Top 10 # Xem Nhiều Nhất Sách Nấu Ăn Dễ Dàng Với Nồi Chiên Không Dầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

30 Món Tuyệt Ngon Nấu Dễ Dàng Với Nồi Chiên Không Dầu

Tổng hợp các món ngon từ nồi chiên không dầu cho các mẹ đây.

1. Cánh gà nướng

Chuẩn bị 10 cánh gà: Chặt phần cánh to, cánh nhỏ và đùi tỏi từng phần. Rửa sạch bóp với gừng, để thật ráo nước. Phần đùi tỏi nên nướng riêng một mẻ vì lâu chín hơn các phần kia.

Phần sốt ướp: 2 thìa canh xì dầu, 1 thìa cà phê bột tỏi, 1 thìa cà phê bột hành, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh tương cà chua, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh bột ớt Hàn Quốc loại xay mịn cho màu cánh gà được đẹp sau khi nướng xong, 1 thìa canh dầu ăn. Đi bao tay trộn thật đều các nguyên liệu ướp vào cánh gà khoảng vài tiếng hoặc qua đêm.

Không có gia vị bột tỏi thì thay bằng tỏi băm nhưng sau khi ướp xong mang ra nướng nên gạt bớt phần tỏi đi tránh bị cháy

Xếp cánh gà vào vỉ, bật 180 độ nướng lần 1 khoảng 5 phút, bỏ ra phết nước ướp cánh gà lên trên mặt cánh, tiếp tục cho vào lò nướng thêm 5 phút ở 180 độ.

Nếu chưa ưng bỏ ra phết thêm nước ướp cánh gà và nướng thêm vài phút nữa cho cánh gà vàng đẹp hẳn. Trung bình mỗi lần nướng nên để khoảng 5 p vì nồi kín nên khó quan sát nếu để nhiệt độ dài quá dễ cháy, sau đó không ưng có thể giảm thời gian và nhiệt độ sau.

Cánh gà rất nhanh chín, chỉ có phần đùi tỏi nướng lâu hơn một chút nên mọi người căn chỉnh thêm thời gian cho phù hợp hơn.

2. Hàu nướng mỡ hành Nguyên liệu Cách làm

Hàu dùng bàn chải đánh sạch phần vỏ, tách vỏ, rửa sạch lại, đổ phần nước trong hàu đi sau khi rửa xong cho khô ráo. Hành lá thái nhỏ bỏ vào bát con.

Đổ dầu vào chảo, dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, tiếp đến thả 10gr bơ nhạt vào, bơ tan và nóng đổ ngay vào bát hành lá thái nhỏ ta được hỗn hợp mỡ hành, cho thêm chút bột canh đảo đều cho vừa ăn.

Xếp hàu vào vỉ, bật nhiệt độ 160 độ nướng hàu trong 4 phút. Xếp hàu ra đĩa, đổ phần nước hàu tiết ra sau khi nướng đi. Rưới hỗn hợp mỡ hành lên từng con hàu, xếp lại vào vỉ nướng, nướng lần 2 khoảng 180 độ trong 4 phút hàu chín hoàn toàn, rắc hành khô và lạc rang giã dập lên trên là xong.

3. Hàu nướng phô mai Nguyên liệu

Hàu tươi: 1,5kg

Bơ nhạt: 10gr

Whipping cream ( kem tươi): 100ml

Sữa tưoi không đường: 50ml

Phô mai mozzarella: 100gr loại bào sợi

Bột mỳ hoặc bột ngô: 2 thìa cà phê

Tỏi: 2 nhánh băm nhỏ

Gia vị: bột canh hoặc bột nêm

Cách làm

Hàu dùng bàn chải đánh sạch phần vỏ, tách vỏ, rửa sạch lại, đổ phần nước trong hàu đi sau khi rửa xong cho khô ráo.

Pha hỗn hợp sốt phô mai:

Trộn bột ngô hoặc bột năng, bột mỳ với phần sữa tươi không đường và whipping cream cho tan.

Làm nóng chảo, hạ bớt lửa, cho 10gr bơ nhạt vào chảo, nhanh tay đổ phần tỏi đã băm nhuyễn vào chảo bơ, đảo cho tỏi hơi chín vàng thì đổ hỗn hợp bột ngô với sữa tươi không đường và whipping ở trên vào chảo, khuấy đều tay cho hỗn hợp hơi sánh mịn lại là được, cho vài hạt bột canh vào không nên nêm mặn vì hàu và phô mai cũng mặn sẵn rồi.

Hàu xếp từng con vào vỉ nướng của nồi chiên không dầu hoặc khay nướng của lò nướng.

Bật 160 độ nướng hàu trong 5p, không nên nướng chín quá hàu teo lại. Dùng kẹp gắp hàu ra đĩa, lúc này hàu sẽ tiết ra nước sau khi nướng xong, đổ phần nước đó đi.

Phủ sốt phô mai vừa nấu xong lên từng con hàu, sau đó rắc phô mai sợi mozzarelle lên trên cùng, xếp lại hàu vào khay nướng, bật 180 độ nướng thêm 5 phút cho phô mai tan chảy ra và hơi xém tí mặt là được. Thời gian và nhiệt độ của mình mọi người để tham khảo, nếu khi nướng phô mai chưa tan ra hết và chưa xém mặt thì nướng thêm vài phút nữa.

4. Thịt nướng ngũ vị Nguyên liệu

Thịt ba chỉ: 500gr

Gia vị: ngũ vị hương, muối, tiêu, bột tỏi, bột hành, đường, xì dầu, dầu ăn

Cách làm

Thịt ba chỉ cạo sạch lông, rửa sạch, để ráo nước.

Ướp thịt với: 1/2 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa cà phê đường có thể thay bằng mật ong, 1 thìa cà phê bột tỏi, 1 thìa cà phê bột hành, 1 thìa canh xì dầu, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 2 thìa canh coca cola, 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa cà phê dầu hào. Nên có dầu hào hoặc chút coca để thịt khi nướng mềm ngon hơn.

Đi bao tay trộn thật đều, bọc kĩ cất ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng hoặc để qua đêm cho thịt ngấm đều gia vị.

Không dùng các loại bột hành, tỏi thì dùng hành tỏi củ băm nhỏ nhưng trước khi mang ra nướng nên gạt bỏ đi để tránh bị cháy.

Gói miếng thịt vào giấy bạc, nướng 15p ở nhiệt độ 180 độ.

Sau đó gỡ giấy bạc ra, hạ nhiệt độ xuống 160 độ, nướng lật mặt mỗi mặt 5p dùng phần nước ướp thịt tiết ra trộn với 1 thìa cà phê mật ong quết đều lên mỗi mặt khi nướng sẽ cho màu đẹp hơn.

Nếu màu thịt chưa ưng thì có thể nướng thêm mỗi mặt vài phút nữa với nhiệt thấp đến khi nào miếng thịt được như ý muốn nhưng mỗi lần nướng nên để 5 phút một để canh không cho thịt không bị cháy.

Lưu ý: Thời gian đầu nên nướng bằng giấy bạc để thịt không bị khô cứng, đây là cách làm của mình, còn mọi người không thích có thể nướng trực tiếp, chia ra lần đầu nướng 180 độ trong 10p, lần 2 lật mặt phết nước ướp thịt với 1 thìa cà phê mật ong nướng 5 phút ở 180 độ. Sau đó hạ nhiệt xuống nướng thêm các bước tiếp theo như trên.

5. Cá hồi nướng bơ tỏi Nguyên liệu

Cá hồi phile một miếng: 300gr

Tỏi: 4 nhánh băm nhỏ

Bơ: 15gr

Gia vị: hạt tiêu, bột nêm, lá mùi tây hoặc các loại lá khô, cỏ thơm…

Cách làm

Cá hồi rửa sạch, ngâm cá hồi vào sữa tươi hoặ rửa qua chút rượu trắng cá sẽ bớt tanh và thơm ngon hơn.

Đem thấm khô cá, ướp cá với chút hạt tiêu, bột nêm, chút bột tỏi, 5 gr bơ đã để nhiệt độ phòng mềm nhũn hoặc chút dầu oliu, chút lá mùi tây thái nhỏ, đi bao tay, xát đều lên khắp miếng cá, trừ phần da cá. Cất ngăn mát khoảng 30p cho cá ngấm gia vị trước khi đem đi nướng.

Bọc miếng cá vào giấy bạc. Nướng lần 1: 180 độ trong 10p bọc giấy bạc. Nướng lần 2: bỏ giấy bạc ra 180 độ trong 5 phút.

Cho 10 gr bơ còn lại vào chảo, cho chút tỏi băm phi vàng, bắc chảo ra, vắt vào đó chút chanh.

Đặt miếng cá ra đĩa rứoi đều sốt bơ tỏi lên trên. Có thể nướng các loại rau củ để ăn kèm: măng tây, khoai tây, cà rốt…

6. Bánh mỳ nướng bơ tỏi

Cắt bánh mỳ thành những lát vừa ăn.

Bơ để nhiệt độ phòng cho mềm ra nếu mùa đông thit cho bơ vào lò vi sóng quay vài giây cho bơ mềm.

Tỏi băm thật nhuyễn.

Lá mùi tây thái nhỏ hoặc có thể dùng các loại lá cỏ thơm khô dạng bột.

Trộn đều bơ với tỏi, lá mùi tây, chút muối nếu dùng bơ nhạt. Phết đều bơ lên mỗi miếng bánh mỳ, bật 180 độ nướng trong 5 phút đến khi bánh hơi xém giòn không bị cứng đơ là được.

7. Sườn nướng Nguyên liệu:

1 kg sườn: chọn miếng sườn thăn có nhiều thịt một chút

Gia vị: sốt BBQ, dầu hào, đường, tỏi, hạ tiêu, dầu oliu,tương cà chua

1/2 quả cam vắt lấy nước

Cách làm

Sườn rửa sạch, tách riêng từng dẻ, bỏ phần lớp màng trắng phía dưới. Thấm sườn thật khô.

Ướp sườn: 1 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 thìa canh dầu ô liu, 1 thìa canh tương cà, 3 thìa canh sốt BBQ, nước cam vắt của 1/2 quả, 1 thìa canh đường. Sốt BBQ và dầu hào mặn rồi nên có thể cho thêm chút bột canh hoặc không cho cũng được.

