Top 3 # Xem Nhiều Nhất Sách Nấu Ăn Linh Trang Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Linh Trang Savoury Days: “Nấu Ăn Với Mình Là Một Cuộc Chơi”

Chủ nhân blog: http://www.savourydays.com/

Sách đã xuất bản:

– “Quà tặng ngọt ngào” (2013)-“Nhật ký học làm bánh” – tập 1 (2014)– “Nhật ký học làm bánh” – tập 2 (2015).

Ít có ai yêu thích bánh trái lại chưa một lần vào blog Savoury Days. Tỉ mỉ, chi tiết và luôn rõ ràng, blog Savoury Days đã là địa chỉ tin cậy của những người yêu nội trợ. Cô gái có tên Đoàn Thu Trang (Linh Trang) – chủ nhân của blog này cũng được rất nhiều người yêu mến bởi sự nhẹ nhàng, cẩn trọng và luôn chu đáo.

– Nhận được sự chú ý đến vậy, Trang có cảm thấy có gì bất tiện không?

– Thực ra thì mọi người chú ý và quan tâm nhiều tới Savoury Days chứ không phải Linh Trang, nên Savoury Days mới là “ngôi sao” chứ không phải Linh Trang.

Nhưng nhờ Savoury Days mà mình có thêm nhiều bạn bè hơn, phần lớn đều chưa gặp mặt nhưng đều có chung tình yêu với bếp nên trò chuyện hợp nhau lắm.

– Bạn ảnh hưởng niềm đam mê nấu nướng từ ai vậy?

– Từ bà, mẹ của mình và rất nhiều người phụ nữ đảm đang xung quanh mình nữa. Tình yêu nấu nướng là một cái gì đó hình như rất tự nhiên và bản năng của phụ nữ Việt Nam thì phải.

– Trong những món đã làm, Trang thích nhất món nào?

– Câu hỏi này thực sự là rất khó bởi mình luôn vào bếp với tất cả tâm huyết nên món ăn nào làm ra đối với mình cũng đều là món ăn số 1 cả, thật khó so sánh để chọn một món làm “hoa hậu”.

– Bạn có nhớ tới món đầu tiên và chiếc bánh đầu tiên mình tự tay làm?

– Có chứ, đó là món bánh muffin chocolate và cà phê. Có lẽ mình sẽ chẳng bao giờ quên được cảm xúc của ngày hôm đó, khi ngồi trước lò chờ đợi và nhìn chiếc bánh từ từ nở phồng lên sau lớp cửa kính. Đó là một thứ cảm giác rất đặc biệt, giống như một sự pha trộn giữa hạnh phúc, vui mừng, phấn khích, hãnh diện… vậy.

– Trang có gặp những khó khăn gì khi chinh phục các món ăn không vậy?

– Có chứ, nhiều lắm. Điều khó khăn không phải ở bản thân món ăn khó làm mà là bởi mình muốn tìm ra công thức đơn giản, dễ thực hiện và dễ thành công nhất. Và quan trọng hơn cả là mọi người đều có thể làm được. Cho nên có nhiều khi mình mất đến vài tuần để thử nhiều cách làm khác nhau và chọn ra cách tốt nhất, và phải đi tìm cả các nguyên liệu thay thế, chỉ dùng những thứ dễ tìm và phổ biến nhất nữa, cũng mất kha khá thời gian.

– Đối với Trang, nấu nướng có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

– Nhiều lắm. Nhưng một trong những điều quan trọng nhất là nấu nướng mang lại cho mình thêm nhiều khoảnh khắc đáng yêu hơn trong cuộc sống. Như là khi chờ Amazon gửi đến một quyển sách mới về làm bánh, ngồi đọc ngấu nghiến rồi “phi” vào bếp thử ngay một món mới. Hay là trong một buổi tối mùa đông lạnh, ngồi đọc sách và hít hà mùi bánh mì nướng thơm lừng tỏa ra từ lò nướng. Hoặc đơn giản là mỗi buổi chiều chuẩn bị các món ngon và đợi ông xã trở về nhà.

