Top 11 # Xem Nhiều Nhất Sách Nấu Ăn Dặm Cho Bé Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Top 10 Sách Hướng Dẫn Nấu Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Pdf

150 món ăn ngon cho bé

Tác giả: Tạ Ngọc Ái – Phạm Quốc Bảo

Đối với nhiều gia đình có con nhỏ, không khó để thấy tình trạng trẻ biếng ăn; ba mẹ rất vất vả và mệt mỏi để cho con ăn; thậm chí con gào khóc mỗi lần ăn… Từ đó, công việc chăm sóc con cái trở thành gánh nặng rất lớn đối với nhiều bậc phu huynh. Một phần không nhỏ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là các bậc phụ huynh chưa biết cách xây dựng một thực đơn đa dạng cho trẻ nhỏ. Một bát cháo hay bột ngày này qua ngày khác, đến người lớn còn không ăn nổi chưa nói đến trẻ nhỏ. Do đó, việc có khả năng chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn cho chế độ ăn dặm của con sẽ giúp bạn rất nhiều trong chăm sóc con cái.

Cuốn “150 món ăn ngon của bé” cung cấp những thông tin cần thiết về dinh dưỡng và cách chế biến 150 món ăn dặm hấp dẫn dành cho trẻ nhỏ. Sách được chia thành nhiều phần tương ứng với độ tuổi khác nhau để xây dựng thực đơn, cụ thể:

Phần 1: Món ngon cho bé từ 4-6 tháng tuổi

Phần 2: Món ngon cho bé từ 6-9 tháng tuổi

Phần 3: Món ngon cho bé từ 9-12 tháng tuổi

Phần 4: Món ngon cho bé từ 2 tuổi trở lên

Phần 5: Giải đáp thắc mắc

Đây là sách hướng dẫn nấu ăn dặm cho bé rất hữu ích, giúp các mẹ chuẩn bị được bữa ăn hấp dẫn và đủ dinh dưỡng cho con theo từng độ tuổi.

Tác giả: Tsutsumi Chiharu – Niihara Keiko

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho trẻ em. Đó là lý do trẻ em Nhật rất thông minh và có khả năng nhận thức, tự lập từ rất sớm. Tư tưởng chính trong cuốn “Ăn dặm kiểu Nhật” là không chỉ đảm bảo dinh dưỡng và còn hấp dẫn sự ham thích của con mỗi khi ăn. Để làm được việc đó, bố mẹ cần có nhiều kiến thức trong việc lựa chọn thực phẩm, định lượng, phương pháp ăn hàng ngày.

“Ăn dặm kiểu Nhật” giới thiệu đến độc giả những công thức nấu ăn đơn giản, dễ làm và những công thức nấu ăn sáng tạo như chia từ thức ăn của người lớn, baby food… Bên cạng đó, cuốn sách cũng trình bày chi tiết về sử dụng thực phẩm khi bị ốm, dị ứng dành cho trẻ em.

Ngoài ra, sách còn có phần Q&A với những câu hỏi rất phổ biến về quá trình ăn dặm của mẹ và bé, giúp các bậc phụ huynh dễ hiểu và thông cảm, chuẩn bị tâm lý vững vàng để nuôi dạy con bằng sự rộng lượng và bao dung của mình.

Nội dung cuốn “Ăn dặm kiểu Nhật”:

Phần 1: Cơ bản về ăn dặm cho trẻ

Phần 2: Cách tiến hành ăn dặm và công thức làm món ăn

Phần 3: Công thức làm món ăn đơn giản chọn bằng nguyên liệu

Phần 4: Ăn dặm sáng tạo

Phần 5: Q&A về ăn dặm

Phần 6: Giải quyết “khó khăn” trong ăn dặm

Phụ lục

Tác giả: Nguyễn Thị Ninh (Mẹ Xoài)

Với tiêu đề hấp dẫn, đánh trúng vấn đề trọng tâm nhất của nhiều bà mẹ trẻ, cuốn “Ăn dặm không nước mắt” được rất nhiều phụ huynh tìm đọc. Tác giả Nguyễn Thị Ninh là một bà mẹ Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản. Trong thời gian chăm con nhỏ, cô đã học hỏi rất nhiều từ cách chăm sóc con cái và chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ Nhật Bản. Mẹ Xoài tôn trọng sở thích của con, tập cho con thói quen ăn uống tập trung và tự giác.

