Top 6 # Xem Nhiều Nhất Rong Biển Nấu Nước Uống Có Tác Dụng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rong Biển Có Tác Dụng Gì?

Rong biển là một thực phẩm bổ dưỡng thường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Cùng Nhanhmua tìm hiểu rong biển có tác dụng gì cụ thể và những ai nên/không nên ăn rong biển.

Rong biển hay còn gọi là tảo, là những loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Chúng là loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và còn được sử dụng như một loại thuốc thảo dược.

Các nhà khoa học đã chia rong biển thành nhiều loại khác nhau dựa trên sắc tố, cấu trúc tế bào và những đặc điểm khác của chúng như tảo xanh lá, tảo đỏ, tảo nâu, tảo xanh dương…

Lignans trong rong biển có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể. Ngoài ra lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự như một số loại thuốc dùng trong trị hoá ung thư.

Phụ nữ sau thời kì mãn kinh, các mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp, một lượng lớn chất chuyển hoá estrogen là những nhân tố chính gây ra bệnh ung thư vú.

Tiến sĩ Jane Trà của Đại học Harvard đã xuất bản một bài báo nói rằng việc dùng rong biển thường xuyên có thể là một yếu tố quan trọng trong việc giảm tỉ lệ ung thư vú ở Nhật Bản.

Rong biển, đặc biệt là tảo biển, có chứa nguồn iốt dồi dào, chất này là thành phần chính của các hormone tuyến giáp rất cần thiết cho cơ thể người. Bởi vì, các hóc môn tuyến giáp điều chỉnh sự chuyển hoá trong mọi tế bào của cơ thể và hầu như giữ vai trò tất cả các chức năng sinh lý. Dấu hiệu của việc thiếu iốt trong tuyến giáp là bệnh bướu cổ. Trên thế giới có đến 200 triệu người bị bệnh bướu cổ, trong đó có 4% là do thiếu muối iôt.

Trên thực tế, rong biển từ lâu đã là một thành phần trong các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Newcastle đã nghiên cứu alginate , một chất có trong tảo biển nâu và thấy rằng nó có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột.

Alginate có trong rong biển cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Rong biển cũng giàu chất xơ. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rong biển làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rong biển có thể dùng để ngăn ngừa chứng cao huyết áp ở động vật. Nghiên cứu từ Đại học Kyoto cho thấy các sợi từ tảo biển nâu cũng có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những đối tượng dễ mắc các vấn đề tim mạch.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng axit folic hấp thụ trong bữa ăn là cần thiết để ngừa các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em. Axit folic có rất nhiều trong rong biển. Vì thế, việc bổ sung rong biển vào bữa cơm của gia đình là hoàn toàn cần thiết. Súp và các món hầm với rong biển hoặc ăn kèm rong biển với salad là những món ăn rất bổ dưỡng.

Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Do đó, rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp. Và vì thế, đối với những người bị cao huyết áp thì rong biển là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.

Thải độc và giảm cholesterol trong máu

Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.

Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Vậy nên, các thực phẩm với hàm lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia đình nên có rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình.

Một số loài rong biển là những nguồn duy nhất của cacbon hidrat làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể con người, giống như những chất có tên gọi là fucans. Thêm vào đó, rong biển còn là một nguồn magiê phong phú, chất được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh đau đầu; đau nửa đầu và giảm chứng hen suyễn.

Giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh

Rong biển chứa magiê còn giúp phụ nữ đang trong thời kì mãn kinh có giấc ngủ ngon hơn, chất lignans trong rong biển làm estrogen yếu đi (lượng hóc môn estrogen tăng nhanh trong thời kì mãn kinh của phụ nữ). Rong biển làm giảm bớt sự khó chịu đối với những phụ nữ có trịêu chứng nóng đột ngột trong người.

Thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là fertile clement. Đây là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

Nguy cơ với sức khỏe khi ăn rong biển

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được rong biển có tác dụng gì rồi đúng không. Mặc dù rong biển có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng như hầu hết các loại thực phẩm khác người dùng cũng cần cảnh giác khi ăn rong biển vì sẽ có mặt lợi nhưng sẽ gây hại với sức khỏe nếu không tỉnh táo khi sử dụng.

