Top 9 # Xem Nhiều Nhất Rau Sam Nấu Món Gì Ngon Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rau Sam Là Cây Gì, Nấu Món Gì Ngon?

Rau sam là loại rau giàu dinh dưỡng, thường dùng trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta: giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hoá nên là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ. Nào cùng chúng tôi tìm hiểu nha.

***

Rau sam có tên khoa học là portulaca oleracea (thuộc họ portulacaceae) là giống cây chỉ sống trong một năm. Cây sam có nguồn gốc từ Ấn Độ và vùng Trung Đông. Cây có thân mọc bò trên mặt đất, thân màu đỏ hồng, trơn nhẵn và mọng nước. Lá mọc xen kẽ và đối xứng nhau, không cuống. Hoa sam có màu vàng, cánh nhỏ. Đây là giống cây chịu hạn tốt.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

Trong rau sam chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cụ thể trong 100g có chứa:

Loại rau này cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B1, B2, B3, folate, đồng và phốt pho. Tuy nhiên tất cả chất dinh dưỡng này chỉ có 16 calorie. Điều này có nghĩa đây là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng với lượng calorie rất thấp. Thật lý tưởng nếu thêm món rau này vào thực đơn ăn kiêng của bạn.

Rau sam là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người

Rau sam là nguồn axít béo omega-3 dồi dào

Axít béo là chất béo tốt quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất, bạn chỉ có thể bổ sung omega-3 bằng thực phẩm. Thế nên bạn cần chú ý chế độ ăn uống bổ sung omega-3 phù hợp.

Rau sam có hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn nhiều so với các loại rau xanh khác. Trên thực tế, loại rau này chứa hai loại axit béo omega-3, ALA và EPA. ALA được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, nhưng EPA được tìm thấy hầu hết trong các sản phẩm động vật như cá. So với các loại rau xanh khác, nó có hàm lượng ALA đặc biệt cao, cụ thể mức ALA nhiều gấp 5-7 lần so với cải bó xôi.

Rau sam chứa nhiều chất chống oxy hóa

Cùng điểm danh một số chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi có mặt trong món rau này:

Vitamin C: Còn được gọi là axít ascorbic, vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho việc duy trì làn da tươi trẻ, cơ và xương khớp khỏe mạnh.

Vitamin E: Rau sam chứa hàm lượng cao một dạng vitamin E được gọi là alpha-tocopherol, có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại.

Vitamin A: Cụ thể là beta-carotene, một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển thành vitamin A. Vitamin A được biết đến nhiều nhất với vai trò tăng cường thị lực.

Glutathione: Chất chống oxy hóa quan trọng này có thể bảo vệ tế bào không bị tác động bởi các gốc tự do.

Melatonin: Trong loại rau này cũng chứa melatonin, một loại hormone có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ.

Betalain: Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ các hạt lipoprotein mật độ thấp (LDL) khỏi bị hư hại.

Rau sam chứa nhiều khoáng chất quan trọng

Ngoài ra, rau sam cũng là một nguồn cung cấp magie tuyệt vời, một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng tham gia vào hơn 300 phản ứng enzym trong cơ thể. Magiê có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại bệnh tim và bệnh tiểu đường típ 2.

Loại rau này cũng chứa một số canxi, khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể. Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ xương khớp. Phốt pho và sắt cũng được tìm thấy nhưng với lượng thấp hơn. Đặc biệt, rau sam càng già lượng khoáng chất càng nhiều hơn rau non.

Phân biệt rau sam và rau đắng

Rau đắng có bề ngoài tương tự rau sam nên thường hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên có một vài đặc điểm dễ nhận biết sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn:

Rau đắng cũng là cây thân thảo, mọc sát mặt đất, cành và thân mảnh, chỉ nhỏ bằng que tăm.

Lá nhỏ, mọc vòng hoặc thành từng đôi quanh thân, phiến lá dài hình mác.

Cả lá và thân đều có màu xanh lục.

Ngược với vị mặn hơi chua của rau sam, rau đắng có vị đắng, tính mát.

Rau sam nấu món gì ngon?

