Top 5 # Xem Nhiều Nhất Rau Nấu Lẩu Chua Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Lẩu Cá Lăng Ăn Với Rau Gì? Cách Nấu Lẩu Cá Lăng Măng Chua

Lẩu cá lăng – món lẩu được lòng nhiều thực khách bởi sự kết hợp hài hòa giữa cá lăng tươi béo và các dòng rau ăn lẩu đi kèm. Nếu bạn đã trót yêu mùi vị của món ăn này và muốn tự tay chế biến để chiêu đã gia đình nhưng vẫn không biết lẩu cá lăng ăn với rau gì?

Lẩu cá lăng ăn với rau gì? (Ảnh: Internet)

Cách nấu lẩu cá lăng măng chua

Nguyên liệu chuẩn bị nấu lẩu cá lăng măng chua

– Cá lăng: 600gr

– Măng chua: 400gr

– Dứa: 1/2 quả

– Cà chua: 2 quả

– Bún: 600gr

– Hành khô, tỏi

– Ngò gai, rau om, ớt, gừng, sả

– Rau ăn lẩu: rau muống, rau nhút, rau bìm bịp, cọng súng, kèo nèo, hoa chuối

– Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, đường, hạt nêm

Nguyên liệu cá lăng tươi (Ảnh: Internet)

Cách nấu lẩu cá lăng măng chua ngon chuẩn vị

– Hành khô, tỏi bóc vỏ, đập dập. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Sả rửa cho sạch rồi băm nhỏ.

– Cá lăng khi mua về bạn mang đem rửa sạch rồi thái thành từng khúc có tính dày khoảng 1,5cm. Sau đó, bạn trang bị một nồi nước sôi, cho vào một ít gừng băm và sẽ cho những khúc cá lăng vừa cắt vào chần sơ qua để làm sạch nhớt và khử mùi tanh của cá.

– Măng chua rửa nhiều đợt cho sạch, sau đó tước nhỏ và vắt ráo.

– Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau.

– Dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt rồi bổ thành những miếng vừa ăn.

– Rau ngò, rau om và các dòng rau ăn lẩu đi kèm bạn nhặt, rửa cho sạch rồi để ráo nước.

– Ớt rửa cho sạch và thái lát mỏng.

– Đặt nồi lên bếp, cho nửa chén dầu ăn, đun nóng dầu thì cho hành, tỏi, sả vào phi thơm và cho cá lăng vào xóc nhẹ để thịt cá săn lại. Thịt cá săn, bạn gắp cá cho ra một đĩa riêng.

– Sau đó, bạn tiếp tục dùng nồi chiên cá, cho dứa, măng, cà chua vào, khuấy đều rồi nêm thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường. Bạn xào đều đến khi các nguyên liệu chín thì cho 1.5 lít nước lọc vào trong nồi, đầy nắp và đun sôi.

– Khi nước sôi, bạn cho gói gia vị nấu lẩu thái vào và sẽ cho luôn cá lăng vào trong nồi nước lẩu. Nhớ nêm lại phụ gia sao cho đủ với khẩu vị của gia đình, đun thêm khoảng 10 phút để cá chín thì bỏ thêm rau om, rau ngò gai và ớt đã được cắt vào trong nồi lẩu. Lúc này, bạn hãy chỉnh lửa thật nhỏ để nước sôi nhẹ.

– Để thưởng thức món lẩu cá lăng măng chua, bạn chuẩn bị 1 bếp gas mini, đề ra giữa bàn ăn rồi đặt nồi lẩu lên trên.

– Nấu cho nước sôi lại thì bạn cho những dòng rau ăn lẩu vào. Rau chín thì bạn cũng có thể có thể thưởng thức rồi. Món lẩu cá lăng măng chua thưởng thức cùng bún là ngon nhất.

– Đặc biệt, để món lẩu thêm phần hấp dẫn, bạn nhớ trang bị một chén nước mắm nguyên chất có cho thêm vài lát ớt để chấm cá hoặc chan vào nước lẩu nếu thấy nhạt.