Quá nhiều i – ốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp

I -ốt là một khoáng chất rất quan trọng đối với sự hoạt động của tuyến giáp và rong biển là nguồn cung cấp i- ốt dồi dào cho cơ thể.

Một nghiên cứu từ Nhật Bản đã chứng minh rằng những người phụ nữ thường xuyên ăn 15 đến 30gr rong biển kombu thì lượng TSH (một loại hormon sinh ra từ tuyến yên) sẽ tăng lên, còn T3 và T4 tự do (các hormon tuyến giáp) giảm xuống.

Khi họ dừng ăn rong biển thì TSH và các hormon tuyến giáp lại trở lại bình thường. Theo đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, chúng ta không nên tiêu thụ quá 3mg i-ốt một ngày (một suất ăn rong biển thông thường chứa 20 – 50mg i-ốt)

Trong nền ẩm thực đặc trưng châu Á, ngoài sử dụng rong biển, người dân còn sử dụng một số loại thức ăn có chứa goitrogens, đã giúp hạn chế sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp.

Tuy thế, những vấn đề về tuyến giáp vẫn có thể xuất hiện nên phải hạn chế lượng hấp thụ i – ốt vào cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng với những người sống ở các quốc gia có thói quen sử dụng muối i – ốt.

Nói chung, ăn rong biển khoảng 2 – 3 lần/tuần như một loại gia vị (1 – 2 thìa) thì sẽ không vượt quá lượng 3mg i-ốt tiêu chuẩn cho phép.

Để đảm bảo an toàn, các bạn nên đến bác sĩ để đo chính xác mức độ hormon tuyến giáp của cơ thể khi bạn sử dụng rong biển trong chế độ ăn hàng ngày. Từ đó kiểm tra xem rong biển có phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề cho tuyến giáp hay không.

Những vấn đề về tiêu hóa sinh ra từ carbohydrate và chất xơ của rong biển

Rong biển chứa nhiều loại carbohydrate mà hệ tiêu hóa của chúng ta không thể tiêu hóa được. Những loại carbohydrate này sẽ làm giảm các vi khuẩn đường ruột.

Với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc bị hội chứng loạn khuẩn ở ruột non thì những loại carbonhydrate này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra.

Các loại thức ăn công nghiệp thường sử dụng loại carbohydrate này như carrageenan và agar (bột rau câu) để tạo hình và làm mịn thức ăn.

Đặc biệt, carrageenan gây ra nhiều vấn đề. Nó là nguyên nhân gây ra sự kích thích đường ruột và toàn bộ cơ thể. Vì thế, chúng ta nên tránh xa các loại thức ăn có chứa chất carrageenan.

Trong khi đó, chất carrageenan tinh khiết lại rất tốt cho sức khỏe, hoàn toàn khác xa với chất carrageenan sử dụng trong thức ăn công nghiệp.

Tuy vậy, tốt nhất bạn nên tránh các loại rong biển có chứa hàm lượng chất carrageenan cao như rong biển màu đỏ tím và sử dụng các loại rong biển khác nhau một cách điều độ.

Nhiễm độc kim loại nặng

Ngoài việc giàu các khoáng chất có lợi, rong biển cũng có thể chứa một số kim loại độc. Điều này phụ thuộc vào nguồn gốc của từng loại rong biển, nơi thu hoạch và mức độ độc hại trong nước.

Mức độ kim loại nặng có trong rong biển rất khác nhau. Cách tốt nhất để biết chính xác là mang các sản phẩm rong biển đến phòng thí nghiệm để kiểm tra mức độ tồn tại kim loại nặng.

Hãy nhớ rằng, lượng kim loại nặng có thể bị phơi nhiễm qua nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường, từ thức ăn, từ cá và hải sản.

Khả năng chuyển hóa kim loại nặng ở mỗi người cũng khác nhau. Nếu bạn lo lắng về mức độ nhiễm kim loại nặng thì cách tốt nhất là tránh xa rong biển và các loại hải sản.

Bên cạnh đó, rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.

Rong biển nên và không nên ăn chung với thực phẩm nào?

Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

Ngược lại, rong biển rất thích hợp ăn kèm với tôm. Do tôm có tác dụng bổ sung Canxi, khi kết hợp với rong biển còn có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn thêm rong biển để hỗ trợ cho sự sinh trưởng phát triển của thai nhi.

