Top 10 # Xem Nhiều Nhất Sách Nấu Ăn Cho Bé Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Top 10 Sách Hướng Dẫn Nấu Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Pdf

150 món ăn ngon cho bé

Tác giả: Tạ Ngọc Ái – Phạm Quốc Bảo

Đối với nhiều gia đình có con nhỏ, không khó để thấy tình trạng trẻ biếng ăn; ba mẹ rất vất vả và mệt mỏi để cho con ăn; thậm chí con gào khóc mỗi lần ăn… Từ đó, công việc chăm sóc con cái trở thành gánh nặng rất lớn đối với nhiều bậc phu huynh. Một phần không nhỏ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là các bậc phụ huynh chưa biết cách xây dựng một thực đơn đa dạng cho trẻ nhỏ. Một bát cháo hay bột ngày này qua ngày khác, đến người lớn còn không ăn nổi chưa nói đến trẻ nhỏ. Do đó, việc có khả năng chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn cho chế độ ăn dặm của con sẽ giúp bạn rất nhiều trong chăm sóc con cái.

Cuốn “150 món ăn ngon của bé” cung cấp những thông tin cần thiết về dinh dưỡng và cách chế biến 150 món ăn dặm hấp dẫn dành cho trẻ nhỏ. Sách được chia thành nhiều phần tương ứng với độ tuổi khác nhau để xây dựng thực đơn, cụ thể:

Phần 1: Món ngon cho bé từ 4-6 tháng tuổi

Phần 2: Món ngon cho bé từ 6-9 tháng tuổi

Phần 3: Món ngon cho bé từ 9-12 tháng tuổi

Phần 4: Món ngon cho bé từ 2 tuổi trở lên

Phần 5: Giải đáp thắc mắc

Đây là sách hướng dẫn nấu ăn dặm cho bé rất hữu ích, giúp các mẹ chuẩn bị được bữa ăn hấp dẫn và đủ dinh dưỡng cho con theo từng độ tuổi.

Tác giả: Tsutsumi Chiharu – Niihara Keiko

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho trẻ em. Đó là lý do trẻ em Nhật rất thông minh và có khả năng nhận thức, tự lập từ rất sớm. Tư tưởng chính trong cuốn “Ăn dặm kiểu Nhật” là không chỉ đảm bảo dinh dưỡng và còn hấp dẫn sự ham thích của con mỗi khi ăn. Để làm được việc đó, bố mẹ cần có nhiều kiến thức trong việc lựa chọn thực phẩm, định lượng, phương pháp ăn hàng ngày.

“Ăn dặm kiểu Nhật” giới thiệu đến độc giả những công thức nấu ăn đơn giản, dễ làm và những công thức nấu ăn sáng tạo như chia từ thức ăn của người lớn, baby food… Bên cạng đó, cuốn sách cũng trình bày chi tiết về sử dụng thực phẩm khi bị ốm, dị ứng dành cho trẻ em.

Ngoài ra, sách còn có phần Q&A với những câu hỏi rất phổ biến về quá trình ăn dặm của mẹ và bé, giúp các bậc phụ huynh dễ hiểu và thông cảm, chuẩn bị tâm lý vững vàng để nuôi dạy con bằng sự rộng lượng và bao dung của mình.

Nội dung cuốn “Ăn dặm kiểu Nhật”:

Phần 1: Cơ bản về ăn dặm cho trẻ

Phần 2: Cách tiến hành ăn dặm và công thức làm món ăn

Phần 3: Công thức làm món ăn đơn giản chọn bằng nguyên liệu

Phần 4: Ăn dặm sáng tạo

Phần 5: Q&A về ăn dặm

Phần 6: Giải quyết “khó khăn” trong ăn dặm

Phụ lục

Tác giả: Nguyễn Thị Ninh (Mẹ Xoài)

Với tiêu đề hấp dẫn, đánh trúng vấn đề trọng tâm nhất của nhiều bà mẹ trẻ, cuốn “Ăn dặm không nước mắt” được rất nhiều phụ huynh tìm đọc. Tác giả Nguyễn Thị Ninh là một bà mẹ Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản. Trong thời gian chăm con nhỏ, cô đã học hỏi rất nhiều từ cách chăm sóc con cái và chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ Nhật Bản. Mẹ Xoài tôn trọng sở thích của con, tập cho con thói quen ăn uống tập trung và tự giác.

