước khác họ còn chế biến nhiều món ngon lắm. Mũ nấm to tròn và thân hình mập mạp ngắn ngũn đáng yêu như cái thùng phi di động ấy.

Nấm Mỡ hẳn là dễ nhận diện nhất, ú na ú nần khác nhiều loại nấm khác, nhưng bổ vô cùng. Là một loại nấm vô cùng giàu chất đạm và có rất nhiều các vitamin, kẽm, axit amin tốt cho sức khỏe mà cơ thể không thể tự tổng hợp.

Nấm Mỡ tương đối khá là dễ ăn, nhìn cục mịch to béo thế chứ thịt nấm lại khá mềm, phần trông có một lớp mỏng và rổng, chúng sẽ cho bạn một cảm giác như cắn vào một cục thịt mỡ, vị thì thơm bùi… tóm lại là khá ngon ngọt cực kỳ đã.

Nấm Đùi Gà có cái tên này vì bạn thấy đó, chúng y hệt mấy cái đùi gà trắng nõn nà, chúng cũng còn được gọi là Nấm Lục Bình ở một số địa phương, vì khi dựng đứng chúng lên không khác gì cái bình có nắp.

Hàm lượng dinh dưỡng của Nấm Đùi Gà khá cao, chỉ tính riêng Protein thôi đã gấp 4 – 6 lần các loại rau khác, chưa kể đến nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất khác cực đồi dào trong Nấm Đùi Gà đó nha.

Bạn sẽ thường thấy chúng nhiều hơn trong các món lẩu, chúng cũng như các loại nấm khác sẽ làm cho nước lẩu có thêm vị ngọt và giá trị dinh dưỡng cao

10/ Nấm ngọc tẩm (nấm vị cua)

Loại nấm cuối cùng mà Nấm Ngon nhắc đến chính là Nấm Ngọc Tẩm, Nấm Vị Cua hay Nấm Thủy Tiên. Một số nơi còn gọi chúng là Nấm Linh Chi nâu tươi hoặc Nấm Linh Chi trắng tươi, nghe có vẻ nhiều loại nhưng thật ra chúng là một loại đấy.

Sở dĩ chúng có tên Nấm Vị Cua vì chúng có mùi vị đặc trưng như cua vậy, có người cho rằng giống vị hải sản, cảm giác mà chúng mang đến cho người ăn đó là hương vị rất thơm và ăn lại rất ngon, bổ dưỡng cực kỳ.

Bạn sẽ ít thấy loại nấm này trong những món ăn bình thường, nhưng món lẩu thì chắc hẳn sẽ thấy nhiều hơn, nhưng chắc cũng ít ai để ý tới vì loại dùng ăn lẩu thường là Nấm Ngọc Tẩm trắng (khá giống với Nấm Kim Châm), loại nâu sẽ ít thấy trong món lẩu hơn.

Chúng có hàm lượng dinh dưỡng khá là cao đó nghen, đơn cử như Arginine, Lysine và Dextran… rất bổ não và tốt cho trí nhớ. Việc bổ sung loại nấm này rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển trí thông minh, giống với Nấm Kim Châm (Nấm Ích Não).

Không những thế, Nấm Ngọc Tẩm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống xơ gan, tăng cường thể trạng của cơ thể tốt.

Từ khóa:

Cá Hồi Nấu Rau Gì? Cách Nấu Cá Hồi Rau Ngót Cho Bé

Cá hồi nấu với rau gì? Phương pháp nấu cá hồi rau ngót cho bé là nội dung được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

Nhằm giúp các bà nội trợ tìm được lời đáp thích hợp, bài viết cung cấp một số thông tin cần thiết xoay quanh cá hồi, thực phẩm kết hợp cũng như phương pháp chế biến đem lại hiệu quả cao.

