Top 5 # Xem Nhiều Nhất Sáu Kiệt Nấu Ăn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Anh Thương Binh Sáu Kiệt Và ‘Mặt Trận’ Mới

Năm 1983, trở về từ chiến trường Campuchia, anh thương binh hạng 2/4 Trần Anh Kiệt (tức Sáu Kiệt), ngụ tại đường Phạm Văn Chiêu, phường 5, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Anh đã cố gắng vươn lên, ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Sau nhiều lần thất bại, anh đã thành công trên “mặt trận” kinh doanh. Anh Kiệt còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nghèo.

Để trở thành ông chủ của dịch vụ nấu ăn mang tên “Nhóm nấu ăn Sáu Kiệt” như ngay hôm nay, anh Kiệt đã trải qua nhiều lần làm ăn thua lỗ, rơi vào cảnh nợ nần. Đối với anh, người thành công không phải là người không bao giờ gặp thất bại mà là người biết đứng dậy sau những lần thất bại. Những ngày tháng chiến đấu ở chiến trường đã tôi luyện cho anh tinh thần thép, nghị lực vươn lên.

Nhớ về những ngày ở chiến trường, anh Kiệt sôi nổi: “Cũng như bao thanh niên cả nước, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tôi đã tình nguyện nhập ngũ, vào đơn vị 479 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7) và lên đường sang Campuchia”. Tháng 6/1983, ở mặt trận Xiêm Riệp, anh Kiệt bị thương ở chân và được chuyển về địa phương chữa trị. Sau đó, anh Kiệt xuất ngũ. Những năm anh mới trở về địa phương cũng là những năm đất nước đang trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ai cũng phải vất vả lo toan mưu sinh.

Anh Kiệt chia sẻ: Trở về địa phương không có nghề nghiệp trong tay, lại bị mất một chân nhưng nhờ gia đình và địa phương động viên, anh đã gác nỗi buồn qua một bên, phấn đấu làm ăn. Khoảng những năm 1990 -1991, anh Kiệt được vay 500 ngàn đồng từ Chương trình xóa đói giảm nghèo làm vốn để bán trái cây, rau củ quả ở chợ Bình Tây. Lúc đầu việc buôn bán thất bại, hết cả vốn lẫn lời nhưng trong thời gian đó, anh Kiệt lại làm quen được các đầu mối nhà hàng và học cách nấu ăn của họ. Năm 1993, anh Kiệt tiếp tục được vay vốn xóa đói giảm nghèo.

Lần này, anh mở quán bán hủ tiếu và đồ nhậu, nhưng cũng không thành công. Đến năm 1998, anh Kiệt được cho vay 15 triệu đồng, anh đã quyết định mở dịch vụ nấu tiệc tại nhà. Do nấu ngon, nhiệt tình nên địa bàn đặt dịch vụ nấu ăn của anh Kiệt được mở rộng từ quận 8 sang nhiều quận, huyện khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí, nhiều người từ các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Bến Tre… cũng đến đặt tiệc. Từ nhóm nấu ăn với vài ba người trong gia đình, giờ đây, anh Kiệt đã là trở thành ông chủ “Nhóm nấu ăn Sáu Kiệt”, điều hành nhóm nấu ăn với hàng chục người.

Điều nhiều người khâm phục anh Kiệt là giờ đây, dù đã kiếm được nhiều tiền nhưng anh không mở nhà hàng hoặc sửa lại căn nhà tình nghĩa mà anh được xây tặng năm 1993. Anh dồn hết số tiền mình có được để làm từ thiện. Cơ sở nấu ăn của anh còn tạo việc làm cho 25-30 lao động trong xóm với mức thu nhập 100.000 – 300.000 đồng/ngày/người. Anh Kiệt còn đề nghị UBND phường nhường suất trợ cấp thương binh của mình cho những thương binh khó khăn hơn.