Trong sách, Mẹ Xoài chia sẻ rất nhiều công thức nấu ăn trên nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng nhưng không kém phần hấp dẫn với cách trang trí rất đáng yêu. Chắc chắn, khi áp dụng cuốn sách này cho bé thì việc ăn dặm sẽ không còn nước mắt.

Tác giả: Gill Rapley – Tracey Murkett

Đây là cuốn sách dạy nấu ăn cho trẻ em với phương pháp mới để thúc đẩy tính tự giác, tự lập và chủ động của con trong các bữa ăn hàng ngày. Phương pháp này sẽ không nghiền nhuyễn thức ăn hay đút muỗng mà sẽ cung cấp cho con các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp để con tự ăn bằng các ngón tay. Con có thể tự chọn thức ăn, tự quyết định tốc độ và khối lượng thức ăn.

Tuy nhiên đây cũng là phương pháp cần có sự cân nhắc trước khi thực hiện. Bạn nên tham khảo cuốn sách này và thực hiện nếu thấy phương pháp này thực sự phù hợp.

Sổ tay ăn dặm của mẹ

Tác giả: BS. Lê Thị Hải

BS Lê Thị Hải nguyên là giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng quốc gia. Là một bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, bà đã gặp không ít trường hợp trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương… ở cả những gia đình rất có điều kiện. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thực phẩm sử dụng thiếu tính cân đối. Từ đó, bà viết ra cuốn “Sổ tay ăn dặm của mẹ” trình bày dưới dạng Hỏi – đáp ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu. Nội dung chính của sách là giải đáp những kiến thức về dinh dưỡng trong quá trình ăn dặm, chế biến, bảo quản thực phẩm khoa học, thực phẩm cho bé khi bị ốm…

Là sách dạy nấu ăn cho trẻ nên bìa được trang trí khá dễ thương, các nội dung được phân chia logic, theo từng nhóm thức ăn, phần cuối còn có thêm thực đơn gợi ý cho bé ăn dặm. Với những kiến thức chuyên môn từ bác sĩ, đây là cuốn cẩm nang rất hữu ích dành cho mỗi bà mẹ chăm con nhỏ.

Ăn dặm không phải là cuộc chiến

Tác giả: Hachun Lyonnet, Bubu Hương, Mẹ Ong Bông.

“Ăn dặm không phải là cuộc chiến” cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng, khối lượng thức ăn hàng ngày của trẻ; tâm lý trẻ em theo lứa tuổi; hiểu nhầm thường gặp của cha mẹ… Từ đó, cuốn sách đưa ra những phương pháp chế biến và thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm. Cụ thể là những gợi ý an toàn dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn ít muối, ít đường, cân bằng dinh dưỡng…

Thực đơn trong sách được xây dựng dựa trên nguyên liệu món ăn Việt Nam đã được thử nghiệm và có gợi ý để đổi mới hương vị. Từ đó, kích thích khẩu vị và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Tải sách “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” bản PDF: đang cập nhật.

Thực đơn ăn dặm cho bé

Biên soạn: Hà Châu

“Thực đơn ăn dặm cho bé” là cuốn sách được biên soạn là hỗ trợ phụ huynh trong quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn. Trong sách có các phần giải đáp về thời gian nên cho con bắt đầu ăn dặm; ăn dặm thế nào là đủ chất; phương pháp chế biến đảm bảo dinh dưỡng tối đa cho bé. Đây sẽ là một cuốn cẩm nang có giá trị dành cho các phụ huynh và có con dưới 24 tháng tuổi.

