Top 9 # Xem Nhiều Nhất Sai Lầm Khi Nấu Ăn Cho Bé Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Sai Lầm Của Mẹ Khi Nấu Ăn Cho Bé

Muốn con phát triển khỏe mạnh, mẹ phải chăm đúng cách và đầy tâm huyết.

Gần 3 tuổi, con chị Lan mới được bố mẹ cho đi mẫu giáo. Tất cả cũng tại thể chất ‘nhỏ bé’ so với bạn bè đồng trang lứa của con. Dù cho chị rất tích cực học hỏi kinh nghiệm để tẩm bổ cho con, nhưng không hiểu sao bé nhà chị vẫn cứ gầy còm.

Có thể, chị Lan dành rất nhiều thời gian chăm con, nhưng cách chăm con của chị có ‘vấn đề’ hay Nói cách khác, khi chị chế biến món ăn cho con, chị đã mắc sai lầm.

1. Quá ưu tiên đạmNhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt.

Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.

2. Chỉ cho bé ăn nước hầmNhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo cho bé ăn sẽ bổ dưỡng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Còn phần cái, vì tiếc của nên các mẹ hay ăn cố. Một thời gian sau, con vẫn cứ còi cọc còn mẹ thì béo mầm.

Thực tế, ‘khôn ăn cái, dại ăn nước’, nước thịt và nước xương hầm tuy tạo được hương vị thơm ngon và kích thích sự thèm ăn của bé, nhưng lại có rất ít chất đạm và canxi. Phần lớn đạm vẫn nằm ở bã thịt. Nếu mẹ chỉ dùng nước nấu cháo hay bột cho bé thì bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.

3. Thường xuyên nấu món con thíchThật bức xúc khi mẹ bỏ bao công sức, tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương, rồi nấu món cháo bé thích để tẩm bổ cho bé mà bé chê không ăn hoặc ăn rất ít.

Thực tế, không phải món nào mẹ cho là ngon thì bé cũng đồng quan điểm. Trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng. Vì vậy, cũng có món bé thích và món bé không thích. Tuy nhiên, không phải cứ con thích món gì là mẹ liên tục tẩm bổ cho bé bằng món đó.

Muốn con ăn ngon miệng, mẹ hãy linh hoạt trong thực đơn dinh dưỡng cho con.

Các mẹ cũng cần biết, mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn cho trẻ, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, nhưng sau đó trẻ sẽ dần quen. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ.

4. Nghiền nhuyễn mọi thức ănViệc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.

Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.

Theo eva

Những Sai Lầm Của Mẹ Khi Cho Bé Ăn Dặm

Hệ tiêu hoá của bé ở độ tuổi ăn dặm chưa được phát triển toàn diện như người trưởng thành, do đó, các mẹ cần lưu ý tránh những sai lầm sau đây khi cho bé ăn dặm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Một số phụ huynh có thể phạm sai lầm trong việc cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, gây nên tình trạng ít bú mẹ.

Nhu cầu năng lượng ăn dặm của bé khác nhau ở mỗi tháng tuổi và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải, phù hợp với bé. Nếu bắt bé ăn quá nhiều, trẻ sẽ chán và sợ ăn.

Cũng như sữa bột, thời gian sử dụng bột ăn dặm từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp không nên quá 15 ngày. Nếu các bậc phụ huynh mở nhiều hộp bột cùng lúc, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng bột bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho bé.

Nhiều người cho rằng, thức ăn dặm cho trẻ phải phong phú, đa dạng và bữa ăn của bé phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để bé có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên. Đây là ý nghĩ rất sai lầm. Hệ tiêu hoá của trẻ ở tuổi ăn dặm chưa đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều prôtit, chất đạm, chất béo… Những thức ăn không tiêu hoá được có thể gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá.

Cho bé ăn những thực phẩm không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe của bé. Phụ huynh nên bắt đầu cho con ăn dặm bằng những món ăn một thành phẩn để theo dõi và thử nghiệm phản ứng cùa cơ thể trẻ với các loại thức ăn đó.