Đi bao tay, trộn đều sườn với các gia vị, để qua đêm hoặc vài tiếng trong tủ lạnh cho ngấm gia vị trước khi đem ra nướng.

Xếp sườn ra giấy bạc, bọc kín lại. Phần sốt ướp thừa ra cho vào nồi đặt lên bếp đun sôi sền sệt, lát quết mặt sườn.

Nướng lần 1: Cho sườn đã bọc giấy bạc vào vỉ, bật 200 độ trong 10 phút.

Nướng lần 2: bỏ giấy bạc, phết sốt đã đun sôi lên mặt sườn, xếp sườn ra vỉ nướng 180 độ trong 5 phút.

Nướng lần 3: phết sốt lần cuối lên sườn, nướng thêm 5 phút ở nhiệt độ 180 độ.

8. Bánh chuối nướng cốt dừa Nguyên liệu

Chuối sứ hay còn gọi là chuối tây chín: 5 quả

Đường: 3 thìa canh ăn phở ( có đường vàng hoa mai càng tốt hoặc đường thốt nốt bánh càng thơm và màu đẹp)

Rượu trắng hoặc rượu Rum ( có thể dùng được rượu mơ, rượu vang…đều được)

Sữa đặc ông thọ: 2 thìa canh

Sữa tươi không đường: 80ml

Nước cốt dừa: 80ml

25gr bột mỳ hoặc bột gạo tẻ

Bơ nhạt: 25gr ( đun nóng nhẹ làm tan chảy)

Bánh mỳ gối 4-5 lát hoặc bánh mỳ thường cắt ra vài lát.

Trứng gà: 1 quả nhỏ

Dầu chuối hoặc va ni: 1/2 thìa cà phê

Muối tinh: 1/4 thìa cà phê.

Chuối lột vỏ, bỏ gân. Thái lát tròn dầy khoảng 0,5mm-1cm.

Ướp chuối với 3 thìa canh đường ( muốn chuối thơm ngon hơn dùng đường vàng hoặc đường thốt nốt), 1 thìa canh rượu Rum ( hoặc rựou gạo trắng, rượu mơ, rượu vang…), xíu muối tinh. Xóc đều chuối, bọc màng bọc cất ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc ít nhất 2 tiếng.

Trộn chung các nguyên liệu vào bát to: sữa đặc, sữa tươi, trứng gà, bơ đã đun tan chảy, nước cốt dừa, chút vani hoặc dầu chuối, khuấy đều các nguyên liệu, rây bột mỳ hoặc bột gạo vào bát, trộn thật đều lại cho hoà quyện với nhau. Rồi xé nhỏ bánh mỳ thả vào bát hỗn hợp trên. Trộn lại lần cuối cho đều.

Chuẩn bị khuôn nướng, vỉ nướng của nồi chiên không dầu rất bé, nên dùng khuôn nhỏ vừa với vỉ nướng hoặc dùng các khuôn bánh cup cake để chia nhỏ ra nướng bánh. Trước khi nướng thì phết một lớp bơ vào khuôn hoặc dùng giấy nến lót khuôn…

Dùng thìa to múc bột vào khuôn, dàn đều mỏng lớp bột, sau đó xếp một lớp chuối lên trên, cứ một lớp chuối một lớp bột cho đến hết.

Lớp chuối trên cùng xếp thật khéo, đều nhau và xát nhau hơn để nướng xong có mặt bánh đều đẹp.

(Phần nước chuối tiết ra trong quá trình ướp chuối không được bỏ đi mà giữ lại,hoà vào đó 1/4 thìa cà phê nước màu dùng để kho thịt, lát phết mặt bánh cho đẹp)

Cho khay bánh vào vỉ:

Nướng lần 1: bật 160 độ nướng trong 15p

Nướng lần 2: dùng giấy bạc phủ mặt bánh nướng thêm 10p nữa.

Nướng lần 3: bỏ giấy bạc che mặt, phết nước ướp chuối với chút nước hàng lên mặt bánh, tăng nhiệt độ lên 180 độ nướng trong 5 phút, bỏ ra xem mặt bánh vàng đẹp chưa, nếu chưa đạt nướng thêm 3-4 phút nữa đến khi ưng ý, nếu đạt rồi thì để nguyên trong nồi chiên như vậy khoảng 1h hãy lấy bánh ra, như vậy bánh lên màu rất đẹp.

Đợi bánh nguội cất vào ngăn mát tủ lạnh.

9. Chân gà nướng

Chân gà khoảng 10 cái, mua về bóp với rượu gừng, rửa sạch để ráo nước ( phần móng sau khi nướng xong dùng kéo cắt bỏ đi để đỡ một công đoạn chặt)

Ướp chân gà: 1 thìa canh ớt bột Hàn Quốc, 1 thìa cà phê bột ớt hiểm cay của Việt Nam, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh xì dầu, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa cà phê bột tỏi hoặc tỏi băm, 1 thìa cà phê bột hành hoặc hành băm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê bột nêm.

Đi bao tay trộn đều các nguyên liệu để ngấm trong 1 tiếng, ướp càng lâu càng ngon.

Lưu ý: dùng nồi chiên không dầu nên mua bột hành, bột tỏi dùng thay tỏi tươi hành tươi để giảm bị cháy, nếu không mua được gia vị dạng bột thì dùng loại tươi để ướp nhưng trước khi nướng nên gạt bỏ phần xác đi, ngoài ra có thể xay nhỏ vắt lấy nước cốt cho vào phần ướp.

Xếp chân gà vào vỉ

Nướng lần 1: 160 độ 8 phút.

Nướng lần 2: dùng nước ướp chân gà trộn với 1 thìa cà phê mật ong, phết đều lên chân gà nướng 180 độ 5 phút.

Nướng lần 3: phết thêm một lớp cuối cùng nước ướp chân lên khắp phần chân, rắc chút hành lá thái nhỏ, nướng thêm 3 phút chân vàng giòn.

Phần nước ướp chân gà còn lại, đổ vào nồi nhỏ, đun sôi, thái thêm chút rau mùi và thêm chút ớt dùng để chấm chân gà rất thơm và ngon.

10. Ngô nướng mỡ hành Nguyên liệu Cách làm

Ngô bóc phần vỏ, nhặt râu, rửa qua để ráo nước. Có thể nướng cả bắp hoặc cắt thành từng miếng vừa ăn.

Cách làm mỡ hành: Hành lá thái nhỏ. Tỏi băm nhỏ. Phi thơm tỏi băm, cho miếng bơ vào cho thơm, (lượng mỡ hoặc dầu ăn khoảng 2 thìa canh), đợi dầu bơ thật sôi đổ vào bát hành lá, thêm vào 1/2 thìa cà phê bột canh hoặc bột nêm, một ít ớt bột, nếu ăn đường cho thêm 1/2 thìa cà phê đường. Trộn đều các nguyên liệu.

Ngô có thể luộc chín để khi nướng sẽ nhanh và đỡ bị khô, sau đó phết mỡ hành lên nướng khoảng 4-5p ở nhiệt độ 160 độ dùng nồi chiên không dầu

Cách nướng khác: ngô để nguyên không luộc hoặc hấp chín, cho vào nồi chiên không dầu nướng 10p ở 190 độ. Sau đó đem ngô ra phết đều mỡ hành. Hạ nhiệt xuống 160 độ nướng thêm 2 phút là ngô chín hoàn toàn.

Lưu ý: nướng bằng nồi chiên không dầu ngô sẽ nhanh chín hơn nướng bằng lò hoặc than nên từ đó có cách điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

11. Tôm nướng bơ tỏi Nguyên liệu:

Tôm sú hoặc tôm càng xanh: 1kg

Bơ: 30gr

Tỏi băm: 2 thìa cà phê

Muối, tiêu

Cách làm:

Tôm rửa sạch, để ráo nước.

Làm nóng chảo cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào chảo, cho tỏi vào phi thơm, tỏi gần vàng cho nốt phần bơ, chút xíu muối, tiêu đảo đều và tắt bếp để tránh tỏi bị cháy.

Xếp tôm vào vỉ nướng.

Nướng lần 1: phết phần sốt bơ tỏi lên khắp mình tôm, nướng 10 phút ở nhiệt độ 170 độ.

Nướng lần 2: mở nồi, phết thêm lần bơ tỏi nướng thêm 5 phút ở nhiệt độ 170 độ là tôm chín.

Tôm chín cho ra đĩa, nếu còn xót phần sốt bơ tỏi thì rưới nốt lên trên rồi thưởng thức.

12. Thịt quay giòn bì Nguyên liệu

Thịt ba chỉ: một miếng 500gr

Muối tinh, giấm trắng để phết lên mặt bì

Gia vị ướp thịt: bột nêm, dầu hào, xì dầu,rượu mai quế lộ hoặc chút ngũ vị hương, hạt tiêu, bột hành, bột tỏi ( không có dùng hành băm, tỏi băm)

Giấy bạc bọc thịt

Cách làm

Thịt rửa thật sạch, cạo lông, dùng giấy chuyên dụng hoặc rẻ khô lau thật khô miếng thịt. Nhất là phần bì phải luôn thật khô ráo.

Dùng dao khứa thành các ô vuông trên phần bì lợn (lưu ý khứa sâu xuống chút thì bì sẽ dễ nổ hơn, giống như miếng thịt của mình). Cách này làm cho bì nổ dễ và sau khi nướng xong thái thịt theo những phần đã khứa không bị vỡ nát. Ngoài ra có thể dùng vật nhọn đâm xiên nhiều lần lên phần bì lợn.

Trộn các gia vị để ướp phần bên dứoi thịt: 1 thìa cà phê rượu mai quế lộ hoặc 1/2 thìa cà phê bột ngũ vị hương + 1 thìa canh dầu hào + 1 thìa cà phê bột nêm + 1 thìa canh xì dầu + 1/2 thìa cà phê bột tiêu + 1/2 thìa cà phê bột tỏi+ 1/2 thìa cà phê bột hành ( không có dùng hành tỏi củ băm nhỏ), trộn thật đều các nguyên liệu.