Tải sách “Thực đơn ăn dặm cho bé” bản PDF: đang cập nhật.

Món ăn dặm của bé

Biên soạn: Ngọc Hà

Cuốn sách “Món ăn dặm của bé” được biên soạn với nội dung được chia thành 2 phần: Phương pháp ăn dặm và Thực đơn ăn dặm. Phương pháp ăn dặm là những thông tin được chắt lọc và tổng hợp từ y khoa và các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay. Thực đơn ăn dặm gồm hơn 100 món giúp các bà mẹ trẻ đa dạng được món ăn trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Các món ăn đã được tính toán thành phần dinh dưỡng hợp lý với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ theo mỗi giai đoạn.

Tải sách “Món ăn dặm của bé” bản PDF: đang cập nhật.

Cẩm nang cho bé thời kỳ ăn dặm

Biên soạn: Vân Anh

Đây là một cuốn cẩm nang gồm 101 thực đơn ăn dặm cho bé hỗ trợ các bà mẹ có con nhỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho con. Sách được biên soạn dựa trên các kiến thức và thông tin dinh dưỡng có độ chính xác cao, kết hợp với nhiều phương pháp như ăn tự chỉ huy, ăn dặm Nhật Bản… giúp các con có sự tự lập và tự chủ trong quá trình ăn uống ngay từ khi còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến là nguyên liệu thường ngày có thể mua tại bất cứ đâu nên không cầu kỳ và tốn quá nhiều thời gian cho các mẹ mỗi ngày.

Tải sách “Cẩm nang cho bé thời kỳ ăn dặm” bản PDF: đang cập nhật.

Review Sách, Dụng Cụ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất

Tìm hiểu: Đồ dùng ăn dặm cần thiết cho bé

1. Phương pháp ăn dặm cho bé mẹ nên biết

1.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống (đút bằng muỗng)

Với phương pháp ăn dặm này thì khá quen thuộc với các bà mẹ Việt Nam. Phương pháp này được tiến hành khá đơn giản nguyên liệu là bột xay sẵn trộn lẫn với các loại thức ăn xay nhuyễn khác như thịt, cá, rau củ … Sau đó mẹ chỉ việc đút muống cho trẻ ăn và trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn đó mà thôi.

Ưu điểm:

Thức ăn xay nhuyễn bé sẽ dễ ăn với số lượng lớn ngày cả khi mới tập ăn dặm.

Mẹ sẽ không tốn thời gian chuẩn bị thực đơn cho bé cũng như tốn thời gian cho khâu chuẩn bị chế biến

Phương pháp này vì thức ăn luôn ở dạng nhuyễn nên hệ tiêu hóa của bé sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Nhược điểm:

Quen với dạng xay nhuyễn sẽ ảnh hưởng tới phản xạ nhai, ăn thô của bé, bé sẽ không học được cách nuốt đồ thô.

Việc trộn lẫn thức ăn với nhau sẽ khó khăn trong việc phát hiện ra thực phẩm bé di ứng.

Bé sẽ không được biết tới mùi vị riêng của từng loại thực phẩm.

Không biết mùi vị riêng nên bé cũng sẽ chẳng biết được vị gì món gì là mình yêu thích.

1.2. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Với phương pháp ăn dặm này thì được thịnh hành với các mẹ phương Tây nhiều hơn. Phương Tây thường ưu tiên việc ăn thô hơn là việc xay nhuyễn thực phẩm cũng không dùng thìa đút cho con mà để con tự ăn hoàn toàn. Phương pháp này được tiến hành bằng cách mẹ chuẩn bị đồ ăn dạng thô ( miếng) bé có thể dễ cầm, bốc được và sau đó dọn lên bàn trước mặt bé và để cho bé tự ăn hoàn toàn với nhưng gì bé thích.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này bằng cách tìm mua cuốn sách “ Ăn dặm bé chỉ huy” để có nhưng hiểu biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Ưu điểm:

Phương pháp này giúp bé tập được các kỹ năng nhai, cầm nắm, sử dụng bàn tay ngón tay nhuyền nhuyễn ngày từ đầu.