Đây là thói quen của nhiều mẹ khi cho bé ăn dặm. Thực tế, điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu khi bắt đầu ăn dặm, sau quá trình này, cần cho trẻ luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng. Bên cạnh đó, lượng đạm quá nhiều trong thịt, cá, trứng,… không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn. Do đó, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đạm mà cần bổ sung thêm các chất xơ cần thiết khác.

Nhiều cha mẹ có thói quen nấu một nồi cháo với đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày. Với cách sai lầm này, cháo sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng do hâm đi hâm lại cháo nhiều lần và chắc chắn trẻ sẽ khiến trẻ không thích ăn dặm.

Cho trẻ ăn bữa kéo dài cả 1 – 2 tiếng vì cố cho con ăn hết bát bột hay chiều con vừa ăn vừa chơi là lỗi phổ biến nhất ở các bậc phụ huynh. Điều này vừa khiến bát bột bị vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán ăn dặm. Hơn nữa việc ăn kéo dài 1 – 2 tiêng khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói, không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhât là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.

Những Sai Lầm Khi Cho Trẻ Ăn Dặm

Nhiều cha mẹ vì muốn con mau lớn nên bổ xung rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng cho con từ rất sớm và cho con ăn nhiều bữa với mong muốn trẻ ăn được càng nhiều còn tốt. Bổ xung quá nhiều chất như thịt tôm, cá mà trẻ vẫn còi và không tăng lạng nào. Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần chú ý

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Nhiều gia đình bố mẹ bận rộn với công việc nên đã tập cho trẻ ăn từ tháng thứ 3,4 trở nên, điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Trong vòng 6 tháng đầu hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chưa thể tiêu hóa được những loại thức ăn dù là mềm nhất. Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì vậy hãy tập cho trẻ tập ăn dặm vào tháng thứ 7.

2- Thức ăn của trẻ càng đa dạng càng tốt

Đây cũng là một sai lầm trầm trọng của rất nhiều bà mẹ khi có con bắt đầu ăn dặm. Nhiều người cho rằng khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì thức ăn của trẻ phải thật phong phú như vậy trẻ mới không cảm thấy chán ăn và sau này chúng mới ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được một số loại thức ăn nhất là các loại thức ăn chứa nhiều đạm, protein và chất béo có trong thực phẩm. Thức ăn chưa tiêu hóa có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng cho tre. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.

Vì vậy mẹ nên chọn những thức ăn dễ tiêu hóa nhiều chất sơ và tránh những thức ăn nhiều đạm và đâu mỡ.

3- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích

Trẻ con thường thiên về những thức ăn có vị ngọt, chính ví vậy nếu bạn chiều theo ý của trẻ với suy nghĩ nếu không cho trẻ ăn trẻ sẽ không ăn gì dần sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể có thể dẫn đến đầy hơi chướng bụng. Hãy tập cho trẻ thói quen ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho trẻ

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần cho trẻ ăn củ quả là đã đủ dưỡng chất mà không biết rằng rau xanh có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn những củ quả thông thường. Những loại rau có màu xanh sẫm rất tốt cho trẻ hơn là su hào, củ cải…

Đây là sai lầm mà đa số các mẹ mắc phải. Do sợ con ăn không được nhiều mà thường ép con ăn quá nhiều mà không biết dạ dày của con có thể chứa được lượng thức ăn đưa vào cơ thể hay không. Thậm chí nhiều mẹ thấy con nôn chớ ra lại ép con ăn tiếp. Việc ép trẻ ăn quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sợ ăn và trở lên lười ăn.

Việc cho trẻ ăn quá mặn, ăn theo khẩu vị của người lớn cũng là một sai lầm mẹ cần phải bỏ khi cho trẻ ăn dặm bởi việc ăn mặn rất có hại cho sự bài tiết của trẻ.