Trong sách, Mẹ Xoài chia sẻ rất nhiều công thức nấu ăn trên nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng nhưng không kém phần hấp dẫn với cách trang trí rất đáng yêu. Chắc chắn, khi áp dụng cuốn sách này cho bé thì việc ăn dặm sẽ không còn nước mắt.

Tác giả: Gill Rapley – Tracey Murkett

Đây là cuốn sách dạy nấu ăn cho trẻ em với phương pháp mới để thúc đẩy tính tự giác, tự lập và chủ động của con trong các bữa ăn hàng ngày. Phương pháp này sẽ không nghiền nhuyễn thức ăn hay đút muỗng mà sẽ cung cấp cho con các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp để con tự ăn bằng các ngón tay. Con có thể tự chọn thức ăn, tự quyết định tốc độ và khối lượng thức ăn.

Tuy nhiên đây cũng là phương pháp cần có sự cân nhắc trước khi thực hiện. Bạn nên tham khảo cuốn sách này và thực hiện nếu thấy phương pháp này thực sự phù hợp.

Sổ tay ăn dặm của mẹ

Tác giả: BS. Lê Thị Hải

BS Lê Thị Hải nguyên là giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng quốc gia. Là một bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, bà đã gặp không ít trường hợp trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương… ở cả những gia đình rất có điều kiện. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thực phẩm sử dụng thiếu tính cân đối. Từ đó, bà viết ra cuốn “Sổ tay ăn dặm của mẹ” trình bày dưới dạng Hỏi – đáp ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu. Nội dung chính của sách là giải đáp những kiến thức về dinh dưỡng trong quá trình ăn dặm, chế biến, bảo quản thực phẩm khoa học, thực phẩm cho bé khi bị ốm…

Là sách dạy nấu ăn cho trẻ nên bìa được trang trí khá dễ thương, các nội dung được phân chia logic, theo từng nhóm thức ăn, phần cuối còn có thêm thực đơn gợi ý cho bé ăn dặm. Với những kiến thức chuyên môn từ bác sĩ, đây là cuốn cẩm nang rất hữu ích dành cho mỗi bà mẹ chăm con nhỏ.

Ăn dặm không phải là cuộc chiến

Tác giả: Hachun Lyonnet, Bubu Hương, Mẹ Ong Bông.

“Ăn dặm không phải là cuộc chiến” cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng, khối lượng thức ăn hàng ngày của trẻ; tâm lý trẻ em theo lứa tuổi; hiểu nhầm thường gặp của cha mẹ… Từ đó, cuốn sách đưa ra những phương pháp chế biến và thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm. Cụ thể là những gợi ý an toàn dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn ít muối, ít đường, cân bằng dinh dưỡng…

Thực đơn trong sách được xây dựng dựa trên nguyên liệu món ăn Việt Nam đã được thử nghiệm và có gợi ý để đổi mới hương vị. Từ đó, kích thích khẩu vị và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Tải sách “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” bản PDF: đang cập nhật.

Thực đơn ăn dặm cho bé

Biên soạn: Hà Châu

“Thực đơn ăn dặm cho bé” là cuốn sách được biên soạn là hỗ trợ phụ huynh trong quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn. Trong sách có các phần giải đáp về thời gian nên cho con bắt đầu ăn dặm; ăn dặm thế nào là đủ chất; phương pháp chế biến đảm bảo dinh dưỡng tối đa cho bé. Đây sẽ là một cuốn cẩm nang có giá trị dành cho các phụ huynh và có con dưới 24 tháng tuổi.

Tải sách “Thực đơn ăn dặm cho bé” bản PDF: đang cập nhật.

Món ăn dặm của bé

Biên soạn: Ngọc Hà

Cuốn sách “Món ăn dặm của bé” được biên soạn với nội dung được chia thành 2 phần: Phương pháp ăn dặm và Thực đơn ăn dặm. Phương pháp ăn dặm là những thông tin được chắt lọc và tổng hợp từ y khoa và các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay. Thực đơn ăn dặm gồm hơn 100 món giúp các bà mẹ trẻ đa dạng được món ăn trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Các món ăn đã được tính toán thành phần dinh dưỡng hợp lý với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ theo mỗi giai đoạn.

Tải sách “Món ăn dặm của bé” bản PDF: đang cập nhật.