Ở tháng tuổi thứ 6, trẻ nhỏ được tập ăn dặm nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để vui chơi cả ngày. Vì ở giai đoạn này, sữa mẹ không sẽ cung cấp thiếu một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Thế nên, hầu hết các mẹ đều lựa chọn cách nấu cháo ăn dặm dành cho bé. Trong số các món cháo ăn dặm, nhiều chị em phụ nữ luôn dành sự ưu ái lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng – cá hồi.

Cháo cá hồi nấu cùng rau ngót là món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé (Ảnh: Internet)

Cá hồi được ví như thực phẩm “vàng” có giá trị dinh dưỡng khá cao. Thịt cá hồi có chứa nhiều thành phần như Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Có thể kể một số công dụng hữu hiệu của cá hồi như giúp bé thông minh hơn, đẩy lùi rối loạn tăng động, mất tập trung, mắt sáng khỏe, cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của cá hồi, bạn cần kết hợp thêm một số loại rau để nấu cháo cho bé.

Vậy cá hồi nấu với rau gì sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao? Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau có thể kết hợp cùng cá hồi để nấu cháo là cải xanh, rau ngót, rau dền, mồng tơi, cải thìa, cà chua, súp lơ trắng, súp lơ xanh…

Hoặc bạn cũng có thể nấu cháo cá hồi cùng với các loại củ quả như đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan, bí đỏ, khoai tây, cà rốt… Việc sử dụng rau củ quả giúp món cháo tăng độ ngọt, gia tăng hàm lượng vitamin.

4 muỗng canh bột gạo (hoặc 40g gạo)

20g cá hồi phi lê

10g lá rau ngót

5ml dầu ăn dành cho em bé

250ml nước lọc

Cách thực hiện nấu cháo cá hồi rau ngót Bước 1: Xử lý cá hồi

Đầu tiên, bạn rửa sạch cá hồi, cho vào nồi nước và bắc lên bếp luộc chín. Sau đó, bạn vớt cá ra ngoài để nguội, tán nhuyễn thịt cá. Lúc này, bạn cho thêm ít nước vào trong bát thịt cá.

Bước 2: Xử lý rau ngót

Sau đó, bạn rửa sạch rau ngót bằng nước muối pha loãng. Cho vào nồi cùng với ít nước luộc chín. Tương tự với cá, bạn dùng thìa tán nhuyễn rau ngót.

Bước 3: Nấu cháo

Bạn vo gạo, bắc lên bếp tiến hành nấu cháo. Khi cháo sôi, bạn cho hỗn hợp cá vào nồi nấu cùng. Sau đó, bạn cho thêm phần rau ngót vào nồi, đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp. Bí quyết trong phương pháp nấu cá hồi rau ngót cho bé là bạn nên hầm với lửa nhỏ để cháo chín nhừ.

Bước 4: Hoàn thành món ăn

Cuối cùng, bạn cho thêm 1 ít dầu ăn cho vào nồi cháo còn nóng, khuấy đều. Bấy giờ, bạn chỉ cần múc cháo ra bát, canh cháo nguội vừa phải thì có thể cho bé ăn.

Với gợi ý phương pháp nấu cháo cá hồi rau ngót cho bé trên, chắc chắn mẹ có thể chế biến nên món ăn dặm ngon, bổ.

Từ đó, giúp bé tránh khỏi tình trạng biếng ăn và phát triển tốt hơn. Nếu bạn muốn học hỏi thêm nhiều công thức chế biến món dặm ngon cho bé, hãy điền thông tin vào form bên dưới để được tham gia lớp học nấu ăn tại chúng tôi .

Cách Nấu Canh Rau Muống Nấu Nghêu

Canh Rau Muống Nấu Nghêu – Thanh mát mùa hè

09-04-2019

Một món canh hải sản giúp dịu nhẹ cơn nóng mùa hè !

MÓN CANH RAU MUỐNG NẤU NGHÊU

Giữa khí hậu nóng bức những ngày đầu hè, cùng điểm qua công thức nấu canh rau muống nấu nghêu vừa giúp giải nhiệt mùa hè vừa giúp bổ xung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể

Nguyên liệu 

1 mớ rau muống

400g nghêu

Muối

1 nhánh gừng nhỏ

Cách nấu canh nghêu rau muống

Bước 1:

Rửa sạch nghêu rồi ngâm vào nước lạnh 30 phút rồi lại rửa lại cho sạch.