Cách Nấu Lẩu Ghẹ Chua Cay Và Rau Muống Ngon Miệng Dinh Dưỡng

4 con ghẹ tươi sống

300g tôm

1kg xương heo

1 vắt me

Hành tím, gừng, ớt

60g tiêu xanh

½ quả dứa

Cà chua

100g nấm rơm

100g nấm đùi gà

Bún

Muối, tiêu, bột ngọt, chanh, đường, nước mắm

Các loại rau ăn kèm nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm kim châm

Cách nấu lẩu ghẹ chua cay

– Để món lẩu ghẹ ngon miệng, trước hết bạn phải chọn những con ghẹ tươi sống. Ghẹ ngon là những con ghẹ di chuyển linh hoạt, có yếm khít với thân, khi ấn vào yếm ghẹ nếu thấy yếm lún vào thì là những con tươi sống, nhiều và chắc thịt. Sau khi mua về, bạn chà sạch lớp đất, rửa sạch rồi loại bỏ mai và yếm rồi cắt đôi.

– Tôm bạn đem cắt râu, chân, để nguyên con và rửa sạch.

– Dứa và cà chua rửa sạch, cắt miếng.

– Các loại nấm bạn đem cắt gốc, rửa sạch, xếp ra đĩa.

– Sả bạn đem cắt khúc, đập dập.

– Các loại rau nhặt, rửa sạch, để ráo.

– Me bạn cho vào chén, cho nước ấm vào, lấy nước cốt bỏ hột.

– Xương heo bạn rửa sạch, chần sơ với nước sôi rồi rửa sạch với nước lạnh. Tiếp theo, bạn cho xương vào nồi rồi nấu sôi để lấy nước dùng. Tiếp theo, bạn cho nồi lên bếp, cho tỏi vào phi thơm rồi cho sả cắt khúc, tiêu xanh đập dập, gừng thái lát và dứa thái miếng rồi cho nước dùng vào nấu sôi. Sau đó, bạn cho nước cốt me vào và nêm nếm với hạt nêm, đường, bột ngọt, muối cho vừa khẩu vị.

Cách nấu lẩu ghẹ rau muống

Nguyên liệu lẩu ghẹ rau muống

– 4 con ghẹ

– 1 mớ rau muống

– 500g xương ống

– Rau sống: Nấm hương, nấm rơm, kèo nèo…

– Xương ống heo khi mua về bạn đem rửa sạch, chần sơ rồi cho vào nồi nước hầm lấy nước dùng. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng vớt bọt để nước dùng trong và ngọt hơn.

– Ghẹ tươi khi mua về bạn rửa sạch, bỏ yếm, cắt làm đôi.

– Các loại rau ăn sống và nấm bạn đem làm sạch, rửa sạch rồi để ráo.

– Rau muống nhặt và rửa sạch rồi cắt khúc.

– Sả cắt khúc.

– Bạn cho dầu ăn và tỏi vào nồi phi thơm, sau đó cho sả vào xào cho dậy mùi thơm thì bạn cho nước hầm xương vào nấu sôi. Tiếp đến, bạn nêm nếm với đường, hạt nêm, bột ngọt cho vừa khẩu vị, rồi cho các loại nấm vào nấu sôi.

Lúc này, bạn cho lẩu ra nồi và bắc lên bếp gas mini, sau đó cho ghẹ vào nấu chín. Tiếp theo, cho rau muống vào và thưởng thức được rồi đấy.

Những lưu ý nấu lẩu ghẹ ngon

– Nồi lẩu ghẹ đạt chuẩn phải hài hòa hương vị, chua chua, cay cay, thịt ghẹ phải tươi ngon, ngọt và thơm nồng.

– Đối với món lẩu ghẹ chua cay bạn nên cho gừng, sả vào xào trước rồi cho nước dùng vào sau để lẩu được thơm ngon.