Anh Trần Anh Kiệt đã được nhận nhiều Bằng khen của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Lớp Dạy Nấu Ăn Cho Trẻ Em, Chiêu Sinh Lớp Tháng Sáu, 2022

Lớp dạy nấu ăn cho trẻ em giúp rèn luyện tốt kỹ năng sống. Bổ ích, an toàn cho trẻ học nấu ăn và chơi vào dịp nghỉ hè, phụ huynh yên tâm công tác. Khi hè đến là lúc các em được nghỉ và bắt đầu những khóa học nhẹ nhàng mà bổ ích để giảm tải và được thư giãn đầu óc sau những ngày học vất vả.

Thông tin Khóa học nấu ăn trẻ em

Các bé sẽ được học nấu ăn và thưởng thức chính những món ăn mà các bé tự làm. Ngoài ra đây cũng sẽ là sân chơi an toàn và bổ ích cho các bé để bạn có thể yên tâm công tác trong thời gian bé nghỉ hè.

Lớp dạy nấu ăn cho trẻ em bao gồm

Cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bé biết chế biến các món ăn thường ngày sử dụng đúng cách các dụng cụ nhà bếp.

Học phí: 1.800.000 / khóa 10 buổi (Đã bao gồm nguyên liệu thực hành và đồng phục đầu bếp)

Giới thiệu về gạo, các loại thực phẩm và gia vị thông dụng, các loại rau , củ, quả và cách lựa chọn, bảo quản.

Thực hành: Cắt thái rau, củ, quả cơ bản, nấu cơm, làm cơm rang Dương Châu

Giới thiệu về dao, hướng dẫn sử dụng dao đúng cách và an toàn. Hướng dẫn cách sử dụng nhà bếp ngăn nắp, vệ sinh nhà bếp sạch sẽ.

Thực hành: Làm tôm sốt chua ngọt, Bánh mì bơ tỏi, Caramel

Giới thiệu về các loại thịt, cách chọn lựa và sơ chế đúng cách.

Thực hành: Thịt lợn than tẩm bột rán, canh bí nấu tôm

Hướng dẫn kỹ thuật cuốn, gói; pha nước chấm; trang trí , trình bày món ăn cơ bản.

Thực hành: Làm phở cuốn, nem rán

Phương pháp luộc rau, củ, thịt, cá.

Thực hành: Rau muống xào, nước rau dầm sấu; Thịt lợn luộc; Cá xốt cà chua

Phương pháp nấu canh

Thực hành: Nấu canh sườn, canh cua

Giới thiệu ẩm thực Nhật, Hàn

Thực hành: Làm sushi Nhật, Mì trộn Hàn Quốc, Kim Chi cải thảo

Giới thiệu các món chè Việt

Thực hành: Nấu chè đỗ đen, chè long nhãn

Giới thiệu các món bánh Âu

Thực hành: Làm bánh su kem, cupcake

Giới thiệu các món đồ uống

Thực hành: Làm sinh tố xoài, dưa hấu, bơ…

Tổng kết khóa học: Bé tự chọn làm một món mang về mời người thân trong gia đình

Hướng dẫn bé thực hành làm các loại bánh Á, bánh Âu cơ bản.

Học phí: 1.200.000/khóa 5 buổi (Học phí đã bao gồm nguyên liệu thực hành và đồng phục)

Buổi 01: Giới thiệu các loại nguyên liệu, hương liệu và dụng cụ làm bánh cơ bản. Hướng dẫn kỹ thuật nhào bột để làm bánh.

Buổi 02: Thực hành làm các loại bánh truyền thống của Việt Nam: Bánh trôi, bánh chay, bánh trung thu

Buổi 03: Thực hành làm các loại bánh Âu: Strawberry Cream Roll Cake (Bánh cuộn dâu tây); Choux cream (Su kem)

Buổi 04: Thực hành làm bánh: Coconut Cookies (Bánh quy dừa); Raisin Muffins (Muffin nho)

Buổi 05: Thực hành làm bánh: Cupcake, Bánh quy hình con thú.