– Ông xã thích những món mà Trang nấu chứ?

– Ồ, đó là thực khách trung thành số một và cực kì khó tính của mình đấy.

– Khi nấu nướng, bạn có nguyên tắc gì không?

– Tận hưởng và khám phá. Nấu ăn với mình là một cuộc dạo chơi và thám hiểm, càng tiến sâu hơn, càng thấy có nhiều khám phá thú vị. Nấu ăn là quyền lợi, không phải là nghĩa vụ, và bởi vậy tại sao ta lại không tận hưởng nó. Và khi người đứng bếp thực sự yêu thích công việc mình làm thì mình nghĩ món ăn cũng tuyệt hơn nhiều.

– Thời gian bạn vào bếp là những lúc nào?

– Bất kì khi nào có cảm hứng và có thời gian. Thường thì hai thứ này đi liền với nhau. Khi đã có cảm hứng thì sẽ tự tìm được thời gian để làm nó.

– Lúc nào cũng thấy Trang trả lời dịu dàng, viết dịu dàng, làm bánh dịu dàng là sao ta?

– Ôi, đó là bạn chưa thấy mình lúc nổi cáu đấy thôi. Hihi.

– Có bao giờ bạn nghĩ, blog của mình sẽ là nơi để quảng bá hình ảnh người Việt, món ăn và văn hóa Việt không?

– Mình rất hi vọng có thể thực hiện được điều này trong tương lai gần.

– Hiện nay có rất nhiều những food blogger và food photographer người Việt, bạn thấy đáng mừng hay… đáng lo?

– Việc viết blog ẩm thực (bởi food blogger) và chụp ảnh đồ ăn (bởi food photographer) thực ra đã bắt đầu từ khoảng 8 – 10 năm trước tại Việt Nam. Nhưng trong khoảng 2 – 3 năm trở lại đây thì mình thấy đặc biệt nở rộ, có thêm rất nhiều food blog và food website/forum mới. Food photographer và food stylist cũng dần trở thành một công việc chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản hơn. Mình nghĩ đây là một tín hiệu đáng mừng với cộng đồng các bạn yêu ẩm thực nói chung. Việc này không chỉ tạo ra một sân chơi có tính chuyên nghiệp cao hơn cho các bạn yêu nấu nướng, chụp ảnh mà còn mang đến nguồn công thức chất lượng cao rất dồi dào để mọi người tham khảo nữa.

Cũng nhờ vào sự “nở rộ” food blog mà mình thấy kho tài liệu tham khảo công thức nấu ăn trên mạng trong vài năm gần đây trở nên phong phú hơn nhiều, không chỉ các món Việt Nam mà cả ẩm thực bốn phương nữa.

Có một thực tế khá thú vị là các food blogger người Việt ở nước ngoài thì mình thấy giới thiệu các món Việt rất nhiều, trong khi các food blogger ở Việt Nam lại có xu hướng tập trung vào các món Âu.

– Blogger hiện là một nghề hái ra tiền và ở Việt Nam cũng bắt đầu như vậy, bạn có ý định sẽ phát triển hơn những gì mà bạn đang làm?

– Phát triển hơn thì chắc chắn là có, hiện tại mình đã có một vài kế hoạch cho Savoury Days rồi và sẽ ra mắt trong thời gian rất gần thôi. Nhưng tất cả là vì đam mê và vì mong muốn tạo ra được nguồn tham khảo công thức chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho mọi người hơn là vì tiền. Nói một cách khác thì “tiền”, “danh tiếng”… và các thước đo vật chất tương tự khác có thể là hệ quả nhưng không thể là mục tiêu và đích đến. Mình tin là việc đặt cả tấm lòng vào làm một công việc nào đó là yếu tố quan trọng nhất để bạn chạm được tới đỉnh cao của nó.

– Trân trọng cảm ơn Linh Trang đã dành cho Đẹp Online cuộc trò chuyện thú vị này!