– Khi cho nấm vào, bạn nên nấu sôi để nấm chín hoàn toàn nếu không sẽ có hại cho sức khỏe.

– Với lẩu ghẹ bạn có thể chấm cùng muối tiêu chanh hoặc mù tạt đều được.

Cách Nấu Lẩu Cá Diêu Hồng Thơm, Ngọt, Chua Chua

Cách nấu lẩu cá diêu hồng (hay cá điêu hồng) chỉ mất khoảng 30 – 45 phút cho tất cả các khâu chuẩn bị và nấu nướng nhưng cũng hết sức đơn giản và dễ làm. Đặc biệt, Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ sẽ hướng dẫn bạn cách nấu lẩu có nước dùng ngọt thật từ xương ống giúp món ăn thêm đậm đà ngất ngây.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế cá, xương ống sạch sẽ và hết mùi tanh

Đối với cá diêu hồng, loại cá này đã quá quen thuộc nên việc sơ chế cũng không quá khó khăn. Khi mua cá về, bạn làm sạch ruột, rửa với nước muối và xát qua một ít gừng tươi đập dập để khử mùi. Sau đó, bạn cắt cá thành khoảng 3 – 4 khúc tùy vào độ lớn của cá.

Đối với xương ống, việc rửa không khó làm sạch được. Vì thế sau khi rửa, bạn chần nhanh xương ống quá nước sôi khoảng 5 – 10 giây để xương sạch hơn.

Nấu nước dùng lẩu

Thành phần chính của nước dùng lẩu cá diêu hồng là từ xương ống và đầu cá diêu hồng. Trước hết, bạn thả xương ống vào nồi với khoảng 1 lít nước và hầm để lấy chất ngọt.

Trong thời gian hầm xương, bạn tranh thủ xào sơ cà chua với dầu điều cho mềm, sau đó trút vào nồi xương đang hầm để lấy chút vị chua, thanh và màu đẹp. Đồng thời, bạn cũng cho thêm sả cây đập dập và gừng đập dập vào nồi nấu cùng để lấy hương thơm.

Me chua bạn dằm với một chén nước ấm, bỏ hột và giữ lại nước cốt.

Khi nước sôi, bạn hớt bọt rồi hạ nhỏ lửa, thả tiếp đầu cá vào hầm cùng. Tổng thời gian hầm khoảng 20 – 30 phút là được. Khi đã nấu được khoảng 10 phút thì bạn chắt nước cốt me vào nồi, nêm nếm hạt nêm, muối, nước mắm, chút bột ngọt cho vừa ăn rồi tiếp tục ninh đến đủ thời gian thì tắt bếp.

Bạn chỉ ninh đầu cá để lấy chất ngọt, còn thân cá thì nhúng lẩu để ăn

Lưu ý: Nếu không nêm bằng các gia vị thường, bạn cũng có thể mua gói gia vị nêm lẩu, sau đó nêm vào nồi nước dùng cũng khá đậm vị.

Thưởng thức món lẩu cá diêu hồng

Sau khi đã nấu xong phần nước dùng, bạn múc nước lẩu ra nồi nhỏ. Vừa nấu vừa thưởng thức. Khi nước lẩu sôi, bạn thả cá trước, sau đó đến thơm, cà chua, các loại rau yêu thích vào, chờ nước sôi trở lại thì chan cùng với bún hoặc mì gói và thưởng thức.