Cung cấp cho các em công thức và hướng dẫn pha chế các loại Mocktail và sinh tố hoa quả thông dụng

Học phí: 1.200.000 / khóa 5 buổi (Học phí đã bao gồm nguyên liệu thực hành và đồng phục)

Buổi 01: Giới thiệu chung về các loại hoa quả và tác dụng của các loại hoa quả đối với sức khỏe con người. Các phương pháp và kỹ thuật pha chế cơ bản

Buổi 05: Thực hành làm các loại sinh tố hoa quả và thi trình diễn kỹ thuật pha chế.

Lớp dạy nấu ăn cho trẻ em (Văn Lang Kids), thuộc trường CĐ Văn Lang. Chương trình này chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho đứa con thân yêu của bạn những trải nghiệp thú vị và bài học mà chúng chưa từng được trải qua trong đời.

Các bố mẹ muốn đăng ký họ cho con, đặt trước lịch học, tư vấn thêm thông tin có thể đăng ký vào form ở cuối chân trang.

Cám ơn đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi để gửi gắm những mầm non tương lại của các bạn. Tham khảo các khóa học khác cho bé

Giúp bé giỏi toán theo phương pháp Fingermath

Trẻ tính nhẩm siêu tốc cùng Soroban

Giỏi toán, siêu tiếng anh ngay tại nhà Mathx – Kyna English

Toán tiểu học – Kyna Primary Math

Học tiếng Anh chuẩn Cambridge tại nhà

Kyna English Premium – chương trình ôn thi Cambridge và luyện phát âm chuẩn quốc tế cho con

Ăn Thực Dưỡng Chữa Ung Thư Có Thể Khiến Người Bệnh Suy Kiệt

1. Lược sử và các nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng

Thực dưỡng được giới thiệu vào thế kỷ 18 bởi bác sĩ người Đức Christophe Hufeland với niềm tin rằng chế độ dinh dưỡng chú trọng thực phẩm chay sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo sức khỏe, và được phổ biến rộng rãi vào thập niên 60 bởi triết gia người Nhật George Ohsawa[*] cùng với môn đệ của ông, Michio Kushi [2].

Chế độ ăn uống thực dưỡng dựa trên nguyên lý âm-dương với nguyên tắc cơ bản rằng, tiêu thụ thực phẩm theo quân bình âm-dương, hòa hợp với thiên nhiên sẽ giúp con người sống thọ hơn và tránh bệnh tật. Ohsasa viết “Không có bệnh nào chữa được đơn giản hơn là ung thư bằng cách trở về với việc ăn uống cơ bản và tự nhiên nhất”. Phác đồ thực dưỡng của Ohsawa bao gồm 10 các giai đoạn hạn chế dần dần với giai đoạn thứ 10 là chế độ ăn uống chỉ gồm nước và gạo lứt [3].

Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở những người đang theo chế độ ăn của Ohsawa. Hội đồng Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thực phẩm và dinh dưỡng (American Medical Association’s Council on Foods and Nutrition) đã báo cáo những trường hợp của bệnh Scobut, thiếu máu, tăng protein trong máu, hạ calci máu, xuất huyết và suy dinh dưỡng, suy thận, và thậm chí tử vong ở những người thực hành chế độ thực dưỡng (1984) [4]. Chế độ ăn thực dưỡng sau đó đã bị bài bác.

Sau đó, Kushi xuất bản một số sách về chế độ thực dưỡng với những điều chỉnh bớt khắc khổ hơn với tuyên bố rằng thực hành theo chế độ này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư [1]. Chế độ này bao gồm tiêu thụ thực phẩm với 40% -60% ngũ cốc nguyên hạt (hữu cơ trồng và nấu tại nhà) 20% -30% rau và 5% -10% đậu, các sản phẩm từ đậu và rau biển. Một lượng nhỏ cá, hạt hoặc quả hạch và được trồng tại địa phương & trái cây theo mùa được cho phép hàng tuần. Thịt đỏ, gia cầm, trứng và sản phẩm sữa chỉ được cho phép ăn một lượng rất nhỏ hằng tháng. Đường tinh chế, chất làm ngọt nhân tạo, vitamin và khoáng chất bổ sung và các loại phụ gia hóa học cần phải tránh [2]