Rau sam xào tỏi

Rau sam sau khi sơ chế cho vào nước sôi chần qua một lần, cách này giúp rau vẫn giữ được màu xanh sau khi xào. Phi thơm hành tỏi cho rau vào xào nhanh, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Bạn có thể biến tấu bằng cách xào rau với tôm, thịt bò để món ăn thêm thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.

Canh rau sam

Sơ chế rau sam sau khi mua về, sau đó rửa sạch và để ráo. Bắt nồi lên bếp, phi thơm hành tím băm nhỏ, cho thịt băm vào xào săn, nêm chút gia vị cho thịt đậm đà hơn. Sau đó đổ vào lượng nước vừa đủ, đun sôi. Khi nước sôi cho rau vào nấu đến khi chín tới, nêm gia vị lại lần nữa cho vừa khẩu vị và tắt bếp. Đừng để lâu quá, rau sẽ bị nhũn. Bạn có thể thay thịt băm bằng tôm, tôm khô, sườn non… để món canh đa dạng hương vị.

Rau sam luộc

Đây là món ăn đơn giản và dễ thực hiện nhất. Khi làm món này bạn nhớ chọn rau non để thành phẩm sẽ ngon hơn. Trước khi luộc bạn cũng rửa sạch rau và để ráo nước. Nấu nước sôi cho rau vào chần trong vài phút và vớt ra cho vào tô nước đá chuẩn bị trước đó để món rau luộc giữ được màu xanh. Món rau sam luộc chấm mắm kho, thịt hay cá kho đều ngon và khó quên.

Bột rau Yakult Nhật có tốt không, giá bao nhiêu? Review bột lá lúa non Nhật 2021 hot Nguồn tham khảo

Purslane – A Tasty “Weed” That is Loaded With Nutrients https://www.healthline.com/nutrition/purslane Ngày truy cập 22/02/2021

Tò Mò Món Cá Mòi Nấu Rau Sam

Cách đây khá lâu, tôi có anh bạn rủ ra thăm bố mẹ vợ ở làng chài Cát Hải (TP.Hải Phòng), hồi đấy nơi đây còn là đảo hoang vu. Chạy tàu khoảng 2 giờ từ đất liền ra đảo. Đến nơi, một khung cảnh làng quê ngập tràn: Đường làng đất cát, chân đi mát rượi; có lũy tre xanh xanh; nhà cổng liếp tre, chống lên thành cổng, hạ xuống cổng đóng lại, trâu bò không vào phá vườn được; vườn trồng chuối, trồng khoai lang không đánh luống; cửa nhà gần như không khép bao giờ… Trong khung cảnh ấy, họ hàng bên vợ anh ở quanh đó nghe có khách đất liền ra chơi, đến hỏi thăm rồi bà ra nấu nướng làm cơm đãi khách.

Lúc bữa ăn vui nhất, bố vợ anh bạn bỗng bảo: Tiếc quá, không biết mọi người ra chơi, nếu không đi bắt cá mòi về làm món nướng ăn thì hay quá. Anh bạn nháy mắt: Bố vợ mình đang nói về cá mòi đấy! Cá mòi? Thứ cá như thế nào? Tôi chưa biết. Tôi hỏi ông: Cá mòi nướng ngon lắm hả bác? Nó có nhiều không? Có dễ bắt không? ” Mòi không khó bắt, không sẵn. Nhưng kỳ công cũng bắt được. Cá mòi nướng ăn thì tuyệt cú mèo…”.

Món cá mòi nướng khiến tôi tò mò từ đấy. Thế nên có người rủ tôi đi Quảng Yên ăn mòi nướng, tôi buột miệng hỏi ngay: Có cá mòi nướng à? “Không. Hình như không có món đó. Nhưng có món cá mòi nấu rau sam”. Thế cũng tuyệt! – Tôi hăm hở.

Anh gọi điện hỏi quán xem có cá mòi không; thật may, họ có; lại gọi điện rủ thêm mấy người quen nữa.

Đi qua cầu Chanh chừng ba – bốn trăm mét, đến ngã ba đường rẽ vào xã Liên Vị, theo đường đó đi thêm hơn trăm mét nữa thì đến quán của anh Năm. Quán đón khách có cảm giác thân quen như người nhà; quán mở hình như chỉ để phục vụ bà con quanh xã…

Trong không khí ấm cúng gia đình đó, chúng tôi cùng nâng ly rượu ngán đun nóng, cạn, và thưởng thức cá mòi nấu rau sam.