Bé chủ động ăn và sẽ biết được món nào là hợp khẩu vị với bé .

Bé sẽ được học cách ngồi ăn với cả gia đình từ sớm.

Nhược điểm:

Phương pháp này không chú ý nhiều về lượng nên rất dễ gây sút cân cho bé vì thời gian đầu tập ăn bé sẽ không ăn được nhiều

Vì là đồ ăn thô ngày từ khi bắt đầu nên nguy cơ hóc nghẹn cao hơn.

Mẹ chắc chắn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để dọn dẹp ” chiến trường” sau mỗi bữa ăn của bé.

1.3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp mà mẹ sẽ chuẩn bị cho bé cháo loãng qua rây với tỉ lệ 1:10 chứ không giống dạng bột. Các thức ăn thì sẽ được chế biến riêng và có độ thô theo từng độ tuổi phù hợp. Sau khi chuẩn bị xong thì vào khâu ăn bé sẽ được ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung ăn mà không được chơi, xem hay rong để ăn.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này bằng cách tìm mua cuốn sách “ Ăn dặm kiểu Nhật” để có nhưng hiểu biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Ưu điểm:

Bé được làm quen với tất cả các mùi vị thực phẩm khác nhau ngày từ đâu, để biết được thực phẩm nào là yêu thích.

Tập được cho bé khả năng nhai thức ăn dạng thô.

Tập cho bé được thói quen ngồi ăn tập trung, không tốn thời gian ăn.

Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị thức ăn

Mẹ sẽ phải dậy bé tập ngồi, tập cầm thìa xong mới có thể tiền hành ăn dặm khá tốn thời gian.

2. Một số bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé

Trong 3 phương pháp trên nếu như mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu nhật thì các mẹ biết rằng bên cạch các ưu điểm lớn thì nhược điểm của nó là tốn thời gian chuẩn bị rất nhiều vậy nên để giúp các mẹ khắc phục điều đó chúng tôi sẽ chia sẻ một số bộ dụng cụ chuẩn bị chế biến cho phương pháp ăn dặm này như sau:

2.1. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Pigeon

Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé được sản xuất từ nguyên liệu là chất liệu cao cấp có thể sử dụng được trong lò vi sóng, tuyệt đối an toàn cho bé. Với thiết kế khá bắt mắt, gọn gàng không tốn diện tích nhà bếp.

Chi tiết chọn bộ của sản phẩm bao gồm:

Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn cho bé.

Cối: dùng để nghiền, giã nát thức ăn. Mặt trong cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn cho bé, sau khi đã mài nhuyễn thức ăn nhưng không muốn sử dụng phần bã.

Nắp đậy: đậy thức ăn cho bé.

Bàn mài thức ăn cho bé: dùng mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Dụng cụ vắt trái cây

Thìa nhựa.

Giá chọn bộ sản phẩm khoảng hơn 300.000đ

Compi cũng là một thương hiệu của Nhật bản chuyên về sản xuất đồ dùng chăm sóc mẹ và bé với thương hiệu về chất lượng khá cao và được tin dùng từ các bà mẹ.

Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Compi được sản xuất trên dây chuyền hiện đại sử dụng nguyên liệu cao cấp, không có chưa chất độc hại BPA, rất dễ vệ sinh và làm sạch sau khi sử dụng. Sản phẩm này được thiết kế 2 size cho mẹ lựa chọn là size nhỏ và lớn.