Gừng cạo vỏ, thái chỉ.

Nhặt sạch rau muống rồi dùng nước muối pha loãng để rửa, sau đó cho lên rổ cho ráo nước.

Bước 2:

Cho nghêu vào nồi, thêm gừng rồi đổ nước lạnh ngập mặt nghêu nấu sôi đến khi nghêu mở miệng thì tắt bếp.

Bước 3:

Vớt nghêu ra rổ, chờ nguội thì bóc lấy thịt và lọc lại nước luộc nghêu.

Đổ vào nồi 2 bát con nước nghêu luộc, cho thêm ít gừng thái sợi và nấu sôi.

Canh sôi thì cho rau muống và thịt nghêu vào, nêm gia vị cho vừa miếng, nấu sôi lại thì tắt bếp là xong.

Rau Nhút, Rau Rút

Rau nhút là rau gì?

Rau nhút hay còn gọi là rau rút là loại cây thân ngầm, mọc bò và nổi ngang trên mặt nước. Đây là loại rau ăn quen thuộc, không những thế rau rút còn được biết đến là một cây thuốc quý. ( Tên khoa học là Neptunia oleracea )

Rau nhút có đặc điểm là bén rễ ở các mấu, quanh thân có phao xốp màu trắng, lá kép lông chim hai lần và nhiều chét. Thông thường, lá của loại rau này nhỏ và dài chỉ từ 0.5 – 2cm, rộng 0.2 – 0.4cm, được xếp đều đặn, sít nhau từng đôi một. Đồng thời, cuống của rau nhút dài 5 – 7cm và gấp khúc ở gốc.

Cũng giống như lá xấu hổ, lá rau rút thường khép lại nhanh chóng khi đột ngột chạm vào. Ngoài ra, hoa rau nhút có màu vàng, hợp thành đầu và quả chứa 6 hạt dẹt, nhẵn.

Rau nhút có tác dụng gì

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau rút là một loại rau xanh có thành phần chủ yếu là các vitamin cần thiết cho cơ thể như: Vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin… Không những thế, rau nhút còn chứa hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như: Xà lách, mồng tơi, rau muống…

Ngoài ra, với vị ngọt, tính hàn và không độc thì rau rút được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như: An thần, mát gan, giải nhiệt độc, chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… Đồng thời, rau nhút còn giúp làm lợi tiểu tiện, tiêu viêm, thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, nhuận tràng, hạ sốt…

Qua đó có thể thấy, rau rút không chỉ là loại rau ăn quen thuộc hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Chỉ cần ăn đúng cách loại rau này sẽ mang lại những tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt cho sức khỏe.

Vậy cách chữa bệnh bằng rau nhút như thế nào?

+ Hỗ trợ điều trị bướu cổ: Chuẩn bị 300g rau rút, 200g cá rô và gia vị. Tiếp đó, làm sạch cá rồi lấy phần nạc ướp gia vị, phần xương cá thì giã nhỏ rồi lọc lấy khoảng 500ml nước. Sau đó, đem nước đun rồi cho rau nhút vào và phần cá thịt khi nước đang sôi khuấy đều rồi chờ sôi lại tắt bếp. Chỉ cần ăn món này ngày một lần và liên tục trong 5 ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả.

+ Chữa chảy máu cam, mụn nhọt: Chuẩn bị 300g rau rút rồi cho 800ml nước vào sắc uống thay trà hàng ngày. Đồng thời, kết hợp với các món ăn từ rau rút, không bỏ cay nóng sẽ giúp chữa bệnh chảy máu cam cũng như giảm mụn nhọt do nóng trong.

+ Chữa táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn: Chuẩn bị rau rút khô với lượng vừa phải và sắc cùng 400ml nước. Sắc tới khi chỉ còn 200ml và dùng thay cho nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng cách ăn rau nhút sống thường xuyên trong bữa ăn.

