Top 5 # Xem Nhiều Nhất Sinh Viên Nấu Ăn Bằng Nồi Cơm Điện Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Món Ăn Sinh Viên: Xôi Xéo “Express” (Nấu Bằng Nồi Cơm Điện)

Xôi xéo thì từ hồi lâu lắm lắm rồi mình có một bài giới thiệu công thức, nhưng mà bài hôm nay đặc biệt hơn một chút vì nó dành riêng cho các bạn du học sinh, thiếu thời gian, thiếu dụng cụ…. nhìn chung là vì nhiều lí do mà không thể thổi xôi theo cách truyền thống được.

Gà công nghiệp ở bên này béo, hai bộ da từ cái đùi thôi cũng đủ cho cả nồi xôi thơm lừng rồi. Ở cửa hàng thịt gà bên mình thì thậm chí người ta còn bán cả mỡ gà đã lọc sẵn cơ, 1 EUR/ kg, mang về rán được cả bát, cất đi để dành, lúc nào thèm xôi là có ngay.

Còn rán thì cũng không có gì phức tạp, chỉ cần kiếm một cái nồi hay chảo sạch (nên dùng loại chống dính/ non-stick). Cả chảo và da, mỡ gà nên thật khô, nếu không rán sẽ dễ bị nổ lắm. Để lửa nhỏ-vừa, và cho da, mỡ gà vào rán cho chảy mỡ ra thôi. Nếu rán nhiều thì nên chắt bớt phần mỡ này ra bát, rồi rán tiếp đến khi da và mỡ gà “teo” lại thành giống như tóp mỡ ấy (tại vì để mỡ trong chảo nhiều thì dễ bị cháy khét ý mà).

Chuẩn bị 1 bát con gạo nếp (sticky rice) và 1/3 bát con đậu xanh đã cà vỏ (yellow bean/ mung bean) – nếu thích nhiều đậu thì 1/2 bát con – thành phẩm sẽ được khoảng 3 bát xôi.

1. Đậu xanh ngâm qua đêm với 2-3 bát con nước. Nếu không có thời gian thì đun sôi nước rồi ngâm đậu xanh trong khoảng 1-2 tiếng cho đậu mềm.

2. Chắt lấy nước ngâm đậu. Phần đậu xanh đã ngâm cho vào nồi cùng gạo. Cho thêm khoảng 1-2 thìa cafe muối ( đừng cho nhiều quá vì nếu thiếu mặn thì về sau điều chỉnh cũng không sao). Trộn đều gạo, đỗ, muối.

3. Đổ nước ngâm đậu vào nồi sao cho ngập xâm xấp mặt gạo, nước cách mặt gạo không quá 5mm. Gạo nếp chịu nước kém hơn gạo tẻ rất nhiều nên cho nhiều nước thì xôi dễ bị nát.

4. Bật nút nấu cơm. Khi nồi cơm chuyển sang chế độ hâm nóng (warm) thì mở nắp, lấy thìa hoặc đũa xới cho tơi. Nếm thử nếu thếu mặn thì cho thêm muối. Đóng nắp nồi, đợi thêm khoảng 20 phút sẽ có xôi nóng rất ngon.

5. Bước cuối cùng là trộn khoảng 1-2 thìa mỡ gà với xôi trong nồi, hoặc có thể xới xôi ra bát, rắc hành phi lên trên rồi rưới mỡ gà. Cách sau có vẻ sẽ cho xôi thơm ngon và dậy mùi mỡ gà hơn một tí.

Xôi dẻo mềm, thơm mùi đậu xanh quyện với mỡ gà và rất nhiều hành phi… Enjoy!!!!!!

Nấu Ăn Bằng Nồi Cơm Điện

Dùng nồi cơm điện nấu cháo tôm thịt ngon miễn chê

Nếu bạn không có nhiều thời gian để nấu một món cháo ngon cho người bệnh thì cháo tôm thịt được nấu bằng nồi cơm điện chính là phương án hoàn hảo cho bạn.

Hãy bắt tay vào công việc sơ chế đơn giản với hành và rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ. Tôm bó vỏ và loại bỏ phần chỉ sạn trên sống lưng. Trộn đều thịt băm cùng gốc hành, muối, dầu hào, hạt tiêu và một ít nước tương.