Đi bao tay, lật ngửa phần dưới của miếng thịt lên thoa đều phần sốt trộn thịt ở trên đều khắp miếng thịt ( chỉ thoa phần dưới không thoa phần bì)

Xếp miếng thịt ngay ngắn vào giấy bạc, bao bọc xung quanh miếng thịt lại và để chừa hở phần bì lợn ra, không bọc kín hết lại. Sau đó cất ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút đến 1 tiếng, càng ướp lâu thịt càng mềm và ngon.

Sau khi thịt ngấm gia vị thì mang thịt đi nướng, cứ để nguyên phần giấy bạc như vậy.

Pha một thìa canh giấm ăn và 1 thìa cà phê muối, trộn đều và phết lên phần bì lợn trước khi đem đi nướng.

Bật nồi chiên ở nhiệt độ 150 độ khoảng 5 phút trước khi nướng.

Nướng lần 1: cho thịt vào nướng 30 phút ở 150 độ.

Nướng lần 2: phết thêm hỗn hợp giấm muối lần nữa, tăng nhiệt độ lên 180 độ nướng trong 5 phút. Lúc này bì cũng bắt đầu nổ nhưng chưa nhiều.

Nướng lần 3: phết lần cuối hỗn hợp muối giấm vẫn 180 độ trong 5 phút nữa.

Sau 3 lần nướng bì chín và nổ đều thì dừng lại, còn chưa nổ hết thì nướng thêm 5 phút nữa ở nhiệt độ 180 độ.

Thịt nướng xong có nước tiết ra, dùng nước đó pha với chút giấm ăn, xì dầu, hành lá thái nhỏ, thêm tỏi ớt băm nhỏ chấm thịt rất ngon.

Nếu không muốn nướng với giấy bạc, mọi người có thể luộc qua miếng thịt rồi làm như các bước trên. Nhưng thịt nướng giấy bạc vẫn là ngon nhất, thịt chín mềm và không bị khô.

13. Bánh mỳ nướng sốt phô mai ngọt Nguyên liệu Cách làm

Phô mai con bò cười bóc vỏ, dùng dĩa nghiền nát.

Trộn sữa tươi không đường, phô mai con bò cười, sốt mayonnaise, sữa đặc, bơ nhạt, với nhau (mọi người có thể cho chút phô mai sợi Mozarella vào nấu cùng sốt cũng rất ngon). Đun nhỏ lửa, quấy liên tục cho hỗn hợp sánh lại tắt bếp.

Phết sốt lên bánh mỳ, càng phết nhiều sốt càng ngon, nướng 3-4 phút ở 160 độ. Muốn cháy xém hơn thì nướng thêm 3 phút ở 180 độ.

14. Thịt xiên nướng rau củ Nguyên liệu Cách làm

Thịt rửa sạch, để ráo nước, thái thịt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn. Lưu ý nếu dùng thịt bò thì cắt mỏng hơn và ngang thớ để thịt mềm hơn.

Ướp thịt: 2 thìa canh ăn phở dầu hào, , 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh ăn phở dầu ăn, 1 thìa cà phê bột tỏi, 1 thìa cà phê bột hành, 1 thìa canh ăn phở đường nếu thích có nhiều vị ngọt, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 3 thìa canh ăn phở sốt gia vị nướng thịt hoặc sốt BBQ.

Trộn đều thịt với các gia vị và ướp trong 1-2 tiếng hoặc càng lâu càng ngon, bọc màng bọc cất ngăn mát tủ lạnh.

Ớt chuông rửa sạch, bổ đôi bỏ lõi, thái miếng vuông nhỏ vừa ăn. Hành tây cắt khúc vừa ăn. Nấm cắt miếng nhỏ vừa ăn

Thịt sau khi ngấm gia vị mang ra xiên cùng rau củ: dùng que xiên, xiên lần lượt nấm, thịt, ớ chuông, thịt, hành tây…cho đều nhau. Cứ lần lượt cho đầy xiên.

Bật nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ trong 4 phút.

Nướng lần 1: Xếp xiên thịt vào giấy bạc, bọc kín lại, nướng 180 độ trong 20 phút.

Nướng lần 2: mở giấy bạc, phết phần nước sốt tiết ra còn xót lại lên các xiên thịt, nướng 5 phút ở 160 độ.

Nướng lần 3: trở mặt xiên thịt, phết nước sốt ướp thịt nướng thêm 5 phút ở 160 độ.

15. Đùi gà nướng sốt Teriyaki

Đùi gà mình dùng cả phần má đùi và công thức cho một cái.

Ướp đùi gà với: 1 thìa canh dầu hào, 1 chút hạt tiêu, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê xì dầu, 1/2 thìa cà phê bột tỏi hoặc tỏi băm, 1/2 thìa cà phê bột hành ( hai loại bột này mua trong siêu thị Vinmart), nếu không có thì ướp bằng hành tỏi băm nhỏ nhưng trước khi đem nước thì gạt bớt phần hành tỏi băm để tránh bị cháy + 1 thìa canh sốt Teriyaki ( chai sốt này cũng bán rất nhiều trong siêu thị).

Trộn đều phần sốt và đi bao tay phết đều lên đùi gà. Bọc kín cất ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h- 2h cho ngấm gia vị.

Có hai cách set nhiệt nướng như sau:

Cách 1: Nên làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ trong 5 phút. Nếu không muốn nướng bằng giấy bạc thì mọi người nên khứa vài đường lên đùi gà cho nhanh chín.

Lần 1: 160 độ trong 10 phút.

Lần 2: 160 độ trong 10 phút, có lật mặt.

Lần 3: phết mặt bằng nước sốt ướp còn thừa, nướng 180 độ trong 5 phút.

Lần 4: muốn mặt thịt xém vàng đẹp hơn thì nướng thêm 4 phút ở nhiệt độ 180 độ.

Cách nướng thứ 2: bọc đùi gà vào giấy bạc.

Lần 1: 180 độ trong 20 phút.

Lần 2: bỏ giấy bạc nướng, phết phần nước ướp tiết ra lên mặt thịt nướng 170 độ trong 5 phút.

Lần 3: lật mặt thịt phết nước sốt nướng thêm 5 phút ở nhiệt độ 170 độ.

Nếu phần da gà chưa được vàng giòn thì nướng thêm 3 phút ở nhiệt độ 180 độ.

Tuỳ vào loại gà và từng loại nồi để chỉnh lại nhiệt độ và thời gian cho thích hợp hơn.

16. Cà tím nướng mỡ hành Nguyên liệu

Làm mỡ hành: hành lá rửa sạch, thái nhỏ cho ra bát. Đun sôi dầu ăn hoặc mỡ, đổ vào bát hành, đảo đều.

Cà tím để cả quả, rửa sạch. Dùng dĩa đâm xung quanh quả cà, để tránh khi nướng cà bị nổ.

Bật nồi chiên 200 độ khoảng 3-4p, làm nóng nồi trước khi nướng nhiệt sẽ đều hơn.

Xếp cà vào nồi, nướng làm 3 lần. Mỗi lần 5 phút ở nhiệt độ 200 độ và lật mặt mỗi lần nướng (tuỳ nồi, có nồi nướng 10p ở nhiệt 200 độ cũng chín rồi nên mỗi nhà tự điều chỉnh)

Cà chín gắp ra đĩa, bóc sạch vỏ, cà lúc này rất dễ bóc. Dùng dĩa hoặc đũa dằm quả cà ra hoặc cắt miếng vừa ăn theo ý thích.

Pha nước mắm chua ngọt: 2 thìa canh nước mắm+ 1 thìa canh đường+ 1 thìa canh nước cốt chanh, tỏi ớt băm nhỏ. Quậy đều, rưới lên cà tím

Cuối cùng rưới mỡ hành, rắc lạc rang hoặc có hành khô rắc lên trên cùng là xong, ăn nóng.

17. Bánh tart trứng

Phần vỏ là phần khó nhất của bánh này, để làm bánh này hoặc bánh croissant mình luôn mua bột sẵn chứ không tự làm được, vì cán bột rất lâu và kì công.

Giờ các cửa hàng bán đồ làm bánh đã bán sẵn đế của bánh này, bọc trong vỏ bọc giấy bạc rất cẩn thận, còn phần nhân bánh chỉ cần mua sẵn nguyên liệu tại nơi mua vỏ bánh, pha theo đúng tỉ lệ và nướng theo đúng nhiệt độ là thành công đến 90% rồi.

Nguyên liệu

Vỏ bánh tart mua sẵn: 10 cái

1 gói sữa tươi không đường của TH hoặc vinamilk: 220ml

3 lòng đỏ trứng gà ta

Bột sư tử ( hay còn gọi là bột custard, cũng bán sẵn ở chỗ mua đế bánh, nên mua túi nhỏ để đỡ phí nếu dùng không hết, nếu không có thì có thể bỏ qua)

Whipping cream: 50ml

Đường cát trắng: 30gr ( tuỳ độ ngọt để gia giảm)

Sữa đặc ông thọ: 50gr ( tuỳ độ ngọt để gia giảm nhưng nên cho sữa đặc sẽ béo và thơm ngon hơn)

Vani: 1 ống hoặc dùng dạng nước thì 1 thìa cà phê.

Cách làm

Trộn lòng đỏ trứng gà với vani, bột sư tử đánh nhẹ nhàng cho trứng tan.

Trộn: sữa đặc + đường + whipping cream+ sữa tươi không đường với nhau. Đổ vào nồi đun cho ấm khoảng 40-50 độ rồi tắt bếp, bắc nồi xuống.

Đổ từ từ hỗn hợp trứng gà đánh tan vào nồi hỗn hợp sữa, vừa đổ vừa khuấy đều cho tan. Rây lại 2-3 lần cho mịn.

Đế bánh tart để ra ngoài khoảng 10 phút trứoc khi nướng, không bỏ bánh ra quá sớm, dùng tăm xiên nhẹ phần đáy bánh để khi nướng bánh không bị phồng.

Làm nóng nồi chiên khoảng 3-4 phút ở nhiệt độ 180 độ.

Nên nướng phần đế bánh trước rồi mới cho nhân vào nướng sau.

Nướng lần 1: Xếp đế bánh vào nồi, bật 180 độ nướng đế bánh trước cho hơi vàng trong khoảng 7-8 phút.

Nướng lần 2: Sau đó đổ phần nhân vào đế bánh, bật 180 độ nướng trong 5 phút.