Rau sam, thứ rau hoang dại, thường nấu cùng các rau khác trong món canh rau tập tàng (cũng toàn những thứ rau hoang dại), ăn có vị chua, được ăn từ hồi bé. Nay thì cả một bát.

Những miếng cá mòi màu trắng cuộn tròn lại như những bông hoa nhài lẫn trong màu rau sam phớt đỏ, nhìn thật đẹp. Vị chua dịu nhẹ của rau sam quyện với cái bùi, cái ngậy của cá mòi, vừa nhai vừa thấy gợi nhớ rất nhiều về làng quê nghèo khó và thanh bình thuở nào. Không thấy tanh; chỉ thấy rất hợp với rượu ngán đun, còn nóng. Chúng tôi vừa ăn, vừa nhỏ nhẹ chuyện trò. Với tôi, ngoài anh bạn, những người ngồi cùng mâm lần đầu mới gặp, nhưng không hề thấy xa lạ, tưởng như đã quen thân từ lâu lắm rồi.

Trước khi ra về, anh Năm dẫn tôi xuống bếp xem cá mòi cho biết. Trong cái gian bếp rộng, có một cái tủ làm đông, nhìn qua lớp tủ thấy những con cá mòi con tươi roi rói, màu trắng, có đủ loại to có, nhỏ có cùng với các loài cá khác

Rau Sam: Thành Phần, Giá Trị Dinh Dưỡng

Rau sam giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hoá nên là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ mà lại cực dễ tìm, dễ mua. Nào cùng chúng tôi tìm hiểu nha.

***

Rau sam có tên khoa học là portulaca oleracea (thuộc họ portulacaceae) là giống cây chỉ sống trong một năm. Cây sam có nguồn gốc từ Ấn Độ và vùng Trung Đông. Cây có thân mọc bò trên mặt đất, thân màu đỏ hồng, trơn nhẵn và mọng nước. Lá mọc xen kẽ và đối xứng nhau, không cuống. Hoa sam có màu vàng, cánh nhỏ. Đây là giống cây chịu hạn tốt.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

Trong rau sam chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cụ thể trong 100g có chứa:

Loại rau này cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B1, B2, B3, folate, đồng và phốt pho. Tuy nhiên tất cả chất dinh dưỡng này chỉ có 16 calorie. Điều này có nghĩa đây là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng với lượng calorie rất thấp. Thật lý tưởng nếu thêm món rau này vào thực đơn ăn kiêng của bạn.

Rau sam là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người

Rau sam là nguồn axít béo omega-3 dồi dào

Axít béo là chất béo tốt quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất, bạn chỉ có thể bổ sung omega-3 bằng thực phẩm. Thế nên bạn cần chú ý chế độ ăn uống bổ sung omega-3 phù hợp.

Rau sam có hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn nhiều so với các loại rau xanh khác. Trên thực tế, loại rau này chứa hai loại axit béo omega-3, ALA và EPA. ALA được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, nhưng EPA được tìm thấy hầu hết trong các sản phẩm động vật như cá. So với các loại rau xanh khác, nó có hàm lượng ALA đặc biệt cao, cụ thể mức ALA nhiều gấp 5-7 lần so với cải bó xôi.

Rau sam chứa nhiều chất chống oxy hóa

Cùng điểm danh một số chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi có mặt trong món rau này:

Vitamin C: Còn được gọi là axít ascorbic, vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho việc duy trì làn da tươi trẻ, cơ và xương khớp khỏe mạnh.

Vitamin E: Rau sam chứa hàm lượng cao một dạng vitamin E được gọi là alpha-tocopherol, có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại.

Vitamin A: Cụ thể là beta-carotene, một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển thành vitamin A. Vitamin A được biết đến nhiều nhất với vai trò tăng cường thị lực.

Glutathione: Chất chống oxy hóa quan trọng này có thể bảo vệ tế bào không bị tác động bởi các gốc tự do.