Bỏ gạo đã vo vào nồi cơm điện và nấu với lượng nước phù hợp. Sau 15 phút, hãy cho thịt đã ướp vào và khuấy đều. Khi cháo sôi, hãy cho tôm vào và nấu trong khoảng 10 phút tiếp theo cho tôm chín. Mở nắp nồi thêm chút dầu mè và rau mùi thái nhỏ. Chỉ với những bước đơn giản, chúng ta đã có thể hoàn thành món cháo tôm thịt ngon lành cho người bệnh hoặc để tẩm bổ cho bản thân trong buổi sáng cuối tuần.

Nấu canh sườn cực dễ chỉ với nồi cơm điện

Canh sườn là món ăn mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị và nấu nướng. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy để công việc đó cho chiếc nồi cơm điện của bạn. Đây chính là món ăn vừa ngon vừa đơn giản khi nấu ăn bằng nồi cơm điện.

Hãy rửa sườn sạch, có thể sử dụng rượu để làm bớt mùi hôi. Sau đó, cho sườn vào nồi, thêm 5ml rượu nấu ăn vào đun sôi và rửa lại với nước lạnh để tạo độ săn cho sườn.

Cho sườn vào nồi cơm điện cùng khoai tây, cà rốt đã cắt khối. Thêm lượng nước vừa ăn cùng hành, gừng, muối và chút rượu nấu ăn vào nồi. Đậy nắp nồi cơm điện và nhấn nút nấu (Cook). Khi nồi sôi thì đun thêm khoảng 15 phút. Bạn đã hoàn thiện món canh sườn với nồi cơm điện cực dễ dàng.

Gà om coca ngon mềm xuất sắc chỉ với chiếc nồi cơm điện

Chẳng cần phải quá khéo tay, chỉ cần một chiếc nồi cơm điện, bạn đã có món gà om coca vô cùng hấp dẫn. Hãy thêm ngay món ngon này vào sổ tay nấu ăn bằng nồi cơm điện của bạn.

Một mẹo nho nhỏ đó là hãy dùng tăm nhọn đâm những lỗ nhỏ trên bề mặt cánh gà sau khi đã rửa sạch. việc này sẽ giúp gà thấm được gia vị, cho món ăn thêm đậm đà hơn.

Cho một chút dầu ăn vào nồi cơm điện, xếp vào đáy nồi những lát gừng mỏng. Sau đó, hãy xếp đều cánh gà lên trên. Đổ coca vào nồi sao cho coca vừa ngập mặt cánh gà. Tiếp theo hãy cho vào nồi một lượng nước tương vừa phải. Cho thêm khoảng 15ml nước sau đó nhấn nút cook. Khi nồi cơm điện nhảy nút cũng là lúc món gà om coca của bạn hoàn thành.

Nữ Giảng Viên Đại Học Bật Mí Cách Làm Pate Bằng Nồi Cơm Điện

Vốn bận bịu với công việc giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội nhưng chị Quỳnh Chi vẫn tranh thủ thời gian để vào bếp, nấu những món ăn ngon, đảm bảo an toàn cho gia đình. Cả nhà chị rất thích món pate, nên chị thường xuyên nấu món này. Chị tham khảo rất nhiều công thức khác nhau nhưng phần lớn tốn thời gian, nhiều nguyên liệu hay công đoạn.

Sau nhiều lần thực hiện mà bản thân chị cảm thấy chưa được ưng ý lắm, ” mình nghĩ tại sao không thử một công thức đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất có thể. Nghĩ vậy mình đã tối giản, chỉ sử dụng những nguyên liệu thực sự cần thiết tạo nên hương vị của món ăn. Mình nghĩ ngay đến chiếc nồi cơm điện dùng để hấp cho khỏi phải mất thời gian trông chừng gì”, chị Quỳnh Chi chia sẻ.

Vốn bận bịu với công việc giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội nhưng chị Quỳnh Chi vẫn tranh thủ thời gian để vào bếp, nấu những món ăn ngon, đảm bảo an toàn cho gia đình.

Vì vậy, nhân tiện nhà có chút thịt và gan sạch được người bạn gửi tặng, chị Chi đã làm pate theo cách của mình. Chị cho biết, để có món pate ngon, dù rút bớt thời gian hay công đoạn nhưng vẫn cần phải thực hiện tỉ mỉ từng bước dể món ăn được ngon. Cần chú ý từ việc chọn mua thịt, gan ngon; lựa chọn tỷ lệ thịt, gan và mỡ và bì như thế nào để miếng pate nấu xong không bị khô, để lạnh không bị cứng.