+ Chữa chứng mất ngủ: Chuẩn bị 300g rau nhút, 25g khoai sọ và 10g lá sen, tất cả đem rửa sạch rồi ninh nhừ với nước sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Với món này bạn lưu ý ăn cả bã và nước, tuần 3 – 5 lần, ăn khi còn ấm và tốt nhất vào buổi tối để cho dễ ngủ.

Bật mí các món ăn được chế biến với rau rút

Hiện nay, rau rút không chỉ quen thuộc ở vùng Tây Nam Bộ mà ở các tỉnh thành phía Bắc cũng được nhiều người biết đến và chế biến thành các món ăn ngon hàng ngày như:

Dùng làm rau sống

Với món ăn này, bạn cần hái đọt non sau đó nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài rau nhút ra. Tiếp đó, rửa sạch rồi ăn cả cọng lẫn lá giống các loại rau khác. Rau nhút chấm với nước mắm kho thì đảm bảo ngon tuyệt vời.

Dùng làm gỏi

Đây là món ăn khá quen thuộc hàng ngày mà các bạn có thể áp dụng ngay. Lúc này, bạn lựa lấy cọng rau non, vuốt bỏ phần phao xốp, rửa sạch và cắt thành đoạn cỡ 4cm. Tuy nhiên, để khỏi chát khi làm gỏi thì các bạn nên chần qua nước sôi pha kèm một ít phèn chua. Lưu ý, chần thật nhanh tay để tránh làm rau mềm mất ngon.

Khi đã chần xong, các bạn ngâm rau vào nước nguội để giữ màu xanh và giúp rau giòn hơn. Cuối cùng là bóp gỏi bạn sẽ có một món gỏi mới lạ với hương vị thơm ngon.

Dùng làm rau luộc

Dùng làm rau xào

Dùng nấu canh, nấu lẩu

Rau rút dùng để nấu canh, nấu lẩu là cách chế biến phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số cách nấu canh và nấu lẩu của loại rau này như sau:

Nấu canh chua với cá, tép hoặc hải sản: Rau rút rửa sạch rồi cắt ngắn vừa ăn, tiếp đó đun nước với me (me đã lược chỉ lấy nước) rồi đỏ tép vào hoặc cá đã làm kỹ vào. Sau đó, đổ rau vào cho tới khi tất cả đều chín thì nêm gia vị cùng các loại rau thơm như ngò tây, rau ngổ, húng quế… cho dậy mùi.

Hướng dẫn cách trồng rau ngút đơn giản, dễ dàng

Cách trồng rau rút

Là loại cây dễ phát triển, rau nhút có bộ rễ khỏe nên có khả năng hút nước và chất khoáng mạnh. Vì vậy, cần đảm bảo đất và nguồn nước sạch cũng như bón phân cho đất khi gieo trồng. Đồng thời, đây là loại cây ưa nước nên bạn cần phải luôn giữ mực nước trong chậu.

Lúc mới trồng, cần giữ mực nước trong ruộng từ 20 – 30cm và trồng thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn dài từ 3 – 4 cm. Đồng thời, trồng các khóm cách nhau 25cm để khi cây lớn sẽ không chen chúc vào nhau.

Cách chăm sóc rau rút

Trong quá trình trồng khoảng nửa tháng, nếu thấy rau lên cao thì cần thêm nước vào sau cho duy trì ở khoảng 30 – 40cm và bón phân 3 – 4 ngày/lần. Lưu ý, dùng phân hữu cơ hoặc động vật để bón ở gốc. Hoặc cũng có thể pha thêm phân đạm, phân lân để cây hấp thu dễ nhất.

Cách thu hoạch

Thông thường, sau khi trồng khoảng 1,5 tháng là có thể thu hoạch và 7 – 10 ngày tiếp theo sẽ thu hoạch tiếp. Thời gian như thế này thường kéo dài từ 4 – 5 tháng tùy vào mức độ chăm sóc.