Nướng lần 3: Tăng nhiệt độ lên 200 độ nướng thêm 2 phút cho mặt bánh hơi xém

Nướng lần 4: mặt bánh đã chín, hơi xém mặt và đông cứng lại, lúc này lật úp bánh xuống, nướng thêm 2 phút nữa cho đáy bánh được nóng giòn hơn.

Vậy là xong, bánh này có thể ăn nóng hay lạnh đều ngon. Chú ý canh nồi, vì mỗi nồi sẽ chênh nhau một ít về nhiệt độ và thời gian.

18. Bánh mì nướng phô mai Nguyên liệu Cách làm

Bánh mỳ để nguyên cái, cắt thành các miếng nhưng không rời. Hoặc cắt bánh mỳ thành các miếng, lát vừa ăn.

Trộn bơ với tỏi cho nhuyễn. Phết bơ tỏi lên bánh mỳ, nếu để nguyên cái thì phết vào những phần vách đã cắt. Rắc phô mai mozarella lên, cuối cùng là hành lá.

Nướng bánh mỳ ở nhiệt độ 160 độ trong 4 phút, phô mai tan chảy là được.

19. Bún chả Nguyên liệu: Cách làm

Hành củ tím, tỏi băm thật nhỏ. Sả cắt nhỏ, thêm 1 thìa canh nước trắng, cho vào máy xay thật nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt nhất.

Thịt ba chỉ hoặc nạc vai thái mỏng vừa ăn ( bỏ phần bì nếu có bì).mPhần thịt làm chả có thể tự băm hoặc xay nhỏ tại nhà, ngoài ra có thể mua sẵn nhưng nên chọn miếng có nhiều mỡ chút thì khi nướng chả sẽ mềm và ngậy hơn. Bản thân mình rất thích tự bay băm thịt, vì khi nướng xong chả sẽ rất mềm, ngậy và không bị khô.

Cho thịt thái miếng nhỏ và thịt băm vào hai bát khác nhau.

Cách ướp thịt của hai phần giống hệt nhau. Mình viết chung cho một công thức, khi mọi người làm xong chia đều cho mỗi loại thịt:

Cách ướp như sau: 2 thìa sữa đặc ông thọ + 1 thìa cà phê hạt tiêu bắc thật thơm + 2 thìa canh nước cốt ép củ sả + 1 thìa canh ăn phở đường cát vàng hoặc trắng+ 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa canh ăn phở nứoc hàng ( nước dùng để làm thịt kho tàu được thắng từ đường) + 2 thìa canh dầu hào + 1 thìa canh nước mắm+ 2 thìa cà phê tỏi băm + 2 thìa cà phê hành tím băm. Trộn thật đều các nguyên liệu và chia đôi phần sốt ướp cho vào mỗi loại thịt.

Riêng phần thịt băm để làm chả thì thái thêm chút hành lá trộn vào cho thơm hơn. Đi bao tay nặn đều thành những viên tròn, đừng nặn to và dày quá sẽ lâu chín và nướng lâu quá thịt dễ bị khô.

Nên ướp thịt càng lâu càng ngon, tốt nhất ướp thịt qua đêm, cất ngăn mát tủ lạnh.

Bí quyết để thịt khi nướng mềm hơn: sau khi đủ thời gian ướp thịt, trước khi đem ra nướng, vắt vào 1/2 quả chanh, trộn thật đều.

Các loại rau thơm rửa thật sạch. Vẩy cho ráo nước.

Dưa góp ăn kèm: Su hào, cà rốt hoặc đu đủ xanh (mình không có đu đủ xanh và su hào nên thay bằng dưa chuột), các loại củ quả gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng hoặc tỉa hoa tuỳ ý thích, ướp vào 1 thìa canh đường, đợi 15p tiết ra nước thì vắt sạch (bỏ phần nước tiết đi), sau đó trộn vào một ít bột canh, tỏi, ớt băm nhỏ, chút chanh hoặc giấm, trộn đều thấy chua cay, mặn ngọt vừa miệng là được. Vì cho đường lúc đầu rồi nên không cần thêm nữa.

Cách pha nước chấm: 200ml nước trắng + 3 thìa canh ăn phở đường+ 5 thìa canh ăn phở nước mắm + 3 thìa canh ăn phở giấm ăn, đun sôi, nêm nếm lại cho vừa miệng, bắc xuống thêm chút tỏi băm, ớt băm, hạt tiêu, nếu chưa đủ chua thì vắt thêm chút chanh. (Cách pha này theo tỉ lệ của mình vì không thích chua quá cũng như ngọt quá nên mọi người có thể nêm nếm lại theo sở thích).

Cách nướng:

Lần 1: 7 phút ở 160 độ, mở nồi, đảo đều hoặc lật mặt.

Lần 2: 5 phút ở 160 độ, mở nồi đảo đều hoặc lật mặt lần nữa.

Lần 3: 4 phút ở nhiệt độ 160 độ là chín hoàn toàn.

Mình set nhiệt độ theo nồi phillip nhà mình, thịt thái mỏng nên cũng nhanh chín, mọi người chú ý đừng set thời gian lâu quá dễ bị cháy, nên ngắt quãng nướng thành nhiều lần để dễ để ý tránh thịt bị cháy.

Trộn 1 thìa cà phê mật ong với 1 thìa canh dầu ăn, khi thịt gần vàng thì phết một chút lên thì thịt và chả sẽ được vàng bóng đẹp hơn.

Phần nước chấm luôn để ấm khi ăn sẽ ngon hơn, và ăn kèm dưa góp.

20. Caramen Nguyên liệu

500ml sữa tươi không đường

6 quả trứng gà ( để nhiệt độ phòng)

100ml kem tươi ( whipping cream cho nguyên liệu này rất béo và ngậy, bánh cứng cáp có độ đàn hồi, còn nếu không có kem tươi thì có thể bỏ qua bước này nhưng bót đi 1 quả trứng)

2 ống vani (Dùng vani nước thì 2 thìa cà phê)

Sữa đặc ông thọ: 1/2 lon

Đường cát trắng hoặc vàng: 150gr để làm đường caramen.

Cách làm

Đập trứng ra bát ( 3 quả lấy nguyên lòng đỏ và trắng, 3 quả chỉ lấy nguyên lòng đỏ và bỏ lòng trắng) dùng dĩa đánh nhẹ cho trứng tan, không đánh mạnh làm trứng tạo bọt khi nướng hoặc hấp dễ bị rỗ.

Đổ sữa tươi không đường, kem tươi, sữa đặc ông thọ vào nồi, bật lửa nhỏ, khuấy nhẹ cho hỗn hợp hơi ấm nóng, đừng để sôi và nóng quá là được. Nhiệt độ khoảng 40-50 độ. Độ ngọt có thể điều chỉnh tuỳ ý.

Dùng muôi hoặc thìa to, múc từng muôi trứng đánh tan vào hỗn hợp sữa kem tươi, vừa đổ từng muôi vào vừa khuấy đều, tránh đổ hết luôn cùng một lúc. Cuối cùng thu được hỗn hợp trứng sữa. Thêm chút vani để caramen được thơm bớt mùi tanh của trứng.

Dùng cái rây, lọc hỗn hợp trứng sữa làm hai lần để hỗn hợp được mịn màng hơn.

Thắng đường lên cho xíu nước, sau khi sôi chuyển sang màu cánh gián là được, đổ đường đã thắng vào đáy khuôn, nên dùng khuôn inox hoặc các loại khuôn chịu được nhiệt. Chú ý nước đường cũng phải chuẩn không được loãng quá.

Đợi đường se và nguội hẳn thì đổ hỗn hợp trứng sữa vào mỗi cốc, đường còn nóng mà đổ trứng sữa vào sẽ làm caramen bị rỗ nha, hớt bọt hoặc dùng tăm xiên vỡ bọt nếu có. Dùng giấy bạc bọc kín miệng cốc. ( đổ vừa không trong quá trình nướng bị sánh ra ngoài)

Nướng bằng nồi chiên không dầu:

Làm nóng nồi chiên ở 200 độ trong 5 phút rồi tắt nồi.

Để 100 độ, xếp cốc caramen vào nồi, nướng trong 25- 30p, tuỳ nồi. Dùng tăm xiên thử nếu không dính tăm caramen đã chín.

Còn nếu hấp:

Đổ nước 1/3 nồi, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, xếp caramen vào nồi, dùng khăn xô to hoặc vải phủ lên phần caramen, cứ 4-5p lại mở vung, lau sạch phần nước đọng ở vung để tránh nhỏ xuống caramen gây rỗ. Hấp trong 30p là bánh chín.

Nướng cách thuỷ bằng lò nướng: bật lò 150-160 độ trong vòng 10p trước khi nướng. Lấy cái khay đổ nước 1/3 khay,đặt một cái khăn vào giữa khay, nhẹ nhàng xếp các hộp caramen lên trên cái khăn (mọi người nướng thì phải dùng khuôn sử dụng được trong lò nướng) nướng 150-160 độ trong 30p, dùng tăm xiên vào caramen nếu không dính tăm là bánh chín

Lưu ý: thêm bớt lòng trắng trứng có ưu khuyết điểm. Ưu điểm giúp cho caramen đứng bánh, cứng cáp. Nhược điểm: gây tanh, muốn bánh caramen bớt tanh thì bớt đi lòng trắng trứng. Ngoài ra để đỡ tanh thì cho thêm vani và khử tanh từ bước đun ấm hỗn hợp sữa và cho trứng vào.

21. Chá cá Lã Vọng phiên bản made by me Nguyên liệu: Cách làm:

Cá lăng lọc lấy thịt, rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn (có thể để cả da cá hoặc lọc da tuỳ khẩu vị).

Riềng thái nhỏ (khoảng 50gr) cho vào máy xay,thêm 2 thìa canh nước xay nhỏ lọc lấy nước cốt.

Cá đem ướp với: 1 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa canh mẻ làm nhuyễn lọc qua rây, 1 thìa canh mắm tôm lọc qua rây cho mịn, 1-2 thìa cà phê bột nghệ(hoặc 1 thìa canh nước ép củ nghệ tươi), 1 thìa canh đường trắng, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, nước cốt riềng xay, đi bao tay trộn đều các nguyên liệu ướp trong 1-2h cho ngấm gia vị.

Lạc rang chín, tách vỏ để riêng.

Hành hoa, thìa là rửa sạch cắt khúc vừa ăn (gốc hành hoa to quá thì chẻ nhỏ).