“Ngoài ra, việc sơ chế nguyên liệu cũng rất quan trọng. Thịt, gan cần được xay thật kỹ từng thứ một để thành phẩm pate nhuyễn, mềm. Khi xào nguyên liệu cũng chú ý độ vừa tới để thịt và gan không bị quá khô. Khi hấp cũng cần hấp ở nhiệt không quá cao thì pate sau khi để tủ lạnh đông lại sẽ có màu hồng trông rất đẹp mắt”, chị nói.

Theo chị Quỳnh Chi, cách nấu pate bằng nồi cơm điện của chị không có gì khác nhiều so với cách hấp thông thường, chỉ có điều người làm sẽ nhàn hơn rất nhiều.

Pate khi hoàn thiện, lúc đang còn nóng sẽ mềm, nhuyễn, cảm giác có thể tan được trong miệng; còn khi đặt lạnh, pate đông lại thì sẽ có màu hơi hồng, xốp mà không bị cứng. Pate có vị béo ngậy, thơm mùi pate vốn rất đặc trưng. Khi bảo quản pate, chỉ cần để trong hộp kín. Lúc ăn, nếu ăn nguội xắt thành miếng bày lên đĩa hoặc muốn ăn nóng thì hấp lại bằng lò vi sóng, pate sẽ mềm ra ngay. Pate khi làm kỹ có thể bảo quản được đến 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh.

Pate khi hoàn thiện, lúc đang còn nóng sẽ mềm, nhuyễn, cảm giác có thể tan được trong miệng; còn khi đặt lạnh, pate đông lại thì sẽ có màu hơi hồng, xốp mà không bị cứng.

Tham khảo cách làm pate gan heo bằng nồi cơm điện của chị Quỳnh Chi: Nguyên liệu:

– 200g thịt ba chỉ hoặc nạc vai thật mỡ (nếu mua thịt nạc có thể xay cùng mỡ, nhiều mỡ thì pate mềm ngon)

– 1 miếng bì cỡ bằng lòng bàn tay

– 200g gan heo

– 1 cái bánh mỳ không

– 1 túi sữa tưoi không đường

– 3 củ hành khô, 1 củ tỏi

– Gia vị, hạt tiêu

Cách làm:

– Thịt heo xay nhuyễn. Bì heo luộc chín xay nhuyễn (luộc bì mềm cho dễ xay và cũng để khử mùi hôi ở bì luôn). Gan heo thái lát mỏng vừa, ngâm với sữa tươi, rửa sạch.

– Phi thơm ½ số hành khô, tỏi rồi cho gan vào áp chảo sém cạnh, sau đó say nhuyễn. Bánh mỳ ngâm sữa tươi không đường khoảng 10 phút cho mềm.

– Tiếp tục phi thơm số hành tỏi còn lại, cho thịt vào để lửa to xào hơi săn lại, thơm thì cho gan vào đảo cùng, tiếp đến là bì và bánh mỳ, nêm gia vị vừa ăn, đảo khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, rắc hạt tiêu, cho tất cả vào máy xay nhuyễn lại lần nữa.

– Hấp pate bằng nồi cơm điện trong 2-3 giờ (có thể đổ pate xay xong vào nồi nhỏ có thành cao hoặc khuôn bánh, cho nước vào nồi cơm ngập tầm 1/2 khuôn, sau đó ấn nút cook cho sôi 30 phút, ấn nút warm 30 phút rồi quay lại cook-warm lặp lại như vậy. Nếu cạn nước, chế thêm nước nóng để khỏi cháy nồi, nhưng mình dùng khuôn cao thành thì không phải tiếp nước lần nào trong quá trình hấp).

Theo Dân Việt

Cách Nấu Xôi Bằng Nồi Cơm Điện

Xôi là món ăn được người Việt ưa chuộng. Ảnh: Internet

Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp

Gạo nếp là sản phẩm của một giống lúa có tên khoa học là oryza-ativa L. Theo phân tích của các nhà dinh dưỡng học, trong 100g gạo nếp cái Việt Nam có chứa 74.9g glucid, 8.6g protid, 1.5g lipid, 14g nước, 0.6g xeluloza, 0.8g tro, 32mg canxi, 98mg photpho, 1.2mg sắt và một số vitamin như B1, B2, PP. Tùy theo giống lúa, điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau mà chất lượng của gạo nếp sẽ có những thay đổi. Nhưng nhìn chung, hàm lượng protid và lipid ở gạo nếp cao hơn so với gạo tẻ.