Cẩm nang cho bé thời kỳ ăn dặm

Biên soạn: Vân Anh

Đây là một cuốn cẩm nang gồm 101 thực đơn ăn dặm cho bé hỗ trợ các bà mẹ có con nhỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho con. Sách được biên soạn dựa trên các kiến thức và thông tin dinh dưỡng có độ chính xác cao, kết hợp với nhiều phương pháp như ăn tự chỉ huy, ăn dặm Nhật Bản… giúp các con có sự tự lập và tự chủ trong quá trình ăn uống ngay từ khi còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến là nguyên liệu thường ngày có thể mua tại bất cứ đâu nên không cầu kỳ và tốn quá nhiều thời gian cho các mẹ mỗi ngày.

Tải sách “Cẩm nang cho bé thời kỳ ăn dặm” bản PDF: đang cập nhật.

Review Sách, Dụng Cụ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất

Tìm hiểu: Đồ dùng ăn dặm cần thiết cho bé

1. Phương pháp ăn dặm cho bé mẹ nên biết

1.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống (đút bằng muỗng)

Với phương pháp ăn dặm này thì khá quen thuộc với các bà mẹ Việt Nam. Phương pháp này được tiến hành khá đơn giản nguyên liệu là bột xay sẵn trộn lẫn với các loại thức ăn xay nhuyễn khác như thịt, cá, rau củ … Sau đó mẹ chỉ việc đút muống cho trẻ ăn và trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn đó mà thôi.

Ưu điểm:

Thức ăn xay nhuyễn bé sẽ dễ ăn với số lượng lớn ngày cả khi mới tập ăn dặm.

Mẹ sẽ không tốn thời gian chuẩn bị thực đơn cho bé cũng như tốn thời gian cho khâu chuẩn bị chế biến

Phương pháp này vì thức ăn luôn ở dạng nhuyễn nên hệ tiêu hóa của bé sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Nhược điểm:

Quen với dạng xay nhuyễn sẽ ảnh hưởng tới phản xạ nhai, ăn thô của bé, bé sẽ không học được cách nuốt đồ thô.

Việc trộn lẫn thức ăn với nhau sẽ khó khăn trong việc phát hiện ra thực phẩm bé di ứng.

Bé sẽ không được biết tới mùi vị riêng của từng loại thực phẩm.

Không biết mùi vị riêng nên bé cũng sẽ chẳng biết được vị gì món gì là mình yêu thích.

1.2. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Với phương pháp ăn dặm này thì được thịnh hành với các mẹ phương Tây nhiều hơn. Phương Tây thường ưu tiên việc ăn thô hơn là việc xay nhuyễn thực phẩm cũng không dùng thìa đút cho con mà để con tự ăn hoàn toàn. Phương pháp này được tiến hành bằng cách mẹ chuẩn bị đồ ăn dạng thô ( miếng) bé có thể dễ cầm, bốc được và sau đó dọn lên bàn trước mặt bé và để cho bé tự ăn hoàn toàn với nhưng gì bé thích.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này bằng cách tìm mua cuốn sách “ Ăn dặm bé chỉ huy” để có nhưng hiểu biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Ưu điểm:

Phương pháp này giúp bé tập được các kỹ năng nhai, cầm nắm, sử dụng bàn tay ngón tay nhuyền nhuyễn ngày từ đầu.

Bé chủ động ăn và sẽ biết được món nào là hợp khẩu vị với bé .

Bé sẽ được học cách ngồi ăn với cả gia đình từ sớm.

Nhược điểm:

Phương pháp này không chú ý nhiều về lượng nên rất dễ gây sút cân cho bé vì thời gian đầu tập ăn bé sẽ không ăn được nhiều

Vì là đồ ăn thô ngày từ khi bắt đầu nên nguy cơ hóc nghẹn cao hơn.

Mẹ chắc chắn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để dọn dẹp ” chiến trường” sau mỗi bữa ăn của bé.

1.3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp mà mẹ sẽ chuẩn bị cho bé cháo loãng qua rây với tỉ lệ 1:10 chứ không giống dạng bột. Các thức ăn thì sẽ được chế biến riêng và có độ thô theo từng độ tuổi phù hợp. Sau khi chuẩn bị xong thì vào khâu ăn bé sẽ được ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung ăn mà không được chơi, xem hay rong để ăn.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này bằng cách tìm mua cuốn sách “ Ăn dặm kiểu Nhật” để có nhưng hiểu biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Ưu điểm:

Bé được làm quen với tất cả các mùi vị thực phẩm khác nhau ngày từ đâu, để biết được thực phẩm nào là yêu thích.