2. Tại sao thực dưỡng trở thành một chế độ dinh dưỡng phổ biến?

Những thành phần thực phẩm trong thực dưỡng, về cơ bản, là tốt cho sức khỏe và có mối liên hệ tới phòng ngừa ung thư. Ngũ cốc nguyên cám và rau củ, trọng tâm của chế độ thực dưỡng, được cho thấy có sự liên hệ với giảm thiểu nguy cơ ung thư đại trực tràng, dạ dày và nội mạc tử cung [5]. Theo báo cáo của American Institute for Cancer Research and World Cancer Research Fund (1997), tăng tiêu thụ rau và trái cây từ 250 đến 400 g/ngày có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư [6]. Thịt đỏ, một loại thực phẩm được giảm thiểu trong thực dưỡng có mối liên hệ với nhiều bệnh ung thư như ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tiền liệt và tuyến tụy [2]. Sự liên hệ giữa thành phần thực phẩm của chế độ thực dưỡng và nguy cơ ung thư dễ dẫn đến suy luận rằng thực dưỡng giúp phòng ngừa ung thư, nhưng trên thực tế, chưa có đủ bằng chứng và báo cáo tổng hợp cho thấy thực hành thực dưỡng có thể phòng ngừa ung thư [2,6].

3. Thực dưỡng có hiệu quả trong điều trị ung thư không?

Đối với người bệnh ung thư, chưa có bằng chứng cho thấy việc sử dụng chế độ thực dưỡng có hiệu quả trong chữa trị ung thư mà ngược lại, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dẫn đến suy nhược cơ thể [7]. Suy dinh dưỡng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư, dẫn đến nhập viện kéo dài, giảm đáp ứng với điều trị ung thư, tăng tác dụng phụ của điều trị, chất lượng cuộc sống bị suy giảm và tiên lượng xấu hơn [7,8]. Người bệnh, do đó, cần đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, đường và tinh bột, chất béo, nước, vitamin và khoáng cần thiết để đáp ứng cân nặng (weight and lean body mass) và lượng calorie cần thiết [6]. Chỉ có duy nhất bằng chứng cho thấy chế độ ăn giảm chất béo có thể giúp phòng ngừa tái phát cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu [9]. Tuy vậy, việc đảm bảo cân nặng, calorie nạp vào và các chất dinh dưỡng còn lại vẫn cần thiết.

Một nghiên cứu tổng hợp so sánh thực dưỡng với chế độ ăn bình thường [10] cho thấy: chế độ thực dưỡng thiên lệch nhiều về gạo lứt và hạn chế thực phẩm cung cấp nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương dẫn đến việc thiếu hụt lượng calorie, đạm, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12 (quan trọng cho hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp DNA, thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới mất vị giác, khứu giác, làm ăn uống không ngon, từ đó tiếp tục làm suy dinh dưỡng ở bệnh nhân) và canxi (quan trọng cho sức khỏe tim mạch và xương) cần thiết cho cơ thể [10]. Hơn thế nữa, chế độ ăn uống thực dưỡng có nhiều lượng muối natri và phosphor nạp vào cơ thể, dẫn tới các nguy cơ về xương và tim mạch, làm giảm sức khỏe bệnh nhân và chất lượng sống. Do đó, chế độ thực dưỡng không được khuyến khích bởi bác sĩ ung thư, chuyên gia dinh dưỡng và các tổ chức ung thư [7,11].

Thông tin thêm:

Ohsawa – tên khai sinh Nyoichi Sakurazawa – được sinh ra ở Nhật bản vào năm 1893 và chuyển sang sống tại Paris vào khoảng thế chiến thứ 2. Trái với hiểu nhầm của nhiều người, George Ohsawa không phải giáo sư cũng như không được đào tạo chính quy trong khoa học và y tế. Ông dành phần lớn cuộc đời viết sách và phổ biến về triết lý và lối sống thực dưỡng, ông cũng không tham gia nghiên cứu khoa học và những gì ông viết trên sách không dựa trên dữ liệu thực nghiệm hay hệ thống mà phần lớn là quan điểm và quan sát cá nhân. Ông ra đi vào năm 74 tuổi vì bệnh tim.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Phương

Cố vấn khoa học: TS Nguyễn Hồng Vũ, ThS Nguyễn Cao Luân

Tài liệu tham khảo

[1] Kushi, M. & Jack, A. (1986) The Book of Macrobiotics: The Universal Way of Health, Happiness, and Peace. Japan Publications New York, NY.