Ngoài lẩu cá diêu hồng thì vẫn còn rất nhiều các món chế biến từ cá diêu hồng ngon và hấp dẫn khác như cá diêu hồng chưng tương hột, xốt cam, xốt chanh dây, om dưa cải, nấu canh chua thì là, chiên xù, kho mặn, kho me, nướng giấy bạc…

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Chua Chua Ngon Ngất Ngây

1. Cách nấu lẩu gà lá giang chua chua lạ miệng

1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị làm lẩu gà lá giang

– 1 con gà khoảng 1.5 đến 2kg

– 300 gram lá giang

– 2 tép sả

– 1 trái ớt sừng

– Rau mùi 5 lá

– Gia vị như: Muối, tiêu, đường, nước mắm ngon, bột ngọt

– Hành phi + Mỡ tỏi + Bún

– Các loại rau ăn lẩu như: rau muống, rau nhút, giá, chuối bào

1.2 Cách nấu lẩu gà lá giang không khó như bạn nghĩ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt gà sau khi mua về các bạn đem chà muối xung quanh thân con gà để khử đi mùi tanh. Sau đó, rửa sạch lại với nước rồi chặt gà thành từng miếng vừa ăn. Ướp thịt gà chung với 1 muỗng muối, nửa muỗng tiêu, 1 muỗng nước mắm trong vòng 15 phút

– Rau ngò gai các bạn tiến hành nhặt kỹ, sau đó, rửa sạch rồi tiến hành thái nhỏ

– Tỏi: các bạn đem bóc vỏ, rồi đập dập, băm nhuyễn

– Ớt sừng các bạn đem đi rửa sạch sau đó thái nhỏ

– Các loại rau khác đem đi sơ chế và rửa sạch, để ráo

Bạn đã chán cơm, hãy thêm ngay cách nấu lẩu gà chua cay ngon tuyệt hảo cho gia đìn và bạn hữu nào!

Bước 2: Tiến hành nấu lẩu gà lá giang

– Các bạn bắc nồi lên bếp sau đó tráng vào một muỗng dầu rồi cho sả vào phi cho thơm, đến khi thấy sả vàng thì cho tỏi vào chung

– Khi các bạn thấy sả và tỏi đã được vàng thơm thì cho thịt gà đã chuẩn bị vào xào chung. Khi thịt gà đã săn lại thì cho tiếp vào khoảng 1.5 đến 2 lít nước

– Đun cho đến khi nồi nước sôi lên thì vớt bọt bỏ và vặn lửa nhỏ lại để lửa liu riu rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn, phù hợp với khẩu vị

Như vậy là món lẩu gà lá giang đã hoàn thành rồi, cho bún, rau ra và ăn kèm

2. Món lẩu gà lá giang nên ăn với rau gì?

– Món lẩu gà lá giang đúng chuẩn Nam Bộ thì thường được ăn kèm với rau muống bào sợi, rau nhút, măng chua, bắp chuối bào sợi và bún. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể thay thế bún bằng mì tùy thuộc vào sở thích mỗi người. Để làm mới khẩu vị gia đình, bạn có thể nấu lẩu gà lá giang cùng với măng chua cũng rất thơm ngon và đậm đà khẩu vị.

3. Một vài điều lưu ý khi chế biến món lẩu gà lá giang

– Một điểm bạn cần lưu ý đó là nên thêm lá giang với một lượng vừa phải thôi, vì lá giang càng nấu sẽ càng tăng vị chua, do đó cần để ý để nồi lẩu ngon và không quá chua.

– Ớt, đường các bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của người dùng

– Không nên nấu lẩu gà bằng nồi nhôm, bởi vì món ăn có chất chua sẽ ăn mòn nhôm, làm cho nồng độ nhôm có trong nước lẩu tăng, có thể gây ra chứng ngộ độc, các bạn nên dùng các loại nồi như inox hay nồi tráng men là tốt nhất.

4. Yêu cầu thành phẩm của món lẩu gà lá giang

– Lẩu gà lá giang sau khi được chế biến xong phải đạt được vị chua chua ngọt ngọt, phần thịt gà mềm thơm, có độ béo và ngấm đều gia vị

– Lá giang không được quá chín, lá giang các bạn nên vò qua để có thể tạo vị chua, không nên thái nhỏ lá giang ra bởi vì làm vậy lá giang sẽ không tiết ra hết được vị chua

– Lẩu gà lá giang cũng thường được dùng như một món canh trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể ăn kèm cùng với cơm trắng

Yummyday.vn