Tập được cho bé khả năng nhai thức ăn dạng thô.

Tập cho bé được thói quen ngồi ăn tập trung, không tốn thời gian ăn.

Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị thức ăn

Mẹ sẽ phải dậy bé tập ngồi, tập cầm thìa xong mới có thể tiền hành ăn dặm khá tốn thời gian.

2. Một số bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé

Trong 3 phương pháp trên nếu như mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu nhật thì các mẹ biết rằng bên cạch các ưu điểm lớn thì nhược điểm của nó là tốn thời gian chuẩn bị rất nhiều vậy nên để giúp các mẹ khắc phục điều đó chúng tôi sẽ chia sẻ một số bộ dụng cụ chuẩn bị chế biến cho phương pháp ăn dặm này như sau:

2.1. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Pigeon

Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé được sản xuất từ nguyên liệu là chất liệu cao cấp có thể sử dụng được trong lò vi sóng, tuyệt đối an toàn cho bé. Với thiết kế khá bắt mắt, gọn gàng không tốn diện tích nhà bếp.

Chi tiết chọn bộ của sản phẩm bao gồm:

Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn cho bé.

Cối: dùng để nghiền, giã nát thức ăn. Mặt trong cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn cho bé, sau khi đã mài nhuyễn thức ăn nhưng không muốn sử dụng phần bã.

Nắp đậy: đậy thức ăn cho bé.

Bàn mài thức ăn cho bé: dùng mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Dụng cụ vắt trái cây

Thìa nhựa.

Giá chọn bộ sản phẩm khoảng hơn 300.000đ

Compi cũng là một thương hiệu của Nhật bản chuyên về sản xuất đồ dùng chăm sóc mẹ và bé với thương hiệu về chất lượng khá cao và được tin dùng từ các bà mẹ.

Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Compi được sản xuất trên dây chuyền hiện đại sử dụng nguyên liệu cao cấp, không có chưa chất độc hại BPA, rất dễ vệ sinh và làm sạch sau khi sử dụng. Sản phẩm này được thiết kế 2 size cho mẹ lựa chọn là size nhỏ và lớn.

Bộ chế biến ăn dặm này gồm có:

Đĩa bước 1 dùng để nghiền thức ăn thành nhuyễn mịn

Đĩa bước 2 để mài thức ăn thành miếng nhỏ, cả 2 mặt của đĩa đều có thể sử dụng được.

Đĩa bước 3 để nghiền thức ăn thành miếng nhỏ. Cả hai mặt của đĩa đều có thể dùng được. Đĩa này có thể dùng như nắp đậy trong lò vi sóng.

Bát trộn dùng để trộn đều hỗn hợp thức ăn nhuyễn. Có thể dùng được bát này trong lò vi sóng.

Ngoài ra bộ đồ ăn đầy đủ còn có thêm thìa dùng để đo lượng thức ăn và thìa ăn cho bé.

Giá của sản phẩm với size nhỏ khoảng 200.000vnd còn size lớn khoảng 650.000vnd

2.3. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Basilic

Basilic là thương hiệu phát triển tập trung với các dòng sản phẩm chăm sóc mẹ và bé. các sản phẩm của thương hiệu này luôn đáp ứng được độ ăn toàn, chất lượng cao đặt biệt an toàn cho trẻ nhỏ.

Bộ sản phẩm chế biến ăn dặm này được làm hoàn toàn bằng chất liệu cao cấp, không có chưa các chất độc hại, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên sản phẩm này không được khuyến cáo sử dụng trong lò vi sóng hoặc các nơi có nhiệt độ cao vì tính chịu nhiệt kém. Với thiết kế tinh tế gọn gàng dễ dàng sử dụng, nên mẹ có thể an tâm khi quyết định lựa chọn dòng sản phẩm này.

Bộ chế biến ăn dặm Basilic bao gồm 8 dụng cụ hỗ trợ các mẹ nấu ăn:

Cối: dùng để nghiền và giã nát thức ăn. Mặt trong cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn giúp bé dễ dàng ăn.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé khi giã hoặc nghiền.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn cho bé, sau khi đã mài nhuyễn thức ăn nhưng muốn bỏ lại phần bã.

Nắp đậy: dùng để bảo quản thức ăn cho bé, tránh bụi bẩn, côn trùng.

Bàn mài thức ăn cho bé: dùng mài nhuyễn thức ăn, gần giống tác dụng của cối và chày.