Melatonin: Trong loại rau này cũng chứa melatonin, một loại hormone có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ.

Betalain: Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ các hạt lipoprotein mật độ thấp (LDL) khỏi bị hư hại.

Rau sam chứa nhiều khoáng chất quan trọng

Ngoài ra, rau sam cũng là một nguồn cung cấp magie tuyệt vời, một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng tham gia vào hơn 300 phản ứng enzym trong cơ thể. Magiê có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại bệnh tim và bệnh tiểu đường típ 2.

Loại rau này cũng chứa một số canxi, khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể. Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ xương khớp. Phốt pho và sắt cũng được tìm thấy nhưng với lượng thấp hơn. Đặc biệt, rau sam càng già lượng khoáng chất càng nhiều hơn rau non.

Phân biệt rau sam và rau đắng

Rau đắng có bề ngoài tương tự rau sam nên thường hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên có một vài đặc điểm dễ nhận biết sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn:

Rau đắng cũng là cây thân thảo, mọc sát mặt đất, cành và thân mảnh, chỉ nhỏ bằng que tăm.

Lá nhỏ, mọc vòng hoặc thành từng đôi quanh thân, phiến lá dài hình mác.

Cả lá và thân đều có màu xanh lục.

Ngược với vị mặn hơi chua của rau sam, rau đắng có vị đắng, tính mát.

Rau sam nấu món gì ngon?

Rau sam xào tỏi

Rau sam sau khi sơ chế cho vào nước sôi chần qua một lần, cách này giúp rau vẫn giữ được màu xanh sau khi xào. Phi thơm hành tỏi cho rau vào xào nhanh, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Bạn có thể biến tấu bằng cách xào rau với tôm, thịt bò để món ăn thêm thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.

Canh rau sam

Sơ chế rau sam sau khi mua về, sau đó rửa sạch và để ráo. Bắt nồi lên bếp, phi thơm hành tím băm nhỏ, cho thịt băm vào xào săn, nêm chút gia vị cho thịt đậm đà hơn. Sau đó đổ vào lượng nước vừa đủ, đun sôi. Khi nước sôi cho rau vào nấu đến khi chín tới, nêm gia vị lại lần nữa cho vừa khẩu vị và tắt bếp. Đừng để lâu quá, rau sẽ bị nhũn. Bạn có thể thay thịt băm bằng tôm, tôm khô, sườn non… để món canh đa dạng hương vị.

Rau sam luộc

Đây là món ăn đơn giản và dễ thực hiện nhất. Khi làm món này bạn nhớ chọn rau non để thành phẩm sẽ ngon hơn. Trước khi luộc bạn cũng rửa sạch rau và để ráo nước. Nấu nước sôi cho rau vào chần trong vài phút và vớt ra cho vào tô nước đá chuẩn bị trước đó để món rau luộc giữ được màu xanh. Món rau sam luộc chấm mắm kho, thịt hay cá kho đều ngon và khó quên.

Bột rau Yakult Nhật có tốt không, giá bao nhiêu?Review bột lá lúa non Nhật 2021 hotNguồn tham khảo

Purslane – A Tasty “Weed” That is Loaded With Nutrients https://www.healthline.com/nutrition/purslane Ngày truy cập 22/02/2021

Baonongsan.com: tổng hợp thông tin giá nông sản, nuôi trồng các loại rau, nông thuỷ hải sản mang giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân khắp các miền tổ quốc.

31 Tác Dụng Của Cây Rau Sam Thứ Rau Ăn Bị Lãng Quên

Rau sam vị chua, hơi khó ăn với nhiều người, cũng không được dùng phổ biến, không được bán ngoài chợ, nên ít người biết về nó. Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ khi biết rau sam rất giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, người mới khỏi ốm mà ăn rau sam thì phục hồi cực nhanh.

Rau sam được biết đến là một loại cây mọc dại được con người sử dụng như một thực phẩm trong bữa ăn, đặc biệt là vào mùa hè vì rau có vị chua chua thanh mát.

Trên thực tế rau sam là loại cây có nguồn dinh dưỡng dồi dào và là bài thuốc quý trong y học.