Thực hiện: Lan Anh

Ảnh do nhân vật cung cấp

Thực hiện: depweb

List Sách Hay Về Nấu Ăn

Sách về nấu ăn hay nhất. Cách nấu những món ăn vừa ngon vừa lành cùng thật nhiều các kiến thức về văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán của vùng miền Việt Nam và thế giới.

Mặn Béo Chua Nóng

Trong một thế giới nơi hai kiệt tác nấu ăn The Joy of Cooking và How to Cook Everything thống trị, Mặn béo chua nóng đột ngột xuất hiện, với cách tiếp cận hoàn toàn mới đến từ một nghệ nhân ẩm thực tài hoa mới. Đầu bếp kiêm tác giả Samin Nosrat đã giúp đỡ và giảng dạy nhiều người, từ các đầu bếp chuyên nghiệp tới học sinh trung học, tới tác giả kiêm nhà báo Michael Pollan triết lý ẩm thực độc đáo nhưng rất đỗi giản đơn của cô. Chỉ cần nắm vững nghệ thuật vận dụng bốn yếu tố đơn giản, bao gồm Muối, để tăng cường hương vị; chất béo, để truyền tải hương vị và hình thành kết cấu; chất chua, để cân bằng hương vị; và nhiệt độ, để quyết định kết cấu cuối cùng của thức ăn – chỉ cần như thế, thì bất cứ món ăn nào bạn chế biến cũng sẽ trở thành tuyệt phẩm. Bằng cách diễn đạt và lý giải hết sức tự nhiên và chi tiết, Mặn béo chua nóng sẽ hướng dẫn và truyền cảm hứng cho một thế hệ đầu bếp mới, để họ có thể tự tin đưa ra nhiều quyết định trong gian bếp và nấu được nhiều món ăn ngon hơn, từ bất cứ nguyên liệu nào, tại bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào.

Mang đậm âm hưởng của hành trình chinh phục ẩm thực của Samin Nosrat, từ một người nghiệp dư tới đầu bếp chuyên nghiệp đoạt nhiều giải thưởng, Mặn béo chua nóng sẽ lập tức thu hẹp khoảng cách giữa các đầu bếp tại gia với các đầu bếp chuyên nghiệp. Bằng lối kể chuyện lôi cuốn, hình vẽ minh họa đẹp mắt xuyên suốt, và phương pháp diễn giải khoa học ẩm thực hết sức dễ hiểu, Samin đã làm sáng tỏ bốn yếu tố để nấu ăn ngon cho tất cả mọi người. Không chỉ thế, Mặn béo chua nóng còn cung cấp rất nhiều công thức nấu ăn căn bản – cùng hàng chục biến thể của mỗi món – giúp độc giả dễ dàng thực hành để từ đó, bạn có thể làm được món rau trộn dầu giấm tươi mát và chuẩn vị, món rau củ quay hoàn hảo, món thịt hầm mềm thơm, và bánh ngọt ngàn lớp bông xốp, ngon lành.

Thuận Tự Nhiên

Bằng sự đam mê cùng kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe, Châu Văn Long (Long Châu) được biết đến như một trong những đầu bếp tiên phong tại Việt Nam cho phong cách nấu ăn thuận tự nhiên. Anh từng là khách mời trên những chương trình ẩm thực địa phương và quốc tế, như Secret Eats của Adam Richman.

Từ vị trí bếp trưởng của Ru – một nhà hàng tiên phong về ẩm thực sạch tại TP. Hồ Chí Minh – Long Châu đã có một quyết định táo bạo: Trở về quê nhà ở Đắk Lắk để tìm tòi và khuyến khích lối sống thuận theo tự nhiên và khỏe mạnh hơn cho mọi người.