Bộ chế biến ăn dặm này gồm có:

Đĩa bước 1 dùng để nghiền thức ăn thành nhuyễn mịn

Đĩa bước 2 để mài thức ăn thành miếng nhỏ, cả 2 mặt của đĩa đều có thể sử dụng được.

Đĩa bước 3 để nghiền thức ăn thành miếng nhỏ. Cả hai mặt của đĩa đều có thể dùng được. Đĩa này có thể dùng như nắp đậy trong lò vi sóng.

Bát trộn dùng để trộn đều hỗn hợp thức ăn nhuyễn. Có thể dùng được bát này trong lò vi sóng.

Ngoài ra bộ đồ ăn đầy đủ còn có thêm thìa dùng để đo lượng thức ăn và thìa ăn cho bé.

Giá của sản phẩm với size nhỏ khoảng 200.000vnd còn size lớn khoảng 650.000vnd

2.3. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Basilic

Basilic là thương hiệu phát triển tập trung với các dòng sản phẩm chăm sóc mẹ và bé. các sản phẩm của thương hiệu này luôn đáp ứng được độ ăn toàn, chất lượng cao đặt biệt an toàn cho trẻ nhỏ.

Bộ sản phẩm chế biến ăn dặm này được làm hoàn toàn bằng chất liệu cao cấp, không có chưa các chất độc hại, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên sản phẩm này không được khuyến cáo sử dụng trong lò vi sóng hoặc các nơi có nhiệt độ cao vì tính chịu nhiệt kém. Với thiết kế tinh tế gọn gàng dễ dàng sử dụng, nên mẹ có thể an tâm khi quyết định lựa chọn dòng sản phẩm này.

Bộ chế biến ăn dặm Basilic bao gồm 8 dụng cụ hỗ trợ các mẹ nấu ăn:

Cối: dùng để nghiền và giã nát thức ăn. Mặt trong cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn giúp bé dễ dàng ăn.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé khi giã hoặc nghiền.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn cho bé, sau khi đã mài nhuyễn thức ăn nhưng muốn bỏ lại phần bã.

Nắp đậy: dùng để bảo quản thức ăn cho bé, tránh bụi bẩn, côn trùng.

Bàn mài thức ăn cho bé: dùng mài nhuyễn thức ăn, gần giống tác dụng của cối và chày.

Dụng cụ vắt trái cây

Thìa nhựa được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, an toàn cho bé

Giá của sản phẩm khoảng 320.000vnd

Bộ sản phẩm chế biến ăn dặm Richell tới từ thương hiệu Nhật Bản ngoài yếu tố an toàn thì thương hiệu Richell còn hướng đến những tiện ích thông minh và an toàn cho cả mẹ và bé nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời.

Bộ chế biến đồ ăn dặm Richell tiện dụng cho bé bao gồm: 8 sản phẩm

Cối: dùng để nghiền, giã nát thức ăn cho bé.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn sau khi làm nhỏ.

Nắp đậy: dùng đậy thức ăn trên chén.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé.

Bàn mài: dùng mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Đồ vắt cam: Dụng cụ vắt cam.

Thìa tập ăn: bằng nhựa.

Dụng cụ xắt và dằm thức ăn 2 trong 1

Danh Sách 5 Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5 Tháng Tuổi

Bé 5 tháng tuổi, đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình ăn dặm của bé. Vậy các mẹ cần chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi như thế nào? Những điều cần lưu ý khi chọn thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng tuổi

Là một phương pháp ăn dặm khoa học và tiến bộ, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp được nhiều mẹ Việt Nam lựa chọn cho bé. Mục đích chính của phương pháp này là tập cho bé làm quen dần với các loại thức ăn khác, giúp bé có thể ăn các thức ăn thô và tìm được niềm vui trong ăn uống.

Trong quá trình ăn dặm của bé (5 – 15 tháng tuổi). Mẹ hãy cho bé ăn từ những món loãng tới những món đặc dần, từ thức ăn mịn tới thức ăn thô. Vì khoảng thời gian giữa các giai đoạn ăn dặm của bé là không quá dài nên bé sẽ không bị ngán.

1. Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

– Số lượng bữa ăn dặm/ngày: Mẹ hãy đảm bảo cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày với bé 5 tháng tuổi. Tới khi bé được 6 tháng tuổi có thể tăng lên thành 2 bữa/ngày.

– Lịch ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi: khoảng thời gian thích hợp cho các bữa ăn dặm kiểu Nhật là vào 10 giờ sáng. Khi bé được 6 tháng tuổi thì bữa tối nên bắt đầu trước 7 giờ tối.

– Đảm bảo độ thô của cháo theo đúng tỷ lệ 1 gạo 10 nước.

– Cháo: Bổ sung cho bé 5g – 30g, một số loại thực phẩm có thể sử dụng như gạo, mỳ hay bánh mỳ.

– Chất đạm: bổ sung 5 – 10g. Chất đạm có trong đậu phụ (25g), trứng gà.

– Rau: 5 – 10g. Các loại rau của quả rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé như rau chân vịt, bí đỏ, cà rốt, bắp cải, táo, chuối….

– Tất cả các thực phẩm mới được giới thiệu, chỉ nên bắt đầu với lượng là 1 thìa tương ứng với 5ml.

2. Kể tên một số loại thực phẩm có thể cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

– Tinh bột: một số loại thực phẩm có chứa tinh bột như gạo, bánh mỳ, khoai tây, chuối, khoai sọ, khoai lang…

– Đạm: Chất đạm có nhiều trong đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá trắng, sữa chua…

– Các loại vitamin và chất xơ: có nhiều trong các loại rau, củ, quả như củ cà rốt, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, táo, quýt…

3. Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi tiêu chuẩn

Các mẹ hãy nhớ rằng, ăn dặm sẽ chỉ là bữa phụ. Trong suốt quá trình cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo bé được bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ. Như vậy mới có thể đáp ứng được hết nhu cầu dinh dưỡng của bé.

– Tuần thứ nhất: trong tuần đầu tiên ăn dặm của bé, mẹ hãy cho bắt đầu với món cháo trắng với lượng vừa đủ khoảng 5 – 10 ml.

– Tuần thứ hai: tới tuần thứ hai, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé một số loại rau, củ, quả tốt cho bé như cà rốt (5ml), bí đó (ml)…cùng với món cháo trắng (15ml – 25ml) để đa dạng thực đơn ăn dặm của bé.

– Tuần thứ ba: Giai đoạn này, bé đã dần quen với việc ăn dặm và các món ăn dặm do mẹ chế biến. Khi đó, hãy tăng số lượng cho bé mỗi ngày. Mẹ có thể kết hợp cháo trắng (30 – 40ml) cùng với một số loại thực phẩm khác như rau ngót (10ml), rau cải bó xôi (10ml)…

– Tuần thứ tư: Đây là giai đoạn của cuối của bé 5 tháng ăn dặm. Mẹ chỉ cần duy trì thực đơn ăn dặm cũng như đảm bảo số lượng như trong tuần thứ ba.

4. Những lưu ý khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật

Bé 5 tháng tuổi ăn dặm, các chức năng của cơ thể mới dần được hình thanh, do đó mẹ cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến các món ăn dặm sao phù hợp với bé nhất.

Hãy luôn đảm bảo độ mịn của thức ăn để bé dễ ăn.

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ.

Hãy luôn đa dạng các loại thực phẩm để có thể nhận dạng được khẩu vị của bé ra sao.

Với mỗi loại đồ ăn dặm mới được giới thiệu, mẹ hãy cho bé ăn 3-4 ngày thì mới có thể đánh giá được.