[2] Kushi, L. H., Cunningham, J. E., Hebert, J. R., Lerman, R. H., Bandera, E. V., & Teas, J. (2001). The macrobiotic diet in cancer. J Nutr, 131(11 Suppl), 3056S-3064S. doi:10.1093/jn/131.11.3056S

[3] Kotzsch, R.E. (1985) A corner of history: Hufeland. Macrobiotics Yesterday and Today Japan Publications New York, NY

[4] Unproven methods of cancer managememt: macrobiotic diets. (1984). CA Cancer J Clin, 34(1), 60-63.

[5] Jacobs, D. R., Jr., Marquart, L., Slavin, J., & Kushi, L. H. (1998). Whole-grain intake and cancer: an expanded review and meta-analysis. Nutr Cancer, 30(2), 85-96. doi:10.1080/01635589809514647

[6] World Cancer Research Fund & American Institute for Cancer Research (1997) Food, Nutrition and the Prevention of Cancer: A Global Perspective American Institute for Cancer Research Washington, DC.

[7] Sierpina, V., Levine, L., McKee, J., Campbell, C., Lian, S., & Frenkel, M. (2015). Nutrition, Metabolism, and Integrative Approaches in Cancer Survivors. Seminars in Oncology Nursing, 31(1), 42-52. doi:https://doi.org/10.1016/j.soncn.2014.11.005

[8] National Cancer Institute – Nutrition in Cancer are (PDQ®) https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/appetite-loss/nutrition-pdq

[9] Blackburn, G. L., & Wang, K. A. (2007). Dietary fat reduction and breast cancer outcome: results from the Women’s Intervention Nutrition Study (WINS). The American Journal of Clinical Nutrition, 86(3), 878S-881S. doi:10.1093/ajcn/86.3.878S

[10] Harmon, B. E., Carter, M., Hurley, T. G., Shivappa, N., Teas, J., & Hebert, J. R. (2015). Nutrient Composition and Anti-inflammatory Potential of a Prescribed Macrobiotic Diet. Nutr Cancer, 67(6), 933-940. doi:10.1080/01635581.2015.1055369

[11] American Cancer Society. Benefits of good nutrition during cancer treatment https://www.cancer.org/treatment/survivorship-during-and-after-treatment/staying-active/nutrition/nutrition-during-treatment/benefits.html

‘;

Khi Nấu Ăn Không Chỉ Là Nấu Và Ăn

Ở bài viết này mình muốn chia sẻ về hành trình nấu ăn của mình từ lúc mới sang Nhật du học cho đến hiện giờ, cũng như về sự thay đổi trong suy nghĩ về việc nấu ăn. Sau 4 năm du học, mình tin rằng trình độ nấu ăn của mình cũng đã khá lên rất nhiều, đến mức bản thân mình cũng hơi bất ngờ. Có lẽ đối với mình, nấu ăn không đơn thuần chỉ là nấu và ăn, mà nó còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Cụ thể như thế nào, minh xin được phép kể từ đây.

Những ai follow Instagram của mình cũng sẽ thấy mình thường xuyên up ảnh nấu ăn, chủ yếu là ảnh nấu sẵn hoặc bento. Nhưng nếu bạn kéo xuống dưới để xem những bức ảnh cũ cách đây 3, 4 năm thì bạn sẽ thấy có một sự khác biệt về những món mình nấu cũng như cách nấu. Tại sao lại có sự thay đổi này?