Các Món Chè Và Bánh Truyền Thống

– Chè ngũ sắc

– Chè xoài và hạt é

– Chè hạt lựu

– Chè thưng

– Bánh táo

– Mứt me

– Mứt cà chua…

Làm Dâu Nhà Má

Khi có trong tay những gì mà Alain Nghĩa đã chuẩn bị cho các chị em độc giả Làm Dâu Nhà Má, bắt gặp hình ảnh những bông bí, bông so đũa, bông điên điển ngọt tươi ở quê nhà, đến những cái tên thân thương như mồng tơi, tép bạc, đậu rồng, cá nục, cá kèo, xoài xanh, lá giang, lá chanh, tương hột, tương mè, rau má… không phải trở lại trong tôi những vị giác, khứu giác, ký ức ngọt bùi của các thức ăn má hay mẹ ruột mình nấu, mà là hình ảnh những gì trồng trên khu vườn nhỏ của má ở Mỹ cũng như khu vườn rau trái ngày xưa của nhà tôi ở xứ Pleiku đất đỏ, nơi mà năm 2001, ghé đó xin vào thăm, chủ mới lắc đầu có vẻ như sợ bị đòi lại.” – Nhà văn – Đạo diễn – Biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc

“Khi đọc sách của Alain Nghĩa tôi rất ngạc nhiên vì cách chỉ dẫn nấu ăn đơn giản quá, khi làm thử thì thấy quả thật là như vậy… Ngoài những hình ảnh đẹp (tôi hay xem hình trước, thấy hình nào đẹp nhất thì nấu trước tiên), Alain Nghĩa còn cẩn thận ghi chú đơn vị đo lường nên tôi không cần tra tìm trên mạng.

Cầm cuốn sách dạy nấu ăn thứ ba của Alain Nghĩa, tôi chỉ tiếc một điều là má không còn nữa để tôi có dịp nấu cho bà ăn đủ món ăn quê hương, cùng lúc sẽ tự tin nói “Má ơi bây giờ con có thể… ‘Làm dâu nhà má’ nè”. – Nhà văn – nhà thơ Nguyễn Thị Huế xưa

Đậm Đà Hương Vị Món Thái

Cuốn sách giới thiệu công thức chế biến các món ăn Thái ngon miệng như:

– Larb bò

– Canh cá hương me

– Chem chép New Zeland hấp Thái

– Pad Thái tôm

– Bánh Tako

– Trà chanh Thái…

Gỏi & Các Món Khai Vị

– Gỏi cá rau quế

– Gỏi mực Thái Lan

– Gỏi tôm Thái

– Gỏi sò điệp

– Gỏi sò huyết Thái Lan

– Gỏi hải sản Thái

– Gỏi trứng sam

– Salad hải sản

– Gỏi gà kiểu Thái

– Gỏi sứa

– Salad cá hồi xốt mâm xôi

– Salad tôm phô mai

– Salad cá ngũ sắc

– Gỏi thịt heo hạt điều.

Sách Dạy Nấu Ăn Việt Nam Pdf

Sách “100 Món Ăn Ngon Rẻ”

Tác giả: Thiên Kim

Đây là cuốn sách tổng hợp 100 món ăn gia đình đơn giản với những nguyên liệu phổ biến và rất dễ dàng tìm mua. Để chế biến một món ăn ngon không cần những nguyên liệu quá đắt tiền, xa xỉ mà quan trọng nhất là phương pháp chế biến và cách lên thực đơn hợp lý, hoa học, hài hòa hương vị.

100 món ăn không phải là quá nhiều nhưng là đủ với một cuốn sách dạy món ăn Việt Nam truyền thống cơ bản nhất. Nếu thành thục cuốn này, bạn có thể dọn ra một bàn tiệc với đẩy đủ các món khai vị, món chính, món tráng miệng theo đúng phong cách truyền thống Việt Nam và ít tốn kém chi phí nhất. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng có những mẹo để giúp bạn mua thực phẩm tươi ngon, tính toán dinh dưỡng, lên thực đơn phù hợp cho bữa ăn hàng ngày…

Tải về sách “100 món ăn ngon rẻ” PDF: đang cập nhật.