Được biết, trong số những loại gạo nếp thì gạo nếp cẩm là loại có giá trị cao nhất. Gạo nếp cẩm là một “siêu thực phẩm”, nếu xét ở góc độ dinh dưỡng, thứ gạo này là kho thực phẩm quý báu. Thực tế, một muỗng gạo nếp cẩm chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.

Theo Y học cổ truyền phương Đông, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiết tả do tỳ vị hư nhược, vị quản thống, tự hãn, đạo hãn và đa hãn, tiêu khát, huyễn vựng do huyết hư, ác trở ở phụ nữ có thai…

Xôi là một món ăn truyền thống của Việt Nam được nấu bằng gạo nếp. Xôi đa dạng có nhiều loại như xôi trắng, xôi đậu xanh, xôi gấc… Các món xôi dễ dàng mua tại các cửa hàng, chợ nhưng không phải ở đâu cũng đảm bảo an toàn vệ sinh và ngon như bạn mong muốn, vì vậy nên chọn cách nấu xôi tại nhà vừa tiết kiệm lại đảm bảo ngon miệng.

Các bước thực hiện

Cách 1: Nấu xôi bằng nồi cơm điện không ngâm gạo

Với cách làm này, sau khi vo sạch, bạn cho gạo vào nồi cùng một chút muối và nước sôi. Lưu ý lượng nước sôi cho vào không quá nhiều, chỉ cho ngang với mặt nếp, cách khoảng 0,5cm.

Cắm nồi cơm điện, bật chế độ nấu như nấu cơm.

Khi nồi bật sang chế độ hâm nóng, lúc này nước trong nồi cũng đã cạn.

Bạn mở nồi, đảo nhẹ gạo nếp, sau đó đóng nắp lại và đợi từ 5 – 7 phút, mở nắp nồi là xôi có thể ăn được.

Cách 2: Nấu xôi bằng nồi cơm điện có ngâm gạo

Vo gạo nếp và đem ngâm từ 3 – 4 tiếng. Vớt gạo ra để ráo nước rồi cho vào khay hấp của nồi cơm điện cùng với một chút muối.

Đổ ít nước vào đáy nồi, bật chế độ nấu như bình thường, khi nồi chuyển sang chế độ hâm nóng thì mở nắp nồi ra rồi để một chiếc khăn lên trên nồi.

Với cách này, gạo nếp sẽ chín bằng hơi nước. Bạn có thể trộn ít dầu ăn hoặc mỡ gà vào xôi để xôi không bị cháy, đồng thời tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn cho món xôi.

Một số công thức nấu xôi bằng nồi cơm điện đơn giản không thể bỏ qua

1. Xôi đậu nước cốt dừa

Xôi đậu nước cốt dừa thơm ngon ngậy mùi. Ảnh: Internet Nguyên liệu Các bước làm xôi đậu xanh nước cốt dừa

Bước 1: Đậu xanh ngâm nước qua đêm, vớt ra để ráo. Gạo nếp vo sạch và để ráo nước.

Bước 2: Trộn đều đậu xanh và gạo nếp, thêm chút muối rồi cho vào nồi cơm điện.

Tiếp theo đổ nước cốt dừa vào vừa đủ ngập gạo và đậu.

Bước 3: Bật nồi cơm sang chế độ nấu. Khi nồi cạn nước, sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng. Để khoảng 10 phút ở chế độ này rồi bật lại chế độ nấu khoảng 15 phút là xôi chín.

2. Xôi lá cẩm độc đáo

Xôi lá cẩm có màu sắc vô cùng bắt mắt. Ảnh: Internet Nguyên liệu Các bước làm xôi lá cẩm thơm ngon

Bước 1: Lá cẩm rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi và lọc lấy nước, bỏ bã.

Lá dứa thơm rửa sạch cột lại thành bó.

Bước 2: Gạo nếp vo sạch, trộn cùng nước lá cẩm và để ráo nước.

Bước 3: Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ thêm nước lá cẩm vào với tỉ lệ 1:1. Nên nhớ chỉ để nước lá cẩm xâm xấp mặt gạo. Đặt bó lá dứa lên mặt gạo.