6- Cho trẻ ăn nước thay vì ăn thức ăn

Nhiều mẹ chỉ ninh thịt hoặc xương lấy nước cho trẻ mà không cho trẻ ăn xác thịt, điều này cũng là một sai lầm nghiêm trọng bởi trong nước hầm xương hoặc thịt chủ yếu là chất béo mà không có nhiều chất dinh dưỡng, việc lấy nước cho trẻ chỉ nên sử dụng khi trẻ mới tpj ăn trong vài ngày đầu, sau bạn nên xay cả cái có trẻ ăn.

Nhiều cha mẹ không cho trẻ ăn dầu, mỡ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, điều này cũng hoàn toàn sai lầm. Dầu ăn thực ra rất dễ tiêu hóa lại là chất giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

8- Xay nhuyễn mọi thức ăn của trẻ

Việc xay nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai chỉ biết nuốt chửng và không cảm nhận được mùi vị thức ăn dẫn đến trẻ rất dễ chán ăn và ăn không được nhiều. Thậm chí nhiều trẻ 2, 3 tuổi mà vẫn không biết nhai.

9- Nấu quá nhiều thức ăn để trẻ ăn cả ngày

Vì nhiều gia đình không có thời gian chế biến thức ăn cho trẻ nên mỗi lần là nấu cả một nồi to ròi để trẻ ăn trong cả ngày thậm chí cả ngày hôm sau, điều này cũng không tốt cho trẻ bởi dinh dững có trong thức ăn sẽ bị mất dần bởi việc nấu đi nấu lại nhiều lần. Mùi vị thức ăn cũng không còn thơm ngon để kích thích vị giác của trẻ.

Nhiều trẻ lười ăn, bố mẹ thường phải dỗ đàn và bế đi chơi mới chịu ăn, thậm chí bé vừa ăn vừa chơi có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ . Điều này khiến cho bát bột trở nên không còn thơm ngon, việc đưa trẻ đi rong cũng rất mất vệ sinh bởi bụi bẩn. Việc kéo dài quá lâu sẽ làm bé chán ăn và khoảng cách bữa ăn quá gần khiến trẻ chưa cảm thấy đói. Tốt nhất bạn chỉ cho trẻ ăn trong vòng 30 phút dù trẻ ăn nhiều hay it.

Những Sai Lầm Khi Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Trẻ

Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con vì nghĩ rằng việc này sẽ giúp cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn. Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương.

Do đó, khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

Khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm, nhiều mẹ có thói quen bỏ thêm các nguyên liệu khác nhau vào cháo ăn dặm như ngũ cốc để tăng thêm dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, đây lại là điều sai lầm.

Mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi), dễ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.

Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng và khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác.

Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ… Chính vì vậy, khi cháo sắp chín, mẹ nên cho vào đó từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Mẹ nên nhớ không cho dầu ăn ngay từ khi bắt đầu nấu.

Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.

Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Nhiều mẹ có thói quen cho nước cốt rau củ tan vào cháo ngay từ đầu mà không biết rằng việc làm này sẽ khiến cháo ăn dặm cho bé bị nồng làm cho trẻ khó ăn, đồng thời lượng vitamin có trong rau củ cũng bị hao hụt. Vì thế, các mẹ cần nhớ khi cháo, thịt và cá chín mới cho nước cốt rau hoặc rau đã băm nhỏ vào, nấu sôi, sau đó, nhấc xuống để nguội rồi cho bé ăn.

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn. Do đó ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin B1 sẽ gây ra hiện tượng đặc trưng nhất là mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn và táo bón.

Trước khi nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ không nên vo gạo quá kỹ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Thực hiện đúng nghĩa rửa gạo: tức là cho gạo vào xoong, nồi… khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn. Khi nấu cháo cho bé chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%).

Vì việc nấu cháo ăn dặm mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường tiện thể nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày cho đỡ mất công, nhưng lại không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể.

Do đó, nếu có điều kiện tốt nhất mẹ nên nấu bữa nào cho con ăn bữa đó, tránh để thừa đến bữa sau. Nếu quá bận rộn thì mẹ nên nấu riêng cháo trắng và thực phẩm ăn kèm.

Nguồn chúng tôi