Cá ngấm gia vị sau khi ướp khoảng 2h mang nướng.

Làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ trong 4 phút.

Cắt giấy nến hoặc giấy bạc vừa với vỉ của nồi chiên. Lần lượt xếp cá vào vỉ, nướng lần 1 và hai mọi ngừoi nên lót giấy nến hoặc giấy bạc vì thời gian đầu cá rất dễ dính chặt vào vỉ nướng, đợi cá hơi vàng hai mặt thì bỏ giấy bạc hoặc giấy nến ra.

Nướng lần 1: 160 độ trong 10 phút.

Nướng lần 2: lật mặt cá phết nước sốt ướp tiết ra, tăng 170 độ nướng trong 5 phút.

Nướng lần 3: lật mặt, tăng nhiệt độ lên 200 độ trong 5 phút cho cá hơi xém mặt là được.

Cách pha mắm tôm:

Cho 1 thìa canh ăn phở mắm tôm ra bát, thêm vào 1/2 thìa canh ăn phở rượu trắng, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh ăn phở nước cốt chanh đánh thật bông lên. Nêm nếm lại cho vừa miệng, vì mắm tôm chưa pha khá mặn nên mọi người cho ít thôi. Nếu sợ mắm tôm sống thì thêm vào 1 thìa canh dầu đun thật sôi. Thêm tỏi ớt băm lên trên.

Không ăn được mắm tôm thì pha nước mắm chua ngọt, thái nhỏ thêm chút lá thìa là cho vào bát nước chấm.

Dùng bếp từ, hồng ngoại hoặc bếp ga du lịch loại nhỏ như hay ăn lẩu, đặt chảo lên bếp thêm chút dầu, khi ăn thả rau thìa là, hành lá, chả cá vào đợi hành lá,thìa là chín gắp ra bát dưới nước chấm và thêm chút lạc rang rồi thưởng thức, ăn nóng.

22. Cá chim nướng sa tế Nguyên liệu

Cá chim: 1 con

Gia vị: sa tế, bột tỏi, bột hành hoặc hành tỏi băm, hạt tiêu, bột nêm.

Cách làm

Cá chim mổ moi, rửa sạch, thấm khô. Khứa đều các đường khứa trên mình cá để cá ngấm gia vị và nhanh chín.

Ướp cá chim với 1 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê bột tỏi, 1/2 thìa cà phê bột hành, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa canh dầu ăn. Không có bột hành hoặc bột tỏi thì dùng hành tỏi băm nhỏ ướp. Đi bao tay và xát các nguyên liệu lên khắp mình cá. Để cá ngấm gia vị trong 30 p.

Làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ trong 3-4 phút.

Lót giấy bạc hoặc giấy nến để chống dính vì cá chưa chín rất dễ dính vào vỉ khi lật. Dùng chổi phết sa tế lên mình cá trước khi đem đi nướng.

Lần 1: 160 độ trong 10 phút.

Lần 2: 180 độ trong 5 phút, có lật mặt và quét thêm sa tế nếu thích ăn cay hơn.

Lần 3: 180 độ trong 5 phút.

Lần 3: tăng lên 200 độ nướng mỗi mặt thêm 3 phút để mặt cá chín vàng.

23. Chân gà nướng sa tế

10 cái chân gà: Chân gà mua về ngâm vào chậu nước có pha muối và gừng giã nát, ngâm trong 10-15 và rửa lại thật sạch, để ráo. Chặt bỏ phần móng, chẻ làm đôi theo chiều dọc nhưng không làm đứt phần da ở giữa hai phần chẻ.

Sốt sa tế ướp chân gà: 1 thìa canh ăn phở sa tế, 2 thìa cà phê sả xay thật nhuyễn, 1 thìa cà phê tỏi xay, 1 thìa cà phê hành củ xay, 2 thìa canh ăn phở dầu ăn, 1 thìa canh ăn phở mật ong, 1 thìa cà phê ớt bột Hàn Quốc, 1 thìa cà phê tương ớt, 1 thìa canh ăn phở dầu hào, 1 thìa canh ăn phở xì dầu, 1 thìa cà phê bột nêm. Trộn thật đều các nguyên liệu với nhau và xay lại một lần cho thật nhuyễn, nêm nếm lại sốt cho vừa miệng, muốn ăn cay thì cho thêm sa tế.

Ướp chân gà với phần sốt sa tế trên trong khoảng 1-2 tiếng.

Nướng lần 1: Bọc chân gà vào giấy bạc, cho vào vỉ nướng của nồi chiên không dầu, nướng chân gà ở nhiệt độ 180 độ trong 10 phút. Nướng như này để chân gà chín nhanh đỡ bị khô. Sau 10 phút bỏ giấy bạc, giữ lại phần nứoc sốt trong giấy bạc sau khi nướng chân gà tiết ra.

Nướng lần 2: Xếp chân gà vào vỉ nướng, có lót giấy nến, phết phần nước sốt sau khi nướng lần 1 lên toàn bộ chân gà, nướng 5 phút ở nhiệt độ 180 độ.

Nướng lần 3: tiếp tục phết nước sốt lên khắp chân gà nướng 5 phút ở nhiệt độ 180 độ. Thấy chân gà vàng ruộm, phần da chín giòn là xong. Nếu chưa vàng giòn thì nướng thêm vài phút nữa.

24. Mực nướng sa tế

Chuẩn bị 500gr mực ống: Rửa sạch, khứa thật nhẹ phần thân mực.

Gia vị ướp mực: 1 thìa canh ăn phở sa tế, 1 thìa cà phê sả xay thật nhuyễn, 1 thìa cà phê tỏi xay, 1 thìa cà phê hành củ xay, 1 thìa canh ăn phở dầu ăn, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê ớt bột Hàn Quốc, 1 thìa cà phê tương ớt, 1 thìa cà phê bột nêm. Trộn thật đều các nguyên liệu với nhau.

Đi bao tay phết đều hỗn hợp ướp mực ở trên, xoa đều khắp mình mực.

Làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 170 độ trong 5 phút. Xếp mực vào vỉ nướng.

Nướng lần 1: 170 độ trong 5 phút.

Nướng lần 2: lật mặt nướng 170 độ trong 5 phút.

25. Hàu nướng trứng cút mỡ hành

Hàu mua loại chưa tách vỏ về tách vỏ lấy ruột, rửa sạch. Hoặc mua túi ruột hàu đã tách sẵn về chỉ việc rửa sạch.

Đổ dầu vào chảo, dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, tiếp đến thả 10gr bơ nhạt vào, bơ tan và nóng đổ ngay vào bát hành lá thái nhỏ ta được hỗn hợp mỡ hành, cho thêm chút bột canh hoặc bột nêm đảo đều cho vừa ăn.

Hành khô phi thơm.

Chuẩn bị khay nhôm nhỏ. Quết một lớp bơ hoặc dầu ăn vào khay. Xếp 2 cái ruột hàu vào khuôn, đập một quả trứng cút vào.

Làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 170 độ trong 5 phút.

Xếp khay hàu vào vỉ nướng, nướng 170 độ trong 4-5 phút. Bắc ra rưới mỡ hành và hành khô phi thơm lên trên, rắc thêm chút hạt tiêu rồi thưởng thức.

26. Sò lông nướng mỡ hành

Sò lông: 1kg

Hành lá: 1 nắm nhỏ

Hành khô phi vàng: 1/2 bát ăn cơm

Bơ nhạt anchor hoặc president: 10 gram

Tỏi băm: 1 thìa cà phê

Dầu ăn: 50ml

Cách làm

Sò lông ngâm nước cho sò nhả sạch cát. Dùng bàn chải cọ sạch phần vỏ.

Đem sò vào nồi, thêm vài cọng sả không cần cho nước, bật bếp cho nóng, đảo qua sò, sò hơi mở miệng thì gắp ra đĩa, không cần hấp quá lâu. Tách bỏ một bên vỏ, để lại phần vỏ có cồi sò.

Hành lá thái nhỏ.

Đổ dầu vào chảo, dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, tiếp đến thả 10gr bơ nhạt vào, bơ tan và nóng đổ ngay vào bát hành lá thái nhỏ ta được hỗn hợp mỡ hành, cho thêm chút bột canh đảo đều cho vừa ăn.

Trước khi nướng bật 180 độ trong 5 phút để làm nóng nồi chiên.

Xếp sò lông vào vỉ, rưới mỡ hành lên trên, bật 180 độ nướng trong 4 phút. Bỏ sò ra, rắc hành khô phi thơm và lạc rang là xong.

27. Bò nướng lá lốt Nguyên liệu

Thịt thăn bò: 300gr

Mỡ lợn: 100gr

Hoặc dùng phần dẻ sườn bò có nhiều mỡ hơn: 400gr

Gừng tươi: 1 nhánh

Sả củ: 4 củ

Lá lốt: 100gr

Tỏi: 5 nhánh

Hành củ tím: 2 củ

Gia vị: bột nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn, dầu hào.

Cách làm

Thịt bò rửa sạch, thấm khô nước, thái nhỏ, băm thật nhỏ cùng mỡ lợn, nếu dùng dẻ sườn bò thì thôi không cần dùng mỡ lợn.

Sả, gừng, tỏi, hành củ tím, bóc vỏ băm nhuyễn.

Lá lốt lấy khoảng 20gr thái nhỏ, còn lại tí nữa cuốn thịt.

Đem trộn thịt bò băm với sả, hành, tỏi, gừng hăm nhỏ, lá lốt thái nhỏ, thêm vào 1 thìa canh dầu hào, 2 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh dầu ăn. Trộn thật đều các nguyên liệu cho hoà quện vào nhau. Để 15-20p cho ngấm gia vị.

Trải lá lốt ra múc vào một thìa thịt, cuộn tròn lại, có thể dùng tăm để cố định. Cuộn lần lượt cho đến hết.

Xếp thịt vào nồi, quét một lớp dầu ăn lên trên.

Nướng lần 1: 160 độ trong 5 phút.

Nướng lần 2: lật mặt quết dầu ăn nướng 160 độ trong 5 phút là chín.

Vì nướng bằng nồi chiên nên set nhiệt như vậy thôi, nhiệt cao sẽ làm bung phần lá lốt ra và bị cháy.