Dụng cụ vắt trái cây

Thìa nhựa được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, an toàn cho bé

Giá của sản phẩm khoảng 320.000vnd

Bộ sản phẩm chế biến ăn dặm Richell tới từ thương hiệu Nhật Bản ngoài yếu tố an toàn thì thương hiệu Richell còn hướng đến những tiện ích thông minh và an toàn cho cả mẹ và bé nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời.

Bộ chế biến đồ ăn dặm Richell tiện dụng cho bé bao gồm: 8 sản phẩm

Cối: dùng để nghiền, giã nát thức ăn cho bé.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn sau khi làm nhỏ.

Nắp đậy: dùng đậy thức ăn trên chén.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé.

Bàn mài: dùng mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Đồ vắt cam: Dụng cụ vắt cam.

Thìa tập ăn: bằng nhựa.

Dụng cụ xắt và dằm thức ăn 2 trong 1

Danh Sách 20 Loại Rau Củ Quả Lý Tưởng Cho Bé Tập Ăn Dặm

NHÓM RAU CỦ Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong súp lơ xanh có nhiều chất xơ, vitamin C, rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ và chống táo bón cực hiệu quả.

Mẹ rửa sạch súp lơ, cắt nhỏ và cho vào hấp chín khoảng 10 phút. sau đó, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp với những bé đang trong giai đoạn tập ăn thô và rây nhuyễn với bé đang ở thời kì đầu ăn dặm.

Khoai tây

Khoai tây rất giàu tinh bột và không thể thiếu đối với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm khoai tây cần cho trẻ ăn ít cơm hơn bình thường để bé không bị đầy bụng.

Cách làm rất đơn giản, mẹ rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, cắt quân cờ và ngâm khoảng 10 phút trong nước lạnh. Sau đó cho vào hấp. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc rây mịn trộn cùng ít sữa mẹ để bé thưởng thức.

Củ cải trắng

Đây là thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm nhưng rất nhiều mẹ bỏ qua. Củ cải có vị ngọt nhẹ, mát, giàu vitamin C, protein, chống táo bón cho trẻ.

Mẹ rửa sạch củ cải, cắt quân cờ và cho vào luộc. Mẹ cho bé ăn thô hoặc nghiền nhuyễn, tráng miệng bằng nước củ cải luộc.

Cà tím

Một số mẹ cho rằng, trẻ còn quá nhỏ để ăn cà tím, tuy nhiên, đây lại là thực phẩm lý tưởng cho độ tuổi ăn dặm của trẻ. Cà tím có rất nhiều chất xơ và cực tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột của bé. Ngoài ra, cà tím cũng giàu vitamin A, folate, canxi, vitamin K, đó là lí do mẹ không nên bỏ qua cà tím.

Mẹ đem cà tím thái nhỏ, sau đó mẹ hấp chín hoặc xào cho bé ăn. Hương vị béo ngậy, sền sệt của cà tím sẽ khiến bé thích mê. Mẹ cũng lưu ý, khi bé được 8 – 10 tháng, mẹ mới cho bé ăn cà tím.

Đậu hà lan

Đậu hà lan có vị ngọt, tính bình, giúp bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, với những bé khó tiêu, cho ăn dặm với đậu hà lan sẽ giúp bé dễ tiêu, tiêu độc. Không chỉ tốt cho trẻ ăn dặm mà phụ nữ sau sinh thiếu sữa, ăn đậu hà lan cũng lợi sữa, giải độc, chống táo bón.

Chế biến đậu hà lan cho bé ăn dặm rất đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch, hấp thật chín và xay nhuyễn cho bé thưởng thức.

Cà rốt

Cà rốt được coi là thực phẩm “vàng” cho trẻ khi bước vào độ tuổi ăn dặm bởi cà rốt giàu vitamin A, rất tốt cho mắt của trẻ cũng như phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Mẹ rửa sạch cà rốt, sau đó cắt khúc và đem hấp chín. Mẹ có thể cho bé ăn thô hoặc xay nhuyễn, tráng miệng bằng nước cà rốt luộc.

Bí xanh (bí đao)

Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp cho phụ nữ sau sinh, giảm tàn nhang, mụn nhọt… và dĩ nhiên nó cũng là loại củ tuyệt vời cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, khi chế biến bí xanh cho trẻ cần nấu chín, vì nếu ăn bí đao sống trẻ có nguy cơ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.