Quay lại thời điểm năm nhất…

Tháng 10 năm 2014, mình sang Nhật du học, bắt đầu một cuộc sống tự lập. Điều đó đồng nghĩa với việc mình phải tự đi chợ, tự nấu ăn, tự rửa bát… Những ngày đầu vì khá bận rộn với thủ tục nhập học nên gần như trong suốt một tuần mình chỉ đi ăn ở ngoài. Không ăn ở ngoài thì mua đồ ăn sẵn về ăn. Sau một thời gian, cuối cùng mình cũng mua được nồi cơm điện. Và mình bắt đầu tự nấu ăn. Vì khi ở nhà thi thoảng mẹ bắt vào bếp phụ giúp nấu hay rửa bát nên trình độ nấu ăn của mình cũng không tệ lắm, ít ra là biết cắm cơm, rán trứng và xào thịt (thực ra là còn nhiều hơn thế).

Năm đầu mình ở kí túc, và ở đó chỉ có bếp chung. Nhưng vì mình ở kí túc chỉ riêng nam nên thực ra cũng không có nhiều người ra bếp nấu ăn. Ngoài mình ra thì chắc cũng chỉ có 3, 4 ông thường xuyên ra nấu cùng thời điểm. Thú thực mà nói, trong đám con trai thì mình nghĩ mình vẫn thuộc nhóm chăm nấu. Vì đợt đó mình tập gym nên các bữa ăn chính chủ yếu xoay quanh thịt gà, trứng và cá hồi. Đi siêu thị toàn mua một pack có 4 miếng ức gà, để tủ đá rồi ăn dần. Ban đầu thì luộc, xong bắt đầu xào với súp lơ, rồi rán… Lúc nào hơi chán thì nấu cà ri ăn cho mấy ngày liền. Vì khi ở nhà mẹ hay nấu cà ri mỗi khi bạn đến chơi nên mình cũng khá thạo công đoạn nấu cà ri. Và mình cứ nấu ăn như thế suốt hơn một năm liền. Tóm lại, động lực lớn nhất giúp mình nấu ăn thường xuyên đợt đó là vì mình tập chăm tập gym.

Sau khi chuyển ra ở riêng thì mình có thể nấu ăn thường xuyên hơn vì có bếp rộng. Cộng với việc có thể mời bạn bè đến ăn cơm nên mình cũng bắt đầu nấu nhiều món khác nhau. Nhưng chung quy các món vẫn xoay quanh thịt gà, hay là thịt bò. Lúc thì làm món chicken nugget (gà viên chiên), lúc thì làm karaage (gà rán kiểu Nhật), nói chung các món mình làm vẫn rất đậm “thịt”. Ở giai đoạn này thì ngoài việc nấu ăn cho bản thân ra thì mình bắt đầu nấu cho mấy đứa bạn, đặc biệt là mấy ông tập gym cùng mình.

Tháng 4 năm 2016. Có một sự chuyển biến khá lớn

Từ tháng 4 năm 2016, mình bắt đầu thấy khó chịu ở vùng bụng sau khi về nghỉ xuân ở Việt Nam. Khi quay lại Nhật, mình đi bệnh viện kiểm tra, và sau một thời gian mình bị chẩn đoán viêm dạ dày. Mắc bệnh tiêu hóa thực sự rất là khó chịu. Mình phải kiêng rất nhiều đồ ăn, đồ uống. Mình phải kiêng đồ ăn cay chua, kiêng các món rán nhiều dầu mỡ.

Từ khi bị bệnh mình cũng có để ý đến chuyện ăn uống hơn. Nhưng vẫn chủ yếu là ăn thịt. Quả thực, việc thay đổi thói quen ăn uống ngay lập tức là điều rất khó, khi mà những món bạn thích nhất lại là những món bạn không được ăn (khóc). Mình hạn chế ăn ở ngoài nhiều hơn, đồng nghĩa với việc phải tự nấu nhiều hơn. Dần dần mình bắt đầu chuyển sang nấu các món nhiều rau, ít ăn thịt lợn thịt bò, chuyển sang ăn cá nhiều hơn một chút.

