Top 4 # Xem Nhiều Nhất Sai Lầm Khi Cho Trẻ Ăn Dặm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Những Sai Lầm Khi Cho Trẻ Ăn Dặm

Nhiều cha mẹ vì muốn con mau lớn nên bổ xung rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng cho con từ rất sớm và cho con ăn nhiều bữa với mong muốn trẻ ăn được càng nhiều còn tốt. Bổ xung quá nhiều chất như thịt tôm, cá mà trẻ vẫn còi và không tăng lạng nào. Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần chú ý

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Nhiều gia đình bố mẹ bận rộn với công việc nên đã tập cho trẻ ăn từ tháng thứ 3,4 trở nên, điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Trong vòng 6 tháng đầu hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chưa thể tiêu hóa được những loại thức ăn dù là mềm nhất. Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì vậy hãy tập cho trẻ tập ăn dặm vào tháng thứ 7.

2- Thức ăn của trẻ càng đa dạng càng tốt

Đây cũng là một sai lầm trầm trọng của rất nhiều bà mẹ khi có con bắt đầu ăn dặm. Nhiều người cho rằng khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì thức ăn của trẻ phải thật phong phú như vậy trẻ mới không cảm thấy chán ăn và sau này chúng mới ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được một số loại thức ăn nhất là các loại thức ăn chứa nhiều đạm, protein và chất béo có trong thực phẩm. Thức ăn chưa tiêu hóa có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng cho tre. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.

Vì vậy mẹ nên chọn những thức ăn dễ tiêu hóa nhiều chất sơ và tránh những thức ăn nhiều đạm và đâu mỡ.

3- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích

Trẻ con thường thiên về những thức ăn có vị ngọt, chính ví vậy nếu bạn chiều theo ý của trẻ với suy nghĩ nếu không cho trẻ ăn trẻ sẽ không ăn gì dần sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể có thể dẫn đến đầy hơi chướng bụng. Hãy tập cho trẻ thói quen ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho trẻ

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần cho trẻ ăn củ quả là đã đủ dưỡng chất mà không biết rằng rau xanh có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn những củ quả thông thường. Những loại rau có màu xanh sẫm rất tốt cho trẻ hơn là su hào, củ cải…

Đây là sai lầm mà đa số các mẹ mắc phải. Do sợ con ăn không được nhiều mà thường ép con ăn quá nhiều mà không biết dạ dày của con có thể chứa được lượng thức ăn đưa vào cơ thể hay không. Thậm chí nhiều mẹ thấy con nôn chớ ra lại ép con ăn tiếp. Việc ép trẻ ăn quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sợ ăn và trở lên lười ăn.

Việc cho trẻ ăn quá mặn, ăn theo khẩu vị của người lớn cũng là một sai lầm mẹ cần phải bỏ khi cho trẻ ăn dặm bởi việc ăn mặn rất có hại cho sự bài tiết của trẻ.

6- Cho trẻ ăn nước thay vì ăn thức ăn

Nhiều mẹ chỉ ninh thịt hoặc xương lấy nước cho trẻ mà không cho trẻ ăn xác thịt, điều này cũng là một sai lầm nghiêm trọng bởi trong nước hầm xương hoặc thịt chủ yếu là chất béo mà không có nhiều chất dinh dưỡng, việc lấy nước cho trẻ chỉ nên sử dụng khi trẻ mới tpj ăn trong vài ngày đầu, sau bạn nên xay cả cái có trẻ ăn.

Nhiều cha mẹ không cho trẻ ăn dầu, mỡ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, điều này cũng hoàn toàn sai lầm. Dầu ăn thực ra rất dễ tiêu hóa lại là chất giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

8- Xay nhuyễn mọi thức ăn của trẻ

Việc xay nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai chỉ biết nuốt chửng và không cảm nhận được mùi vị thức ăn dẫn đến trẻ rất dễ chán ăn và ăn không được nhiều. Thậm chí nhiều trẻ 2, 3 tuổi mà vẫn không biết nhai.

9- Nấu quá nhiều thức ăn để trẻ ăn cả ngày

Vì nhiều gia đình không có thời gian chế biến thức ăn cho trẻ nên mỗi lần là nấu cả một nồi to ròi để trẻ ăn trong cả ngày thậm chí cả ngày hôm sau, điều này cũng không tốt cho trẻ bởi dinh dững có trong thức ăn sẽ bị mất dần bởi việc nấu đi nấu lại nhiều lần. Mùi vị thức ăn cũng không còn thơm ngon để kích thích vị giác của trẻ.

Nhiều trẻ lười ăn, bố mẹ thường phải dỗ đàn và bế đi chơi mới chịu ăn, thậm chí bé vừa ăn vừa chơi có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ . Điều này khiến cho bát bột trở nên không còn thơm ngon, việc đưa trẻ đi rong cũng rất mất vệ sinh bởi bụi bẩn. Việc kéo dài quá lâu sẽ làm bé chán ăn và khoảng cách bữa ăn quá gần khiến trẻ chưa cảm thấy đói. Tốt nhất bạn chỉ cho trẻ ăn trong vòng 30 phút dù trẻ ăn nhiều hay it.

Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Cho Trẻ Ăn Dặm

16/03/2020 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Hồng Điệp Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 208 lượt xem

Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của bé. Thời điểm tốt nhất nên cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Ăn dặm trước 4 tháng là quá sớm do hệ tiêu hóa của con lúc này còn kém, chưa thể dung nạp được chất gì ngoài sữa, do đó nếu ăn quá sớm trước 4 tháng tuổi bé có thể bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng.

Còn nếu khi ăn dặm quá muộn, tức là sau 6 tháng tuổi, do sữa mẹ khi này không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần cho sự phát triển của cơ thể nên trẻ sẽ dễ bị thieeys máu, thiếu kẽm và các vi chất khác.

Việc vội vàng đốt cháy giai đoạn, bỏ qua giai đoạn tập ăn, muốn con ăn nhiều ngay từ đầu nên ép con ăn làm trẻ sợ gây nên biếng ăn. Việc nóng vội này có thể khiến bé sợ hãi mỗi lần ăn uống nên con dễ biếng ăn và khi biếng ăn lâu thì sẽ dễ gây suy dinh dưỡng.

Việc thấy trẻ thích ăn lại cho trẻ ăn thật nhiều vượt quá mức nhu cầu là cũng không tốt, nên cho con ăn vừa phải để bé còn cảm thấy ngon miệng trong những lần ăn tiếp theo.

Chuyện ăn uống của con trẻ có thể là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải “đau đầu”. Con ăn ít quá thì sợ thiếu chất rồi lại suy dinh dưỡng, mà ăn nhiều quá thì chỉ sợ dư cân béo phì. Nhất là vấn đề trẻ biếng ăn. Khi thấy bé có một vài dấu hiệu ăn ít, hay từ chối ăn khiến mẹ chán nản, cho bú (uống) sữa bù gây tình trạng thiếu vi chất.

Lưu ý hiện nay nhiều bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn dặm nêm gia vị vừa với khẩu vị của người lớn cần lưu ý rằng: trẻ dưới 1 tuổi khi ăn dặm không cần nên muối vì lượng muối trong thực phẩm đủ rồi. Mẹ mà nên nữa là con sẽ bị ăn mặn đó. Mà ăn mặn thì gây hại rất nhiều thứ, đầu tiên là thận và hàng loạt các bệnh khác.

Hơn nữa vị giác của trẻ thường tốt hơn so với người lớn, do đó nếu mẹ nếm vừa tức là có thể đối với trẻ là mặn. Vì vậy với những trẻ trên 1 tuổi khi nên thức ăn cho bé người lớn nêm nhạt một chút là con vừa miệng, còn những trẻ dưới 1 tuổi thì không nêm muối vào thức ăn của con.

Nhiều mẹ có xu hướng đọc sách báo, lên mạng hỏi nhau tìm cá thức ăn “bổ” như lươn, ếch, yến sào, vi cá mập,… làm thì cực nhưng có thể trẻ lại không ăn. Thực ra khi ăn dặm, bé chỉ cần bổ sung đủ 4 nhóm chất không dư, không thiếu, không nên quá lạm dụng thức ăn nhiều đạm.

Ba mẹ thường có thói quen khi cho trẻ ăn là bật tivi điều này là không tốt vì bé sẽ chỉ tập trung vào màn hình tivi mà không chú ý đến bữa ăn của mình, không cảm nhận được thức ăn cũng như cứ để mẹ “đút vô tội vạ” điều này là không tốt.

Hay một số bậc phụ huynh cho con đi “ăn rong” nghĩa là vừa đi vừa ăn, điều này cũng không tốt. Mẹ nên rèn luyện cho bé khi ăn cần tập trung vào việc ăn uống, ăn không nên kéo dài quá 30 phút.

Những Sai Lầm Của Mẹ Khi Cho Bé Ăn Dặm

Hệ tiêu hoá của bé ở độ tuổi ăn dặm chưa được phát triển toàn diện như người trưởng thành, do đó, các mẹ cần lưu ý tránh những sai lầm sau đây khi cho bé ăn dặm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Một số phụ huynh có thể phạm sai lầm trong việc cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, gây nên tình trạng ít bú mẹ.

Nhu cầu năng lượng ăn dặm của bé khác nhau ở mỗi tháng tuổi và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải, phù hợp với bé. Nếu bắt bé ăn quá nhiều, trẻ sẽ chán và sợ ăn.

Cũng như sữa bột, thời gian sử dụng bột ăn dặm từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp không nên quá 15 ngày. Nếu các bậc phụ huynh mở nhiều hộp bột cùng lúc, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng bột bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho bé.