Chả nướng xong cho ra đĩa, rưới một lớp mỡ hành lên trên, rắc lạc rang và ớt tươi cắt nhỏ nếu ăn đc cay. Chấm cùng nước mắm chua ngọt. Ăn cùng cơm hay bún đều ngon.

28. Sườn nướng khoai tây BBQ

Chuẩn bị 1kg sườn thăn. Sườn mua về ngâm nước khoảng 30-1 tiếng cho ra hết máu, lật miếng sườn lên dóc hết phần màng trắng phía bên dứoi miếng sườn để khi nướng xong sườn được dóc thịt, mềm và không bị dai. Rửa sạch lại, để ráo nước, dùng khăn khô thấm sạch nước.

Gia vị ướp sườn: 1 thìa canh ăn phở dầu hào, 1 thìa canh ăn phở mật ong, 1 thìa canh ăn phở xì dầu (nước tương), 2 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 2 thìa cà phê ớt bột Hàn Quốc, 1/2 củ hành tây xay thật mịn, 1/2 lon soda, 1/2 quả cam vắt lấy nước cốt, 1 thìa canh rượu vang đỏ (nếu có), 1/2 thìa canh dấm ăn, 5 thìa canh sốt BBQ loại đóng chai mua sẵn trong siêu thị. Tất cả các nguyên liệu trên trộn thật đều và nhuyễn với nhau.

Đổ sườn ra bát to, đổ hỗn hợp ướp sườn phía trên vào, đi bao tay và phết đều lên khắp các miếng sườn. Ướp sườn qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh cho ngấm gia vị, muốn ngon hơn thì ướp sườn khỏang 1 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.

Khoai tây: 3 củ to. Gia vị ướp khoai tây: 2 thìa canh dầu oliu, 1 thìa cà phê lá thơm (Thyme, hương thảo hoặc mùi tây khô), một xíu muối tinh. Trộn các nguyên liệu thật đều với nhau.

Sườn sau khi ngấm gia vị đem đi nướng. Bọc sườn bằng giấy bạc thật kín.

Nướng lần 1: Bật 160 độ nướng trong 30p.

Phần nước sốt còn lại cho vào nồi đun cho sền sệt.

Nướng lần 2: Mở giấy bạc: phết phần nước sốt đun sền sệt lên khắp miếng sườn, đặt nhiệt độ 180 độ nướng trong 5 phút.

Nướng lần 3: phết thêm một lần nước sốt nướng thêm 5 phút ở 180 độ là sườn chín hoàn toàn.

Nướng khoai tây:

Lần 1: 180 độ trong 5 phút.

Lần 2: phết thêm chút dầu oliu còn thừa nướng 170 độ trong 5 phút.

Lần 3: tăng lên 200 độ nướng trong 4 phút để khoai tây vàng mặt.

29. Cá hồi nướng xì dầu

Cá hồi rửa sạch, thấm khô, cắt thành những miếng vừa ăn.

Ướp cá hồi với chút bột tỏi ( hoặc tỏi băm nhỏ), chút hạt tiêu, chút dầu oliu hoặc dầu ăn bình thường, xoa đều khắp mình cá để ngấm 15 phút.

Nướng lần 1: Xếp cá vào vỉ nướng, bật 170 độ nướng trong 5 phút.

Nướng lần 2: 170 độ trong 5 phút.

Pha hỗn hợp nước sốt: 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh xì dầu, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê gừng thái sợi, 1/2 bát ăn cơm nước trắng, trộn thật đều.

Xếp cá hồi nướng vào khay bạc, rưới phần sốt lên trên.

Cho vào vỉ bật 170 độ nướng thêm 4 phút nữa là chín hoàn toàn. Rắc hành lá thái nhỏ, vừng rang lên trên.

Ngoài cách trên thì sau khi nướng cá chín, đun sôi hỗn hợp nước sốt rồi đổ lên phần cá đã nướng chín là xong. Sau đó mới rắc hành lá và vừng rang lên trên.

30. Thịt gà nướng sốt hoisin Nguyên liệu:

1 miếng má đùi

Bơ lạc (bơ đậu phộng): 1 thìa canh ăn phở

Xì dầu (nước tương): 2 thìa canh ăn phở

Mật ong: 1 thìa canh ăn phở

Dầu mè: 1 thìa canh ăn phở

Tỏi băm: 1 thìa cà phê

Dấm ăn: 1 thìa canh ăn phở

Hạt tiêu: 1 thìa cà phê

Ngũ vị hương: 1/2 thìa cà phê

Tương ớt: 1 thìa canh ăn phở

Cách làm:

Làm sốt hoisin: Trộn thật đều các nguyên liệu ở trên( bơ lac, xì dầu, mật ong, dầu mè, tỏi băm, dấm ăn, hạt tiêu, ngũ vị hương, tương ớt) hoặc cho tất cả vào máy xay, xay qua một lượt.

Đùi gà khứa vài đường cho ngấm gia vị và nhanh chín.

Ướp một phần sốt hoisin đã pha ở trên (sốt dùng không hết thì cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần, có thể ướp thịt ba chỉ nướng, sườn nướng cũng rất thơm ngon).

Ướp má đùi gà trong khoảng 1 tiếng hoặc lâu hơn càng ngon.

Làm nóng nồi chiên ở nhiệt độ 160 độ trong 5 phút.

Trải giấy bạc ra, đặt má đùi gà vào bọc kín lại.

Nướng lần 1: 160 độ trong 40 phút.

Nướng lần 2: mở giấy bạc, phết nước sốt tiết ra hoặc lấy một chút sốt đã pha phết đều lên khắp mình gà. Tăng nhiệt độ lên 170 độ trong 5 phút.

Nướng lần 3: nếu đùi gà chưa vàng da và chưa giòn thì nướng thêm 5 phút nữa cho vàng hẳn.

Mọi người cũng có thể mua sẵn chai sốt hoisin bán trong siêu thị về tẩm ướp, nhưng mình thích tự tay pha sẽ thơm và ngon hơn.

Danh Sách Các Công Thức Món Ngon Với Nồi Chiên Không Dầu

Chuối sứ hay còn gọi là chuối tây chín: 5 quả

Đường: 3 thìa canh ăn phở ( có đường vàng hoa mai càng tốt hoặc đường thốt nốt bánh càng thơm và màu đẹp)

Rượu trắng hoặc rượu Rum ( có thể dùng được rượu mơ, rượu vang…đều được)

Sữa đặc ông thọ: 2 thìa canh

Sữa tươi không đường: 80ml

Nước cốt dừa: 80ml

25gr bột mỳ hoặc bột gạo tẻ

Bơ nhạt: 25gr ( đun nóng nhẹ làm tan chảy)

Bánh mỳ gối 4-5 lát hoặc bánh mỳ thường cắt ra vài lát.

Trứng gà: 1 quả nhỏ

Dầu chuối hoặc va ni: 1/2 thìa cà phê

Muối tinh: 1/4 thìa cà phê.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chuối lột vỏ, bỏ gân. Thái lát tròn dày khoảng 0,5mm-1cm.

Ướp chuối với 3 thìa canh đường ( muốn chuối thơm ngon hơn dùng đường vàng hoặc đường thốt nốt), 1 thìa canh rượu Rum ( hoặc rượu gạo trắng, rượu mơ, rượu vang…), xíu muối tinh. Xóc đều chuối, bọc màng bọc cất ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc ít nhất 2 tiếng.

Trộn chung các nguyên liệu vào bát to: sữa đặc, sữa tươi, trứng gà, bơ đã đun tan chảy, nước cốt dừa, chút vani hoặc dầu chuối, khuấy đều các nguyên liệu, rây bột mỳ hoặc bột gạo vào bát, trộn thật đều lại cho hòa quyện với nhau. Rồi xé nhỏ bánh mì thả vào bát hỗn hợp trên. Trộn lại lần cuối cho đều.

Chuẩn bị khuôn nướng, vỉ nướng của nồi chiên không dầu rất bé, nên dùng khuôn nhỏ vừa với vỉ nướng hoặc dùng các khuôn bánh cup cake để chia nhỏ ra nướng bánh. Trước khi nướng thì phết một lớp bơ vào khuôn hoặc dùng giấy nến lót khuôn…

Dùng thìa to múc bột vào khuôn,dàn đều mỏng lớp bột,sau đó xếp một lớp chuối lên trên,cứ một lớp chuối một lớp bột cho đến hết.

Lớp chuối trên cùng xếp thật khéo, đều nhau và sát nhau hơn để nướng xong có mặt bánh đều đẹp.

(Phần nước chuối tiết ra trong quá trình ướp chuối không được bỏ đi mà giữ lại,hòa vào đó 1/4 thìa cà phê nước màu dùng để kho thịt, lát phết mặt bánh cho đẹp)

Nồi Chiên Không Dầu Làm Được Những Món Gì? Top Món Ăn Ngon Dễ Làm Với Nồi Chiên

Vì sao nên sử dụng nồi chiên không dầu?

Giảm chất béo trong món ăn

Vấn đề mà rất nhiều người quan tâm là liệu chất lượng món ăn được chế biến bởi nồi chiên không dầu có đủ đảm bảo? Trên thực tế trải nghiệm, nhiều người sử dụng đánh giá thành quả nấu nướng bằng nồi có mùi thơm ngon, không hề ám khói, món ăn dù giòn nhưng vẫn giữ được độ ẩm, không bị khô.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, ăn nhiều đồ chiên trong dầu mỡ không tốt cho sức khỏe vì nó có nhiều chất béo. Nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể thì người đó sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp. Khi dùng nồi chiên không dầu, món ăn của gia đình bạn vẫn sẽ thơm ngon chỉ với lượng dầu bằng khoảng 10% so với công thức rán bằng chảo, lượng chất béo sẽ được hạn chế đáng kể, có lợi hơn cho sức khỏe.

Không gian nấu nướng sạch sẽ hơn

Việc chiên rán thông thường bằng chảo sẽ làm cho căn bếp của bạn trở nên ngột ngạt, quần áo bị ám mùi dầu mỡ đặc trưng, các vết bẩn do dầu bị bắn tung tóe lên tường bếp, mặt bếp gây ra rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Khi sử dụng nồi chiên không dầu, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề này nữa.