Ở Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc người ta trồng rất nhiều loại rau này và mệnh danh là “rau trường thọ” bởi rau sam có nhiều công dụng tuyệt vời như:

Trị táo bón, đái rắt, bỏng, ho gà, bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tẩy giun, chống viêm sưng, phục hồi vết thương nhanh lành…

Chuyện về khỏi ôm tức thì nhờ rau sau

Để tìm hiểu về rau sam, chúng tôi đã lặn lội về tận một vùng quê Thanh Hóa. Tại đây có gặp gỡ cô Hoan, cô kể: Ngày nhỏ 15 tuổi có lần bị ốm li bì suốt 1 tuần không ăn uống gì, người gầy guộc ốm yếu.

Ngày đó đói khổ lắm, gia đình có 7 anh chị em, tất cả cùng bố mẹ ra ruộng đồng và biển đánh cá, chỉ còn 1 mình ở nhà.

Trưa hôm đó, khi ngủ dậy trong người mệt mỏi vẫn chưa hết khỏi ốm, nhưng bụng cồn cào vì đói, trong nhà không còn thứ gì để ăn. Chị mò mẩn ra vườn hái rau sam 1 rổ rau sam vào luộc ăn hết.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên, tối hôm đó trong người thấy khỏe hơn. Sang ngày hôm sau đã khỏi ốm hoàn toàn, không còn sốt, đau nhức, nhưng vẫn chút mệt vì đói.

Cô chia sẻ, ngày nay xã hội phát triển, nhà nào kinh tế cũng tốt nên không còn ăn rau sam nữa. Loại cây này sinh trưởng rất mạnh nên thường hút hết dinh dưỡng của cây trồng, người ta thường nhổ bỏ.

Qua câu chuyện của cô Hoan, ta thấy rằng rau sam là loại cây có tác dụng rất tốt trong trị cảm, sốt (ốm), tăng sức đề kháng và khả năng hồi phục sức khỏe tuyệt vời.

Nội dung tiếp sau đây, chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu thêm về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng rau sam hiệu quả.

Rau sam còn được gọi với các tên khác: Mã xỉ hiện, Rau sam đất vì lá của chúng giống hình răng con ngựa.

Tên khoa học là Portula oleracea,

Họ: Rau sam Portulacaceae.

Rau sam là cây thân cỏ, sống hằng năm, thân nhẵn có nhiều cành, mọc sát mặt đất.

Thân cây màu đỏ nhạt, chiều dài từ 10 đến 30 cm, lá có hình bầu dục, phiến lá dày và không có cuống, mặt lá bóng rộng từ 8 -14mm và dài khoảng 2cm.

Hoa rau sam mọc đầu cành, không có cuống và hoa màu vàng.

Quả dạng bình cầu, mở 1 nắp, trong quả có chứa nhiều hạt màu đen.

Phân bố, thu hái và chế biến rau sam

Ở nước ta với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, rau sam gần như mọc ở khắp nơi, ven đường đi, ven các bờ, những nơi ẩm ướt như giữa các luống rau…

Ở các nước Pháp, Nhật hay Trung Quốc họ trồng rau sam rất nhiều và sử dụng làm rau ăn hằng ngày.

Việt Nam chưa trồng loại cây này mà chủ yếu thu hái dựa vào cây mọc hoang vào các mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.

Thường rau sam được thu hoạch toàn bộ cây, cắt bỏ rễ rửa sạch dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Những cây có thân đỏ đậm, to và lá dày là những cây rau phát triển tốt, chúng chứa nhiều nước và có vị chua đậm.

Thành phần hóa học của rau sam

Trong rau sam có chứa 6.49% carbohydrate, 1.8% protid, 0.5% chất béo và 2.23% tro, ngoài ra còn có Vitamin C, Omega 3, Ureaza, Sắt, Caroten, Canxi…

Các thành phần trong rau sam chưa có con số giá trị dinh dưỡng chính thống mà từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau tổng hợp lại thành phần hóa học đa dạng của loại cây này.

Công dụng dược lý của rau sam

Rau sam có tác dụng trên mạch máu vì chúng làm co nhỏ mạch máu; làm ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ hình y nên trị bệnh kiết lỵ hiệu quả.