Bước 4: Bật nồi sang chế độ nấu. Sau khi xôi chín, đổ thêm chút nước cốt dừa lên bề mặt, bật nấu một lần nữa. Để khoảng 15 phút là món xôi hoàn thành.

Như vậy bạn đã có đĩa xôi lá cẩm vô cùng đẹp mắt, dẻo thơm nước cốt dừa. Cho thêm chút dầu dừa, rắc mè rang lên trên là có thể thưởng thức.

3. Xôi dừa béo ngậy

Xôi dừa hạt sen thơm ngon dễ làm. Ảnh: Internet Nguyên liệu Các bước làm xôi dừa đơn giản

Bước 1: Ngâm gạo qua đêm để xôi đạt được độ dẻo và thơm hơn. Nếu không có thời gian, bạn ngâm gạo với nước ấm trong khoảng 3 – 4 tiếng cũng được. Vớt gạo đã ngâm rửa qua bằng nước lạnh và để ráo nước. Cho thêm chút muối vào gạo và xóc đều.

Nếu dùng hạt sen tươi bạn có thể không cần ngâm. Nhưng hạt sen khô nên ngâm qua đêm để nấu nhanh hơn.

Bước 2: Dừa già, nạo sợi nhỏ và để riêng.

Bước 3: Trộn đều gạo, hạt sen và dừa đã nạo sẵn. Đổ ít nước vào đáy nồi và đun sôi, khi hơi nước bốc lên bạn cho hỗn hợp gạo vào khay hấp của nồi cơm điện rồi dàn đều.

Bước 4: Xôi chín bằng hơi nước nên bạn nhớ đổ lượng nước vừa đủ hoặc nhiều hơn. Sau khi nấu khoảng từ 15 – 20 phút, bạn mở nồi cho thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào và đảo đều. Nhờ dầu ăn, xôi sẽ bóng bẩy, đẹp mắt và thơm hơn. Tiếp tục nấu trong khoảng 20 phút là xôi chín. Nếu chưa ăn, bạn hãy để nồi ở chế độ hâm nóng một lúc cho xôi được nóng.

Yêu cầu thành phẩm

– Xôi sau khi chín có vị béo vừa phải của nước cốt dừa hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của gạo nếp. Khi ăn thấy xôi rất dẻo và mềm chứ không bị khô cứng, cũng không bị nhão do đổ quá nước.

– Xôi chín có màu sắc đồng đều đẹp mắt, vô cùng hấp dẫn.

Bí quyết nấu xôi dẻo ngon

1. Chọn gạo nếp “chuẩn”

Món xôi có ngon hay không phụ thuộc vào loại nếp mà bạn chọn để nấu. Để xôi ngon và thơm, bạn nên chọn giống nếp cái. Nếu như không có loại nếp này hoặc quá khó để mua, bạn có thể mua nếp loại khác, nhưng cũng nên lựa đúng loại nếp ngon, có màu trắng đục, hạt đều, căng bóng.

2. Chú ý nhiệt độ

Khi nấu, bạn nên để ý nhiệt độ của nồi cơm điện. Bạn cho nước vào nồi nấu sôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu hấp xôi. Ưu điểm của nồi cơm là giữ được mức nhiệt khá ổn định khi nấu chứ không mất công chỉnh như bếp gas.

Để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi là được.

3. Cho gạo vào nồi đúng cách

Một trong những lỗi thường gặp khi nấu xôi là hạt gạo không chín đều, chỗ khô, chỗ nhão, chỗ cháy. Trước khi nấu xôi hãy dùng tay bốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ vào một lượt. Cách này giúp hạt nếp được rải đều, không bị chèn vào nhau, hơi nước tỏa ra khắp nồi chín đều hạt gạo.

4. Lượng nước phải chính xác

Đây là khâu quan trọng và khó nhất trong việc nấu được một nồi xôi ngon, dẻo. Theo những người có kinh nghiệm chia sẻ, lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.

5. Bí quyết cho hạt xôi bóng, hấp dẫn

Bước cuối cùng để hoàn thiện món xôi là cho một chút dầu ăn hoặc mỡ gà vào chõ xôi và đảo đều trước khi bắc ra. Xôi sẽ có độ căng bóng và mềm mượt hấp dẫn, tăng thêm độ béo ngậy.