Về cách làm bí xanh cho trẻ ăn dặm, mẹ cắt miếng vừa ăn cho bé. Sau đó đem luộc, cho trẻ ăn bốc hoặc rây nhuyễn. Tráng miệng bằng nước bí đao luộc.

Bí ngô

Bí ngô là thực phẩm vàng không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm. Bởi bí ngô không chỉ giúp bé sáng mắt mà còn bổ máu, tiêu hóa tốt, chống táo bón.

Mỗi lần cho bé ăn dặm, mẹ chỉ cần lấy một miếng bí nhỏ, luộc chín, sau đó rây mịn cùng ít sữa mẹ cho bé ăn. Mẹ cũng có thể cho bé tráng miệng bằng nước bí ngô luộc. Nước có vị ngọt, mát, hương vị dễ chịu giúp kích thích vị giác ở bé.

Rau cần tây

Đây là một loại gia vị phổ biến trong việc chế biến thức ăn và có mùi vị khá thơm, thích hợp trong việc cho bé ăn dặm làm tăng hương vị, kích thích vị giác của bé. Đồng thời, rau cần tây cũng rất giàu vitamin K tốt cho máu, chất xơ, vitamin C, photpho, magie…

Rau cần tây có thể nêm cùng với món ăn chế biến từ khoai tây hay cà chua để tạo hương vị thơm ngon hoặc thêm vào cháo thịt bò, thịt heo…

NHÓM CÁC LOẠI TRÁI CÂY Bơ

Bơ được coi là thực phẩm “vàng” ăn dặm cho bé khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Bơ mềm, dễ ăn, có vị ngọt bùi, tính mát, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn cùng ít sữa mẹ.

Táo

Nhiều cha mẹ thấy táo khá cứng nên không lựa chọn cho con ăn dặm, vì sợ con chưa nhai được. Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến, mẹ sẽ thấy táo vô cùng thích hợp với con trong độ tuổi ăn dặm.

Mẹ có thể bỏ vỏ, bổ múi cau và hấp cách thủy táo, sao cho táo mềm và bé có thể cầm ăn. Hoặc mẹ rây nhuyễn táo, làm nước ép táo để bé thưởng thức.

Kiwi

Nếu khéo lựa chọn, mẹ sẽ lựa được những trái kiwi chín mềm, ngọt mát để bé thưởng thức. Vì kiwi rất tốt cho thời kì ăn dặm của bé: tốt cho hệ tiêu hóa, huyết áp, bảo vệ ADN, tăng cường hệ thống miễn dịch, giải độc tố ra khỏi cơ thể bé…

Mẹ chỉ cần cắt kiwi thành những miếng nhỏ cho bé ăn thô hoặc xay nhuyễn, làm nước ép kiwi cho bé.

Chuối

Chuối không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ, bởi chuối rất giàu kali và tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón hàng đầu ở trẻ.

Mẹ chỉ cần lấy 1/4 trái chuối chín, cắt nhỏ và cho bé bốc ăn hoặc rây mịn. Vậy là bé đã có món tráng miệng thơm ngon, dễ ăn rồi.

Đào

Không có gì bàn cãi về tác dụng của đào tới sức khỏe con người khi nó có chứa chất chống oxy hóa, duy trì cơ thể khỏe mạnh. Và đặc biệt, đào có vị ngon, ngọt và cực kì dễ ăn.

Mẹ hãy lựa những trái đào chín mềm, sau đó bỏ vỏ, cắt miếng cho bé ăn hoặc rây mịn.

Đu đủ

Tương tự như những loại trái cây trên, đu đủ chín mềm, ngọt mát cũng là thực phẩm “vàng” trong giai đoạn ăn dặm của trẻ.

Mẹ bỏ vỏ, hạt đu đủ, cắt miếng vừa đủ, sau bé cho bé cầm ăn được. Hoặc mẹ xay nhuyễn để bé hưởng thức.

Mẹ chỉ cần lấy một miếng dưa hấu nhỏ, bỏ vỏ và hạt. Sau đó mẹ cắt miếng vừa ăn để bé ăn thô hoặc xay nhuyễn, lọc qua rây lấy nước với những bé mới tập ăn dặm.