Sách “Hướng dẫn nấu ăn 200 món truyền thống”

Nhiều tác giả

“Hướng dẫn nấu 200 món truyền thống” là cuốn sách rất hay dành cho những người yêu ẩm thực truyền thống Việt Nam. Với sự tham gia của nhiều tác giả là các đầu bếp nổi tiếng ở nhiều vùng miền khác nhau, cuốn sách là tổng hợp chọn lọc những hương vị ẩm thực đặc trưng của ba miền Bắc, Trung Nam. Các món ăn được mô tả rất cụ thể về nguyên liệu, cách chế biến và yêu cầu thành phẩm…

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều món ăn quen thuộc đối với mọi gia đình như thịt kho, cà muối, xôi vò, canh chua, bún miến… Bên cạnh đó là các đặc sản địa phương như mì Quảng, bún riêu, hủ tiếu…

Sách “Kỹ thuật chế biến 300 món ăn ngon”

Tác giả: Nguyễn Thùy Linh

Một cuốn sách dạy nấu ăn Việt Nam rất chất lượng là “Kỹ thuật chế biến 300 món ăn ngon” do tác giả Nguyễn Thùy Linh biên soạn. Cuốn sách có đầy đủ và chi tiết về phương pháp chế biến món ăn cho cuộc sống hàng ngày và các dịp lễ tết, tiệc tại gia. Với hơn 300 món ăn được chia thành 3 phần chính: Chế biến các món động vật, chế biến các món thực vật, các món bánh kẹo rất khoa học giúp các bạn nhanh chóng nắm được những kiến thức trọng tâm nhất.

Nội dung cuốn sách “Kỹ thuật chế biến 300 món ăn ngon” như sau:

Phần 1: Các món ăn chế biến từ động vật.

Phần 2: Các món ăn chế biến từ thực vật.

Phần 3: Các món bánh kẹo.

Các loại bánh nướng.

Các loại bánh hấp.

Các bánh in.

Loại bánh rán.

Các món mứt, kẹo.

Các món chè.

Sách “Hướng dẫn thực hành 400 món thông dụng”

Tác giả: Huyền Trân

“Hướng dẫn thực hành 400 món ăn thông dụng” là cuốn sách khá thú vị về ẩm thực Việt Nam. Nội dung chủ yếu của cuốn này là hướng dẫn cách chuẩn bị nguyên vật liệu, chế biến 400 món ăn quen thuộc trong gia đình Việt Nam. Có nhiều món ăn dân dã, vùng miền cũng xuất hiện trong cuốn sách này. Đây cũng có thể coi là tài liệu dành cho nhiều đầu bếp chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu món Việt truyền thống.

Nội dung cuốn sách được chia thành 6 phần:

Phần 1: 56 mẹo nấu ăn thường thức khi vào bếp

Phần 2: Cách lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon

Phần 3: Phương pháp sơ chế thịt thú rừng

Phần 4: Các loại nước chấm truyền thống

Phần 5: Chế biến các món ăn đãi tiệc

Phần 6: Chế biến các món ăn gia đình

Sách có được minh họa bởi các hình ảnh đẹp, rõ ràng và hấp dẫn người đọc, giúp bạn học món ăn nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tải về sách “Hướng dẫn thực hành 400 món ăn thông dụng” PDF: đang cập nhật.

Sách “500 Món Ngon Thông Dụng Dễ Nấu”

Biên soạn: Mai Anh

“500 món ăn thông dụng dễ nấu” – là cuốn sách nấu ăn Việt Nam được tổng hợp khá công phu các món ăn truyền thống. Cách chuẩn bị nguyên liệu và chế biến được trình bày rất rõ ràng, rất dễ dàng để thực hiện cho tất cả mọi người. Nội dung của sách được phân chia thành từng loại món ăn để phù hợp với nhiều nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc. Với sách 500 món ăn Việt Nam, việc nấu ăn, lên kế hoạch thực đơn, lựa thực phẩm và chế biến trở nên đơn giản rất nhiều…

Nội dung cuốn sách “500 món ăn thông dụng dễ nấu”

– Món Canh, Súp dễ nấu

– Món Nộm, Sa lát, Rau củ trộn

– Món thịt Lợn, Bò, Bê, Dê

– Món thịt Gà, Chim

– Món Thuỷ hải sản

– Món ăn từ Trứng

– Món Kem, Xôi, Chè

– Món Mỳ, Bún

– Các món ăn Á-Âu

– Pha chế Sinh tố và Coktail hoa quả

Tải về sách “500 Món Ngon Thông Dụng Dễ Nấu” PDF: đang cập nhật.