Nhiều người cho rằng, thức ăn dặm cho trẻ phải phong phú, đa dạng và bữa ăn của bé phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để bé có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên. Đây là ý nghĩ rất sai lầm. Hệ tiêu hoá của trẻ ở tuổi ăn dặm chưa đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều prôtit, chất đạm, chất béo… Những thức ăn không tiêu hoá được có thể gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá.

Cho bé ăn những thực phẩm không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe của bé. Phụ huynh nên bắt đầu cho con ăn dặm bằng những món ăn một thành phẩn để theo dõi và thử nghiệm phản ứng cùa cơ thể trẻ với các loại thức ăn đó.

Đây là thói quen của nhiều mẹ khi cho bé ăn dặm. Thực tế, điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu khi bắt đầu ăn dặm, sau quá trình này, cần cho trẻ luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng. Bên cạnh đó, lượng đạm quá nhiều trong thịt, cá, trứng,… không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn. Do đó, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đạm mà cần bổ sung thêm các chất xơ cần thiết khác.

Nhiều cha mẹ có thói quen nấu một nồi cháo với đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày. Với cách sai lầm này, cháo sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng do hâm đi hâm lại cháo nhiều lần và chắc chắn trẻ sẽ khiến trẻ không thích ăn dặm.

Cho trẻ ăn bữa kéo dài cả 1 – 2 tiếng vì cố cho con ăn hết bát bột hay chiều con vừa ăn vừa chơi là lỗi phổ biến nhất ở các bậc phụ huynh. Điều này vừa khiến bát bột bị vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán ăn dặm. Hơn nữa việc ăn kéo dài 1 – 2 tiêng khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói, không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhât là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.

Tránh Được 5 Sai Lầm Khi Cho Trẻ Ăn Dặm, Con Sẽ Phát Triển Cực Nhanh

Một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất chính là chỉ cho bé ăn cháo liên tục. Ngoài ra, còn những vấn đề gì cần lưu ý?

Tránh được 5 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm, con sẽ phát triển cực nhanh

Sau khi được bú liên tục, trẻ đến với một môi trường mới đầy thử thách: Ăn dặm. Mỗi bữa ăn dặm là một chuyến phiêu lưu. Có những bé ăn dặm rất dễ. Có những bé thì chầy chật, mãi không xong.

Nếu bố mẹ muốn con nhanh lớn, hãy tránh xa những sai lầm sau

Nhiều mẹ quan niệm nước hầm xương ống chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng “nghèo” canxi hơn cả thịt. Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phốt pho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng phốt pho rất thấp.

Khi cho trẻ ăn nước xương hầm, cơ thể sẽ phải lấy phốt pho từ xương cột sống của trẻ, khiến bé bị còi xương. Trong quá trình ninh nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra. Đây là những chất béo không tốt gây no, khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Theo nghiên cứu INCAP Oriente của Viện Dinh dưỡng Trung Mỹ và Panama (Mỹ), chiều cao lúc 3 tuổi quyết định tầm vóc khi trưởng thành. Nếu trẻ bổ sung đủ canxi, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1m71.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn phần thịt, cá, tôm, trứng (xay, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn). Bổ sung đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng khác để con có thể đạt được chiều cao lý tưởng.

Theo các chuyên gia, bữa ăn cần đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ cần kết hợp đa dạng các nguyên liệu, thay đổi thực đơn hàng ngày và hàng tuần để cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời ngừa biếng ăn.

Nên cho con làm quen với nhiều món ăn. Ban đầu, có thể xay nhuyễn ra giúp bé dễ hấp thụ. Sauk hi bé quen dần, xay bớt nhuyễn hoặc giã nhỏ để bé làm quen với thức ăn mới.

Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.

Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường tiện thể nấu cho con một nồi cháo to cho con ăn cả ngày. Tuy nhiên, đây là việc làm có hại cho sức khỏe của trẻ. Bởi ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể. Khi cháo/bột được hâm lại, lượng dinh dưỡng trong thức ăn sẽ mất đi dần đến gần hết và làm cháo/bột có mùi vị khó ăn.

Do đó, mẹ nên nấu bữa nào cho con ăn bữa đó. Tránh việc để thừa đến bữa sau. Nếu quá bận rộn thì mẹ nên nấu riêng cháo trắng và thực phẩm ăn kèm.

Không tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm phát triển

Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng đã mọc đầy đủ. Nhưng bé vẫn phải ăn thức ăn được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Bé thậm chí không có kỹ năng nhai nuốt. Lỗi không phải do trẻ mà đến từ việc cha mẹ không tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp theo từng thời điểm phát triển.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui…; trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

TheAsianParent tin rằng, chỉ khi tránh được những sai lầm trên, con mới có thể ăn ngon, khỏe mạnh và phát triển đầy đủ.

Theo DoanhNghiepVN

Các món ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất định không thể thiếu trong thực đơn của béCách làm bánh flan thơm ngon lại đơn giản cho bé ăn dặmNhững món ăn dặm giàu dinh dưỡng từ quả bơ cho bé

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!