Trong quá trình cho bé ăn, hãy luôn đảm bảo bé trong tầm mắt của mẹ để có thể phát hiện được các dấu hiệu lạ kịp thời

Hãy hạn chế một số loại thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng như tôm, cua, bạch tuộc hay một số loại cá lưng xanh, sữa hay thịt bò…

Không nên ép bé ăn mà hãy để bé ăn theo nhu cầu. Với những bé nhạy cảm, bé không ăn thì mẹ hãy dừng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và cho bé ăn dặm trở lại.

5. Danh sách 5 món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi tốt nhất cho bé

Đây chính là món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi đầu tiên mà blogmeyeucon giới thiệu tới các mẹ. Trong thành phần của cà rốt giàu beta-caroten, vitamin B, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác đặc biệt rất tốt cho các bé. Cà rốt giúp bé phát triển trí não, thị lực đồng thời tăng khả năng miễn dịch cho bé.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: Với món cà rốt nghiền, nguyên liệu rất đơn giản là – Cà rốt nghiền (2 thìa cà phê) – cháo trắng (2 thìa cà phê).

– Cách làm: Cháo trắng đã được nghiền nhuyễn và cho ra bát. Cho thêm cà rốt đã được nghiền lên phía trên. Mẹ có thể trộn đều chúng với nhau rồi cho bé ăn hoặc có thể cho bé ăn 1 thìa cháo trắng trước và 1 thìa cà rốt nghiền sau.

Gợi ý: Để có thể đảm bảo được hương vị cà rốt được giữ nguyên, hãy luộc cà rốt tươi.

Bí đỏ có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều đường, tinh bột, các loại vitamin A, C…hàm lượng nước ít rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với độ ngọt tự nhiên, tính mềm mà bí đỏ được rất nhiều bé yêu thích và mẹ cho món ăn dặm này vào thực đơn ăn dặm của bé.

– Cách làm: bí đỏ đã được gọt vỏ, thái miếng nhỏ đen đun chín trong khoảng 5 phút. Tiếp đó sử dụng sữa bột đã pha theo đúng công thức, tỷ lệ yêu cầu rồi cho bí đỏ đã chín vào đun cùng với ngọn lửa nhỏ tới khi mềm. Cho hỗ hợp này vào máy xay rồi nghiền nhỏ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cốc sữa

Cách làm: Đem khoai tây đã được gọt vỏ, rửa sạch đi luộc chín rồi cho khoai tây vào sữa đã pha theo đúng tỷ lệ. Đun nhỏ lửa hỗn hợp cho tới khi chín mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền nhuyễn hỗn hợp này thành món súp.

– Cách làm: Đậu Hà Lan đã được rửa sạch mẹ đem trần qua để bay bớt mùi nồng. Đem luộc tới chín mềm rồi nghiền nhỏ ra. Đem đậu đã nghiền cho vào bát cháo trắng là xong.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/2 cốc sữa tương đương 60 ml sữa, bánh mỳ gối 1/4 lát.

– Cách làm: Sữa đã được pha theo đúng tỷ lệ yêu cầu. Bỏ phần rìa cứng của bánh mỳ để không làm tổn thương bé, xé nhỏ rồi cho vào sữa. Đun hỗn hợp này tới sôi với ngọn lửa nhỏ.

Gợi ý: mẹ chỉ nên đun tới khi sôi rồi đậy vung để bánh mỳ mềm bằng hơi nóng.

Những Cuốn Sách Nấu Ăn Hay Dành Cho Người Yêu Ẩm Thực

Những Ngón Tay Vani – Ngày Vàng Hạnh PhúcNhững Ngón Tay Vani – Ngày Vàng Hạnh Phúc là ấn phẩm thứ 3 trong series Những Ngón Tay Vani của Yun Lukas – chàng food blogger hiện nay đã trở thành một trong những táᴄ ɢɪả trẻ nổi tiếng nhất của dòng sáᴄh cookbook cao ᴄấᴘ ở Việt Nam.