Đợt mình bắt đầu bị bệnh là năm 2 kì 2 nên lúc đó mình vẫn phải đến trường nhiều. Thế nên trưa nào gần như cũng phải mang cơm hộp đi. Là con trai mà ngày nào cũng mang cơm hộp đi thú thực là bản thân mình cũng thấy mình chăm thật. Lúc đó đối với mình, lí do mình mang cơm đi chủ yếu là do sợ ăn ngoài rồi đau bụng chướng bụng. Nhưng rồi dần dần mình cũng để ý những lời khen xung quanh, nào là chăm nấu thế, rồi là nấu cho ăn với.

Thế là mình nghĩ ra ý tưởng nấu sẵn nhiều nhiều tí, rồi thi thoảng nhắn cho mấy đứa thân thân hỏi có muốn ăn bento không để mình làm. Khi nhận được tin nhắn từ đứa bạn thân “Có chứ!”, đó chính là lúc mình nhận ra mình muốn nấu ăn không chỉ cho bản thân mà cho những người khác.

Cơm hộp ban đầu nói chung là cũng tàm tạm, cũng khá healthy nhưng trông chưa bắt mắt lắm. Thế rồi mình chăm tham khảo các cuốn sách nấu ăn sẵn, nấu bento ở ngoài tiệm sách, chăm nấu nhiều món hơn, thế rồi hiện giờ thì mình tự tin rằng trình độ nấu ăn của mình cũng đạt ở mức: đủ để nấu ăn cho người khác!

Dần dần, mình nấu ăn chăm chỉ hơn và các món mình làm thì cũng healthy mình cũng hay nhận được lời khen. Mình cũng chăm up ảnh instagram hơn, và rồi đến cả tên tài khoản cũng thay đổi thành kirazkitchen (nguồn gốc là Kira’s Kitchen, nhưng vì người Nhật phát âm s thành z nên mới đặt là như vậy).

Thi thoảng thì mình còn làm vài bữa party nho nhỏ ấm cúng không rượu bia, chỉ có đồ ăn mình nấu. Mọi người hay gọi nó là Kirazparty. Mỗi lần nấu tuy là phải nấu nhiều và hơi tốn công một chút, nhưng mình thực sự mãn nguyện vì mọi người ai cũng đều khen ngon và ăn hết sạch những món mình nấu.

Khi nấu ăn không đơn thuần chỉ là nấu và ăn. Đối với mình, nấu ăn còn là sự cho và nhận

Mình tin rằng các bà mẹ nội trợ đôi khi muốn được chồng mình hay con cái mình khen món này ngon, món kia ngon, hay ít nhất là đóng góp ý kiến một cách khéo léo nếu món này còn thiếu sót điều gì đó. Đối với những người nấu ăn, được khen chính là một nguồn động lực lớn lao, thôi thúc họ muốn nấu ăn nhiều hơn, muốn được chia sẻ những món mình làm với mọi người.

Bạn nấu cho người khác những món ăn ngon và bạn nhận lại những lời khen, những nụ cười. Đối với mình, chỉ cần nhìn những người mình yêu quý thưởng thức món ăn của mình một cách ngon lành, mình cảm thấy cực kì hạnh phúc. Và thậm chí còn hạnh phúc hơn, khi chính những người bạn đó, cũng muốn nấu cho bạn ăn.

“Do not think cooking is a duty. It is not only about eating. It is also a way to build up a relationship with people around you. When you have someone you love, that is when you can cook the best meal.” “Đừng nghĩ rằng nấu ăn chỉ là nghĩa vụ. Nó không chỉ là việc nấu và ăn. Nó còn là một phương tiện để xây dựng nên mối quan hệ với người xung quanh. Khi bạn nấu cho người mình yêu quý, đó cũng chính là khi bạn có thể nấu một món ăn ngon nhất.”

Để kết thúc bài viết, mình xin được chia sẻ thêm vài bức ảnh mình nấu, gọi là minh chứng cho sự thay đổi về nấu ăn (thực ra là showoff), cùng với quote đính kèm mà mình nghĩ ra.