Rong biển cũng nhiều lợi ích hơn khi ăn chung với sườn heo. Món canh rong biển hầm sườn heo có tác dụng làm giảm chứng ngứa ngáy da.

Nên ăn rong biển thường xuyên và đều đặn 2 – 3 lần/tuần để có một sức khoẻ tốt nhất.

Ăn rong biển với số lượng vừa phải vì rong biển có tính hàn, giải nhiệt. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ của rong biển như bị lạnh bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy hoặc ngộ độc.

Đối với những bạn không thích mùi tanh của rong biển, bạn có thể cho thêm một ít gừng hoặc dầu mè để khử mùi tanh và giúp dễ ăn hơn.

Không nấu quá lâu vì rong biển sẽ bị nhừ, mất đi vị ngon, đặc biệt hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều.

Không nên ngâm rong biển quá lâu trong nước vì các dưỡng chất rất dễ bị thất thoát.

Nên lựa chọn loại rong biển có thời hạn sản xuất gần nhất để có thể tận dụng được tối đa hàm lượng dinh dưỡng vốn có.

Comments

Rong Nho Biển Có Tác Dụng Gì

Rong nho là một loại tảo biển phổ biến ở Nhật Bản. Nguồn dinh dưỡng rong nho biển được ví như món quà sức khỏe vô giá mà thiên nhiên ưu ái cho con người. Rong nho biển có tác dụng gì: giảm cân và làm đẹp da ở phụ nữ, được dùng như rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.

Bạn có muốn biết một trong những bí quyết sống khỏe của người Nhật? Bởi họ ăn rong nho thường xuyên. Tác dụng rong nho biển giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp ta chống được các bệnh độc hại từ môi trường bên ngoài. Nguồn dinh dưỡng rong nho biển có tác dụng giúp gia tăng các hoạt động tổng thể. Theo đó giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và chống lão hóa.

Ai cũng biết khi cholesterol tăng cao chính là kẻ thù của hệ tim mạch. Các nhà khoa học đã chứng minh chất đạm của rong nho giữ vai trò mật thiết với hệ tim mạch. Chúng giúp cho các mạch máu đàn hồi tốt, giúp không tăng lượng cholesterol. Ngoài ra, trong rong nho còn sở hữu rất nhiều các axit béo không no có lợi cho cơ thể. Có thể kể đến như: Docosahexaenoic (DHA), axit a-Linolenic, axit Arachidonic (AA). Chúng đều giữ vai trò nổi bật làm giảm cholesterol toàn phần và nồng độ cholesterol xấu. Do đó, ăn rong nho cũng là cách chúng ta nâng cao sức khỏe tim mạch. Điều này cũng có nghĩa giúp chúng ta đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Rong nho biển có tác dụng giảm cân, bởi trong nó có nhiều axit béo không no có lợi. Chúng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hỗ trợ thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ. Một số gợi ý cho thực đơn ăn kiêng của bạn thêm sinh động từ rong nho: salad rong nho và bắp cải tím, salad rong nho và tôm tươi.

Cây Xạ Đen Nấu Nước Uống Có Tác Dụng Gì?

Những công dụng chính của cây Xạ đen

Xạ đen là loại cây leo có thể mọc thành bụi, cây sinh trưởng tốt nahats ở vùng núi nơi có chiều cao so với mặt nước biển khoảng 1.500m. Loại cây thẩn thảo này có thể dùng để làm thuốc, tất cả mọi bộ phạn của cây đều có thành phần dược tính giống nhau.

Loại cây này sinh trưởng và phát triển tương đối dễ, vì thế không quy định rõ ràng mùa vụ, bạn có thể thu hái quanh năm.

Trong Xạ đen có nhiều thành phần hợp chất hóa học giúp điều trị bệnh. Dược Liệu Xạ Đen khi uống có vị đắng nhạt, bản thân cây là loại thảo dược tính Hàn.

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, tác dụng dược lý của nước nấu cây xạ đen là: Điều hòa khí huyết, thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc, hạ huyết áp, chữa mỡ trong máu, điều trị rối loạn tiêu hóa, chữa các bệnh về gan, phòng chống và điều trị bệnh ung thư…

Cây Xạ đen nấu nước uống có tác dụng gì?