Nồi chiên không dầu được trang bị riêng bộ lọc mùi và khói nên không làm không gian phòng bị ám mùi thức ăn. Hơn nữa, do quá trình nấu được diễn ra trong nồi kín, dầu mỡ cũng sẽ không bắn ra ngoài, việc dọn dẹp vệ sinh sau khi nấu ăn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian nấu nướng

Nồi chiên không dầu có thể chế biến được rất nhiều món như chiên gà, thịt, cá, khoai tây, phô mai que, nem chua rán, pizza, bánh rán,… Không những thế, nồi còn có thể được sử dụng để sấy khô một số loại thực phẩm, sấy trái cây, nướng bánh mì, ngô,… vô cùng tiện lợi.

Một nồi chiên không dầu bạn có thể sử dụng để nấu cùng một lúc nhiều món có thời gian chế biến tương đương. Nồi chiên chân không này sẽ là gợi ý hoàn hảo giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức khi bạn nấu nướng hằng ngày hoặc muốn tổ chức những bữa tiệc nhỏ tại nhà.

Với nguyên lý hoạt động đơn giản, người sử dụng chỉ cần ướp gia vị phù hợp với khẩu vị gia đình rồi cho thức ăn vào nồi, đậy nắp kín lại, chọn chế độ nhiệt, hẹn giờ tương ứng là xong. Trong thời gian chờ nấu chín đó, bạn có thể làm thêm những công việc khác kết hợp với theo dõi hoạt động của nồi, không cần thiết phải đứng canh, trở đều các mặt thức ăn để không bị cháy như khi chiên rán thông thường.

Chiên thực phẩm bằng nồi chiên không dầu còn tiết kiệm tổng chi phí như tiền điện, gas, dầu mỡ hơn rất nhiều so với việc chế biến thực phẩm bằng chảo rán.

Săn nồi chiên không dầu giá Sale tới 50% Miễn phí vận chuyển tới 50.000đDuy nhất từ 21.11 đến 26.11.2020 tại chúng tôi XEM NGAY

Những món ăn ngon, dễ làm với nồi chiên không dầu

1. Cá nướng giấy bạc

Ngoài các món kho, rán, nấu canh thì cá nướng giấy bạc được rất nhiều người yêu thích vì độ thơm ngon, vừa miệng. Chị em nội trợ cũng thường xuyên chọn món này để nấu trong bữa cơm gia đình hoặc đãi khách trong những dịp lễ quan trọng, buổi tụ họp của người thân, bạn bè bởi vì món cá nướng giấy bạc này có phương pháp chế biến đơn giản, áp dụng được cho nhiều loại cá, không tốn nhiều thời gian.

Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ướp cá theo khẩu vị của gia đình rồi cho vào nồi chiên không dầu nướng, bạn sẽ nhanh chóng có được món cá nướng ngon như ngoài hàng.

2. Cá hồi nướng

Trong cá hồi có chứa axit béo omega-3 và rất nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như giảm các tác nhân gây bệnh ở hệ tiêu hóa và tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, phát triển cơ bắp, tăng cường phát triển não bộ, cải thiện sức khỏe đôi mắt.

4. Cánh gà chiên nước mắm

Cánh gà chiên mắm là một món “đưa cơm” đơn giản, dễ nấu. Phần thịt ở cánh gà ngọt mềm được bao bọc bởi một lớp da mỏng đã chiên giòn, thêm một lớp áo ngoài là hỗn hợp nước sốt thơm lừng được pha từ nước mắm, đường, tỏi, tiêu xay – tất cả sẽ mang lại hương vị khó quên cho cả gia đình bạn.

5. Đùi gà chiên

Đùi gà chiên cũng là một món yêu thích của cả người lớn và trẻ nhỏ mà bạn có thể làm bằng nồi chiên không dầu. Đùi gà được tẩm ướp nước mắm, bột chiên, mật ong hay giữ nguyên chiên đều rất thơm ngon, ít dầu mỡ, hoàn toàn phù hợp với cả bữa ăn thường ngày lẫn đãi khách của gia đình bạn.

6. Gà nướng mật ong nguyên con

7. Vịt nướng

Vịt nướng cũng là một trong những món ăn yêu thích của nhiều gia đình và cực kỳ giàu giá trị dinh dưỡng. Nếu còn e ngại vấn đề nhiều dầu mỡ, bạn đừng quên đã có một trợ thủ đắc lực mang tên nồi chiên không dầu tại căn bếp nha. Món vịt nướng thơm lừng sẽ nhanh chóng xuất hiện với vẻ ngoài thu hút, bắt mắt cùng mùi hương khó cưỡng lại, ngon y như ngoài hàng.

Cuối tuần, hãy đãi cả nhà món sườn nướng mật ong ăn đậm miệng, ngon không thua gì ngoài hàng thôi nào! Sườn được ướp mật ong và các gia vị thơm lừng, nướng bằng nồi chiên không dầu vẫn đảm bảo thịt mềm ngọt, đậm đà, chỉ nhìn thôi cũng thèm ứa nước miếng rồi.

9. Dồi sụn nướng

Dồi sụn nướng là sự kết hợp độc đáo giữa hai món ăn quen thuộc khác là dồi và sụn. Nếu đã từng thưởng thức món này, chắc chắn nhiều người sẽ khó có thể quên được vị thơm béo ngậy, bùi bùi và cảm giác giòn dai, sần sật mà nó đem lại. Món ăn này cũng không quá khó làm, còn đặc biệt nhanh chóng và hạn chế được lượng dầu mỡ tối đa khi bạn sử dụng nồi chiên chân không đó. Bạn có thể ăn không với tương ớt hoặc ăn cùng rau, bún và nước chấm đặc biệt, đảm bảo ngon ngất ngây, nhất là vào thời điểm thời tiết se lạnh!

10. Cà tím nướng mỡ hành

Cà tím nướng mỡ hành là một món ăn đơn giản, dân dã, ăn với cơm trắng cũng đủ đem lại vị ngon khiến bạn ngây ngất. Ngoài ra, món ăn này còn vô cùng phù hợp trong bữa tiệc BBQ khi có khả năng kích thích vị giác cũng như giảm cảm giác ngấy khi ăn BBQ nữa đó.

11. Hàu nướng phô mai

Vị sốt phô mai béo ngậy hòa quyện cùng hương vị biển ngon ngọt, thơm ngon của hàu chín mềm làm nên sự hấp dẫn của món hàu nướng phô mai. Chắc chắn món ăn này sẽ làm hài lòng mọi thực khách trong bữa tiệc của gia đình bạn, khiến họ lưu luyến mãi không quên hương vị ấy.

12. Hàu nướng mỡ hành

13. Khoai lang nướng

Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình có thể vừa quây quần bên nhau, vừa xuýt xoa ăn những củ khoai lang nướng mới ra lò, tìm về những kí ức tuổi thơ và để các bé trải nghiệm cuộc sống dân dã, cảm nhận được hương vị đồng quê?

14. Pizza

Đừng lo! Chỉ với một chiếc nồi chiên không dầu cùng công thức, nguyên liệu đầy đủ, bạn vẫn có thể tạo ra những chiếc bánh pizza ngon tuyệt vời để tiếp đãi người thân, bạn bè hoặc cho người trong gia đình thưởng thức.

Cũng như pizza, từ trẻ nhỏ cho tới người già đều rất yêu thích khoai tây chiên, bị thu hút bởi sự giòn tan, độ thơm ngon của chúng ngay khi vừa thử miếng đầu tiên. Thế nhưng, các bà nội trợ luôn lo lắng việc ăn quá nhiều đồ chiên sẽ có tác động không tốt tới sức khỏe của người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và người già, gây ra bệnh béo phì, các bệnh tim mạch, huyết áp cao.

16. Lạc rang (đậu phộng rang)

Ngoài xuất hiện trên bàn ăn, món lạc rang này còn có mặt đều đặn trên bàn nhậu của cánh đàn ông, chén chú chén anh cùng vài hạt lạc là sảng khoái nói chuyện, tâm sự việc đời. Để làm món đậu phộng rang tại nhà không khó một chút nào, giờ đây việc này thậm chí còn càng đơn giản và nhanh hơn với các bà nội trợ khi sử dụng nồi chiên không dầu.

Làm bún chả không khó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện món ngon này ngay tại nhà một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nướng chả bằng nồi chiên không dầu giúp bạn đỡ vất vả hơn, thịt cũng chín đều hơn mà không bị cháy.

Thịt xiên nướng que thơm ngon là món khoái khẩu của mọi nhà, thích hợp để bà nội trợ làm cho các bé ăn cơm hay cho cánh mày râu “nhắm” trên bàn nhậu cùng vài ly bia. Thịt thấm ngọt, thơm bùi, mang một hương vị rất riêng, ăn là ghiền!

Nồi chiên không dầu có thể dùng để nướng thịt xiên, cho hiệu quả chế biến tốt hơn, thời gian nấu nhanh hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

19. Chả lá lốt

20. Thịt heo quay

Để giảm bớt cảm giác ngán ngẩm khi suốt ngày đối diện với các món thịt lợn luộc, xào, kho, bạn hãy thử làm thịt heo quay vàng giòn cho gia đình. Bạn nên sử dụng nồi chiên không dầu để hạn chế lượng dầu mỡ sử dụng và đẩy nhanh thời gian chế biến. Món thịt heo quay sau khi chế biến xong vẫn sẽ giòn bì, thơm phức, ngon như ngoài hàng mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

21. Lạp xưởng

Lạp xưởng là một món ăn ngon, bắt nguồn từ Trung Quốc rồi dần dần phổ biến trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Muốn ăn lạp xưởng, bạn bắt buộc phải chiên chúng qua dầu mỡ để lớp vỏ vàng giòn, bên trong nhân chín đều. Sử dụng nồi chiên không dầu để rán lạp xưởng thì bạn sẽ ít phải dùng dầu mỡ hơn, từ đó hạn chế được lượng chất béo đi vào cơ thể.

22. Chả cá

Chả cá vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng lại dễ ăn nên từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể ăn món này, bạn có thể dùng thay thế các món cá thông thường, đem lại sự mới lạ cho bàn ăn gia đình.