Trái Tim Của Chef là những chia sẻ, trải nghiệm ʜᴜɴɢazit về cáᴄ món ăn Việt Nam mang đậm ᴛʀᴜʏền thống.

Tuyển chọn và giới thiệu cáᴄh làm những món salad mặn ngọt và nước ép trái cây từ cáᴄ loại hoa quả ᴛự nhiên, cuốn sáᴄh sẽ là người đồng hành bảo vệ sức khỏe bằng chính những món ăn, thức uống tươi ngon, đầy dinh dưỡng nʜưng không kém phần hấp dẫn, sang trọng.

Chế Biến Nước Trái Cây Và Cáᴄ Món Salad Mặn Ngọt còn là một tài liệu dinh dưỡng có giá trị cho cáᴄ chuyên gia nghiên ᴄứᴜ về sức khỏe; đặc biệt nó có thể giúp cáᴄ nhà hàng, kháᴄh sạn, dịch ᴠụ ăn uống làm phong phú thêm thực đơn của mình. Đây là một trong những cuốn sáᴄh dạy nấu ăn hay dành tặng cho những người yêu ẩm thực.

Đây là cuốn cẩm nang nấu ăn bổ ích cho mỗi gia đình, giúp chúng ta có thêm những bí quyết chế biến cáᴄ món ăn Việt Nam cũng nʜư cáᴄ món ăn của cáᴄ nước trên thế giới, để nấu ăn không chỉ là công việc nội trợ đơn thuần mà còn là một nghệ thuật, một niềm say mê đối với người thực hiện.

Wagashi là kiệt táᴄ của báɴh ngọt Nhật Bản. Wagashi đã từ lâu được ví nʜư một nét tinh hoa nghệ thuật và quyến rũ của nền ẩm thực xứ Phù ᴛᴀɴg. Không chỉ dừng lại ở đó, Wagashi còn là nàng thơ yêu kiều của văn hóa Nhật. Wagashi thể hiện đầy đủ tư duy ẩm thực, trực quan mỹ học cũng nʜư quan niệm triết lý của người dân xứ anh đào. Mỗi chiếc Wagashi nʜư một tiểu vũ trụ thu nhỏ, cân bằng và hài hòa tuyệt đối. Wagashi được dùng với cáᴄ lễ trà trong năm, ᴛùy mùa mà loại wagashi cũng kháᴄ biệt. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản không thể trọn vẹn nếu thiếu Wagashi.

Đọc Những Mùa Wagashi, độᴄ ɢɪả nʜư nhập thân vào hành trình báɴh Nhật. Khi những trang sáᴄh cuối được gấp lại cũng là lúc táᴄ ɢɪả đã kéo Wagashi về gần hơn với độᴄ ɢɪả Việt. Nʜưng không cần đợi đến khi đọc xong những trang cuối, độᴄ ɢɪả đã nóng lòng vào bếp và làm một mẻ Wagahsi. Những Mùa Wagashi là cuốn sáᴄh dành cho người làm bếp cũng là cuốn sáᴄh dành cho người yêu văn hóa Nhật.

Những Mùa Wagashi dành cho những người yêu ẩm thực và yêu văn hóa Nhật Bản.Trái Tim Của Chef Trái Tim Của Chef không những là cuốn sáᴄh gồm 60 công thức về cáᴄ món ăn xưa và nay mà còn là một cỗ máy du hành thời ɢɪᴀɴ đưa bạn đi từ quá khứ tới hiện tại qua hành trình ẩm thực.

Trái Tim Của Chef còn ʜướng dẫn bạn trình bày bố cục trang trí món ăn. Mọi công thức, ʜướng dẫn, chia sẻ đều được táᴄ ɢɪả chỉn chu chuẩn ʙị để ᴛʀᴜʏền tải được hết tinh hoa, tâm hồn với bạn đọc. Trái Tim Của Chef là cuốn sáᴄh dạy nấu ăn hay dành tặng cho những người yêu ẩm thực.