– Sử dụng nước Xạ đen để thông kinh, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc

Để làm nước loại nước uống thanh lọc cơ thể từ cây Xạ đen, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 15g lá hoặc thân Xạ đen, 12g Kim Ngân Hoa.

Tất cả 2 nguyên liệu này cần phải được phơi khô, đã xao vàng và hạ thổ. Sau khi sơ chế để loại bỏ tạp chất, cho hỗn hợp 2 thảo dược vào ấm sứ để nấu cùng 1,5 lít nước. Để cho nước sôi ở lửa nhỏ đến khi rút đi còn 1 lít nước thì chắt ra bình uống trong ngày.

– Sử dụng nước Xạ đen giảm căng thẳng, chống tiểu đường và tăng miễn dịch

Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho món nước này là: 15g Xạ đen, 15g nấm lim xanh và 15g giảo cổ lam.

Tất cả nguyên liệu được dùng trong 1 tháng thuốc. Sau khi sơ chế các loại thảo dược trên thì bạn bỏ tất cả vào trong ấm để đun sôi cùng 1,5 lít nước. Để bếp ở lửa nhỏ đến khi nước còn 1 lít thì chắt ra bình để uống dần trong ngày.

– Nước Xạ đen có tác dụng điều trị ung thư

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này bao gồm: 30g Xạ đen, 30g bán chi liên và 30g Bạch hoa xà thiệt thảo.

Với những nguyên liệu này, sau khi sơ chế bạn có thể bỏ vào ấm hãm như nước trà để uống trong ngày. 1 thang thuốc có thể hãm đến 4 lần nước, uống đến khi thuốc có vị nhạt thì mới thôi.

Lưu ý phần nước trà hãm ra chỉ dùng để uống trong ngày, không dùng sau khi đã để qua đêm, kể cả đã bảo quản trong tủ lạnh.

– Nước Xạ đen hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

Phần nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này sẽ có: 50g Xạ đen, 10g mật nhân và 30g cà gai leo.

Tất cả nguyên liệu sao khi được sơ chế cũng sẽ cho vào trong ấm để sắc cùng 2 lít nước. Thời gian sắc nước trà trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn tắt bếp và chắt phần nước trong ấm là uống thay nước lọc hàng ngày. Đặc biệt lưu ý phần nước đã sắc dùng để uống trong ngày, không được để qua đêm.

– Nước Xạ đen giải tỏa căng thẳng, an thần, chữa mất ngủ

Thành phần trong cây Xạ đen có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, stress, mất ngủ, hay cáu gắt…

Với bài thuốc điều trị căng thẳng, bạn chỉ cần hãm 20g xạ đen cùng 5g hoa hòe để uống như nước trà hàng ngày. Sau vài tuần tình trạng mệt mỏi, mất ngủ và thiếu máu sẽ được cải thiện đáng kể.

– Nước Xạ đen điều hòa huyết áp

Nếu cơ thể bạn bị cao huyết áp và có nguy cơ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe đều có thể uống nước Xạ đen để điều trị.

Cách nấu nước Xạ đen rất đơn giản, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là 30g Xạ đen đã sơ chế sạch tạp chất đun cùng 1,5 lít nước. Đến khi phần nước trong ấm cô đặc tại còn 2/3 lượng nước ban đầu là có thể dùng được.

Cần lưu ý gì khi uống nước Xạ đen để trị bệnh?

Xạ đen là thảo dược lành tính tốt cho sức khỏe, việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời. Trong quá trình uống nước Xạ đen để trị bệnh bạn có thể lưu tâm đến vấn đề sau:

Phụ nữ có thai hay trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không thể uống nước Xạ đen.

Với bệnh nhân đang gặp vấn đề về thận muốn uống nước Xạ đen phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Xạ đen sau khi nấu cần dùng hết trong ngày, không dùng khi đã để qua đêm vì có thể gây ngộ độc.

Vì có thành phần hoạt chất giúp an thần nên uống nước cây Xạ đen có thể làm bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ. Vì thế với những người làm việc đòi hỏi sự tập trung cao khi uống nước Xạ đen vào buổi sáng không nên dùng quá đặc.

Với những bệnh nhân bị khối u khi uống nước Xạ đen nếu thấy mệt mỏi, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn thì nên ngưng sử dụng.