Rau sam cũng có tác dụng chống viêm, trị mụn nhọt sưng đau.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu chỉ ra rau sam có tác dụng ức chế trên các trực khuẩn như Ecoli, trực trùng lỵ, trực trùng thương hàn, các vi trùng gây bệnh ngoài da…

Omega 3 có trong rau sam cũng rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.

Nhờ nguồn dinh dưỡng đa dạng, rau sam có tác dụng chữa nhiều bệnh với cách sử dụng đơn giản và dân giã.

1. Trị bệnh kiết lỵ

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát, vắt lấy nước đun sôi. Có thể chế thêm ít mật ong cho dễ uống. Dùng ngày 2-3 lần sẽ giảm bệnh rõ rệt.

Hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói cũng là bài thuốc hiệu quả nếu bạn không uống được nước rau sam.

2. Trị bạch đới ở phụ nữ

Dùng 2 lòng đỏ trứng gà với 30ml nước ép rau sam tươi đun sôi, để uống.

Nếu bị sốt phát ban hay nổi mẩn thì dùng nước ép rau sam uống sống, còn phần bã thì xoa lên khắp người những chỗ nổi mẩn.

3. Ngộ độc thuốc

Dùng rau sam tươi giã nát, ép lấy nước uống và đắp phần bã vào rốn sẽ giúp làm giảm tình trạng này.

4. Phụ nữ hậu sản ra huyết

Lấy 200g rau sam tươi hoặc 60g rau sam khô, sắc uống ngày 2 lần.

5. Trị bỏng

Dùng mật ong trộn với bột rau sam khô rồi bôi lên vết bỏng để giảm đau rát và nhanh lành hơn

6. Tẩy giun

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát ép lấy nước, đun sôi cho thêm đường hoặc muối.

Uống liên tục trong 3-7 ngày, mỗi ngày 2 lần và uống lúc đói sẽ có tác dụng tẩy giun móc.

7. Trị mụn nhọt, môi miệng lở loét

Dùng rau sam tươi giã nát, ép lấy nước cốt đặc bôi lên chỗ bị lở hoặc mụn nhọt.

8. Đau răng, hôi miệng

Dùng nước ép rau sam hoặc sắc rau sam khô, sắc đặc lấy nước súc miệng mỗi ngày

9. Thông tiểu

Giã nát ép lấy nước 100g rau sam tươi, đun sôi hoặc hấp cách thủy, thêm 10g mật ong uống sẽ giúp thông tiểu nhanh chóng.

10. Trị nấm tóc, nấm chân tay

Dùng rau sam nấu thành cao rồi bôi lên chỗ nấm hoặc đốt rau sam khô lấy tro rắc lên chỗ bị nấm là bài thuốc trị nấm hiệu quả.

11. Chữa bệnh ho gà

Đun sôi 200ml nước, 30g đường phèn và 100g rau sam sao cho còn khoảng 100ml thì tắt lửa.

Ngày uống 3 lần và uống trong 3 ngày liên tiếp, nếu bị nặng uống liên tục trong vòng 1 tuần

12. Ho ra máu

Có thể sử dụng nước ép rau sam tươi hoặc nấu đặc lên để uống cho đến khi khỏi.

Nếu ho ra máu do bệnh lao thì phải sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có thể sử dụng rau sam trong bữa ăn hằng ngày.

13. Trị bệnh trĩ

Lấy rau sam tươi nấu ăn mỗi ngày, nước luộc thì dùng để xông và ngâm trĩ, làm liên tục trong khoảng 1 tháng, bệnh trĩ không nên để lâu chữa càng sớm càng nhanh khỏi

14. Trị viêm âm đạo, khí hư

Dùng rau sam tươi ép lấy nước hoặc sắc rau sam khô ngâm rửa vùng kín mỗi ngày.

15. Trị đái rắt, đái buốt

Dùng nước rau sam tươi giã nát uống ngày 2 lần

16. Chữa K thực quản

Lấy 30g rau sam tươi, nấu chính rồi cho bột đậu nành và mật ong vào nấu thành cháo, ăn sáng mỗi ngày

17. Chữa K đại tràng

Các vị: 20g rau sam, 20g khổ sâm, 20g bại tương thảo, 20g thổ phục linh, 20g kê nội kim, 20g bạch thược, 8g hoàng liên, 10g tam lăng, 12g hồng đằng, 10g huyền hồ, 10g xuyên hậu phác, 6g cam thảo, 4g xạ hương.