Sách “555 Món ăn Việt Nam – Kỹ Thuật Chế Biến Và Giá Trị Dinh Dưỡng”

Tác giả: Trường đại học thương mại Hà Nội

Sách “555 Món Ăn Việt Nam” là tài liệu rất giá trị về ẩm thực truyền thống Việt Nam được đúc kết qua 40 năm kinh nghiệm đào tạo của nhóm tác giả Trường Đại Học Thương Mại Hà Nội. Đây cũng là một bộ giáo trình chính quy để đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật chế biến món ăn hệ chính quy tại các trường cao đẳng, trung cấp. Nếu bạn là người đam mê và muốn tìm đọc sách nấu ăn việt nam thì không nên bỏ qua cuốn sách này.

Nội dung của sách như sau:

– Đặc điểm ăn uống Việt Nam, khẩu vị vùng miền Bắc, Trung, Nam;

– Phương pháp xây dựng thực đơn hàng ngày, thực đơn tiệc;

– Cách sử dụng gia vị trong món ăn Việt Nam;

“Sách 555 món ăn Việt Nam” cung cấp chi tiết công thức, phương pháp chế biến của 555 món ăn ngon thông dụng nhất của người dân Việt Nam. Trong đó, bạn sẽ được học cách lựa chọn, sơ chế, chế biến và bảo quản từng loại nguyên liệu để đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng món ăn. Bên cạnh đó là phương pháp cắt tỉa, trang trí món ăn đẹp mắt.

Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu và cách tính giá trị dinh dưỡng sau khi chế biến nhiệt. Kiến thức này rất cần thiết cho những đầu bếp chuyên nghiệp trong việc tính toán dinh dưỡng để lên thực đơn hợp lý.

Đây là cuốn sách dạy nấu ăn Việt Nam tuyệt vời cho gia đình và những người đầu bếp.

2 Cách Nấu Lẩu Mắm Cá Linh Miền Tây

Ẩm thực của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ dù chế biến đơn giản nhưng lại có mùi vị đặc biệt. Những nguyên liệu chế biến không cầu kỳ, rau trong vườn, cá trong đìa hay gà trong chuồng, cách chế biến thì rất đơn giản.

Hai món lẩu mắm cá linh thơm ngon, chuẩn vị miền Tây

1.1 Món lẩu mắm cá linh truyền thống

Để chế biến món lẩu mắm cá linh, mọi người cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Thịt: xương ống heo, thịt bò, tôm tươi, mực ống, lươn

Mắm: mắm cá linh và mắm cá sặc

Rau: cà tím, sả, rau súng, rau đắng, rau muống, bông điên điển, lục bình non, bắp chuối bào, bông so đũa,…

Gia vị: ớt, hành, đường, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt.

Bún tươi hoặc mì gói để ăn kèm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương ống heo mua về rửa sạch với nước muối, lấy sạch lông heo còn dính trên xương ống.

Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Tôm tươi bỏ đầu, lấy đường chỉ trên thân tôm, cắt đuôi và rửa thật sạch.

Mực ống cắt thành khoanh tròn.

Các loại rau nhặt lá úa, lá già và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Tiến hành rửa sạch và để ráo.

Lấy một chày nhỏ đập dập các tép sả.

Bước 2: Nấu nước dùng

Cho một tô nước lạnh và ít muối vào trong xoong. Đợi nước sôi, cho xương heo chần qua khoảng 30 giây để loại bỏ các chất bẩn. Cách này giúp cho nồi nước lẩu thêm trong và đẹp mắt.