Rong Nho Biển Có Tác Dụng Gì Và Cách Bảo Quản

Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người và sự khan hiếm của rong nho tự nhiên, nên hiện tại người ta đã có thể trồng rong nho rồi thu hoạch và sử dụng rộng rãi trên thị trường. Rong nho có thể trồng trong môi trường tự nhiên tại các vùng biển cạn và yên tĩnh hoặc trong các ao đầm và cả trong lồng, trên dây treo ngoài biển rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao.

Rong nho có thể hấp thu chất dinh dưỡng từ môi trường nước mà chúng sinh sống xuyên qua các bộ phận “nhánh” và “lá” để giúp cơ thể phát triển. Nếu trong điều kiện ánh sáng tốt, nhiệt độ cùng với độ mặn và chất dinh dưỡng thích hợp thì rong nho có thể phát triển rất nhanh chóng chỉ cần một thời gian ngắn là có thể thu hoạch được.

Đối với rong nho mọc từ nhiên thì chúng ta không cần phải chăm sóc và nuôi dưỡng gì cả, cứ đến mùa là có thể tiến hành thu hoạch. Còn đối với rong nho được nuôi trồng thì chúng cần phải được áp dụng bởi một mô hình khép kín thì mới có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ nguồn nước đến tất cả các hệ thống nuôi trồng đều được xử lý kỹ càng và đặc biệt là hệ thống xử lý nước để rong nho có thể phát triển nhanh trong điều kiện nuôi theo quy trình khép kín. Một đợt nuôi rong nho thường kéo dài từ 20 đến 30 ngày là có thể thu hoạch.

Rong nho tươi được sử dụng phổ biến trong các món của ăn gia đình Việt và nó được xem như một dược phẩm chức năng giúp chăm sóc sức khỏe của mọi người.

Rong nho là thực phẩm tự nhiên và có hàm lượng dinh dưỡng cao cùng với hàm lượng chất khoáng nhiều canxi, sắt… rất cần thiết cho sức khỏe và hỗ trợ nhiều cho việc chữa bệnh hiệu quả như: Rất tốt cho nhuận trường và giải độc gan, giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, giúp làm đẹp da cho phụ nữ.

Rong nho biển có tác dụng gì?

Rong nho biển là nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Rong nho có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa một số bệnh thoái hóa vô cùng hiệu quả như: Béo phì, Bệnh tiểu đường, Bệnh Alzheimer…

Phòng ngừa ung thư: Hợp chất Lignans chứa trong rong nho là nguồn gốc của đặc tính chống ung thư hiệu quả. Ngoài ra, Lignans có thể ngăn chặn sự hình thành mạch (tăng trưởng tế bào máu) bằng cách hoạt động như chất chống oxy hóa giúp cân bằng lưu lượng máu đến được khối u và ngăn chặn ung thư di căn.

Rong nho biển cũng có tác dụng chống lại sự căng thẳng và trầm cảm rất hữu hiệu: Bởi vì nó chứa rất nhiều vitamin B pyridoxine (B6) và axit pantothenic (B5) giúp các tuyến thượng thận ngăn chặn tình trạng bị kiệt sức trong lúc căng thẳng.

Rong nho có có thể ngăn ngừa bệnh tim: Các hợp chất axit folic và magiê chứa trong rong nho có thể ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và cao huyết áp.

CÁCH BẢO QUẢN RONG NHO

Rong nho biển mọc tự nhiên hoặc được trồng hoàn toàn sạch dưới mặt nước biển, trong những vùng vịnh kín gió cùng với điều kiện đảm bảo về độ mặn và môi trường nước trong lành hết sức nghiêm ngặt nên rất an toàn và tốt cho sức khỏe. Để có thể bảo quản rong nho được tươi ngon trong môi trường thường với thời gian lâu mà mà vẫn căng tròn bóng mịn thì bạn có thể áp dụng phương pháp sau:

Rong nho tươi thì bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Trước khi ăn, bạn có thể bỏ rong nho vào ngâm nước khoảng 10-15 phút để nhả bớt muối biển, sau đó chế biến thành các món ăn và muốn rong nho giòn hơn thì bạn có thể ngâm với đá lạnh.

Rong nho khô:

Để giữ rong nho khô được lâu hơn thì bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Trước khi ăn bạn bỏ rong nho khô vào nước 3-5p để giúp cho rong nho nở ra và tươi xanh hơn.