23. Phồng tôm

Phồng tôm là một món ăn nhẹ, ăn vặt phổ biến ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung, được mọi lứa tuổi ưa thích. Phồng tôm có thể dùng để ăn lúc nhậu với bạn bè, lúc gia đình sum họp cùng ngồi xem tivi hoặc làm món quà chiều ăn vặt,… Bánh được bán dưới dạng cứng, còn sống, khi chiên lên sẽ tạo thành những miếng phồng tôm có độ giòn, xốp, béo ngậy và đặc biệt là thơm mùi tôm. Để vừa thưởng thức được món ngon này, vừa duy trì, kiểm soát được lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể, rất nhiều người lựa chọn sử dụng nồi chiên không dầu để chế biến phồng tôm. Hiệu quả sử dụng nồi chiên rất tốt, nhanh chóng, ít dầu và không làm căn bếp của bạn ám mùi mỡ.

24. Tôm nướng muối ớt

Tôm nướng muối ớt là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị cay của ớt, vị ngọt đến từ thịt tôm nhiều chất dinh dưỡng và vị mặn của muối. Cách làm món này khá đơn giản, bạn chỉ cần tẩm ướp theo công thức rồi sau đó đặt vào nồi chiên không dầu, chọn nhiệt độ và thời gian nướng thích hợp, cuối cùng khởi động nồi. Thành quả sau khi nướng sẽ là một đĩa tôm có màu đỏ gạch thơm ngon, hút mắt, mọi người đều yêu thích với thời gian chế biến vô cùng nhanh chóng.

25. Sữa chua úp ngược

Có thể nhiều người vẫn còn thấy lạ khi nghe đến cái tên “sữa chua úp ngược” đúng không nào? Cũng giống như sữa chua thông thường, sữa chua úp ngược là sản phẩm lên men có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể ăn. Điểm khác biệt là sữa chua úp ngược có độ mịn, đặc sánh hơn, không bị đông đá khi để tủ lạnh, cũng không bị đổ ra ngoài hay xê dịch khi bạn úp ngược lại hộp đựng – đây cũng là lí do món ăn này được người ta gọi với cái tên như thế.

26. Bánh khoai lang sữa dừa

27. Caramen (bánh flan)

28. Bánh tart trứng

Bánh mì bơ tỏi với vị béo ngậy của bơ và bánh mì, hòa quyện cùng mùi thơm của tỏi nướng là món ăn sáng dinh dưỡng tiện lợi cũng như món khai màn tuyệt vời trên bàn tiệc. Cách ăn bánh mì này cũng khá độc đáo, mới lạ, giúp các chị, các mẹ nội trợ đổi mới thực đơn ăn sáng của gia đình để bớt trùng lặp và nhàm chán, tiếp thêm năng lượng cho cả ngày dài học tập, làm việc của gia đình mình.

30. Hoa quả sấy

31. Bánh trung thu

Mua nồi chiên không dầu tốt ở đâu?

Hiện nay, giá của nồi chiên không dầu trên thị trường được phân bố phù hợp theo từng phân khúc, từ thương hiệu cao cấp, tầm trung tới bình dân để bất cứ gia đình nào cũng có thể sở hữu chúng. Tuy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn đề nhức nhối “thử thách” những người tiêu dùng thông thái. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn cần phải lựa chọn thật cẩn thận những địa chỉ bán hàng uy tín, đảm bảo, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng.

550 Bí Quyết Nấu Ăn Ngon Với Nồi Chiên Không Dầu

Những năm gần đây ” Nồi chiên không dầu ” đã trở thành một trong những dụng cụ nấu ăn không thể thiếu được trong các gia đình, bởi nó tránh được các hạn chế mà các nối chiên thông thường gặp phải và gây phiền toái cho các chị em nội trợ. Vậy nồi chiên không dầu là gì?

Nồi chiên không dầu hay còn gọi là nồi chiên chân không, ra đời với mục đích giảm thiểu lượng dầu chiên để đảm bảo sức khỏe và khắc phục nhược điểm dầu văng tung tóe khi chiên bằng chảo. Đặc điểm chung của các loại nồi này là:

Thiết kế đơn giản, màu sắc trung tính thường là đen hoặc trắng và rất hiện đại tiện dụng.

Đây không hẳn là phương pháp chiên không dầu vì trong quá trình chiên chúng ta vẫn dùng một lượng dầu rất ít, tuy nhiên vẫn có thể giảm 90 – 100% so với kiểu chiên thông thường.

Cơ chế làm nóng thanh nhiệt (dây mayso), quạt tản nhiệt có chức năng luân chuyển nhiệt lượng khắp bề mặt thực phẩm giúp chúng chín đều từ trong ra ngoài.

Rổ chiên dạng lưới giúp dầu mỡ thừa chảy xuống khay hứng bên dưới, món ăn sẽ chín thơm ngon và không ứ dầu. Khay và rổ chiên thường được phủ chống dính, có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện để lấy thức ăn và chùi rửa sau khi dùng.

Sử dụng được cho tất cả các loại thực phẩm. Đối với những món bản thân đã có dầu mỡ như thịt, thịt gà, cá basa, món có phô mai… thì không cần dùng thêm dầu.

Ngày nay nhiều chị em phụ nữ ưu tiên lựa chọn nồi chiên không dầu cho gian bếp của mình bởi các ưu điểm sau:

Tốt cho sức khỏe là ưu điểm lớn nhất của nồi chiên không dầu. Lượng dầu mỡ thừa giảm đáng kể so với chiên thông thường. Các món thịt động vật như sườn heo, đùi gà, thịt bò…sau khi chiên song có thể thấy một lượng lớn mỡ chảy xuống khay. Chiên bằng nồi chiên không dầu giúp giảm thiểu 70 – 80% lượng dầu sử dụng, bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm , điều này rất tốt cho những người muốn giảm cân, bệnh nhân tim mạch, béo phì… Ngoài ra, khi chiên dầu không văng tung tóe, không gây bỏng và không làm bẩn nhà bếp.

Tiện lợi, dễ vệ sinh, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí. Nồi chiên không dầu rất dễ sử dụng, tháo ráp vệ sinh cũng đơn giản. Cách thiết kế kín nên nhiệt lượng chủ yếu tập trung bên trong, ít thoát ra ngoài, giảm thời gian chiên nấu, tối ưu công suất hao phí. Thêm nữa là không dùng dầu hoặc rất ít dầu nên khá tiết kiệm so với chiên dầu thông thường.

Chiên được nhiều món và làm 1 số món nướng , từ khoai tây chiên, rau củ, cơm chiên…cho đến cánh gà, sườn heo, cá…đều có thể chế biến được.

Kiểu dáng sang trọng, nhỏ gọn. Nồi chiên không dầu thường có thiết kế hình bầu dục như quả trứng. Nhìn rất nhỏ gọn, sang trọng tạo điểm nhấn cho không gian bếp.

Sử dụng nồi chiên không dầu chỉ mất khoảng 15-20 phút cho món ăn, dung tích lò khoảng 3 – 5 lít có thể chiên khối lượng 800g – 1 ký thực phẩm.

Các dạng nồi chiên không dầu và công nghệ sử dụng:

Nồi chiên không dầu được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010, do Philips sản xuất, dựa trên công nghệ Rapid Air: Công nghệ Rapid Air còn có tên gọi khác là “RUSH technology” được phát triên bởi tổ chức nghiên cứu APDS Development tại Hà Lan. RUSH là viết tắt của “Radian & UpStream Heating”. Đây là công nghệ truyền nhiệt đặc biệt. Nhiệt được truyền với cường độ lớn phủ khắp bề mặt thực phẩm và xuyên thấu qua bên trong.

Nồi chiên không dầu theo công nghệ thường c kiểu dáng hình bầu dục, cấu tạo gồm 2 phần, phần trên tạo ra nhiệt còn phần dưới phản xạ nhiệt. Phần trên gồm điện trở đốt nóng hay còn gọi là dây Mayso (một số nồi dùng đèn halogen để đốt nóng vd: nồi chiên không dầu Ranee) và quạt để đẩy hơi nóng đi. Phần dưới thiết kế như ngăn kéo gồm có rá chiên dạng lưới và khay chiên. Rá chiên nằm lọt thỏm trong khay, giữa rá chiên và khay chiên luôn có khoảng cách để hơi nóng lưu thông, phản xạ.

Bên cạnh công nghệ Rapid Air như trên. Còn có một dạng nồi chiên không dầu khác, được thiết kế theo kiểu trục quay của Tefal. Thay vì bộ phận làm nóng đặt phía trên như Philips, nồi Tefal lại được đặt ở bên hông. Hơi nóng trong nồi không luân chuyển mạnh bằng Philips, nhưng bù lại thực phẩm luôn quay và đảo quanh trục cố định nên cũng chín đều có độ vàng giòn không kém.

Nồi chiên không dầu cơ bản dùng khí nóng luôn chuyển để làm chín thực phẩm. Tuy cùng nguyên tắc nhưng nồi Philips thì làm nóng từ phí trên, hơi nóng được quạt đẩy xuống, đáy nồi philips có dạng hình xoắn giúp khí nóng phản xạ ngược trở lại làm chín đều thực phẩm (đây là công nghệ của Philips đã đăng kí bản quyền, các hãng khác không được làm theo). Còn Tefal thì hơi nóng được thoát ra từ bên hông nồi, khay thực phẩm quay quanh trục cố định kết hợp với chân vịt làm hơi nóng phân bố đều trên khắp bề mặt thực phẩm. Một điều khác biệt nữa là Philips cho phép bạn điều chỉnh nhiệt độ trong tầm 80 – 200°C còn Tefal thì chỉ cố định 1 nhiệt độ duy nhất 170°C.

Cách nấu ăn với nồi chiên không dầu:

Hiện nay các sách hướng dẫn sử dụng nấu ăn và chế biến món ăn với nồi chiên không dầu không nhiều, chính vì vậy mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn cuốn sách tiếng anh với tiêu đề”550 Easy and Delicious Air Fryer Recipes For Fast and Healthy Meals (with Nutrition Facts): tạm dịch ra tiếng việt: 550 Bí quyết chiên giòn dễ dàng và ngon miệng cho bữa ăn nhanh và lành mạnh (có thành phần dinh dưỡng) “ 550 bí quyết nấu ăn ngon với nồi chiên không dầu ” – tuy nhiên phiên bản gốc “ , sẽ mang đến cho các bạn đầu bếp, những người nội trợ 550 món ăn vô cùng đa dạng và phong phú cùng với nồi chiên dầu.