Tất cả mang sắc uống ngày 1 lần.

18. Trị K trực tràng

30g hoa mào gà, 10g rau sam sắc uống 1 lần trong ngày.

19. Chữa bạch cầu cấp

16g A giao, 30g rau sam, 16g hà thủ ô, 12g bạch chỉ, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

20. Chống cảm nắng, say nắng

Rau sam tươi rửa sạch, luộc hoặc nấu canh uống hằng ngày.

21. Chữa lành vết thương

Dùng lá tươi Mã xỉ hiện đắp vào vết thương, giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.

Cách làm như sau: lấy lá rau sam tươi giã nhỏ đắp vào vết thương và đắp liên tục 7 ngày,ngày thay 1 lần.

22. Diệt khuẩn

Chất P.Oleracea trong rau sam có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng và các loại nấm.

Dùng rau mã xỉ hiện rửa sạch, cho muối vào giã lấy nước uống hằng ngày hoặc có thể dùng rau sam nấu ăn hằng ngày vừa ngon vừa hiệu quả.

23. Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da

Các chất chống oxy hóa, acid béo không no, vitamin C và omega trong rau sam có tác dụng chống lão hóa hiệu quả.

Cách sử dụng rất đơn giản là dùng nước ép rau sam uống hằng ngày hoặc ăn nhiều như thực phẩm trong bữa ăn.

24. Kích thích tử cung co thắt

Chiết xuất P.oleracea có khả năng kích thích tử cung co thắt đối với trường hợp sinh muộn hoặc sau sinh đẩy sản dịch ra ngoài.

Tuy nhiên người có tiền sử sinh non thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc này

25. Chữa bệnh tiểu đường

Luộc 25g rau sam trong 4 lít nước, để sôi 30 phút, sau đó gạn lấy nước uống thay nước.

Dùng trong 30 ngày rồi ngưng 1 tuần trước khi dùng tiếp

26. Hỗ trợ bệnh nhân Goute

Tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu chính là lý do để sử dụng rau sam trong điều trị bệnh goute.

Luộc chín rau sam khoảng 20 phút rồi dùng nước luộc uống thay nước lọc hằng ngày, kết hợp với thuốc điều trị goute theo đơn của bác sĩ chuyên khoa

27. Tốt cho tim mạch

Với hàm lượng omega-3 dồi dào và kali có trong rau sam giúp điều hòa lượng cholesterol ổn định, tăng sức bền của thành mạch và duy trì huyết áp ổn định.

Đun sôi rau sam tươi, lấy nước uống trong 1 tuần hoặc nấu canh/xào rau sam với thịt và sử dụng trong các bữa ăn chính hằng ngày

28. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất ở nước ta, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

29. Trị tiểu ra máu, tiểu rắt

Khi đi tiểu bị khó chịu, rát hoặc ra máu, dùng 100g rau sam tươi và 50g rau dền cơm mang rửa sạch, thái nhỏ nấu canh chia làm 3 lần ăn trong ngày.

Ăn liên tục từ 5-8 ngày sẽ giảm được tình trạng tiểu rắt, buốt và ra máu.

30. Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Lấy một ít rau sam tươi và 3 lát gừng nấu canh hoặc luộc ăn cả nước và xác.

Một đợt điều trị dùng món này kéo dài từ 5-7 ngày.

31. Khả năng chống viêm

Tác dụng chống viêm của rau sam là nhờ thành phần chất nhầy, các khoáng chất và Omega 3.

Giúp giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, nhất là tại đường tiêu hóa và đường tiết niệu.

Những lưu ý khi sử dụng rau sam

Những người không thích hợp sử dụng loại rau này là: Phụ nữ có thai, người có các bệnh như đi tiểu lỏng, thể tạng hư hàn, người bị bệnh về thận.

Những người thường xuyên đi tiêu lỏng, thể tạng hư hàn nếu ăn rau sam cần kết hợp với các thuốc có vị ấm, cay để tránh làm trệ tỳ.