Bước 3: Lọc mắm cá linh

Mắm cá linh, mắm cá sạch phải chọn loại ngon, chất lượng mới nấu được nồi lẩu mắm cá linh đúng vị miền Tây. Cho mắm cá vào 500ml, bắc lên bếp nấu sôi, đến khi mắm bắt đầu mềm dẻo thì tắt bếp. Lấy rây hoặc vải mùng, lọc phần xác cá và nước của mắm cá linh ra để riêng. Phần nước sẽ cho vào nồi nước xương heo đang hầm, nấu thành nước lẩu mắm cá linh. Mọi người đập dập vài củ sả, cho vào nồi để tăng hương vị. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp.

Bước 4: Xào chín cà tím

Cà tím cắt các thanh dài, khoảng một gang tay. Xào trên bếp cho vừa đủ chín. Khi nồi nước dùng đã xong, cho cà tím vào để ăn cùng.

Bước 5: Thưởng thức

Chuẩn bị, bày biện tôm, mực, rau ra các dĩa. Đặt nồi nước lẩu mắm cá linh giữa bàn. Đợi nước lẩu sôi, lần lượt nhúng các loại thịt, hải sản vào, sau đó là rau.

1.2 Lẩu mắm cá linh nấu bông điên điển

Nguyên liệu cần có như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương heo rửa sạch cùng muối hoặc rượu trắng để khử mùi hôi của xương.

Lá me hoặc lá giang phải chọn lá non, nhặt các cành và rửa sạch. Lá giang tiến hành vò nhẹ để lá tiết ra được vị chua.

Những loại rau ăn kèm thì tiến hành nhặt sạch, ngâm trong nước muối và rửa sạch.

Bông điên điển rửa nhẹ với nước, không được để bông bị dập sẽ mất đi vẻ đẹp của bông cũng như lúc ăn sẽ mất vị ngon.

Bước 2: Ướp cá linh

Lấy cá linh rửa sạch, ướp với tỏi, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu. Để ngấm trong khoảng 15 phút.

Phi tỏi thơm, có màu vàng, cùng tóp mỡ cho vào nồi nước xương heo đang ninh. Lá me hoặc lá giang cho vào để tạo vị chua.

Mắm cá linh mọi người cần chọn nơi uy tín để mua. Người quen hoặc cửa hàng chuyên bán mắm miền Tây để đảm bảo chất lượng của mắm.

Khi mua mắm cá linh ở siêu thị mọi người cần phải chú ý xem hạn sử dụng. Vì mắm ngon cần có quá trình lên men, nếu như không cẩn thận sẽ mua trúng phải mắm có dòi như vậy sẽ không thể chế biến.

Cá linh nên mua vào đầu mùa mưa, tầm tháng 7, tháng 8 cá sẽ rất tươi, ngon, béo.

Các loại rau ăn kèm nên tìm các loại rau miền Tây để món lẩu mắm cá linh đúng chuẩn vị nhất.

Khi nấu nước dùng, có thể dùng xương heo hoặc xương gà, xương cá.

Nấu nước lẩu bằng xương, phải liên tục vớt bọt màu nâu đen để nồi nước được trong.

Đặc trưng của mắm là vị mặn nên mọi người phải cho từng chút một và nêm nếm để món lẩu cá linh không bị gắt bởi mắm.

Lươn, thịt bò, tôm, mực đợi nước sôi rồi cho vào, nấu chín rồi hãy ăn. Tránh ăn thịt tái sẽ không tốt cho cơ thể.

Rau nên nhúng vào cuối cùng, không để lâu sẽ mất độ giòn của rau .

Nên ăn cùng bún để trung hòa được vị mặn đặc trưng của món lẩu mắm cá linh. Mì tôm có vị mặn trước nên ăn kèm với món này sẽ không hợp.

2. Tự làm mắm cá linh sạch và ngon tại nhà

Cá linh có nguồn gốc từ vùng Biển Hồ, Campuchia. Mỗi khi vào mùa nước lũ, theo các dòng chảy, cá linh lại xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo nguồn thủy sản dồi dào cho nơi đi.

Cá linh thuộc dòng cá chép, thân nhỏ, đầu dẹp, hai mắt to tròn và lồi. Vảy của cá linh dày và mềm. Phần lưng có màu ánh vàng, bụng có màu trắng.