Chuối + bơ

Hai loại trái cây này đều rất giàu kali và vitamin, cực tốt cho trẻ. Đặc biệt, hương vị ngọt thơm của chuối kết hợp với vị bùi ngậy của bơ sẽ mang lại cho bé thức uống vô cùng thơm ngon. Cách làm rất đơn giản, mẹ lấy 1/4 trái chuối + 1/4 trái bơ, sau đó cho cả hai vào máy sinh tố xay nhuyễn và cho bé thưởng thức.

Đào + lê

Với hai loại trái cây này, mẹ đều bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy và rây nhuyễn cho bé thưởng thức. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm nước ép đào, lê để bé thưởng thức. Thức uống độc đáo, ngon miệng này rất thích hợp cho bé mới tập ăn dặm.

Kiwi + chuối

Kiwi có vị ngọt nhẹ, thanh mát kết hợp với chuối sẽ làm tăng hương vị ngọt, kích thích vị giác của trẻ. Mẹ nên rây kiwi thật kỹ, bỏ hạt nhỏ. Sau đó, mẹ tiếp tục rây mịn chuối và trộn hai hỗn hợp này lại với nhau.

Bơ + đu đủ

Bơ không chỉ kết với chuối mang lại hương vị thơm ngon cho bé, mà với đu đủ, hỗn hợp bơ + đu đủ sẽ làm bé rất thích thú.

Mẹ lấy ¼ trái bơ, một miếng đu đủ nhỏ và rây nhuyễn hỗn hợp, sau đó cho bé thưởng thức.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Sách Ăn Dặm Kiểu Nhật Pdf

Tác giả: Mẹ Ổi Mít

Ăn Dặm Kiểu Nhật Mẹ Ổi Mít. Phương Pháp, Thực Đơn, Kinh Nghiệm Xương Máu

Ăn dặm kiểu Nhật mẹ Ổi Mít là thế nào?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mẹ Ổi Mít khác truyền thống ntn?

Mẹ Ổi Mít đã: – Chia sẻ những bài học “xương máu” của chính mình khi chăm bé Ổi, bé Mít theo phương pháp khoa học hiệu quả nhất của Nhật Bản. – Chỉ ra những sai lầm “chết người” mà 99% các mẹ Việt Nam đang mắc phải khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống, dẫn đến hậu quả là quá trình chăm con rất đau đầu và vất vả, mẹ khổ con cũng khổ. Ví dụ như: – Kéo dài thời gian cho bé ăn bột/cháo, sợ bé bị đau dạ dày vì nghĩ rằng bé không ăn thô được khi chưa có răng hàm. Điển hình là việc cho bé ăn cháo đến 2 tuổi. – Tìm đủ mọi cách dỗ bé ăn (Ví dụ như cho bé xem tivi trong khi ăn, bế bé đi long nhong khắp xóm, cho bé vừa ăn vừa nghịch rồi lừa lừa đút trộm 1 thìa cháo/bột vào miệng bé v.v) trong khi đáng lẽ phải tập cho bé thói quen tự giác và kỉ luật trong ăn uống. – Chỉ ra những phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản mà mẹ Ổi Mít đã áp dụng thành công cho con, bao gồm: – Cách chế biến các món ăn dặm cho bé theo kiểu của Nhật. – Lượng thức ăn trong thực đơn mà mẹ Ổi Mít cung cấp cho các bé trong giai đoạn ăn dặm theo tiêu chuẩn của Nhật. – Tiến độ tập ăn dặm kiểu Nhật của bé Mít theo giai đoạn: từ 5-6 tháng (giai đoạn tập ăn dặm); từ 6.5 tháng; từ 7-8 tháng (giai đoạn giữa kì), giai đoạn 9-11 tháng (giai đoạn cuối kì) và giai đoạn 1-1.5 tuổi (giai đoạn hoàn thiện).

Kết quả & kinh nghiệm của Ổi Mít về ăn dặm kiểu nhật? – Chỉ có thể nói là phương pháp ăn dặm khoa học kiểu Nhật đã thành công rực rỡ với bé Ổi, bé Mít nói riêng và trẻ em Nhật Bản nói chung. Dù khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các bé không tăng cân vùn vụt, không bụ bẫm lên trông thấy như điều các mẹ Việt Nam vẫn hi vọng (và lầm tưởng vậy là tốt). – Trẻ em Nhật lanh lợi hiếu động; phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Chẳng cần kháng sinh, dù không bụ bẫm nhưng vô cùng cứng cáp, có thói quen ăn uống tốt, lớn lên cao 1m70, 1m80 là chuyện bình thường.

Download Ebook: PDF