Hiện nay, vào mỗi mùa nước nổi, người dân lại chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Từ dân dã đến cao cấp, phục vụ từ bình dân đến sang trọng.

Nhận thấy lợi ích từ cá linh, người dân đã nhân giống cá linh, nuôi tại hồ. Mọi người có thể thưởng thức cá linh quanh năm, không còn chờ vào mùa nước lũ như trước. Cá linh ngày nay bán tại các chợ và siêu thị khắp đất nước.

Cá linh mua về làm sạch. Tiến hành cắt mang cá, rạch bụng để lấy ruột cá ra ngoài. Rửa sạch với nước. Lấy ít muối vào trong thau, khuấy đều cho muối tan rồi cho cá linh vào. Ngâm cá linh từ 4-5 tiếng. Sau đó, rửa sạch với nước muối và ép chặt trong lọ.

Bước 2 : Xếp cá vào trong hũ

Lấy cá linh ra tẩm với bột thính, lấy thính rắc đều vào thân và bụng cá. Lấy một hũ sạch để làm ủ mắm cá linh. Lần lượt xếp cá thành lớp, mỗi lớp mọi người cho một ít muối hạt lên trên, đến khi hết phần cá đã chuẩn bị. Để hũ cá linh ở nơi khô ráo, trong vòng 3 tuần.

Bước 4 : Thành phẩm món mắm cá linh

Sau một tháng, mắm cá linh đã hoàn thành. Lúc này, cá đã thành mắm, có phần nước và xác cá. Tỏi giã nhuyễn cùng ớt, bột ngọt, đường sau đó cho cá linh vào trộn đều, ăn kèm với cơm hay bún. Vị mặn của mắm, cay của ớt và ngọt của đường đủ làm nồi cơm hết veo.

Mắm cá linh dùng để nấu bún, nấu lẩu, kho mắm đều rất ngon.

3. Rau ăn kèm lẩu mắm cá linh cho đúng vị

Lẩu mắm cá linh sẽ ngon gấp đôi khi ăn kèm với rau đặc trưng miền Tây. Có thể kể đến một số rau dùng trong món lẩu mắm là:

Bông súng: lấy cọng bông súng tước vỏ, bông súng có vị giòn, ngọt. Loại rau này có tác dụng trong việc hỗ trợ tim, hô hấp, thanh nhiệt và cầm máu.

Bông bí: bí là trái được trồng rất nhiều trong vườn nhà nên khi ăn lẩu mẹ thường hái bông bí vàng ăn kèm với lẩu. Nhụy của bông bí có vị đắng nên mọi người phải cắt bỏ đi để giữ trọn được vị ngon của rau.

Bông điên điển: loại bông đặc trưng của miền Tây, có nhiều tại vùng Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,… Bông điên điển có tác dụng trong việc trị chứng mất ngủ, bị nóng trong người.

Bông so đũa: chúng có màu trắng hoặc màu tím, khi ăn lúc đầu có vị nhẫn nhưng sau khi nhai chúng lại chuyển hóa thành vị ngọt và thanh.

Kèo nèo: một loại rau với cái tên độc đáo, xuất hiện ở ven sông, ao của đồng bằng sông Cửu Long. Kèo nèo có vị đắng ban đầu nhưng lúc sau người ăn sẽ cảm nhận vị ngọt của rau.

Bắp chuối: chặt một hoa chuối của cây chuối chát và bào mỏng để làm rau bắp chuối ăn kèm với món lẩu mắm. Bắp chuối sau khi xắt mỏng thì ngâm trong nước muối để không bị thâm. Khi ăn bắp chuối có độ giòn, ăn rất vui miệng.

Ngoài ra, nếu không kiếm được các loại rau đặc trưng của miền Tây thì hãy dùng các loại rau thay thế như rau muống, mồng tơi,…

Vị ngon ngọt của hải sản kèm với vị mặn của mắm khiến món ăn này trở nên nổi tiếng và lấy được lòng của nhiều người, không chỉ là dân miền Tây.